Miền đất hứa (Neverland)

Catus

Juvenil A
Đầu quân
27/5/11
Bài viết
482
Được thích
4
Điểm
18
Tuổi
40
Nơi ở
Đà Nẵng city
Barça đồng
0
Thấy ông Obama này giống bác Thanh ở Đà Nẵng mình nè. Ai cũng biết ông mị dân, ông ăn đút lót, nhận hối lộ vậy mà chả ai dám làm gì. Đã vậy lại còn cổ súy cho ông ấy nữa. Đến là hài. Đồng bào ta vẫn còn: "Hội chứng đông người và chủ nghĩa a dua quá" :(
 
Sửa lần cuối:

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
Thấy ông Obama này giống bác Thanh ở Đà Nẵng mình nè. Ai cũng biết ông mị dân, ông ăn đút lót, nhận hối lộ vậy mà chả ai dám làm gì. Đã vậy lại còn cổ súy cho ông ấy nữa. Đến là hài. Đồng bào ta vẫn còn: "Hội chứng đông người và chủ nghĩa a dua quá" :(

Ông Bá Thanh mà ăn hối lộ, nhận đút lót á :))

Tưởng ông ấy là niềm tự hào của Đà Nẵng chứ :facepalm:
 

Catus

Juvenil A
Đầu quân
27/5/11
Bài viết
482
Được thích
4
Điểm
18
Tuổi
40
Nơi ở
Đà Nẵng city
Barça đồng
0
Ớ thế chú Gió chưa biết rồi. Cái sân cỏ nhân tạo mà anh em FCBĐN hay tập là của con trai bác ý á. Nói thật chớ ở Đà Nẵng ai cũng biết mà chả ai dám đứng trước dư luận để nói cả (anh mài cũng thía :))). Đến như bác Nguyễn Xuân Phúc mà phải cuốn gói ra ngoài Bộ là biết rồi. Người ta vẫn thường rỉ tai là "Đất Đà Nẵng của Thanh, Trời Đà Nẵng của Thanh" mà. =))
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,339
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,315
Nóng trong ngày: Bộ trưởng cấm chơi golf

Chuyện bộ trưởng “cấm” chơi golf: Ai 'tuýt còi' ai?

Đúng là chuyện hài. Tôi không quen Đinh la Thăng nhưng cũng khoái cái cách làm việc dám làm và dám chơi trước đây. Từ ngày lên bộ trưởng thì dương oai quá mức. Việc cấm đoán là vi phạm nhân quyền sờ sờ. Ngày nghỉ người ta có quyền chơi gì là chuyện của người ta. Ông chỉ được phép cấm vào 8h vàng ngọc. Việc cấm là mị dân nhưng thể hiện sự dốt nát của Bộ trưởng vì Bộ trưởng của chúng ta lại không hiểu luật pháp. Ngành giao thông đang phát triển lộn xộn và khi vào tay một dân chơi kiểu này có thể vào dạng Nhiệt tình + Thiếu hiểu biết = Phá hoại.

Bộ trưởng Thăng cũng giống như bác Thanh ở Đà Nẵng bên trên: có nhiều tiếng xấu sau lưng. Khi ta nói với nhau thì phải có chứng cứ nếu không là vu khống và dại dột tin lời đồn. Ở đây, lời đồn về ĐLT còn ác hơn vì chú Thăng từng là dân chơi sừng sỏ trong giới lãnh đạo. Kiểu chơi của một tay vua con. Những câu chuyện thị phi này thật khó để phân biệt nhưng có vẻ sau vài vụ xử lý của bộ trưởng thì tôi thấy quả thật ông ta có khiếu và những lời đồn chắc không sai :D.

Làm gì thì làm, chơi được thì phải làm được. Chuyện cá nhân ta không so đo vì nó thuộc về nhân quyền. Bác ăn chơi thế nào kệ bác miễn là GTVT ở Việt Nam đi lên. Vì thế cũng được dương oai cấm này nọ thì chỉ làm trò cười.
 

Catus

Juvenil A
Đầu quân
27/5/11
Bài viết
482
Được thích
4
Điểm
18
Tuổi
40
Nơi ở
Đà Nẵng city
Barça đồng
0
Thực ra cái chuyện bác Đinh La Thăng làm chỉ là "một phần nổi của tảng băng chìm" thôi. Bác lấy lý do cán bộ, công chức nhà nước tiền bạc, thời gian ở đâu ra mà chơi golf. Cái lý do này nghe đến là buồn cười. Lý do thực sự để bác đưa ra cái công văn cấm đoán ấy chắc chả ai biết (ngoại trừ bác Thăng)

Kiểu như là Nhà nước ta cấm chơi cá độ đá banh, ấy vậy mà mấy tờ báo thể thao, báo bóng đá tỷ lệ, kèo cột đưa ra đến là chóng mặt. Rồi cái chuyện (nói xin lỗi mấy bác) đi chơi đ... chẳng hạn, cấm đấy mà có giải quyết được trò trống nào không? Mấy cái cấm này là Luật Pháp Việt Nam cấm hẳn hoi. Trong khi bác chỉ có mấy tờ văn bản đưa ra kiểu như "giễu võ, giương oai", lấy số lấy mà. Mới nhìn vào ai cũng nể bác sát đất nhưng có trong chăn mới biết chăn có rận. Mình có con bạn làm ở "trung tâm chứng khoán dầu khí Đà Nẵng", mỗi lần anh Thăng (hắn gọi vậy) vào Đà Nẵng công tác là mấy em xinh tươi, mát mẻ cứ gọi là xếp hàng như đón tiếp nguyên thủ Quốc Gia vậy :)). Xin hỏi bác như vậy không tốn kém về thời gian , tiền bạc của Nhà nước và nhân dân à :-j
 

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
Ớ thế chú Gió chưa biết rồi. Cái sân cỏ nhân tạo mà anh em FCBĐN hay tập là của con trai bác ý á. Nói thật chớ ở Đà Nẵng ai cũng biết mà chả ai dám đứng trước dư luận để nói cả (anh mài cũng thía :))). Đến như bác Nguyễn Xuân Phúc mà phải cuốn gói ra ngoài Bộ là biết rồi. Người ta vẫn thường rỉ tai là "Đất Đà Nẵng của Thanh, Trời Đà Nẵng của Thanh" mà. =))

Cuốn gói ra làm Bộ trưởng rồi lên ủy viên Bộ Chính trị, phó Thủ tướng chính phủ thì ai cũng muốn bị cuốn gói quá :D. BácThanh còn suýt được ra làm Bí thư Thủ đô thay bác Nghị (tưởng lên làm Chủ tịch Quốc hội), nhưng cuối cùng bác Hùng được cơ cấu vào ghế nóng trong tứ trụ triều đình, còn bác Thanh lại chẳng vào nổi Bộ Chính trị nên đành lòng ở lại làm chủ phương trời Đà Nẵng tươi đẹp.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,339
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,315
Mình có con bạn làm ở "trung tâm chứng khoán dầu khí Đà Nẵng", mỗi lần anh Thăng (hắn gọi vậy) vào Đà Nẵng công tác là mấy em xinh tươi, mát mẻ cứ gọi là xếp hàng như đón tiếp nguyên thủ Quốc Gia vậy :)). Xin hỏi bác như vậy không tốn kém về thời gian , tiền bạc của Nhà nước và nhân dân à :-j
Cái này thì theo mình thuộc về phần cuộc sống cá nhân. Tôi cũng được nhiều người bên sông Đà và dầu khí kể về độ ăn chơi của bác Thăng. Nhưng nói đi cũng phải nói lại là đã ai bắt được bác ý "đi" chưa? Còn việc gái xếp hàng thì bình thường vì có thể chị em mến độ gă lăng hào phóng của đại ca hoặc bác Thăng là tay lãng tử khiến chị em mê mệt như kiểu mấy em teen mê zai Hàn Xẻng. Cái gì thuộc về cá nhân, lối sống thì nghe nói bên Đảng có mảng phê và tự phê để chặt chém. Ta không quan tâm nữa.
Ta chỉ cần quan tâm ông ta làm gì, làm như thế nào và kết quả ra sao. Còn tôi chỉ ghét việc ông dân chơi lọc lõi nên cũng cấm người khác thì quả là không công bằng. Việc đi xe buýt 1 lần trong tuần cũng chỉ là hình thức. Nếu máu thì xin bỏ hết để đi xe buýt mới gọi là làm đến nơi đến chốn.

Cơ quan nào cũng chơi thể thao, chả riêng gì golf. Chắc là golf là môn các sếp chơi nhiều nên nó bị cấm. Nếu vậy họ lại xách vợt đi đánh tennis thì lại quay ra cấm tennis? Ở nhà nước, cái gì bị cấm thường gây tác động ngược khi người ta làm chỉ mang tính đối phó. Nhớ khi xưa bác Vũ Khoan toàn đi đánh golf mà ra ối việc, ối ký kết. Đó cũng là cách vượt ra khỏi bốn bức tường.

Việc cấm này chỉ ra một sự thật rằng hình như cả ngành GTVT đều trốn ra ngoại thành, tỉnh lẻ để chơi golf và bỏ mặc dân xô bồ trong thành phố. Xét về khía cạnh giao thông thì vắng cả ngàn ông sếp và các xe của các công thì thành phố bớt tắc đi đôi chút. Giờ mà mấy ông cắm mặt ở Hà Nội thì tắc nữa :D. Chung quy việc tắc đường nằm ở tầm vĩ mô về quy hoạch đô thị. Việt Nam ta vừa đưa bác Thăng giỏi tài lanh để gỡ mắc trước mắt vì làm sao mà có thể khiến hết tắc khi 10 ông ở trong 1 phòng 10m2. Có thể bác Thăng sẽ mắc võng, làm giường tầng để 10 ông này đỡ la liệt ở dưới đất nhưng chắc chắn người giỏi phải là người xây nhà tầng cao hơn để mỗi ông 1 phòng khỏi tắc. Làm được như thế thì còn lâu nên cứ yên tâm là nhiệm kỳ của bác Thăng chỉ mang tính múa võ.

Tôi có cảm giác nghi nghi rằng bác Thăng lên để ủng hộ cùng bác Dũng làm dự án đường sắt cao tốc gì đó. Có thể lắm chứ. Nhiệm kỳ này rất dễ phê cái đấy.
 

hoanguyen

Quản lý FCB Đà Nẵng
Đầu quân
27/7/11
Bài viết
829
Được thích
9
Điểm
18
Barça đồng
0
Nhắc đến chuyện của bộ trưởng bộ Giao Thông Đinh La Thăng (bộ của ngành tui) thấy giông giống ông bầu của CLB Hà Nội ACB Nguyễn Đức Kiên, đều có tính cương trực và đều rất hot vào mỗi lần 2 vị xuất hiện trên báo chí cũng như truyền hình. Thích một câu nói của 2 vị này "làm không được thì thay". Biết đâu những phát biểu của các vị chỉ là những lời nói mỹ miều làm yên lòng thiên hạ, biết đâu giao thông lại cứ ùn tắc thêm, bóng đá lại nhiều tiêu cực. Nhưng vẫn cứ đặc lòng tin vào các vị, vote cho 2 ông cho những hoài bão của mình. Con người cần lắm những đổi thay tích cực mà.
 

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
374717_2153750284264_1261635815_31861113_642027461_n.jpg


:surrender:
 

r10

Lão tướng FCBSG
Đầu quân
5/8/07
Bài viết
7,549
Được thích
9
Điểm
38
Tuổi
34
Nơi ở
Sài Thành
Barça đồng
0
Cái vụ HL thật tình cũng chẳng hiểu mục đích làm cái gì nữa. Nếu sao thì tại sao cả nước từ trên xuống đều "đồng lòng" như vậy? Có phải, VN nhắm chủ yếu là PR cái tên Hạ Long với thế giới thôi chứ không nhắm đến việc nhờ cái bầu chọn này để được chọn vào Top 7 Kỳ quan thế giới mới :D
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,339
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,315
Tôi nghĩ những người tỉnh táo và "không yêu nước cho lắm" nên thay đổi cụm từ Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới bằng cụm từ chính xác hơn là Kỳ quan thiên nhiên Internet. Bản thân năm 2007, tổ chức New7wonder có mời Unesco tham gia nhưng Unesco đã thẳng thừng từ chối. Lý do rất khoa học. Kỳ quan thiên nhiên thế giới phải là kỳ quan được đánh giá có giá trị địa chất, địa mạo, cảnh quan và sức hút. Hạ Long Việt Nam có giá trị địa chất, địa mạo rất tốt. Nói 1 cách công bằng thì Hạ Long chỉ nằm trong top các vịnh đẹp nhất thế giới. Chứ còn là kỳ quan của tự nhiên ban tặng thì tôi nghĩ con số 7 là cực kỳ phi lý.

Dùng số đông, dùng sức mạnh cơ bắp qua việc bầu chọn bằng internet và điện thoại chỉ là lòng yêu nước mù quáng. Nhưng rất may là không chỉ nước ta mà rất nhiều nước cũng hô hào tranh nhau đưa quê mình lọt vào bảng xếp hạng của trang web kia nên ta không phải là kẻ hề của thế giới.

Đề nghị Unesco nên tổ chức một hội nghị để bầu chọn lại. Nhưng thiết nghĩ những người có tầm vĩ mô sẽ không bao giờ bầu chọn hay tổ chức kiểu này vì với họ thế giới này có hàng vạn kỳ quan cần con người khám phá. Đừng dùng con số vô nghĩa để cản trở con người đến với thiên nhiên. Kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới chính là Con người. Mà con người đẹp nhất lại là phụ nữ. Mà phụ nữ đẹp nhất lại là em...Tăng Thanh Hà. Tôi vote 1 phiếu cho em Hà là kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Âu dề.
 

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
Bộ trưởng nhìn Dân, Bộ trưởng cười
Dân nhìn Bộ trưởng nước mắt rơi
Giá điện, giá xăng tăng nhanh quá,
Thế này nghèo mãi, Bộ trưởng ơi!

Bộ trưởng nhìn Dân, Bộ trưởng cười
Dân nhìn Bộ trưởng thấy chơi vơi
Tắc đường, tai nạn bao giờ giảm,
Chẳng lẽ thăng thiên hỏi ông trời?

Bộ trưởng nhìn Dân, Bộ trưởng cười
Dân nhìn Bộ trưởng, buồn không nguôi
Căn bệnh thành tích bao giờ hết
Bạo lực học đường còn mãi thôi?!...

Đoạn này nhiều bạn viết thêm:

Bộ trưởng nhìn dân bộ trưởng cười
Dân nhìn bộ trưởng nước mắt rơi
Chờ tăng lương - mãi sao chẳng thấy?
Giá cả tăng rồi Bộ trưởng ơi !

Bộ trưởng nhìn dân Bộ trưởng cười
Dân nhìn Bộ trưởng thấy khó tươi
Hàng không tăng giá lên gấp rưỡi
Bắc Nam thông thuyền-Bộ trưởng bơi!

Đây là đoạn của mình :D

Bộ trưởng nhìn dân bộ trưởng cười
Dân nhìn bộ trưởng chẳng nhếch môi
Ngoài xa, biển đảo đang sóng gió
Tây Nguyên, bô-xít thiệt dân thôi

Bộ trưởng nhìn dân bộ trưởng cười
Dân nhìn bộ trưởng, đổ mồ hôi
Thể thao, bóng đá bao tiền của
Giấc mơ vàng, có lẽ bỏ đi thôi

Bộ trưởng nhìn dân chẳng bần thần
Dân nhìn bộ trưởng quá phân vân?
Thăm bệnh mà đi cùng nhà báo
Thương dân hay lăng-xê bản thân?

Bộ trưởng nhìn dân, bộ trưởng buồn
Dân nhìn bộ trưởng, cám ơn luôn
Xăng dầu doạ nghỉ vì thua lỗ
Bộ trưởng kiên gan: "Thích cứ chuồn
 
Sửa lần cuối:

Barca_cz

Juvenil A
Đầu quân
19/7/09
Bài viết
277
Được thích
2
Điểm
18
Barça đồng
0
Nào, ta cùng nhau bênh bộ trưởng.

Bộ trưởng nhìn dân bộ trưởng cười.
Việc gì mà phải nước mắt rơi?
Giá điện, giá xăng tăng là đúng.
Trung Đông đang khói lửa tơi bời.

Bộ trưởng nhìn dân bộ trưởng cười.
Làm sao mà phải thấy chơi vơi?
Đường nhỏ, xe đông thì phải tắc.
Do nguời đi lại, đâu tại tôi.

Bộ trưởng nhìn dân bộ trưởng cười.
Sao lại cứ phải buồn không nguôi?
Chỉ sợ không gì làm " thành tích ".
Lấy gì báo cáo? Nói dở hơi.

Bộ trưởng nhìn dân bộ trưởng cười.
Tại sao lại để nước mắt rơi?
Nước mình nghèo khó nên lương thấp.
Giá cả tăng, do ý của trời.

Bộ trưởng nhìn dân bộ trưởng cười.
Sao đi nhăn nhó, chẳng thấy tươi?
Hàng không tăng giá thì kệ nó.
Cả đời dân mấy khi lên trời.

Bộ trưởng nhìn dân bộ trưởng cười.
Làm sao mà phải ngậm kín môi.
Biển đảo đời nào không có sóng?
Tài nguyên Bô xít, khai thác thôi.

Bộ trưởng nhìn dân bộ trưởng cười.
Làm sao mà phải đổ mồ hôi?
Bóng đá trắng tay, kệ bóng đá.
Chẳng ảnh hưởng chi tới cuộc đời.

Bộ trưởng nhìn dân chẳng bàn thần.
Sao dân lại cứ phải phân vân?
Thăm bệnh phải đi cùng báo chí.
Nó sẽ lăng xê lúc thấy cần.

Bộ trưởng nhìn dân bộ trưởng buồn.
Sao dân lại cứ đấu tranh luôn.
Làm ăn thua lỗ là do số.
Tớ cứ kiên gan: tớ đếch chuồn.
 
Sửa lần cuối:

honglinhson

Thành viên danh dự
Thành viên danh dự
Đầu quân
9/4/11
Bài viết
578
Được thích
4
Điểm
18
Nơi ở
Núi Hồng - Sông Lam
Website
www.facebook.com
Barça đồng
0
Bộ trưởng nhìn Dân để phân trần
Hàng không tăng giá tại chi tui
Đàn em, cấp dưới đồng đề xuất
Không tăng chúng nó truất phong bì.

Bộ trưởng “thương” Dân, Bộ trưởng “buồn”
Vi hành một chuyến để xem sao
Phóng viên, nhà báo nêm đầy ắp
Thỏa sức lăng-xê, mặc kệ Mày!

Bộ trưởng “suy tư” bàn quy hoạch
Dân nhìn dự án nhắm mắt luôn
Đấu thầu theo kiểu phe - bầy - nhóm
Tha hồ mà “đẻ” dự án treo.

Bộ trưởng nhậm chức, Bộ trưởng hù
Cắt chức, thuyên chuyển lũ quan dan
Được dăm ba bữa đăng đàn nói
“Dân gian” nhiều quá huống là quan!
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,339
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,315
Tôi là một người rất thích đọc và tìm hiểu về lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Chị là một người luôn muốn khám phá nhưng gì mà mình chưa biết. Nhân có một người quen đi du lịch Bắc Triều Tiên về, khi xem bộ ảnh anh ta chụp tại đó, tôi thật sự ngỡ ngàng vì thấy rằng gần như thời gian như dừng lại tại nơi đó... Xem những bức ảnh, cảm giác như cái gì đó của Vietnam thời bao cấp mà tôi đã thấy qua những bức ảnh chụp hồi những năm 80 của một nhiếp ảnh gia nước ngoài...

Trong nội dung bài viết này, tôi muốn đăng tải một phần những bức ảnh của anh bạn tôi xen lẫn, minh họa cùng với một ghi chép của một nhà ngoại giao Vietnam từng có 15 năm công tác tại Triều Tiên. Qua đây, muốn gửi một sự chia sẻ chung với những người cũng có cùng đam mê khám phá lịch sử như tôi :

" Thông tin về Bắc Triều Tiên có rất ít, thậm chí chúng tôi đã làm về Bắc Triều Tiên hơn 30 năm rồi mà cũng chưa giải đáp được những câu hỏimà các anh lúc nãy đã sơ bộ nêu ra, không biết Bắc Triều Tiên là cái gì đâu. Bây giờ, tôi chưa có tham vọng trả lời với các anh cái ông này nó thế nào, chế độ này nó ra làm sao, hay nó là loại gì trong lịch sử nhân loại. Tôi chỉ xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe, những gì đã cảm nhận được trong suốt một thời gian dài công tác ở đây. Thực tế trong quá trình công tác nhiều năm cũng không có những nguồn thông tin gì thực sự đáng tin cậy, cũng là nghe qua người này, người kia, qua bộ phận này, bộ phận khác. Không có một loại tài liệu gì mang tính chất chính thống mà người ta đưa ra.
Tôi chỉ có tham vọng báo cáo để các anh đứng ở góc độ cương vị công tác của mình và trên nhiều góc độ khác để có nhận xét về chế độ, về vị lãnh đạo này, về cái Đảng này nó như thế nào? Gần đây, Bắc Triều Tiên có mấy sự kiện lớn: Vấn đề hạt nhân. Gần đây nhất là vấn đề máy bay trinh thám của Mỹ bay vào không phận Bắc Triều Tiên. Trước đây Bắc Triều Tiên đã rình cái máy bay này mấy lần rồi, nhưng không làm sao bắt được quả tang. Lần này đã có sự chuẩn bị từ trước, Bắc Triều Tiên cho xuất phát 4 máy bay MIC 29, đuổi khoảng 20 phút trên bầu trời, có lúc hai bên đã tiếp cận cách nhau 14, 15 mét. Bắc Triều Tiên đã kiềm chế không bắn, vì nếu bắn thì không bao giờ nó rơi trên đất Bắc Triều Tiên được. Theo địa hình bản đồ Bắc Triều Tiên các anh sẽ rõ vì khi bị đuổi bao giờ máy bay cũng chạy ra phía biển; nếu có bắn trúng thì nó cũng bay được thêm 500 – 600 km ra ngoài biển, rồi mới rơi, lúc đó cãi nhau thì mệt lắm. Bên thì bảo tôi còn bay ở ngoài, anh bắn tôi, bên thì bảo anh đã vào đất liền của tôi, tôi bắn. Nhưng tang chứng thì máy bay lại rơi ngoài biển khơi.
Trước đây, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng rất phức tạp. Bắc Triều Tiên không có khả năng cạnh tranh về kinh tế với Hàn Quốc. Do đó người ta mới nghĩ ra cần có một con bài gì đó để mặc cả. Bắc Triều Tiên đưa ra chính sách phát triển về kinh tế là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Trong công nghiệp nặng lại ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, mà công nghiệp quốc phòng thì lại vô cùng tốn kém: một khẩu súng bằng cả mấy cái máy cày, một quả tên lửa tính ra không biết bao nhiêu tiền của. Do đó từ khi theo con đường này, kinh tế Bắc Triều Tiên cứ luôn luôn bị lệch lạc. Bắc Triều Tiên coi nhẹ công nghiệp nhẹ và nông nghiệp cho nên đời sống nhân dân rất khổ, phải thắt lưng buộc bụng từ khi thành lập nước đến tận bây giờ.

262423_2197321486543_1052405427_2571758_790536_n.jpg

297029_2197322126559_1052405427_2571761_6656121_n.jpg

301671_2197323246587_1052405427_2571762_2753086_n.jpg

298433_2197323926604_1052405427_2571764_7980300_n.jpg

301433_2197324486618_1052405427_2571767_2381805_n.jpg

291952_2197325046632_1052405427_2571769_650043_n.jpg


Sang thế kỷ XXI, các nước XHCN phát triển nhanh chóng, nhưng Bắc Triều Tiên vẫn cứ thắt lưng buộc bụng, vẫn đói.
Ở Hàn Quốc còn có Sam Sung, LG Tivi, máy giặt bán trên thế giới, nhưng mà không thể tìm thấy một thứ đồ dùng gì của Bắc Triều Tiên đưa ra thế giới. Người ta nói rằng từ ngày ông Kim Nhật Thành mất đi (1994) ông đã mang theo tất cả những tinh hoa của đất nước. Vì vậy, khi ông Kim Châng In lên thay, đã không lãnh đạo được, để dân chết đói ghê quá. Tính đến năm 1994-1997, theo hãng thông tin cho biết, Bắc Triều Tiên đã để dân chết đói đến 2,8 triệu người, hơn con số ta chết đói năm 1945, khi Nhật bắt nhổ lúa trồng đay, chỉ có 2 triệu. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI mà một nước XHCN đã để cho dân chết 2,8 triệu, đây là một tội ác, là rất vô nhân đạo. Một chị người Triều Tiên, vừa được sang lấy chồng Việt Nam đã nói với tôi: “Anh ạ, không phải là không có một con đường để Triều Tiên thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, có nhưng người ta không đi. Tại sao tôi biết, vì khi tôi vào Sứ quán Hàn Quốc ở khách sạn Deawoo, có một thư viện rất lớn. Tôi đọc sách, tôi mới thấy rõ ràng là có con đường khác mà lãnh tụ của tôi không đi, cứ đi theo con đường này, cho nên dân tôi chết đói. Từ xưa đến nay tôi được giáo dục những điều không đúng sự thật”. Đây là điều ta đáng phải suy nghĩ.
Theo bản đồ thì Bắc Triều Tiên phía Bắc giáp Trung Quốc khoảng 1300 km, có biên giới rất lớn; phía Đông giáp với Liên Xô có 16 km; phía Nam giáp với Hàn Quốc ở vĩ tuyến 38. Phía bên này giáp biển Tây là Trung Quốc; giáp biển Đông là Nhật Bản. Từ đó ta thấy Bắc Triều Tiên là một nước vừa nghèo vừa nhỏ nằm kẹp giữa các cường quốc: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản; phía Nam giáp biên giới là người anh em Hàn Quốc, mặc dù chưa phải là cường quốc nhưng là một nước phát triển. Theo ông Tổng thống mới nhất của Hàn Quốc khi nhận chức đã công bố Hàn Quốc đứng hàng thứ 12 Thế giới là loại mạnh rồi.
Vị trí địa lý chính trị làm cho Bắc Triều Tiên ở vào thế rất bị o ép. Từ đó sự an nguy của Bắc Triều Tiên phụ thuộc rất nhiều yếu tố chi phối của các nước lớn này. Chính vì thế mà vấn đề định hướng cho Bắc Triều Tiên, nói rộng ra là cả bán đảo Triều Tiên, vấn đề thống nhất Nam-Bắc (Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc) không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của nhân dân, hay là ý muốn của Ban Lãnh đạo, mà nó còn phụ thuộc vào lợi ích của các nước lớn xung quanh.
Như các đồng chí đã biết trên thế giới có 3 loại nước bị chia cắt là Đông Đức, Việt Nam và Nam Bắc Triều Tiên. Việt Nam đã thực hiện được thống nhất đất nước theo kiểu của ta. Đông Đức thì thống nhất theo kiểu sáp nhập tức là bên này nuốt chửng bên kia. Theo Hàn Quốc nếu sáp nhập theo kiểu này thì họ không thể cáng đáng nổi, vì Đông Đức ngày xưa so với các nước XHCN khác là vào loại khá. Khi sáp nhập thì Tây Đức đã thấy đây là một gánh nặng đến bây giờ vẫn chưa gỡ ra được, vẫn như cái hố trong nền nhà. Sự phân biệt giữa người Đông Đức và người Tây Đức vẫn còn tồn tại nhiều năm nay. Hàn Quốc cho rằng nếu thống nhất như kiểu Tây Đức thì không kham nổi, tức là phải cõng một ông anh què quặt trên lưng, đi trên một con đường rất dài chưa biết đến bao giờ ông ấy khỏe chân để đặt xuống dắt ông ấy đi. Tính đến bây giờ về tiềm lực kinh tế năm nay tổng sản phẩm quốc dân của Bắc Triều Tiên mới có khoảng 15 tỷ, có ngân hàng nói chỉ có 10 tỷ. Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc dân của Hàn Quốc năm 2001 đã là 546 tỷ, một con số chênh lệch quá đáng. Bây giờ muốn thống nhất được trước hết phải tăng cường giao lưu, đầu tư vào Bắc Triều Tiên, vì đằng nào cũng phải đầu tư ra nước ngoài, chi bằng đầu tư lên miền Bắc, cùng một dân tộc, cùng một tính chất, cùng một con người, cùng một tiếng nói thì hiệu quả đầu tư nó sẽ cao hơn. Như vậy Bắc Triều Tiên sẽ phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật khá dần lên, dần dần hai bên bớt sự chênh lệch, gần nhau hơn thì may ra mới thống nhất được. Ông Tổng thống Kim Tê Chung nói: Việc thống nhất của chúng tôi còn rất lâu dài.
Mẫu thứ hai để thống nhất là Việt Nam, dùng chiến tranh bạo lực thì Hàn Quốc không muốn vì thấy cái giá phải trả nó đắt quá.
Năm 1995, Tổng bí thư Đỗ Mười sang thăm Hàn Quốc. Chủ tịch Đảng cầm quyền là Tổng thống Hàn Quốc đã hỏi Tổng bí thư Đỗ Mười: “Ông có lời khuyên nào cho việc thống nhất của chúng tôi không?”. Đồng chí Đỗ Mười chỉ nói một câu: “Nếu cho tôi có một lời khuyên thì không dùng biện pháp chiến tranh vì nó rất đắt”. Đại ý nói như vậy.
Hàn Quốc cũng không muốn như vậy vì đất nước đã phát triển ổn định, muốn ổn định để phát triển đi lên.
Vậy thì phải chọn ra con đường thứ ba, không phải kiểu Đức hay kiểu Việt Nam, mà là kiểu dần dần tiến tới đoàn kết dân tộc, tăng cường giao lưu hợp tác, rồi tiến tới thống nhất. Con đường này sẽ rất dài, phải 20 năm hoặc 50, 70 năm trở ra. Dân số Bắc Triều Tiên tính đến năm 2001 có khoảng 22 triệu rưỡi. Hàn Quốc có khoảng 46 triệu (gấp đôi). Diện tích cũng gấp đôi, tiềm lực kinh tế thì Hàn Quốc gấp ba bốn chục lần. Thủ đô của Bắc Triều Tiên là Bình Nhưỡng, là một thủ đô tương đối đẹp. Trong quyển sách “Những nền văn minh thế giới” đã liệt thủ đô Bình Nhưỡng là một trong những thủ đô đẹp của thế giới. Sau chiến tranh Triều Tiên 1952-1953, thủ đô Bình Nhưỡng bị san bằng tất cả. Sau đó Liên Xô đứng ra thiết kế lại toàn bộ, cho quy hoạch xây dựng Thủ đô. Quy hoạch này được thiết kế rất hoàn chỉnh, xây rất lớn, như tòa thư viện nhân dân ở giữa thủ đô, Hội trường Quốc hội rất lớn và đẹp, kè của con sông Đại Đồng chảy qua thủ đô đẹp mỹ mãn. Cho đến bây giờ vẫn theo quy hoạch này. Chỉ tội cái nền khoa học kỹ thuật, kinh tế yếu nên trông nó rất buồn tẻ, nhưng lúc nào cũng cảm thấy nó thanh bình, như cây liễu rủ bên sông Đại Đồng, đường phố thì rộng lớn, đẹp đẽ và quy củ. Xã hội rất ngăn nắp, giáo dục rất nghiêm chỉnh tất nhiên là rất lạc hậu.

301584_2201908001203_1052405427_2576490_435218_n.jpg

307037_2201908241209_1052405427_2576491_6752947_n.jpg

294655_2199504261111_1052405427_2574093_7550931_n.jpg

223671_2200850454765_1052405427_2575507_4296077_n.jpg

292832_2200855414889_1052405427_2575525_7903560_n.jpg

228955_2197326006656_1052405427_2571773_123026_n.jpg

319698_2203207593692_1052405427_2577994_5860249_n.jpg

300790_2197327166685_1052405427_2571778_6730767_n.jpg

296234_2197327446692_1052405427_2571780_3913690_n.jpg

262469_2197327886703_1052405427_2571783_3230960_n.jpg

293552_2198496795925_1052405427_2572986_2517604_n.jpg

300985_2198499635996_1052405427_2573001_2762855_n.jpg

297973_2198805003630_1052405427_2573318_1403068_n.jpg

296246_2198806563669_1052405427_2573323_1457976_n.jpg

299981_2198808643721_1052405427_2573329_4321565_n.jpg

205838_2198956527418_1052405427_2573399_8359736_n.jpg

300785_2198957447441_1052405427_2573403_6268838_n.jpg

185286_2198955167384_1052405427_2573394_5426324_n.jpg

223777_2198955447391_1052405427_2573395_4042664_n.jpg

294398_2198956687422_1052405427_2573400_3497983_n.jpg

185296_2198956887427_1052405427_2573401_3808962_n.jpg

296111_2199093890852_1052405427_2573610_5341431_n.jpg

294254_2199094490867_1052405427_2573613_1726992_n.jpg

296612_2199307736198_1052405427_2573726_5567430_n.jpg

299737_2199498540968_1052405427_2574089_193103_n.jpg

299003_2199698345963_1052405427_2574277_4229972_n.jpg

299079_2200858414964_1052405427_2575538_3402648_n.jpg

320345_2205843299583_1052405427_2581402_1978405_n.jpg

301461_2201113021329_1052405427_2575943_3266323_n.jpg

308191_2201908521216_1052405427_2576492_1096017_n.jpg


Lãnh đạo của Bắc Triều Tiên bây giờ là ông Kim Châng In (Kim Chính Nhật), giữ chức Tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên – chứ không phải là Tổng bí thư của Ban Chấp hành – Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội là ông Kim Iâng Nam. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội có vai trò đối ngoại như nguyên thủ quốc gia, giống như Nhật Hoàng. Các công việc như Trình quốc thư, ký giấy ủy nhiệm, ban bố sắc lệnh đều do Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội ký.
Sau đó mới đến ông Chê Chung Ốc, Chủ tịch Quốc hội. Ông này chẳng khác gì ông từ giữ đền. Hôm nào họp thì ông trải chiếu, giống như Văn phòng của ta. Danh nghĩa là Chủ tịch Quốc hội, nhưng thực quyền thì không có. Tất cả thực quyền đều tập trung vào ông Kim Châng In. Còn ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thì không có gì đáng nói.
Chế độ của Bắc Triều Tiên danh chính ngôn thuận gọi là XHCN theo kiểu Triều Tiên. XHCN kiểu Triều Tiên này cũng có rất nhiều cái khó hiểu, một chế độ phong kiến, độc đoán, gia đình trị. Phong kiến vì lễ giáo rất nặng nề, cấp trên cấp dưới sùng bái. Nếu ai không sùng bái ông ấy là đã mất đầu rồi, chưa nói là chống lại, nếu chống lại thì không bao giờ tồn tại. Tệ sùng bái này được kế thừa từ ông bố Kim Nhật Thành. Ở Triều Tiên hiện nay mọi người đều đeo một cái huy hiệu rất to. Có 3, 4 loại huy hiệu; có loại một ảnh là ông Kim Nhật Thành, hoặc ông Kim Châng In rất to; có 2 loại ảnh thì hai ông cùng ngồi. Có phân cấp từng loại một. Tệ sùng bái này bây giờ vẫn còn nặng nề vô cùng. Trung Quốc hiện nay đã bỏ các huy hiệu và ngũ lục Mao Trạch Đông. Thời Kim Nhật Thành còn sống, khi anh chị em gặp nhau trên đường, không bao giờ được phép chào hỏi nhau về sức khỏe, mà phải hỏi nhau đã đọc trước tác Kim Nhật Thành đến chương mấy rồi. Nếu có người thứ 3 ở đấy mà lại hỏi nhau về con cái, sức khỏe thì sau đấy rất phiền toái. Một ngày một người có 12 giờ ở cơ quan gồm: 8 giờ làm công việc được giao, 2 giờ lao động công ích như quét tước ở xung quanh cơ quan, xí nghiệp hay nhà máy, sau đó có 2 giờ ngồi đọc trước tác Kim Nhật Thành.
Học sinh trung học, cấp 2, cấp 3 hay Đại học thì không có lúc nào được phép ngồi để suy nghĩ. Vì ngồi suy nghĩ lại lẩn thẩn nghĩ tại sao mình khổ, tại sao bố mẹ mình lao động 12 tiếng một ngày mà vẫn nghèo. Người ta không muốn có thời gian để suy nghĩ cá nhân, bắt phải đi học, học ở trên lớp xong, về nhà ăn cơm trưa xong thì ra tập múa hát (Hát toàn những bài ca ngợi ông Kim Nhật Thành). Sau đó là lao động công ích, học trước tác. Đến tối là về nghỉ ngơi, ăn cơm. Có những ông giáo nói không bao giờ biết mặt con vì sáng sớm đi làm con chưa ngủ dậy, tối khuya mới về thì con đã đi ngủ. Con mấy tuổi mà vẫn không biết mặt. Cường độ lao động rất căng thẳng. Một xã hội rất nặng nề. Các nước phương Tây gọi xã hội này là binh doanh xã hội, tức là trại lính. Mới nhìn vào thì thấy xã hội rất quy củ, nền nếp, nhưng đi sâu vào thì thấy nó nặng nề lắm. Có một ông Đại sứ Angiêri khi mới sang có nói một xã hội như thế này mà tại sao người ta cứ chửi bới, phong cảnh thì đẹp đẽ, con người thì nền nếp – ông được đi tham quan, dự tiệc tùng. Một tháng sau, sau khi trình quốc thư thì ông bắt đầu chửi Triều Tiên: Sao lại có một xã hội kỳ dị như thế. Mùa đông thì không có lò sưởi, vào nhà làm việc chỉ được 10 phút là phải về, nếu lâu một chút là đau đầu gối, ngồi lâu thì đau lưng vì lạnh quá.
Đến tháng thứ hai thì ông ta chửi thậm tệ: Tại sao một xã hội để cho dân khổ thế này, bắt dân mang giẻ đi lau từng thanh ray, thanh sắt trên cầu, nhiều cái rất vô lý.
Nếu có sang thăm Bắc Triều Tiên, ở độ một tuần thì thấy rất đẹp, nhưng đến một tháng trở ra thì chán lắm. Tôi đã ở bên ấy 15 năm, chịu hết nổi. Những năm 60, 70 ra chợ còn mua được túi táo. Khóa trước khóa vừa rồi thì không còn nữa. Tất cả đều phải mua ở Bắc Kinh. Hàng tháng đại sứ ta cử người đi bằng tàu hỏa sang Bắc Kinh, một ngày đi, một ngày về, 3 ngày đi mua sắm và chuẩn bị. Tất cả các loại thực phẩm gạo, thịt, cá đều mua ở Bắc Kinh, sau đó đưa về sứ quán chia cho anh chị em theo đăng ký của từng người, từng gia đình, còn lại Sứ quán dùng để chiêu đãi hoặc tiếp khách.
Có lần phòng thông tin của Sứ quán cần 20 mét dây điện để làm việc. Các anh đánh xe đi khắp nơi khoảng 2 – 3 tiếng mà không mua được vì các cửa hàng đều không có.
Tôi có cô con gái được sang Xê Un học tập. Trước đó cháu có qua Bình Nhưỡng thăm chúng tôi. Gia đình muốn chụp một kiều ảnh kỷ niệm. Chúng tôi đi 3, 4 cửa hàng, có cửa hàng chỉ còn 1 kiểu, có cửa hàng không có phim, đến một cửa hàng còn 3, 4 kiểu nhưng máy lại rất cổ, không có độ rum, phòng chụp thì bé, người thì nhiều nên chụp không đẹp. Sau đó cháu sang Xê Un, có biên thư cho chúng tôi nói ở Xê Un chẳng thiếu thứ gì.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,339
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,315
297724_2193020699026_1052405427_2567286_1690188_n.jpg

223647_2197172922829_1052405427_2571588_6834064_n.jpg

298440_2197173442842_1052405427_2571591_6332155_n.jpg

299589_2197174162860_1052405427_2571594_1785076_n.jpg

293202_2197174362865_1052405427_2571595_1845039_n.jpg

297180_2197174682873_1052405427_2571596_4866698_n.jpg

291819_2197174882878_1052405427_2571597_5492784_n.jpg

299816_2197175002881_1052405427_2571598_5980259_n.jpg

297486_2197321046532_1052405427_2571756_1410299_n.jpg


Năm 2001, có đoàn của Bộ Văn hóa do một đồng chí thứ trưởng dẫn đầu (anh Phúc) sang thăm Triều Tiên, có mang 5.000 tấn gạo để tặng bạn. Qua Bắc Kinh có gặp tôi, anh đề nghị tôi cho vài đường chỉ dẫn (anh nói vui vậy). Tôi có nói: Anh là thứ trưởng, thuộc loại cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước; hai là lại mang quà sang; ba là lại sang vào cuối tháng 4 – mà tháng 4 là tháng có ngày sinh của ông Kim Nhật Thành – thì rất thuận lợi cho anh. Ba yếu tố đó đã tạo cho anh một cái thẻ của một vị khách được trọng vọng. Nhưng tôi cũng phải nói với anh tại thủ đô Bình Nhưỡng không có điện đường. Anh ấy bảo cậu cứ dọa tớ, thủ đô mà lại không có điện đường. Tại sao tôi nói vậy, vì trước đây có đoàn của anh Vũ Khoan, anh Phạm Tất Đang sang, bạn cho ở tại Khách sạn 5 sao. Khi vào nhà vệ sinh, thấy có một cái bồn tắm để đầy nước, anh tháo nước đi, đến khi đi vệ sinh xong thì không có nước để dội. Gọi người phục vụ thì họ nói: nước chứa trong bồn tắm là nước để dùng cả ngày. Bây giờ phải xin nước ở phòng khác để dùng.
Một ngày thường mất điện không bao giờ dưới 10 lần. Một lần tôi thí điểm bằng cái máy cắt, cứ mỗi lần có điện trở lại thì nó lại cắt đi một đoạn dây bằng cái phong bì. Từ 16 giờ hôm trước đến 8 giờ hôm sau, tôi kiểm tra có 24 mảnh giấy trắng được cắt ra như thế, mất điện thường xuyên, “trường kỳ kháng chiến”.
Hồi tôi mới sang lần đầu tiên, bao giờ cũng có lệ mời anh em đi uống bai – gọi là nhập trạch. Hôm đó thấy mỗi người cầm một cái đèn pin. Tôi nói: ta đến khách sạn cơ mà. Y như rằng đèn pin có tác dụng. Ngồi một lúc thì mất điện, phải bật đèn pin và gọi nhân viên đến châm nến.
Khi đoàn của anh Thứ trưởng Bộ Văn hóa về, qua Bắc Kinh gặp tôi. Anh nói: Ai đời ở khách sạn 5 sao mà mấy ngày trời ăn toàn củ cải, xào rồi luộc, nấu; nước không có; ra đường không có điện đóm gì, tối như bưng, thỉnh thoảng có người chạy vụt qua. Tôi có nói với anh Phúc: ở Thủ đô có chỗ vẫn có điện. Ở ngã tư nào có ảnh của ông Kim đứng, ở dưới chân có một cái đèn hắt lên. Ở chỗ ấy thì có điện, chỉ chiếu lên người ông thôi, còn chung quanh tối bưng. Điện đấy không phải để thắp sáng cho nhân dân, mà là để “tra tấn” ông Kim Nhật Thành, vì riêng mặt ông ấy sáng, nên muỗi và châu chấu bay đến bao vây đậu vào hoặc lao vào mặt ông ấy. Anh Phúc có nói với tôi: khi nào có đoàn sang, anh báo tin cho tôi để tôi gửi cho các anh mấy cân tôm khô, chứ sống thế này thì khổ quá.
Vấn đề dân trí cũng rất thấp. Họ không biết được Việt Nam đã giải phóng đâu. Năm 1989 có Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới lần thứ 13 (Festival) tổ chức tại Bình Nhưỡng. Đoàn Việt Nam do anh Hà Quang Dự làm trưởng đoàn. Anh Hà Quang Dự có đến chào Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn của Bắc Triều Tiên. Ông này chúc đồng chí Hà Quang Dự: “Chúc Việt Nam mau chóng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược để giải phóng Tổ quốc”. Đồng chí Hà Quang Dự cho rằng phiên dịch sai. Đồng chí phiên dịch nói: “Tôi đã chinh chiến ở đây mười mấy năm rồi, không dịch sai được đâu”. Đồng chí Dự phải nói lại: “Chúng tôi đã thống nhất đất nước từ năm 1975, đến nay đã gần 20 năm rồi”. Đồng chí Bí thư thứ nhất TW Đoàn Triều Tiên vỗ vai đồng chí Dự và nói: “Chúng ta là những người chiến sĩ cộng sản, không nên giấu nhau, không nên nói dối”. Các đồng chí luôn luôn tin tưởng ở chúng tôi bao giờ cũng chung một chiến hào, sát cánh với các đồng chí đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Qua đó ta thấy dân trí ở đây rất thấp. Người ta ví chế độ XHCN của Bắc Triều Tiên như một cái hộp đen, trong đó có rất nhiều cái bí ẩn; không ai được phép xem. Cho nên Bắc Triều Tiên rất sợ mở cửa, cải cách. Nếu mở cửa cải cách thì hộp đen dần dần hé mở thì các bí mật trong đó sẽ lộ ra hết, sẽ thành chuyện tày trời. Vì sao vậy?
Năm 1996, ông Bí thư Trung ương Đảng Bắc Triều Tiên đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Lao động Bắc Triều Tiên sang dự Đại hội lần thứ VIII Đảng ta (1996). Đến 1997 thì ông ấy đào tẩu sang Hàn Quốc. Ông ta là một trí thức lớn, hiểu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành. Ông là cha đẻ ra tư tưởng chủ thể Kim Nhật Thành. Ông ấy lại bỏ đất nước ra đi. Ông cho rằng: Tôi phải ra đi để nói cho mọi người trên thế giới rằng: cái chế độ này không thể tồn tại, phải tìm ra một cách đi khác cho đất nước này, xã hội này. Chế độ của Bắc Triều Tiên là một chế độ rất hà khắc. Nếu những bí mật của chế độ Bắc Triều Tiên được hé mở ra, thì người ta sẽ thấy nó tàn ác và vô nhân đạo hơn cả chế độ Pôn Pốt ở Campuchia.
Các nhà tù, khu biệt giam ở biên giới được mở rộng nhiều. Trước đây chỉ có ở 2, 3 tỉnh. Sau này phát triển ra mấy chục cái trại ở nhiều tỉnh. Các trại này là một khu rộng lớn, trong đó đầy người như khu biệt xứ ở Sibêri ngày xưa ở Liên Xô.
Thí dụ: Có một ông đang làm Thủ tướng. Bẵng đi một thời gian không thấy tên trên báo chí. Sau đã thấy ông ấy đang ở trên biên giới làm giám đốc lâm trường khai thác gỗ ở biên giới. Cái lệ sùng bái lãnh tụ trở thành một cái bắt buộc để sống. Cho nên ai cũng phải học trước tác, ai cũng phải sùng bái. Hỏi trẻ con về những danh nhân trên thế giới, ông Mác, ông Lênin đều không biết, chỉ biết mỗi ông Kim Nhật Thành thôi. Hỏi về trước tác, chương mấy, điều bao nhiêu nói về thiếu nhi thì các cháu đọc luôn, thuộc lòng.
Ở Bắc Triều Tiên bây giờ có việc mua được một cái đài hay một cái dàn điện tử về, thì Hải quan giữ, cắt hết các sóng ngắn, để khi bật lên chỉ nghe thấy tiếng Kim Nhật Thành nói thôi, không phải dò sóng gì cả. Ở bên đó chỉ có một đề tài là ca ngợi Kim Nhật Thành, khi bật Tivi lên là thấy hai cha con. Phim truyện thì cũng chỉ có một đề tài ca ngợi hai cha con Kim Nhật Thành, không có một đề tài nào khác. Thí dụ: Hai anh chị yêu nhau, nhưng khi đến lúc gay cấn nhất thì lại nghĩ đến ông Kim Nhật Thành. Gần đây nhất có một cô giành được giải nhất về Maratông quốc tế. Phóng viên có hỏi: Chị nghĩ như thế nào trong quá trình tập luyện để đạt được giải. Chị trả lời: “Tôi vừa chạy vừa nghĩ đến Tướng quân Kim Châng In nên đạt được thành tích như vậy”. Tất cả xã hội gần như phải bắt buộc theo một quy chuẩn, bắt buộc tư tưởng người ta phải suy nghĩ như vậy không được suy nghĩ gì khác, mà việc này đôi khi nó cũng có hiệu quả. Thí dụ như trên báo của Đảng đến ngày sinh của ông Kim Châng In là ngày 16 tháng 2 thì năm nào cũng có một bài nói về các hiện tượng kỳ thú, kỳ lạ của tự nhiên như tự dưng trời quang mây tạnh thì có một cầu vồng đôi, hay là tự dưng thấy có bông hoa lan nở hoa trái vụ, hay là tự dưng trên các cây ở hai bờ sông Đại Đồng lại có cò trắng bay về. Trên báo Đảng có những bài mang tính chất mê tín dị đoan, mỵ dân như vậy. Việc chi phí vào tệ sùng bái cá nhân này cũng lớn lắm. Theo lịch sử chính thống thì ông Kim Châng In sinh ở núi Bạch Đầu Sơn. Núi Bạch Đầu Sơn cách thủ đô hàng mấy trăm ki lô mét, đèo heo hút gió, không có người ở trên đó thế mà cũng mang pháo hoa lên trên ấy bắn để ca ngợi ông Kim Châng In.
Ngày sinh của ông Kim không phải là ngày 16 tháng 2 năm 1942 như lịch sử bây giờ, ông Kim sinh năm 1941 ở Viễn Đông – Nga. Hiện có rất nhiều tài liệu mà Hàn Quốc đã công bố. Ở ngay Đại sứ quán Hàn Quốc ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều tài liệu nói về lịch sử của Triều Tiên. Ngay cô dâu Việt Nam cũng nói: Ngày sinh của vị lãnh tụ của chúng tôi cũng bị hoán cải đi, bóp méo sự thật. Lãnh tụ sinh năm 1941 ở Liên Xô lại nói sinh năm 1942 ở núi Bạch Đầu Sơn như thế là không đúng. Qua đó ta thấy xã hội không theo một quy chuẩn nào cả, quy chuẩn đạo đức cũng không phải, quy luật phát triển của lịch sử nhân loại cũng không phải.
Cả thế giới người ta đang cách mạng xanh, cách mạng tin học, nhưng Bắc Triều Tiên cứ lục cục sản xuất tên lửa để đi đánh nhau. Nhân dân đều biết nhưng không dám phản đối, vì mới nho nhoe thì đã bị túm rồi. Thủ đô Bình Nhưỡng hiện nay như một ốc đảo. Các tỉnh xung quanh Thủ đô thì rất khổ, rất nghèo, đói rách triền miên. Riêng Thủ đô vẫn rất sạch sẽ và cung cấp cho nhân dân vẫn tương đối đầy đủ, khoảng 400 gram lương thực trong một ngày, còn các chỗ khác chỉ khoảng 250 đến 300 gram, tùy từng vùng. Ở Thủ đô chỉ có gạo thôi, còn thức ăn không có mấy. Thực hiện chế độ bao cấp toàn bộ, tất cả quần áo của cán bộ công nhân viên ở trong thành phố do Nhà nước cấp phát. Ở trường học cấp phát đồng phục. Nhân dân được cấp phát theo chế độ cán bộ này, cán bộ kia. Cho nên nhân dân ăn mặc tươm tất, không có quần áo rách. Thủ đô là ốc đảo vì xung quanh các cửa ô của thủ đô có các quân đoàn quân đội đóng, có trạm gác. Ai ra vào đều bị khám xét rất kỹ, không có lệnh không được vào, không được ra. Có những người ở tỉnh ngoài làm việc ở Thủ đô cũng không được về thăm gia đình, quê hương. Ra khỏi thành phố là phải có giấy phép rất đặc biệt. Vào thành phố phải là những đợt được các tổ chức đoàn thể của Nhà nước cử đi họp, học tập mới được về, không có chuyện vào thăm hay vào chơi trong thành phố.
Tôi xin kể lại chuyện chị người Bắc Triều Tiên đã lấy chồng Việt Nam vừa qua. Chồng chị là anh Cảnh, hiện là huấn luyện viên đội môtô – xe đạp của Sở TDTT Hà Nội – Năm1967, anh được cử sang học ở Triều Tiên. Năm 1968-1969 anh đi thực tập ở một nhà máy, anh yêu chị công nhân Triều Tiên. Vì lúc đó quy định của Nhà nước ta là đi học không được phép yêu đương người nước ngoài. Song hai bên vẫn cứ hẹn hò, chờ đợi cho đến bây giờ. Khi có những đoàn đại biểu cấp cao đi thăm Triều Tiên thì anh lại gửi đơn cho Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề nghị tác động với Triều Tiên để được lấy nhau.
Năm 2001, Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Bắc Triều Tiên, anh Cảnh lại gửi thư nhờ Chủ tịch nước tác động với Chính phủ Bắc Triều Tiên. Tháng 5 năm 2001 đặt vấn đề. Tháng 8 năm 2001 Quốc hội Triều Tiên họp đã thông qua cho phép chị lấy anh Cảnh. Nhưng vẫn giữ quốc tịch Triều Tiên. Chị sinh năm 1948 – anh Cảnh sinh năm 1949. Anh Cảnh có bố công tác ở Bộ Ngoại giao, anh là con một. Đây là thắng lợi về mặt chế độ. Hôm nhận được lệnh đi, Công an mang một xe tải đến đón chị (bên đó không có xe con), trên đó có một ghế băng. Chị nói chị không đi, dù có chết cũng không đi. Vì chị nghĩ gia đình chị có mấy tội: một là ông bố định bỏ đi miền Nam từ năm 1960, tức là tội bất trung với Đảng, là một tội nặng nhất; hai là bản thân chị lại yêu một người nước ngoài, tức là không trung thành với lãnh tụ. Với những tội đó chắc là bị đưa đi xét xử, do vậy chị nhất quyết không đi. Khi công an nói đó là lệnh của Lãnh tụ, chị phải đi. Khi xe đến biên giới của Thủ đô thì bị ách lại. Sau đó phải điện cho Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao cho xe con ra đón, đưa chị vào một khách sạn, lúc đó chị mới tin là còn sống. Sau đó họ tổ chức lễ cưới cho chị ở Triều Tiên, chụp ảnh để lại cho gia đình. Khi sang đây chị kể lại chuyện mẹ chị bị chết đói cách đây mấy năm vì thương con không có gì ăn nên đã nhường lại cho con ăn. Những nơi mà ngày xưa các anh ấy đến học tập, thực tập thì bây giờ không còn gì nữa, chỉ còn lại là đồi trọc, vì không có gì để đun, nên mọi người đến đó chặt hết. Nhà máy phân đạm mà ngày xưa anh Cảnh đến thực tập và chúng tôi yêu nhau, do không có điện nên đã tháo dỡ hết phụ tùng máy móc để cho vào lò đúc thép. Bây giờ ở đó rất buồn tẻ, con người thì bạc nhược. Nếu so sánh với miền Nam Triều Tiên vào năm 1953, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc thì miền Bắc Triều Tiên có nhiều ưu thế hơn vì miền Bắc có nhiều khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên nhiều, các ngành khai thác đó Nhật bóc lột vơ vét đều tập trung ở miền Bắc như thép, than. Khi Nhật thua rút đi, miền Bắc tiếp thu được. Trong khi đó ở miền Nam thì không có gì. Miền Nam chủ yếu là đồng bằng, nông nghiệp là chính. Nếu tính thu nhập đầu người ở Hàn Quốc năm 1962 mới chỉ có 62 USD/đầu người. Đến năm 1996 thì tổng thu nhập bình quân đầu người đã lên đến 11.000 USD/ người, đứng thứ 11 thế giới. Đến 1997 bị khủng hoảng tài chính nên tụt xuống một chút. Mấy năm sau lại hồi phục được, bây giờ được đánh giá đứng thứ 12 thế giới. Qua đó ta thấy được đường lối chỉ khác nhau một chút kết quả thu được đã tất khác nhau. Hàn Quốc thực hiện đường lối dựa vào ô quân sự của Mỹ, cho Mỹ đóng quân ở Nam Triều Tiên khoảng 37.000 quân, gần 100 căn cứ để rảnh tay đi vào sản xuất kinh tế, buôn bán, sản xuất công nghiệp. Trong khi đó thì Bắc Triều Tiên tập trung vào công nghiệp quốc phòng rất tốn kém, không còn đủ tiềm lực để nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Trong khoảng 14 năm (1962-1975), dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Pắc Chung Hy, Hàn Quốc đã khôi phục đất nước xong, sau đó tiếp tục phát triển rất nhanh đã trở thành một con rồng ở khu vực này. Tổng sản phẩm quốc dân đạt 400, 500 tỷ đô la, thu nhập đầu người vượt qua ngưỡng của 10.000 USD/người (11.400 USD).
Con đường phát triển định hướng được đúng thì đi càng nhanh, đất nước càng phát triển được. Nếu định hướng sai, đi càng nhanh càng chết. Ta hình dung Nam- Bắc Triều Tiên như cái kéo, càng đi càng xa nhau, riêng nói về kinh tế chứ chưa nói về các chế độ khác. Khoảng cách chênh lệch giữa hai miền càng ngày càng xa nhau. Mấy năm gần đây Bắc Triều Tiên toàn phát triển trên con số không. Từ 1994-1998 có năm bị âm đến 3,7%. Còn bình thường cứ âm từ 2% hoặc 3%. Trong khi đó mặc dù Nam Triều Tiên bị mắc vào khủng hoảng tài chính năm 1997, nhưng đã bứt lên rất mạnh. Tinh thần dân tộc rất cao. Riêng về kinh tế khi đất nước lâm nguy, người dân sẵn sàng tập trung toàn lực mang vàng, bạc góp cho Nhà nước để cùng thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế.
Ngược lại ở miền Bắc, do đường lối kinh tế xác định không được chính xác, càng ngày càng lún sâu vào khó khăn. Như các đồng chí đã biết mạnh vì gạo bạo vì tiền, khi đã nghèo thì hèn, khi đã không phát triển thì cảm thấy xấu hổ, không dám nói với ai. Tôi lấy ví dụ: Ngoại giao hay dự các buổi gặp mặt, tiệc tùng. Đại sứ hoặc cán bộ ngoại giao của Hàn Quốc gặp mọi người tay bắt mặt mừng, gặp gỡ trao đổi với Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp, Bộ Giáo dục, Bộ Văn hóa… Nhưng với Bắc Triều Tiên chỉ đứng một xó, không dám nói chuyện với ai và cũng không có chuyện gì để nói. Gặp cán bộ ngoại giao chúng tôi, là những người chí thân, nhưng cũng không biết nói chuyện gì và cũng không có đề tài gì để nói cả.
Tôi đã kể một số sự kiện vụn vặt để các anh hình dung. Tôi cũng không áp đặt bảo đây nó là cái gì, mà để các anh tự đặt cho nó một cái tên.
Đảng của bạn có tên chính thức là Đảng Lao động Triều Tiên được thành lập từ ngày 10 tháng 10 năm 1945 do ông Kim Nhật Thành tập họp một số lực lượng chống Nhật. Quá trình thành lập Đảng cũng nan giải lắm, đánh nhau ghê gớm. Khi nói về lãnh tụ Đảng này, rất nhiều báo chí phương Tây đăng ảnh Kim Nhật Thành. Để thành lập được Đảng, Kim Nhật Thành đã phải trừ khử không biết bao nhiêu là bạn thân, chiến hữu mới lên được chức, thành lập được Đảng. Chính vì thế mà có nhu cầu đặc biệt là phải sùng bái cá nhân. Tại sao phải sùng bái vì cái gì mà người ta phải bắt người khác ca ngợi thì không phải cái ấy nó tốt, nó đẹp, mà là nó yếu. Do đó phải phát động cả dân, huy động không biết bao nhiêu tiền bạc, của cải vật chất, tinh thần, thời gian, sức lực của cả dân tộc. Ở Bắc Triều Tiên khi cần huy động một lực lượng quần chúng độ một triệu người thì chỉ cần một tiếng đồng hồ đã đứng suốt dọc đường vẫy cờ, mặc áo dài đẹp từ sân bay về đến Nhà khách chính phủ để đón một vị khách nào đó của nước ngoài. Qua đó thấy được một chế độ rất bao cấp và do nhu cầu chính trị nên nó phải lên gân cốt để tạo cho mình một thế vững mạnh.
Riêng về đường lối cách mạng của Đảng Lao động Triều Tiên có rất nhiều cách tranh luận. Về lịch sử, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Hồng quân Liên Xô ép được quân Nhật rút khỏi Triều Tiên và giải phóng được Triều Tiên. Phía Nam, Mỹ vào giải phóng quân Nhật, phía Bắc Liên Xô vào giải giáp. Theo hiệp định Giơnevơ ký năm 1945, đến năm 1947 thì Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Đến năm 1948 không thống nhất được, nên mỗi bên thành lập một Nhà nước riêng của mình. Miền Bắc do Kim Nhật Thành đứng ra thành lập nhà nước. Trong quá trình hoạch định ra đường lối phát triển cách mạng của Đảng, cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, quá trình xây dựng CNXH cũng có rất nhiều khó khăn. Sau đó quyết định khởi sự cuộc chiến tranh, gọi là Nam tiến. Vấn đề này còn rất nhiều bàn cãi. Có người nói Bắc Triều Tiên tấn công vào miền Nam gây ra cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1952-1953; có người thì nói là do Mỹ và Nam Triều Tiên Bắc tiến. Gần đây, nhiều tư liệu được tiết lộ ra là phía Bắc tấn công phía Nam trước. Có nhiều lập luận để chứng minh, tài liệu bí mật ở Mátscơva tiết lộ bằng giấy tờ chứng minh lúc đó Bắc Triều Tiên đã xin phép Liên Xô và bàn với Trung Quốc, sau đó tấn công. Cũng có người chỉ qua suy luận cũng đoán được rằng Bắc Triều Tiên tấn công Nam Triều Tiên. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, cuộc chiến tranh nổ ra. Ba ngày sau, quân của Kim Nhật Thành đã ào ạt tiến vào giải phóng hơn một nửa Nam Triều Tiên. Sau 4, 5 ngày chỉ còn tỉnh Bu San, là tỉnh bé tí ti ở phía Tây Nam. Điều đó chứng tỏ phải có sự chuẩn bị từ trước. Mỹ đứng ra cáng đáng cho Nam Triều Tiên, Mỹ đề nghị Hộ đồng bảo an Liên hợp quốc họp. Mỹ xin được quân của Liên hợp quốc. Quân của Liên hợp quốc đã giúp Nam Triều Tiên để chống lại Bắc Triều Tiên, thì phải có lý do gì đó. Qua 2 ví dụ đó, người ít có điều kiện tiếp xúc với tài liệu cũng có thể suy luận được rằng miền Bắc tấn công miền Nam.
Thế của Nam Triều Tiên lúc đó cũng giống như thế của Đài Loan với Trung Quốc. Họ chưa có tham vọng quay trở lại để giải phóng cả đất nước.
Đường lối giải phóng Nam Triều Tiên của Bắc Triều Tiên không được suôn sẻ. Khi quân của Liên hợp quốc tấn công trở ra, toàn bộ quân miền Bắc bắt buộc phải hậu thoát lui về phía Bắc, tận Ap-Lục giáp với Trung Quốc. Sau đó tràn trở xuống và giữ đúng vĩ tuyến 38 như hồi đầu chiến tranh, chết rất nhiều quân, nhiều tướng tài.
Đường lối đấu tranh thống nhất của Đảng có rất nhiều nan giải, vì khi rút khỏi miền Nam thì đã rút toàn bộ quân đội và những cơ sở cách mạng vốn đã có ở miền Nam. Cuối cùng ở miền Nam là khu vực rất trống, không còn một cơ sở hạt giống cách mạng nào, không giống như cuộc cách mạng giải phóng miền Nam của Việt Nam. Cách mạng giải phóng miền Nam của Việt Nam đã tác động rất nhiều vào đường lối cách mạng của Đảng Lao động Triều Tiên. Nhiều người thấy rằng việc đánh tràn vào Nam Triều Tiên năm 1950 là rất khó khăn mà phải theo kiểu Việt Nam, để cho nhân dân miền Nam tự phát động, miền Bắc ủng hộ, trong đánh ra ngoài đánh vào mới giành thắng lợi. Chính vì thế mà đã gây ra các cuộc tranh cãi và thanh trừng nội bộ Đảng rất gay gắt. Bao nhiêu người đã từng có tư tưởng mới và đã sang Việt Nam để học tập về đều bị thanh trừng hết, có đợt thanh trừng 6, 7 cán bộ cao cấp của quân đội, của Đảng. Cho nên trong nội bộ Đảng có rất nhiều rạn nứt trong việc đấu tranh thống nhất nước nhà thời gian đầu.
Về đường lối xây dựng kinh tế, cân đối giữa phát triển kinh tế với phát triển quốc phòng trong Đảng cũng rất nhiều tranh cãi và phe của Kim Nhật Thành vẫn là phe thắng. Ông Kim đã gạt bỏ những người có tư tưởng cho là hữu khuynh, không nhìn rõ kẻ thù, ảo tưởng về hòa bình. Đảng kiên quyết phát triển công nghiệp nặng, sau đó mới đến phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, do đó rất tốn kém tiền của, vì thế mà sự tin tưởng của nhân dân ở Đảng ngày càng giảm. Cũng chính vì đường lối phát triển không hợp lý, do vậy không thể thực hiện được ước mơ của Chủ tịch Kim Nhật Thành là “Toàn dân được ăn cơm trắng và chan canh thịt” cho đến tận bây giờ. Về mặt tổ chức của Đảng cũng không hoàn chỉnh. Trước năm 1980 thì cứ 5 năm đại hội Đảng một lần. Nhưng từ Đại hội VI (10/1980) đến nay – 23 năm không họp Đại hội Đảng. Vậy các chi bộ sinh hoạt kiểu gì? Bầu bán ông Kim lên làm Tổng bí thư như thế nào? Đó là chuyện rất lạ.
Quá trình đưa ông Kim con lên làm lãnh tụ, sẽ nói sau. Riêng chuyện bầu ông làm Chủ tịch Đảng là cách làm rất độc đáo, không có Đảng nào làm như thế cả. Theo như báo Đảng cho biết, ông Kim sinh hoạt trong một chi bộ, được chi bộ suy tôn lên làm Tổng bí thư. Một người có ý kiến như vậy, chả ai dám phản đối cả. Ai mà phản đối là phải rút thẻ Đảng ngay. Cuối cùng cả chi bộ phải đồng ý. Chi bộ báo cáo lên Đảng ủy khu. Đảng ủy khu lại phổ biến cho các chi bộ khác. Cũng không có chi bộ nào dám phản đối cả, cứ theo vết dầu loang đó, cả nước suy tôn ông Kim Châng In làm Tổng bí thư của Đảng, không có một cái phiếu bầu, không có một cái biên bản, không cần có một Đại hội nào cả. Tự dưng ông làm Tổng bí thư, kỷ luật Đảng, tổ chức Đảng không chặt chẽ, theo một sự duy ý chí. Tất nhiên là ông ấy đã bật đèn xanh cho một tay nào đó làm. Bên trong thì không ai có thể hiểu được, nhưng hình thức bên ngoài thì là chuyện có thật, viết ở trên báo.
Quá trình lên nắm chính quyền của Kim con là do Kim Nhật Thành (Kim bố) chọn làm người thừa kế.
Về gia đình của Kim Nhật Thành: Bà vợ trước có 3 con trai. Kim Châng In là thứ 3. Ông rất lười học, chỉ thích chơi. Ông đã phá không biết bao nhiêu xe Mercedes của bố. Ông tập cả lái máy bay phản lực, tập cả phi ngựa. Nhìn ảnh ông thì ta thấy rất xấu tướng, bẩn tướng, tóc lúc nào cũng dựng ngược lên, môi thì thâm như có bệnh tim, da dẻ thì xỉn. Khi còn sống Kim bố đã tuyên bố: “Tôi sẽ chọn đồng chí Kim Châng In làm người thừa kế, vì tôi thấy đồng chí Kim Châng In có rất nhiều phẩm chất và năng lực công tác, đạo đức cách mạng, có nhiều khả năng thay thế tôi làm việc, cho nên tôi tin rằng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ủng hộ để đồng chí Kim Châng In làm việc”.
Vì vậy khi Kim Châng In lên là nghĩ ngay muốn giữ gìn được an ninh chính trị phải nắm được 3 lực lượng: một là quân đội để có sức mạnh trị vì đất nước; thứ hai là lực lượng an ninh để phát hiện được những chỗ hỏng hóc trong xã hội để chấn chỉnh, để dẹp. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải nắm được lực lượng trẻ, đó là lực lượng thanh niên. Nhưng khi lên nắm quyền thì mạnh nhất là nắm được quân đội và một nửa thanh niên. Còn an ninh thì không nắm được. Ông ta nghĩ rằng cũng như các thời đại vua chúa khác, không có quân mạnh thì không trấn yên được bờ cõi, không dẹp được loạn trong nước. Vả lại quân đội là loại nước sông công lính, tuyển vào không phải trả lương, bắt đi lao dịch ở đâu là phải đi. Cho nên rất nhiều công trình lớn của Triều Tiên phần lớn đều do lực lượng quân đội làm, kể cả đập chắn nước lớn bên bờ biển Tây. Thời hạn nghĩa vụ của Bắc Triều Tiên hiện nay tăng từ 7 năm lên 14 năm. 14 năm thì coi như hết cả đời thanh xuân của họ.
Quá trình đưa Kim Châng In lên nắm quyền (1975) trong nội bộ Đảng đã có rất nhiều thắc mắc. Những năm đó số cán bộ cốt cán của triều đình còn rất nhiều, về tuổi đời, năng lực làm việc, công lao với cách mạng rất lớn. Thế mà lại đưa một anh còn trẻ măng mới học trong trường – khoa kinh tế – để thay thế, không khỏi có nhiều người phản đối. Vì vậy muốn duy trì được ý định của mình, Kim Nhật Thành phải thay đổi rất nhiều cán bộ để duy trì chế độ cha truyền con nối.
Khi ông Kim Nhật Thành chết đột ngột ngày 8 tháng 7 năm 1994, người ta tưởng đây là cơ hội thuận lợi để ông Kim con lên nắm tất cả các chức quyền trong Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Nhưng đến tháng 5 năm 1998, tức là 4 năm sau Quốc hội mới họp, lúc đó ông Kim Châng In mới lên nắm các chức vụ Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch Hội đồng quân sự Nhà nước. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998 thì Hội đồng quân sự Nhà nước thâu tóm toàn bộ quyền hành kể cả về Đảng lẫn chính quyền trong đất nước. Người làm Chủ tịch Hội đồng quân sự Nhà nước thâu tóm toàn bộ các quyền, kể cả quyền phát động chiến tranh. Như vậy ông Kim con đã giữ hai chức vụ to nhất của đất nước. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998, toàn Đảng, toàn dân Triều Tiên suy tôn đồng chí Kim Nhật Thành làm Chủ tịch nước vĩnh viễn của Nhà nước Triều Tiên, không có ghế Phó chủ tịch nước. Kim con cũng muốn giữ chức vụ chủ tịch nước nhưng trong quá trình đấu đá nhau không thể ngồi được, nên quy cho ông Kim bố làm chủ tịch vĩnh viễn, mặc dù ông ta đã chết, đang nằm dưới đất. Như vậy không ai nhảy được vào chiếc ghế này. Như vậy, tất cả các quyền hành đều nằm trong tay Kim con. Cho nên có chuyện vui khi ông Đại sứ Bắc Triều Tiên sang nhậm chức tại nước ta năm 1997, trình quốc thư: Trong thư trình thì người ký lại là ông Kim Nhật Thành, mặc dù ông đã chết được 3 năm rồi. Bộ Ngoại giao ta không chấp nhận, đề nghị bạn về báo cáo, sau đó thông tin cho Việt Nam biết. Sau đó Bộ Ngoại giao bạn đề nghị ta chấp nhận vì nước bạn lúc đó chưa có chủ tịch nước chính thức nên cứ tạm thời để Kim Nhật Thành ký. Bạn cho biết một số nước khác đã chấp nhận như vậy. Cuối cùng Bộ Ngoại giao xin ý kiến Trung ương. Trung ương chấp nhận mặc dù người đã chết vẫn ký văn bản cho người đang sống. Qua đó ta thấy trong Đảng bạn cũng đấu tranh quyền lực ghê gớm lắm.
Khi Kim Châng In tốt nghiệp cấp III, ông có sang Liên Xô vào Trường Đại học Lômônôxốp tham quan. Sau đó ông ta về nước và nói học ở trong nước cũng tốt. Câu nói “học ở trong nước cũng tốt” của ông đã trở thành phương châm giáo dục của Bắc Triều Tiên. Từ đó trở đi không gửi lưu học sinh ra nước ngoài. Mãi gần đây có một số học sinh do các tổ chức quốc tế mời đi tham quan, hoặc đi du lịch 1, 2 tháng rồi về, nhưng thường không được trọng dụng. Phương châm giáo dục của Kim Châng In đưa ra là phải đào tạo trở thành những trung thần chỉ biết có trung thành với một lãnh tụ là Kim Châng In mà thôi.
Vấn đề tự hào dân tộc thì rất quá đáng. Lãnh tụ Kim Nhật Thành đã nói chỉ có đúng, chứ không bao giờ không đúng vì Hiến pháp năm 1998 sửa đổi đã ghi rõ đường lối kinh tế là theo đường lối Thanh Sơn Lý (Làng Thanh Sơn). Đường lối Thanh Sơn Lý do ông Kim Nhật Thành đề ra năm 1959. Đường lối này là Đảng lãnh đạo kinh tế, tất cả đảng viên tập trung vào thực hiện nghị quyết của Đảng về kinh tế. Bí thư chi bộ của làng đứng ra phân công lao động: Tổ này đi bới cỏ, tổ kia đi bắt sâu. 8 giờ ra đồng, đến 10 giờ giải lao 15 phút hát mấy câu, cờ lá chuối cắm khắp cả cánh đồng, đánh trống ầm ĩ. 11 giờ nghỉ về ăn cơm. Như vậy thì làm sao nông nghiệp phát triển được.
Thí dụ thứ 2: Năm 1999, anh Trần Văn Đăng sang thăm Bắc Triều Tiên, đi thăm rất nhiều nơi, có những tòa nhà diện tích mặt bằng 2000 m2 , cao 5, 6 tầng. Hỏi ai thiết kế. Họ nói chúng tôi thiết kế, xây dựng trong một năm. Đến đâu hỏi đều được bạn trả lời trong một năm. Đến tàu điện ngầm, anh Đăng hỏi: Ga tàu điện ngầm xây trong bao lâu. Họ lại nói trong một năm. Ở nhà máy sản xuất xi măng, máy móc đều nhập của Hà Lan, đều dán tem sản xuất tại Hăm Buốc (Tây Đức) và Hà Lan. Khi phóng viên hỏi họ nói chúng tôi tự sản xuất lấy. Trong khi đó các chuyên gia Hà Lan đang cầm máy bộ đàm để chỉ đạo sản xuất, lắp ráp. Họ vẫn bảo tất cả kỹ thuật của Triều Tiên. Chúng tôi thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành. Tất cả là theo đường lối chỉ đạo của Kim Châng In.
Ông Kim Châng In cũng rất thích có tiếng tăm. Năm 1989 có Đại hội Thanh niên thế giới họp tại Bình Nhưỡng, ông chỉ đạo xây khách sạn Liễu Cảnh 105 tầng, hình tháp có 3 chân chĩa ra như đuôi của cái tên. Xây được một năm thì móng đã bị nghiêng. Báo chí ngày nào cũng đăng tin: Hôm nay xây được một tầng, hôm nay xây được hai tầng. Sau đó bỗng thấy báo chí im hẳn. Hóa ra móng nghiêng, không làm nữa. Đến bây giờ xi măng đã mọc rêu, trên đỉnh vẫn còn có cái cần cẩu để trên đó. Rất nhiều nước xin vào gia cố, nhưng họ không cho. Lãnh tụ đã làm, đã nói là đúng, có sai cũng để đấy thôi.
Hiện nay xã hội Triều Tiên nói Đảng là gì: Đảng là lãnh tụ, lãnh tụ là Đảng. Nhìn vào lãnh tụ là biết Đảng ra sao.
Về giáo dục của bạn là hình thức chủ nghĩa, hời hợt. Bạn đã biết trên thế giới đang phát triển về mọi mặt, nên bạn cũng rất lo, đang tìm cách giải quyết, không thể để mãi tình trạng hiện tại, sợ sẽ đảo chính. Tin đảo chính thì nhiều, nhưng chúng tôi cũng không nắm được chính thức. Nhưng tự dưng có vụ nổ, họ nói đó là đảo chính.
Bắc Triều Tiên cũng đang tìm cách để thoát ra khỏi khó khăn. Kim Châng In khẳng định: Trên thế giới này chỉ có một siêu cường, đó là Mỹ. Khi mà khai thông được với Mỹ thì khâu trung tâm sẽ khai thông được tất cả các quan hệ khác. Đó là tư tưởng thông suốt chỉ đạo của Kim Châng In. Vì không mặc cả được với Mỹ và Hàn Quốc về kinh tế, phải mặc cả với Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Năm 1985 đã xây dựng phát triển vũ khí hạt nhân. Còn việc Bắc Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân chưa thì hiện tại chưa ai khẳng định được. Nhưng Mỹ cũng phải nể và Bắc Triều Tiên cũng đã kéo được Mỹ vào bàn hội đàm và ký được hiệp định khung năm 1994. Qua hiệp định, Mỹ yêu cầu Bắc Triều Tiên không sản xuất vũ khí hạt nhân nữa, Mỹ sẽ xây dựng cho Bắc Triều Tiên một nhà máy phát điện bằng năng lượng hạt nhân nguyên tử, trị giá năm 1994 khoảng 4,6 tỷ USD, tính trượt giá đến bây giờ phải non 10 tỷ USD.
Trên đà thắng đó, Bắc Triều Tiên tiếp tục dùng con bài hạt nhân để mặc cả với Mỹ với mục đích bắt Mỹ phải ngồi bàn trực tiếp với Bắc Triều Tiên như thiết lập quan hệ đối ngoại, viện trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên. Từ chuyện đó bắt buộc Nhật cũng phải thiết lập quan hệ ngoại giao, phải viện trợ cho Bắc Triều Tiên.
Bây giờ Mỹ và thế giới cứ phải quan tâm đến vũ khí hạt nhật của Bắc Triều Tiên, mặc dù không biết thực hư sẽ ra sao. Nhiều người cho rằng Bắc Triều Tiên nói vậy chứ làm gì có vũ khí hạt nhân vì tiềm lực kinh tế yếu, tổng sản phẩm quốc dân có 15 tỷ USD. Trong khi đó, Hàn Quốc có 500 tỷ USD. Nhưng mà ai cũng sợ vì tính khí của họ là tên khủng bố quốc tế rồi. Nhật và Hàn Quốc rất sợ vì họ có một cơ ngơi khang trang đẹp đẽ, rất cần có một không khí hòa bình ổn định để phát triển làm ăn kinh tế. Họ rất sợ chiến tranh. Cho nên nếu mà Mỹ làm căng với Bắc Triều Tiên thì Hàn Quốc và Nhật Bản lại phải lạy van Mỹ vì Mỹ đánh nhau với Bắc Triều Tiên thì chỉ thanh lý được một số vũ khí từ chiến tranh thế giới thứ hai đến giờ. Còn nếu chiến tranh nổ ra thì Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ bị thiệt hại trước tiên và rất lớn. Mỹ cũng rất muốn đánh Bắc Triều Tiên. Có 2 lần, đó là cuối năm 1994, Mỹ đã định dội bom nguyên tử xuống Bắc Triều Tiên. Thông tin này đã được kết luận. Tháng 12 năm ngoái, Mỹ cũng đã định đánh Bắc Triều Tiên một lần nữa, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản lại can.
Tại sao lại gọi Bắc Triều Tiên là khủng bố quốc tế vì ngay từ lâu đã có tư tưởng dùng bạo lực để ám sát, triệt lãnh đạo của Hàn Quốc. Năm 1988, Tổng thống Hàn Quốc đi thăm Rang-un (Miến Điện), đến thăm nghĩa trang Nhà nước. Bắc Triều Tiên đã cử 2 đặc công sang cài mấy quả mìn ở cổng nghĩa trang. Rất may xe của Tổng thống vừa đi qua thì mìn nổ, 4 xe tiếp theo chở các Bộ trưởng và tùy tùng thì chết. Xe của Tổng thống thì thoát. Sau đó an ninh Miến Điện cho lùng soát và bắt được 2 người Bắc Triều Tiên. Sau đó là vụ “quả bom nước 20 tỷ tấn” định dội vào Hàn Quốc. Vì khu vực núi Kim Cương Sơn do rất nhiều trái núi hợp thành hệ thống núi. Bắc Triều Tiên cho xây chắn núi nọ với núi kia thành ra một cái bể chứa 20 tỷ mét khối nước. Mỗi mét khối nước nặng 1 tấn. Người ta gọi là 20 tỷ tấn. Đập đó cách thủ đu Xê-un 100 km và cao hơn thủ đô Xê-un hơn 1000 mét. Nếu Bắc Triều Tiên cho đặt 1 tấn bộc phá ở dưới chân đập và cho nổ đồng thời thì 20 tỷ tấn nước này sẽ thổi thủ đô Xê-un bay sang biển Đông như ta lấy một thùng nước hắt một cái lá tre xuống cống. Cho nên thế giới gọi Bắc Triều Tiên là tên khủng bố quốc tế và phản đối kịch liệt. Thế giới đã giúp thành phố Xê-un xây một cái đập, gọi là đập Hòa Bình cong cong để chắn lượng nước từ bên kia tràn sang, sẽ tóe sang hai bên.
Sau đó lại có vụ nổ máy bay của hãng hàng không Koreairlines của Hàn Quốc năm 1988 làm chết mấy trăm người. Rồi là bắt cóc người Nhật về Bắc Triều Tiên. Rồi việc thanh trừng nội bộ rất nhiều. Cuối cùng Mỹ đã quy Bắc Triều Tiên vào danh sách nước ủng hộ khủng bố quốc tế.
Bắc Triều Tiên quan hệ với Việt Nam cũng có rất nhiều trắc trở. Bắc Triều Tiên rất cơ hội chủ nghĩa và vì quyền lợi dân tộc hẹp hòi, chẳng có vì quốc tế cộng sản hay vì cái gì hết. Thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Bắc Triều Tiên cũng ủng hộ nhưng với tinh thần là để chia lửa với Hàn Quốc, để Mỹ tập trung quân đánh Nam Việt Nam, để cho Nam Triều Tiên rảnh tay đỡ chuyện tranh giành khu vực bán đảo Triều Tiên. Chính vì thế nhiều khi Việt Nam cần thì Bắc Triều Tiên không ủng hộ, lúc không cần thì lại dương cao ngọn cờ yêu cầu Việt Nam theo Bắc Triều Tiên lập ra Mặt trận châu Á chống Mỹ vào khoảng 1968-1970 là lúc cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam đang rất quyết liệt.
Khi Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, sáu tháng sau báo chí Bắc Triều Tiên vẫn không đưa tin thắng lợi vĩ đại của Việt Nam. Cả thế giới người ta hân hoan vui mừng, trống dong cờ mở để hoan hô Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nhưng ông bạn Bắc Triều Tiên vẫn cứ im lặng. Sau đó ta vận động, lúc đó báo chí mới đưa tin, nhân dân mới biết Việt Nam giải phóng rồi. Sau đó lại thôi luôn cho nên rất nhiều người về sau này không biết được Việt Nam đã giải phóng. Họ cho rằng các đồng chí Việt Nam không chịu chờ đợi để giải phóng Nam Triều Tiên đồng thời giải phóng Nam Việt Nam, như vậy là các đồng chí dồn hết khó khăn sang cho chúng tôi. Mỹ xong bên đó rồi sẽ quay sang đánh chúng tôi. Các đồng chí không có tinh thần quốc tế. Họ lập luận quái gở như vậy. Còn vấn đề vì lợi ích dân tộc hẹp hòi theo đuôi Trung Quốc trong vấn đề Campuchia chống Việt Nam thì rất lớn. Nhưng vì ta không bắt được tài liệu, không bắt được chuyên gia tại đấy, vì ta đánh Pôn Pốt theo kiểu xua chân, nếu đánh chụp, đánh bao vây thì chắc chắn bắt được nhiều chuyên gia của Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên thực ra cũng chẳng tốt gì với Việt Nam, nhưng lúc nào cũng có tư tưởng đòi nợ Việt Nam: trước kia, chúng tôi giúp các đồng chí trong chiến tranh chống Mỹ, bây giờ các đồng chí phải giúp chúng tôi. Các đồng chí không được quan hệ với Nam Triều Tiên. Nhưng do xu thế không thể đảo ngược được, các nước XHCN, Liên Xô, Trung Quốc đều đặt quan hệ với Nam Triều Tiên. Việt Nam cũng là nước XHCN cuối cùng đặt quan hệ với Nam Triều Tiên cho nên bạn đỡ hậm hực. Khi ta lập được quan hệ ngoại giao rồi thì lại khuyên ta chỉ đặt quan hệ ngoại giao, đừng đặt về quan hệ kinh tế, quan hệ với Đảng cầm quyền ở Hàn Quốc. Sau này, Tổng bí thư Đảng ta đi thăm Hàn Quốc, thiết lập quan hệ với Đảng cầm quyền của Hàn Quốc. Bạn cũng chẳng thể đảo ngược lại được, đành phải ngậm ngùi. Mặc dù vậy họ vẫn có những trắng trợn, thí dụ: viên đại sứ Bắc Triều Tiên hiện nay ở Việt Nam, khóa trước làm tham tán Sứ quán Triều Tiên ở Việt Nam, lúc đó là năm 1995, anh ta lên Bộ Ngoại giao khuyên chúng tôi: Các đồng chí đừng có tin Nam Triều Tiên kinh tế phát triển, họ không làm được ô tô, tivi…, mà họ mua của các nước khác về để tuyên truyền.
Trong khi đó, Việt Nam đã buôn bán với Hàn Quốc, các công ty của Hàn Quốc đã vào đầu tư ở Việt Nam và họ cũng biết chúng tôi đã từng công tác, học tập ở Hàn Quốc nhiều năm. Tóm lại, con người Bắc Triều Tiên là rất khó chịu, xã hội, lãnh đạo rất khó chịu, không hiểu nó là cái gì? Chúng tôi đã công tác ở Bắc Triều Tiên mấy chục năm, nhưng bây giờ nói Bắc Triều Tiên là cái gì thì rất khó.
Bắc Triều Tiên đưa ra tư tưởng chủ thể. Vậy tư tưởng chủ thể là gì? Đó là tư tưởng cho con người là chủ thể của cách mạng, cũng là chủ thể của vận mệnh của mình, của chính bản thân mình. Đó là nội dung của tư tưởng chủ thể. Nhưng mà việc thực hiện tư tưởng chủ thể thì lại thực hiện theo một ý đồ đằng sau những danh từ của tư tưởng chủ thể. Cho nên thế giới đánh giá tư tưởng chủ thể là loại tư tưởng đóng cửa, không tin vào bất cứ một ai, không tin vào bạn bè, đóng cửa chặt. Có người nước ngoài nói tư tưởng chủ thể là một loại tư tưởng phản động. Xã hội càng phát triển, càng văn minh lên thì tư tưởng chủ thể càng bộc lộ rõ tính phản động, kìm hãm sự phát triển. Nghe họ nói thì rất hay, nhưng làm thì rất dở. Thế giới sợ và ghét, ngại không muốn đến gần... "


HQ-empire biên tập
Nguồn: quockhuyen.com
 

r10

Lão tướng FCBSG
Đầu quân
5/8/07
Bài viết
7,549
Được thích
9
Điểm
38
Tuổi
34
Nơi ở
Sài Thành
Barça đồng
0
Nói thật, giờ em mới được "mở mắt" về Triều Tiên :)) Trước giờ đọc, gần như không có tài liệu nào gọi là "thực tế" như cái này cả :D

Thật không thể nào tưởng tượng được lại còn sót lại một đất nước như vậy :-j Giờ mà quăng qua đó, chẳng khác nào bị lưu đày biệt xứ :-ss
 

JBtheCuler

Cựu Bí thư Xã
Đầu quân
7/4/11
Bài viết
973
Được thích
8
Điểm
18
Tuổi
33
Nơi ở
Aragon
Barça đồng
0
Thật sự thì đôi khi trong suy nghĩ của chúng ta cũng đã hiểu hoặc chí ít phần nào về Triều Tiên rồi đấy thôi anh Thịnh à. Hoặc vì chúng ta thiếu chứng cứ để có thể thuyết phục bản thân mình chấp nhận?? Riêng bản thân em thì phần nào suy nghĩ rằng với kiểu tư duy XHCN "khép mình" cực đoạn bấy lâu nay thì dễ gì đất nước cũng lâm vào tình trạng như thế :D
 

r10

Lão tướng FCBSG
Đầu quân
5/8/07
Bài viết
7,549
Được thích
9
Điểm
38
Tuổi
34
Nơi ở
Sài Thành
Barça đồng
0
Thật sự thì đôi khi trong suy nghĩ của chúng ta cũng đã hiểu hoặc chí ít phần nào về Triều Tiên rồi đấy thôi anh Thịnh à. Hoặc vì chúng ta thiếu chứng cứ để có thể thuyết phục bản thân mình chấp nhận?? Riêng bản thân em thì phần nào suy nghĩ rằng với kiểu tư duy XHCN "khép mình" cực đoạn bấy lâu nay thì dễ gì đất nước cũng lâm vào tình trạng như thế :D
Uhm thì ít nhiều cũng biết sơ qua nhưng một bài thực tế từ những người đi về thì mới thấy... buồn... cười ;))

Ngẫm lại thấy Hàn Quốc... xì teen quá :beauty:
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Chủ đề mới nhất

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top