El Gallo
Lão tướng FCBSG
Chung là kết nhất 3 thanh niên: Kiều Phong hệ Hoả, Đoàn Dự hệ Thuỷ cả Hư Trúc hệ Kim :smile4:
Nữ thì Cô Long :sexy:
Nữ thì Cô Long :sexy:
Ba anh em ta còn gì.Chung là kết nhất 3 thanh niên: Kiều Phong hệ Hoả, Đoàn Dự hệ Thuỷ cả Hư Trúc hệ Kim :smile4:
Nữ thì Cô Long :sexy:
Thằng nào là ai? Tôi kiểu lãng tử,nên nhận làm Đoàn Dự :"> hai nhân vật kia hai huynh chia nhau :smile4:Ba anh em ta còn gì.
Đoàn Dự vừa thấy thất vọng, vừa khó xử, hôm trước trong thạch động núi Vô Lượng được thấy pho tượng thần tiên tỉ tỉ trong lòng bao nhiêu kính ngưỡng, con người trước mắt tuy hình dáng tương tự nhưng lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành vi lại chẳng khác gì yêu ma quỉ quái.
Chàng cúi đầu ngơ ngẩn, thấy bốn đứa nữ tì quay vào khoang thuyền bưng ra bốn chậu hoa. Đoàn Dự vừa nhìn thấy liền cảm thấy cao hứng ngay. Bốn chậu hoa đó đều là sơn trà, cũng là những danh chủng khó kiếm. Trong thiên hạ nói về sơn trà thì Đại Lý đứng đầu, mà trong phủ Trấn Nam Vương thì phải nói là số một trong cả nước. Đoàn Dự từ bé nhìn đã quen, mỗi khi nhàn rỗi vẫn thường ngồi cùng bọn trồng hoa bàn bạc phê bình, nên dở hay xấu tốt chàng thuộc nằm lòng, chẳng cần học cũng biết, khác gì con nhà nông biết về gạo tẻ, gạo nếp, con nhà thuyền chài biết về con cá, con tôm.
Chàng đi lang thang trong Mạn Đà Sơn Trang, chưa thấy gốc hoa nào được gọi là giai phẩm, không khỏi thấy bốn chữ Mạn Đà Sơn Trang danh quá kỳ thực, bây giờ nhìn thấy bốn chậu hoa này, ngầm tấm tắc: "Quả nhiên cũng có được ít nhiều".
Lại nghe Vương phu nhân nói:
- Tiểu Trà, bốn chậu sơn trà Mãn Nguyệt này kiếm được không phải dễ, mi phải chăm chút cho kỹ nghe chưa?
Đứa tớ gái tên Tiểu Trà kia liền đáp lời:
- Dạ!
Đoàn Dự nghe bà ta nói trật lất liền bật ra một tiếng cười khẩy. Vương phu nhân lại tiếp:
- Trên hồ gió to, bốn chậu hoa ni để luôn trong khoang mấy ngày, thiếu nắng, mi mau đem ra phơi, bón thêm phân cho nó.
Tiểu Trà lại đáp lời:
- Dạ!
Đoàn Dự không còn nhịn thêm được nữa, bật cười ha hả. Vương phu nhân nghe chàng cười có điều khác lạ, bèn hỏi:
- Nhà ngươi cười chi?
Đoàn Dự đáp:
- Ta cười bà không biết gì về sơn trà, vậy mà học đòi trồng hoa. Những loại giai phẩm như thế này vào tay bà thật có khác gì hồng ngâm cho chuột vọc, ngọc cho ngâu vầy, đem đàn chụm lửa, bắt hạc nấu canh, thật là uổng phí. Tiếc thay, tiếc thay! Thật là đau lòng.
Vương phu nhân giận dữ nói:
- Ta không biết sơn trà, dễ thường mi biết chắc?
Đột nhiên bà ta chợt nghĩ: "Xem nào, y là người họ Đoàn nước Đại Lý, không chừng biết về sơn trà thật". Tuy nghĩ thế nhưng miệng vẫn khinh khỉnh nói:
- Bản trang đặt tên là Mạn Đà Sơn Trang, trong nhà ngoài ngõ chỗ nào cũng toàn là hoa Mạn Đà La, cây nào cây nấy xanh um, sao lại bảo là ta không biết trồng sơn trà?
Đoàn Dự mỉm cười:
- Gái nhà quê chỉ ăn khoai cũng béo tốt. Cái thứ hoa hạng bét kia vứt đâu mà chẳng mọc. Còn bốn bồn bạch trà này là bậc quốc sắc thiên hương, kẻ không sành mà trồng được thì mỗ đây không phải là họ Đoàn.
Vương phu nhân rất thích hoa trà, tốn không biết bao nhiêu tiền của đi các nơi lùng tìm giai phẩm, thế nhưng giống lạ đem về Mạn Đà Sơn Trang thì không loại sơn trà danh quí nào tốt tươi, chỉ được sáu tháng một năm là khô héo, chẳng đụng chạm gì cũng chết. Bà ta cũng vì thế mà buồn phiền, nghe Đoàn Dự nói thế không giận mà lại vui, tiến tới hai bước hỏi thêm:
- Bốn chậu hoa trắng của ta có gì khác thường? Phải trồng thế nào mới đúng cách?
Đoàn Dự nói:
- Nếu như bà muốn học hỏi với tôi, thì phải có cái lễ phép của người muốn học. Còn như bức bách tra hỏi thì cứ việc chặt hai chân tôi trước rồi hỏi sau cũng không muộn.
Vương phu nhân giận dữ nói:
- Chặt hai chân ngươi thì có chi là khó? Tiểu Thi, chặt chân trái y trước cho ta.
Đứa tì nữ tên Tiểu Thi liền đáp ứng, xách kiếm tiến lên. A Bích vội nói:
- Bẩm thái thái, xin hãy thư thả, gã ni gan liền tướng quân, nếu như thương tổn đến y, y có chết cũng không nói đâu.
Vương phu nhân vốn cũng chỉ muốn dọa Đoàn Dự nên giơ tay lên, Tiểu Thi lập tức đứng lại. Đoàn Dự cười nói:
- Ngươi cứ chặt hai chân ta đem chôn dưới gốc mấy cây bạch trà này làm phân tốt lắm, hoa sẽ nở thật to, có khi to bằng cái tô không chừng, ha ha, đẹp lắm! Hay thật! Hay thật!
Vương phu nhân cũng vốn có ý đó, nay nghe chàng nói có vẻ như mỉa mai, không biết nói sao, bần thần một hồi mới nói:
- Ngươi nói lăng nhăng cái gì? Bốn bồn hoa trắng của ta có cái gì đặc biệt danh quí, nói ta nghe thử. Nếu như ngươi nói nghe được, ta lúc ấy dùng lễ đãi ngươi cũng chưa muộn mà.
Đoàn Dự đáp:
- Vương phu nhân, bà bảo bốn chậu hoa trà này tên là Mãn Nguyệt, ngay cái đó đã sai rồi. Đến như tên hoa bà còn chưa rành, làm sao dám gọi là kẻ biết chơi hoa? Trong số này một chậu tên là Hồng Trang Tố Lý, một chậu tên là Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm.
Vương phu nhân lạ lùng:
- Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm? Sao cái tên lại quái đản đến thế? Đó là cây nào?
Đoàn Dự nói:
- Bà muốn thỉnh giáo tại hạ thì phải nói cho lễ phép.
Vương phu nhân bị chàng ép cho không biết phải làm sao nhưng nghe nói bốn chậu trà này mỗi cây có một cái tên đặc biệt nên rất sung sướng, mỉm cười:
- Được rồi! Tiểu Thi, mi mau bảo nhà bếp thiết yến nơi Vân Cẩm Lâu để ta thết đãi Đoàn công tử.
Tiểu Thi lập tức đáp lời ra đi. A Bích và A Châu người nọ nhìn người kia, thấy Đoàn Dự không những chết đi sống lại, Vương phu nhân lại còn tiếp đãi như hàng thượng khách, thật hoan hỉ không đâu cho hết. Đứa tì nữ áp giải Đường Quang Hùng bây giờ đã quay lại bẩm báo:
- Gã họ Đường người Đại Lý kia đã đem chôn nơi gốc hoa màu đỏ nơi Hồng Hà Lâu rồi.
Đoàn Dự trong bụng xót xa, thấy Vương phu nhân dường như không coi vào đâu, chỉ gật gù nói:
- Xin mời Đoàn công tử.
Đoàn Dự đáp:
- Mạo muội đến đây làm phiền, mong hiền chủ nhân thứ lỗi cho đừng trách.
Vương phu nhân đáp:
- Có bậc đại hiền giáng lâm, Mạn Đà Sơn Trang đến cỏ cây cũng thêm phần rạng rỡ.
Hai người vừa khách sáo nói mấy câu vừa đi tới, có ai ngờ đâu chỉ giây phút trước tính mạng Đoàn Dự như chỉ mành treo chuông. Vương phu nhân đưa Đoàn Dự đi qua rừng hoa, qua một chiếc cầu đá, đi theo một con đường mòn đến trước một tòa tiểu lâu. Đoàn Dự nhìn thấy dưới mái hiên có một tấm biển viết ba chữ Vân Cẩm Lâu theo lối chữ triện màu xanh, dưới lầu trước sau trái phải chỗ nào cũng toàn hoa trà cả. Có điều những giống này ở Đại Lý chỉ vào hạng ba hạng tư, nếu so với tòa tiểu lâu tinh mỹ này có phần không xứng.
Vương phu nhân vẻ mặt đắc ý, nói:
- Đoàn công tử, nước Đại Lý của cậu hoa trà rất nhiều, nhưng nếu so sánh với của ta chắc không thể bì kịp.
Đoàn Dự gật đầu:
- Những hoa trà loại này dân Đại Lý chúng tôi chẳng ai trồng cả.
Vương phu nhân cười khanh khách:
- Thật ư?
Đoàn Dự nói:
- Những người dân quê mùa tầm thường ở Đại Lý cũng biết các loại hoa này phẩm chất kém cỏi, trồng chẳng cao sang gì.
Vương phu nhân mặt biến sắc, giận dữ nói:
- Ngươi nói sao? Ngươi bảo hoa trà ta trồng là loại tục phẩm ư? Nói như thế chẳng hóa, chẳng hóa .... khinh người quá lắm.
Đoàn Dự nói:
- Phu nhân tin hay không tin cũng tùy ở người.
Chàng vừa nói vừa chỉ một cây hoa trà ngũ sắc trước lầu:
- Giá thử như cây này, bà tưởng nó quí lắm ư. Hứ, đẹp thật, cái lan can này thật là đẹp, thật là đẹp.
Chàng tấm tắc khen cái lan can đẹp mà hoa thì chẳng nhắc đến một câu khác nào người xem chữ viết, không nhắc đến chữ mà chỉ khen lấy khen để mực đen và giấy tốt.
Cây hoa trà đó vừa trắng vừa đỏ, vừa tía vừa vàng, sắc hoa thật là rực rỡ, từ trước tới nay Vương phu nhân vẫn coi là trân phẩm. Nay thấy Đoàn Dự có vẻ xem thường nên lông mày bà nhướng lên, mắt lộ sát ý. Đoàn Dự nói:
- Xin hỏi phu nhân, giống hoa này ở Giang Nam gọi tên là gì?
Vương phu nhân hậm hực đáp:
- Chúng tôi chẳng gọi tên gì đặc biệt, chỉ gọi là hoa trà Ngũ Sắc.
Đoàn Dự mỉm cười:
- Đại Lý chúng tôi có đặt cho nó một cái tên, gọi là Lạc Đệ Tú Tài.
Vương phu nhân hừ một tiếng:
- Cái tên sao khó nghe làm vậy, chắc ngươi tiện mồm đặt ra chứ gì. Cây hoa đẹp đẽ như thế, sao lại giống gã thư sinh thi hỏng?
- Phu nhân thử nhìn lại xem, cây hoa này cả thảy tất cả mấy màu.
Vương phu nhân nói:
- Ta đã đếm qua, cũng phải có đến mười lăm, mười sáu màu khác nhau.
Đoàn Dự nói:
- Cả thảy đúng ra là mười bảy màu. Đại Lý có một loại hoa quí giá nổi tiếng tên gọi Thập Bát Học Sĩ. Đó là thiên hạ cực phẩm, trên cây có đủ mười tám đóa hoa, mỗi đóa một màu khác nhau, hồng thì toàn hồng, tía thì toàn tía, không một mảy lẫn lộn. Nhưng cả mười tám đóa hoa mỗi đóa hình trạng khác nhau, mỗi đóa một vẻ, nở thì cùng nở, tàn thì cùng tàn, phu nhân đã thấy bao giờ chưa?
Vương phu nhân nghe qua thẫn thờ, lắc đầu:
- Trên đời này lại có loại hoa như thế sao? Đến nghe nói tới ta cũng chưa nghe bao giờ.
Đoàn Dự nói:
- So với Thập Bát Học Sĩ kém một mức là Thập Tam Thái Bảo là mười ba đóa hoa khác nhau trên cùng một cây. Rồi đến Bát Tiên Quá Hải là tám đóa khác nhau một cây. Thất Tiên Nữ là bảy đóa. Phong Trần Tam Hiệp là ba đóa. Nhị Kiều là một trắng một đỏ hai đóa. Nói đến hoa trà là phải thuần sắc, nếu như trong đỏ có lẫn trắng, trong trắng lẫn tía thì là hạ phẩm rồi.
Vương phu nhân bỗng nhiên đờ đẫn, nhìn về xa xăm, nói một mình:
- Sao y không nói cho ta biết nhỉ?
Đoàn Dự nói tiếp:
- Trong Bát Tiên Quá Hải có cả hoa màu tía sậm và màu hồng nhạt, đó là Lý Thiết Quài và Hà Tiên Cô, nếu thiếu hai màu đó, dù là tám màu khác nhau cũng không được gọi là Bát Tiên Quá Hải mà gọi là Bát Bảo Trang, tuy cũng là danh chủng nhưng so với Bát Tiên Quá Hải còn thua một bậc.
Vương phu nhân nói:
- Nguyên lai như thế.
Đoàn Dự lại tiếp:
- Trở lại Phong Trần Tam Hiệp cũng có chính phẩm và phó phẩm. Nếu là chính phẩm, trong ba đóa thì đóa màu tía phải to nhất, đó là Cầu Nhiêm Khách, đóa màu trắng nhỏ hơn, đó là Lý Tịnh, đóa màu hồng nhỏ nhất nhưng cũng kiều diễm nhất đó là Hồng Phất Nữ. Nếu như hoa màu hồng lại to hơn hoa màu tía, hoa màu trắng thì là phó phẩm, hai đằng một trời một vực.
Người ta đã bảo quen thuộc như đồ trong nhà mình. Trong nhà Đoàn Dự có tất cả những loại này nên chàng nói ra vanh vách đâu ra đấy. Vương phu nhân nghe thật thích thú thở dài:
- Đến phó phẩm ta cũng chưa được nhìn qua nói gì chính phẩm !
Đoàn Dự chỉ vào cây hoa trà ngũ sắc nói:
- Còn loại hoa trà này, nếu luận về sắc so với Thập Bát Học Sĩ còn kém một, lại không thuần, nở thì khi sớm khi muộn, hoa thì đóa nhỏ đóa to. Chẳng khác gì Đông Thi giả nhăn mặt, học đòi làm Thập Bát Học Sĩ thì không xong, có khác gì rượu xoàng uống chua như giấm. Vì thế chúng tôi đặt cho cái tên Lạc Đệ Tú Tài.
Vương phu nhân không nhịn được bật cười nói:
- Cái tên ấy sao vừa chanh chua, vừa khắc bạc, hẳn là do đám nho sinh đặt ra.
Đến lúc này, Vương phu nhân đã mười phần tin tưởng vào sự thành thục về các loại trà hoa của Đoàn Dự bèn dẫn chàng lên trên Vân Cẩm Lâu. Đoàn Dự thấy trên lầu trần thiết sang trọng đẹp đẽ, giữa là một bức trung đường vẽ cảnh khổng tước khai bình, hai bên là hai câu đối trên viết:
Lá rậm xem chừng mây khó kịp
Hoa tươi quả thực tuyết ghen thầm
Tất diệp vân sai mật
Trà hoa tuyết đố nghiên
Chẳng bao lâu tiệc rượu bắt đầu, Vương phu nhân mời Đoàn Dự ngồi bên trên, còn mình ngồi bên dưới để bồi tiếp. Những món ăn trong tiệc hôm nay thật khác xa bữa tiệc A Châu, A Bích khoản đãi. Những món ăn hai cô a hoàn thanh nhã làm chính trong những món thật tầm thường có ẩn những nét tinh xảo công phu. Bữa tiệc ở Vân Cẩm Lâu hôm nay thì lại chủ về hào hoa trân quí, nào là bàn tay gấu, vây cá đều toàn những món cực kỳ sang trọng. Thế nhưng Đoàn Dự sinh trưởng nơi chốn đế vương, những món quí báu đến mấy cũng đã nếm qua nên lại thấy bữa tiệc ở Mạn Đà Sơn Trang so ra kém xa ở nơi Cầm Vận Tiểu Trúc.
Rượu được ba tuần, Vương phu nhân hỏi:
- Họ Đoàn Đại Lý là thế gia trong võ lâm, cớ sao công tử không tập võ?
Đoàn Dự đáp:
- Người họ Đoàn ở Đại Lý đông lắm, con cháu hoàng tộc tông thất thì đều có tập, còn như vãn sinh là dân dã tầm thường thì làm gì biết võ công.
Chàng nghĩ mình sống chết ở trong tay người, bệ rạc như thế, thật chẳng nên thổ lộ chân tướng gia thế làm gì để khỏi làm giảm uy danh của bá phụ và gia gia. Vương phu nhân hỏi tiếp:
- Công tử con nhà bách tính tầm thường hay sao?
Đoàn Dự đáp:
- Vâng!
Vương phu nhân hỏi tiếp:
- Thế công tử có biết được người nào họ Đoàn trong hoàng thất hay không?
Đoàn Dự một mực chối phăng:
- Tuyệt nhiên không biết.
Vương phu nhân đờ đẫn hồi lâu rồi xoay qua đề tài khác, nói:
- Mới đây được công tử đàm luận về các phẩm chủng hoa trà, khiến cho ta như được vén đám mây mù, nhìn thấy trời cao. Bốn chậu bạch trà lần này kiếm được, kẻ trồng hoa trong thành Tô Châu bảo là Mãn Nguyệt, công tử lại bảo một chậu là Hồng Trang Tố Lý, còn một chậu là Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm, làm thế nào phân biệt, xin nói cho rõ, được chăng?
Đoàn Dự đáp:
- Cây hoa trắng lớn nhưng lấm tấm có chấm đen kia thì gọi là Mãn Nguyệt. Những vệt đen đó là cành quế nơi cung trăng. Cây hoa cánh trắng có hai đốm hình quả trám màu đen kia tên gọi là Nhãn Nhi Mị.
Vương phu nhân mừng quá nói:
- Cái tên đó nghe thật hay.
Đoàn Dự nói tiếp:
- Cánh hoa trắng nhưng có lẩn sắc đỏ tên gọi là Hồng Trang Tố Lý. Còn cánh trắng nhưng có quầng mầu xanh, thêm vạch mờ mờ màu đỏ thì gọi là Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm. Thế nhưng nếu những vạch đỏ đó có nhiều thì lại không còn là Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm nữa mà là Ỷ Lan Kiều. Phu nhân thử nghĩ xem, đã là mỹ nhân thì phải ôn tĩnh nhàn nhã, trên mặt thỉnh thoảng bị sước một đường hẳn là khi chải đầu soi gương vô tình cào phải mặt, hoặc giả không phải do mình thì cũng chỉ chơi đùa với con anh vũ, bị chim quẹt trúng âu cũng là chuyện thường. Thành thử vết chàm trên cánh hoa kia không thể không có, đó là lông chim vương phải. Còn như nếu đầy mặt chỗ nào cũng tươm máu thì nàng con gái đẹp kia hẳn đã đánh nhau với ai, như thế còn gọi là đẹp nỗi gì?
Nói về tán gái tài thì bằng sao được Vi Tiểu Bảo. Anh Thuần có gái giấu như mèo giấu cứt, sợ lộ các gái vì ghen thịt nhau. VTB có hẳn 7 vợ mà chả ai buồn ghen với ai, hưởng chung, ở chung mới gọi là tài )Tiện nói về Mạn Đà Sơn Trang thì cá nhân tôi nhận xét các tác phẩm - trực tiếp là tác phẩm này - đều miêu tả rõ các nhân vật nhưng có 1 nhân vật không có nhiều trang để nói về ông ta mà ở bên Tây thì có hẳn một tác phẩm dài đến mức là một danh từ chỉ tính cách. Tay này là Đoàn Chính Thuần.
Chẳng anh hùng như Kiều Phong, cũng chẳng phiêu diêu như Đoàn Dự hay đê hèn như Mộ Dung Phục nhưng khi chết thì lại có đến 6 người đẹp vì mình. Ở Tây là chàng Đông Doăng. Trong truyện (dịch thì không rõ văn phong) nhưng cách xây dựng nhân vật thì phải nói anh Thuần thuộc hạng nhà giàu mồm nhai sing gum dẻo hơn cả thép chảy. Riêng lão Dung chắc không giỏi việc tán gái nên khó miêu tả ngôn từ anh Thuần chảy ra với các chị già khi xưa để cuối cùng kết truyện là các người đẹp nghiêng nước nghiêng thành sống chết cùng anh. Âu cũng là thứ mà tôi học mãi không được lão lớp ạ. Còn từ anh hùng đến tiểu nhân, từ đấm đá đến ù té quyền....thì tôi đều diễn được
Em cũng thích đọc Cổ hơn vì nặng tính trinh thám hơn ). Có điều tài chém gió thì cũng ngang ngửa KD). Nói ngay như Lý Tầm Hoan. Rượu nốc 1 ngày bằng lão Trâu hay lão Vân nát 1 năm, lại còn thêm quả ho, thế nhưng phi đao kiểu huyền thoại, cần tỉnh là tỉnh, mà đao cứ rời tay là chỉ cắm vào yết hầu. Rồi chừng thấy anh Hoan bá quá, Cổ nghĩ ra tiếp anh Phụng, lần này thì với quả 2 ngón tay kẹp gì cũng dính, troll vãi )Mình thì cũng đã đọc hết các tác phẩm của lão Kim rồi nhưng không khoái truyện của lão bằng lão Cổ. Lão Kim thì giỏi về văn phong bút lục, trình độ hiểu biết uyên thâm bác học, bố cục truyện chi tiết, chặt chẽ, xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, trí tưởng tượng cao và tài "chém gió" cũng ác. Tuy nhiên mình đọc truyện của lão mà không thấy đậm chất giang hồ cho lắm nên không khoái. 2 tác phẩm của lão mà mình thích nhất là "Thiên Long Bát Bộ" và "Tiếu ngạo giang hồ". Nhân đang bàn về tác phẩm "Thiên Long Bát Bộ" xin góp vui với anh em đoạn "chém gió" của Kim Dung để thấy cái trí tưởng tượng của lão cao siêu khôn lường (cái này ngoài đời người ta vẫn chưa tìm thấy tên gọi như trong truyện của lão ) ):
Ơ, quả đấy em Phi đóng Tiểu Long Nữ à . Đếch để ý thật.Đắng lòng thanh niên 84 chưa vợ lấy ảnh Tiểu Long Nữ lên làm Vương Ngữ Yên
Cái thằng, đang Thiên Long lại lôi Đỉnh Ký vào chém. Cái tay đuôi sam đấy chả logic tý nào về vợ con nếu không phải luật phong kiến. Giờ chú thử có vợ 2 xem có giấu như mèo giấu # không )Nói về tán gái tài thì bằng sao được Vi Tiểu Bảo. Anh Thuần có gái giấu như mèo giấu cứt, sợ lộ các gái vì ghen thịt nhau. VTB có hẳn 7 vợ mà chả ai buồn ghen với ai, hưởng chung, ở chung mới gọi là tài )
Em cũng thích đọc Cổ hơn vì nặng tính trinh thám hơn ). Có điều tài chém gió thì cũng ngang ngửa KD). Nói ngay như Lý Tầm Hoan. Rượu nốc 1 ngày bằng lão Trâu hay lão Vân nát 1 năm, lại còn thêm quả ho, thế nhưng phi đao kiểu huyền thoại, cần tỉnh là tỉnh, mà đao cứ rời tay là chỉ cắm vào yết hầu. Rồi chừng thấy anh Hoan bá quá, Cổ nghĩ ra tiếp anh Phụng, lần này thì với quả 2 ngón tay kẹp gì cũng dính, troll vãi )