Riêng về truyện của 2 lão này thì chỉ cần dùng 1 câu: Truyện của lão Cổ thì rất kim, còn truyện của lão Kim thì quá cổ ) .
Minh béo đã nói khá đúng về 2 lão này. Ai mới đọc thì cũng đều công nhận là truyện của Kim Dung hay, giàu triết lý, ... nhưng nếu đọc đi đọc lại mới thấy truyện Cổ Long giàu tính triết lý hơn. Ngôn từ của Cổ Long ngắn gọn nhưng súc tích chứ không như lão Kim giỏi chém gió, nhiều lúc đọc thấy quá lan man (thế nên truyện nào cũng dài). Truyện của Cổ gần gũi với cuộc sống hơn, hiện thực hơn và cũng hiện đại hơn. Còn truyện của lão Kim thì không thật, đọc thấy cứ như các truyền thuyết ấy, mô tả cuộc sống dưới trần gian nhưng nhân vật như đang ở trên thiên đường
Về bố cục thì thực sự là Kim Dung giỏi về xây dựng bố cục hơn. Tuy nhiên đấy là bố cục đại cương. Còn về bố cục chi tiết thì do lão Kim viết quá dông dài nên dẫn đến lan man, rồi dẫn đến nhiều sai sót mà sau này do bạn đọc ý kiến nhiều thì Kim Dung mới biết và phải chỉnh sửa rất nhiều lần cho hoàn thiện. Còn lão Cổ thì có bố cục chi tiết rất tốt nên truyện rất hấp dẫn và kịch tính, đọc đến hồi cuối mới có thể biết được kết quả. Chỉ có điều cuộc sống của lão khác so với lão Kim. Cổ phải lo bon chen cơm áo gạo tiền chứ không thong dong, giàu có như Kim nên không có điều kiện chăm lo cho các tác phẩm của mình, không có thời gian để viết truyện chứ chưa nói đến việc chỉnh sửa. Đang giai đoạn văn phong lên tầm cao thì lão lại lâm bệnh nặng (ung thư gan do uống rượu như nước lã, giống như các nhân vật của lão) lại chịu sức ép về việc hoàn thành tác phẩm đúng hạn nên các tác phẩm của lão có đoạn kết không thật hấp dẫn.
Mình lấy ví dụ về việc Kim Dung mải sa đà, lan man trong việc phóng bút mà không chú ý đến các chi tiết:
- Trong Tiếu ngạo giang hồ bản lần đầu: hồi 43, Phí Bân - sư đệ của Tả Lãnh Thiền ở phái Tung Sơn đã bị Mạc Đại tiên sinh, chưởng môn phái Hành Sơn giết. Thế mà sau đó tên này vẫn sống dậy, làm cánh tay phải của Tả Lãnh Thiền để thực hiện dã tâm thống nhất 5 phái thành Ngũ nhạc kiếm phái. Sau rất nhiều lần chỉnh sửa, Kim Dung vẫn chưa biết mà phải nhờ bạn đọc góp ý thì đến lần chỉnh sửa mới nhất mới có biên tập.
- Trong Thiên Long Bát Bộ: ai cũng biết đoạn cuối truyện Kiều Phong ôm A Tử nhảy xuống vực của Nhạn Môn Quan. Kiều Phong lúc trước là bang chủ Cái bang nhưng trước khi chết vẫn chưa truyền võ công "Giáng long thập bát chưởng" và "Đả cẩu bổng pháp" cho bang chủ mới của Cái bang. Thời của Kiều Phong là Bắc Tống. Ấy thế mà trong trong truyện Anh hùng xạ điêu (thời Nam tống, tức là thời sau của Kiều Phong) thì bang chủ cái bang là Hồng thất công vẫn tinh thông 2 bộ võ công đó để truyền lại cho Quách Tĩnh và Hoàng Dung.
Còn rất nhiều chi tiết sai trong truyện Kim Dung nữa. Chủ yếu là do lão cố tình xây dựng truyện dựa vào yếu tố lịch sử rồi biến tấu đi, sử dụng quá mức tài văn chương bay bổng của mình đến mức lan man (kiểu viết dài thành dai, thành dại ) ) mà không có bố cục chi tiết truyện chuẩn mực. Truyện dài quá, cảm hứng dạt dào nên lời văn cứ thế tuôn ra mà không kiểm soát được bố cục và nhân vật.
Lục Tuyết Kỳ trong Tru tiên chứ có gì mà lão bảo tôi không biết. Riêng về nhân vật nữ, tôi đảm bảo có 2 nhân vật của Cổ Long cực hay mà không tay nào có thể khắc họa trong thế giới kiếm hiệp được như lão: Đệ nhất mỹ nhân Lâm Tiên Nhi trong "Đa tình kiếm khách vô tình kiếm" và Phong Tứ Nương trong "Tiêu thập nhất lang".
Minh béo đã nói khá đúng về 2 lão này. Ai mới đọc thì cũng đều công nhận là truyện của Kim Dung hay, giàu triết lý, ... nhưng nếu đọc đi đọc lại mới thấy truyện Cổ Long giàu tính triết lý hơn. Ngôn từ của Cổ Long ngắn gọn nhưng súc tích chứ không như lão Kim giỏi chém gió, nhiều lúc đọc thấy quá lan man (thế nên truyện nào cũng dài). Truyện của Cổ gần gũi với cuộc sống hơn, hiện thực hơn và cũng hiện đại hơn. Còn truyện của lão Kim thì không thật, đọc thấy cứ như các truyền thuyết ấy, mô tả cuộc sống dưới trần gian nhưng nhân vật như đang ở trên thiên đường
Về bố cục thì thực sự là Kim Dung giỏi về xây dựng bố cục hơn. Tuy nhiên đấy là bố cục đại cương. Còn về bố cục chi tiết thì do lão Kim viết quá dông dài nên dẫn đến lan man, rồi dẫn đến nhiều sai sót mà sau này do bạn đọc ý kiến nhiều thì Kim Dung mới biết và phải chỉnh sửa rất nhiều lần cho hoàn thiện. Còn lão Cổ thì có bố cục chi tiết rất tốt nên truyện rất hấp dẫn và kịch tính, đọc đến hồi cuối mới có thể biết được kết quả. Chỉ có điều cuộc sống của lão khác so với lão Kim. Cổ phải lo bon chen cơm áo gạo tiền chứ không thong dong, giàu có như Kim nên không có điều kiện chăm lo cho các tác phẩm của mình, không có thời gian để viết truyện chứ chưa nói đến việc chỉnh sửa. Đang giai đoạn văn phong lên tầm cao thì lão lại lâm bệnh nặng (ung thư gan do uống rượu như nước lã, giống như các nhân vật của lão) lại chịu sức ép về việc hoàn thành tác phẩm đúng hạn nên các tác phẩm của lão có đoạn kết không thật hấp dẫn.
Mình lấy ví dụ về việc Kim Dung mải sa đà, lan man trong việc phóng bút mà không chú ý đến các chi tiết:
- Trong Tiếu ngạo giang hồ bản lần đầu: hồi 43, Phí Bân - sư đệ của Tả Lãnh Thiền ở phái Tung Sơn đã bị Mạc Đại tiên sinh, chưởng môn phái Hành Sơn giết. Thế mà sau đó tên này vẫn sống dậy, làm cánh tay phải của Tả Lãnh Thiền để thực hiện dã tâm thống nhất 5 phái thành Ngũ nhạc kiếm phái. Sau rất nhiều lần chỉnh sửa, Kim Dung vẫn chưa biết mà phải nhờ bạn đọc góp ý thì đến lần chỉnh sửa mới nhất mới có biên tập.
- Trong Thiên Long Bát Bộ: ai cũng biết đoạn cuối truyện Kiều Phong ôm A Tử nhảy xuống vực của Nhạn Môn Quan. Kiều Phong lúc trước là bang chủ Cái bang nhưng trước khi chết vẫn chưa truyền võ công "Giáng long thập bát chưởng" và "Đả cẩu bổng pháp" cho bang chủ mới của Cái bang. Thời của Kiều Phong là Bắc Tống. Ấy thế mà trong trong truyện Anh hùng xạ điêu (thời Nam tống, tức là thời sau của Kiều Phong) thì bang chủ cái bang là Hồng thất công vẫn tinh thông 2 bộ võ công đó để truyền lại cho Quách Tĩnh và Hoàng Dung.
Còn rất nhiều chi tiết sai trong truyện Kim Dung nữa. Chủ yếu là do lão cố tình xây dựng truyện dựa vào yếu tố lịch sử rồi biến tấu đi, sử dụng quá mức tài văn chương bay bổng của mình đến mức lan man (kiểu viết dài thành dai, thành dại ) ) mà không có bố cục chi tiết truyện chuẩn mực. Truyện dài quá, cảm hứng dạt dào nên lời văn cứ thế tuôn ra mà không kiểm soát được bố cục và nhân vật.
Lục Tuyết Kỳ trong Tru tiên chứ có gì mà lão bảo tôi không biết. Riêng về nhân vật nữ, tôi đảm bảo có 2 nhân vật của Cổ Long cực hay mà không tay nào có thể khắc họa trong thế giới kiếm hiệp được như lão: Đệ nhất mỹ nhân Lâm Tiên Nhi trong "Đa tình kiếm khách vô tình kiếm" và Phong Tứ Nương trong "Tiêu thập nhất lang".
Sửa lần cuối: