Đến giờ phút này có thể khẳng định Barça khủng hoảng trầm trọng hàng phòng ngự do sai lầm có hệ thống từ các cấp.
Đầu tiên là cấp lãnh đạo với việc mua bán thiếu dứt khoát và có tầm nhìn. Nói không ngoa rằng sau thời Txiki - Laporta thì Barça sẽ không đào đâu ra những tên tuổi tầm cỡ mà ngẫm lại chúng ta phải rất kính nể họ: Edgar Davids, Eto'o, Ronaldinho, Deco, Ludovic Giuly, Marquez, Larsson, Belletti, Edmilson, Messi, Saviola, Riquelme, van Bommel, Rüstü Recber, Thuram, Zambrotta, Eidur Gudjohnsen, Titi Henry, Abidal, Toure, Pique, Dani Alves, I'mBra, Villa...
Hãy nhìn vào những cái tên trên để hiểu những cầu thủ Barça mua bán thời Txiki vẫn là miếng ngon dành cho kẻ lì đòn. Những cái tên trên kết hợp cùng kế hoạch phát triển đào tạo trẻ rộng khắp (tầm với ra toàn thế giới) đã giúp Barça bước sang một trang sử mới. Dù chúng ta có chửi bới Txiki chậm chạm trong việc mua những cái tên mọi người thích thú nhìn thấy họ khoác áo Barça nhưng cũng phải thầm khen cựu giám đốc của Barça là người rất giỏi chốt hạ kiểu khi đã máu thì đừng hỏi bố cháu là ai (Laporta chứ ai).
Thời kỳ này ta chứng kiến Barça cò kè từng đồng với các đội và thậm chí còn không thể mua nổi. Tất nhiên khách quan là sự lớn mạnh từ các túi tiền chật ních đồng Euro của các tỷ phú khiến Barça không thể mạnh bạo so sánh ngay cả khi cầu thủ đó công khai tuyên bố muốn khoác áo Barça - đội bóng mạnh nhất và vĩ đại nhất trong con mắt họ. Có điều sự chủ quan bắt nguồn từ sức ép kiếm tiền và mong muốn làm ngân quỹ câu lạc bộ giàu có hơn đã khiến chuyện quan trọng nhất của một đội bóng là cầu thủ được đặt không vượt trội hẳn khiến Barça chả khác gì một tay trọc phú ngồi giữ tiền. Sự chủ quan là việc số phận của câu lạc bộ nằm trong tay một vị thương nhân hơn là một tay mafia và cực đoan kiểu Laporta. Sự chủ quan là cá tính của Barça hiện tại thiếu quyết đoán và mạnh bạo. Tài quyết đoán và áp phe thì Rosell còn phải học Laporta rất nhiều. Những sự chủ quan bên trên đã khiến Barça quá tự tin vào lứa trẻ và hạn hẹp việc bổ sung nhân lực trong khoảng thời gian cả trăm ngày ngồi thấp thỏm chờ đợi. Lựa chọn Tito là một lựa chọn an toàn và bản thân Tito cũng là một người an toàn.
An toàn trong lựa chọn không mang đến an toàn cho đôi chân hậu vệ
Chẳng hiểu có phải chủ nào thì tớ nấy không khi Tito cũng mang sự chủ quan đến với đội bóng. Một chính sách xoay vòng quyết liệt mà số cầu thủ bị chấn thương vẫn nhiều vô kể. Oái ăm lại là chấn thương từ phía hậu phương vốn là tuyến thiếu nhân sự chất lượng nhất trong cả đội. Khi đó ta tự hỏi chắc có lẽ trong hơn trăm năm lịch sử câu lạc bộ mới thấy cầu thủ trẻ từ tuyến dưới được lên đội một tập luyện nhiều đến thế. Khi xưa rất hiếm các cầu thủ trẻ được lên tập cùng các đàn anh. Ngay cả Messi khi xưa cũng phải được sự cho phép chán chê từ các cấp lãnh đạo mới được đến đá bóng bên cạnh Ronaldinho. Thế mà giờ đây thậm chí có những cầu thủ trẻ ta chưa kịp biết tên đã xuất hiện trên sân đá ma các đàn anh như chuyện bình thường ở xã. Tại sao lại thế? Thiếu quân hay ưu tiên cầu thủ trẻ?
Một cách logic truyền thống thì việc tập luyện hàng tuần là thời gian để nhuần nguyễn tiki-taka. Ai là đối thủ tập luyện tốt nhất với chúng ta? Real Madrid hay Chelsea ư? Không. Chính là lứa trẻ của chúng ta với một tư tưởng và lối chơi đồng điệu. Nói một cách khác tuyến trẻ của chúng ta là đội xanh tuyệt vời nhất cho các đàn anh và ngược lại được tập cùng tinh hoa Blaugrana chính là cách nhanh nhất giúp các đàn em nhanh tiến bộ. Vậy nhưng Tito vẫn là tay an toàn. Số cầu thủ trẻ được cho ra sân chưa thỏa mãn số lượng đông đảo từ phía sau đang chờ đợi. Bartra hay Montoya chưa phải lựa chọn số 2. Họ chỉ là lựa chọn số 3 khi lựa chọn số 2 là các tay ngang không hoàn thành nhiệm vụ hoặc gặp chấn thương. Không hiểu Tito huấn luyện các cầu thủ mình ra sao khi các cầu thủ hàng phòng ngự liên tục gặp chấn thương. Hình như những miếng - bài giữ chân và tránh chấn thương đã biến mất sạch. Hàng phòng ngự nát như bươm và Tito vẫn thích thú với các thử nghiệm mang phong cách Edison một cách cần cù bù chấn thương. Chiến thuật xoay vòng của Tito là đúng nhưng nó không đủ đúng nếu Tito không đặt ưu tiên phẩm chất lên trên danh tiếng và chúng ta sẽ còn phải hỏi nhau rằng hiện tại đâu là hàng phòng ngự số 1. Giai đoạn khởi động đã trôi qua và giờ là lúc tăng tốc.
Tương lai nằm trong các phán quyết về chuyển nhượng
Tương lai của Barça thật sự khó dự đoán khi Xavi nghỉ hưu. Sớm thôi, 3 năm nữa là Xavi không đủ sức chuyền quá ba trăm lần trong một trận. Và chả cần tìm hiểu ta cũng biết kế hoạch xây dựng đội bóng khi trái tim giữa sân này rút sau hậu trường đã được các lãnh đạo thực hiện. Cầu thủ nào sẽ thay thế Xavi? Thiago hay Cesc? Chúng ta sẽ còn cãi nhau nhiều. Nhưng ưu thế có vẻ nghiêng về phía cầu thủ gốc Brazil khi hội tụ các yếu tố kỹ thuật, ảo thuật và chiến thuật. Messi sẽ còn tỏa sáng vài mùa nữa hay thậm chí là sau khi chạm ngưỡng 30 tuổi. Ai sẽ ở bên cạnh cậu ta? Đây mới là kế hoạch lớn nhất mà chúng ta trông chờ Rosell. Xin thưa với các bạn rằng David Villa lẽ ra nên được bán ngay từ đầu mùa. Chúng ta trông chờ gì ở cầu thủ đã chấn thương cả mùa. Phải bỏ qua Euro để dồn sức phục vụ Barça nhưng lại không đủ sức chạy đuổi bóng vây ráp mà chỉ vật vờ chờ bóng đến chân trong không quá 70 phút một trận. Ta không thể trông chờ một tiền đạo như thế và Tito chắc chắn đúng khi không dành đủ 90 phút cho Villa. Với 4 năm hợp đồng và đang ở năm thứ 3. Sau mùa bóng này Villa chỉ còn một năm và thử hỏi Barça có tiếp tục muốn giữ chân tiền đạo này khi đã bước đến tuổi 33 không? Chắc chắn là Zubi không phải tay đần để đứng trước cánh báo giới và chém gió chúng tôi vẫn muốn giữ cậu ấy từ tận trái tim vì cậu ấy vẫn rất đẳng cấp và khỏe như một chú bò tót. Khi hợp đồng chỉ còn 1 năm thì chắc chắn con buôn Rosell sẽ dạm ngõ các đội bóng khác giúp Villa. Do đó đây là mùa bóng cuối cùng của anh với đội bóng đã giúp anh thỏa ước mơ vô địch còn thiếu của mình và còn gì cháy được nốt thì chúng ta đều tri ân. Chứng kiến sự khúc mắc của Messi và Villa trên sân, cả đội nói đó là chuyện bình thường. Đó là ngụy biện. Đúng là nó rất bình thường trong bóng đá nhưng là bình thường trên sân tập. Còn khi đứng trước ống kính máy quay toàn thế giới thì xin lỗi là đừng nên cố xua đám khói làm gì vô ích. Khi Messi ghi bàn, Villa vỗ tay. Hành động không chạy ra ăn mừng cùng đồng đội được coi là bình thường trong một tập thể vốn đề cao sự đoàn kết như Barça là chuyện bình thường ư? Làm gì có. Đó là sự bất thường. Alves đã phải chạy ra ôm Villa để chia sẻ bức xúc của tiền đạo này rằng lẽ ra Messi có thể chuyền cho anh ta hơn là sút thẳng vào người thủ môn và có vẻ ăn may bàn thắng đó. Máu ghi bàn thì ai chả có. Nhưng đặt nó lên trên đoàn kết đồng đội thì cứ xác định sớm khi ở Barça.
Giờ ta xem ai thay thế anh. Neymar là cái tên được mong chờ nhất. Nếu vào tay Laporta thì có thể cả trăm triệu đã được bỏ ra để mua tài năng trẻ này. Tôi tin với Neymar thì đừng có dại mà chần chừ. Nhưng có lẽ ước mơ vô địch World Cup 2014 của Brazil quá lớn nên việc chính trị và tầm nhìn của họ có thể đặt ra một hòn đá tảng về mục tiêu mong muốn gìn giữ viên ngọc này thực sự thô cho năm 2014. Theo tôi phải sau khi mùa bóng 2014 kết thúc thì Neymar mới xuất ngoại. Nếu lúc đó cậu ta không đến Barça thì đó là tội rất lớn của Rosell. Còn mùa bóng năm sau thì chúng ta cũng đừng mơ đến những cái tên nổi đình đám kiểu Falcao vì các lãnh đạo câu lạc bộ không phải những ông trùm thứ thiệt toan tính cho một mùa. Đó là lúc tài năng an toàn và giỏi hàn giỏi trộn của Tito giúp đỡ họ. Còn bây giờ....việc mua bán của Barça là chuyện nhàm chán nhất ở đội bóng này.
or post as a guest
Be the first to comment.