Zlatan Ibrahimović

yulong

Cựu cán bộ viện bảo tàng xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
786
Được thích
1
Điểm
18
Tuổi
35
Nơi ở
Xứ Catalan huyền thoại
Barça đồng
0


Mới đây khi được kênh Telefoot hỏi về đánh giá giữa Gaynaldo và Messi, chị I'mBra đã khiêm tốn: Trong đầu tôi thì tôi là cầu thủ giỏi nhất. Rõ ràng là tôi chả cần cái QBV đó để chứng minh rằng mình là số 1.

Cũng không quên dành vài lời "khen ngợi" đối với Messi: Messi cũng khá đấy, tôi hy vọng cậu ta sẽ tiếp tục như thế. Cậu ta đã giành được gần như mọi thứ nhưng vẫn còn rất trẻ.

:smile4::smile4::smile4:
 

xavi95

Mầm non xã
Đầu quân
5/12/11
Bài viết
1
Được thích
0
Điểm
1
Tuổi
29
Nơi ở
Nou Camp
Barça đồng
0
ibra đá hay và có rất nhìu câu phỏng vấn rất sock ;;) rất thích anh này
 

r10

Lão tướng FCBSG
Đầu quân
5/8/07
Bài viết
7,549
Được thích
9
Điểm
38
Tuổi
34
Nơi ở
Sài Thành
Barça đồng
0
Lợn ra tay :smile:

[video=youtube_share;seG3JN2cfRg]http://youtu.be/seG3JN2cfRg[/video]
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Tự truyện "Tôi là Zlatan" của Ibrahimovic: "Thỏa hiệp với Pep là quyết định ngu nhất

Tự truyện "Tôi là Zlatan" của Ibrahimovic
Phần 1: "Thỏa hiệp với Pep là quyết định ngu nhất trong đời tôi

"Xin dành tặng quyển sách này cho gia đình và bạn bè, cho những người đã luôn ở cạnh tôi, trong những ngày vui và những ngày buồn. Tôi cũng tặng cuốn sách này cho tất cả những trẻ em ngoài kia, những người cảm thấy mình khác biệt nhưng không hòa nhập được với đời. Với những trẻ em như thế, tôi muốn nói là cứ việc khác biệt. Hãy là chính mình. Tôi đã tồn tại và thành công theo cách ấy".
Tự truyện Ibrahimovic.jpg

Siêu sao người Thụy Điển đã mở đầu cuốn tự truyện bằng những dòng công kích đội bóng vĩ đại đang được cả thế giới ngưỡng mộ Barca. Qua lời kể của Ibra, những bí mật thâm cung bí sử ở Camp Nou được hé lộ: Ibra đã bị Pep dằn mặt, cấm đoán mọi sở thích cá nhân để đồng hóa với "đám học trò ngoan", phải phục vụ vô điều kiện cho Messi... đến mức tuyệt vọng, bế tắc và suýt phải giải nghệ.

BARCA LÀ NƠI BUỒN TẺ

Pep Guardiola, HLV của Barcelona, trong bộ vest xám và gương mặt trầm trọng, nhìn tôi với ánh mắt nghi ngại. Ngày ấy, tôi đã nghĩ Pep là một HLV ổn, tất nhiên không phải là một Mourinho hay Capello, nhưng cũng chấp nhận được. Nhưng sau đó tôi biết mình đã lầm.

Đấy là mùa Thu năm 2009 và tôi đang sống trong giấc mơ thời thơ ấu của mình. Tôi được chơi cho đội bóng hay nhất thế giới và được chào đón bởi 70.000 CĐV tại Camp Nou. Tôi đang đi trên mây. Nhưng không hoàn toàn như thế. Có những thứ rác rưởi được viết trên báo. Họ bảo tôi là một gã xấu xa và tôi đã thật sự khó khăn để chấp nhận nó.

Nhưng kìa, tôi đã ở CLB mà mình muốn. Helena và bọn trẻ cũng vui vẻ. Chúng tôi có một căn nhà dễ thương ở Esplungues de Llobregat và tôi cảm thấy tràn đầy sinh lực. Làm sao có chuyện gì được chứ?

"Chào cậu" - Pep nói - "Ở Barca, chúng tôi luôn giữ chân mình trên mặt đất".

"Vâng," - tôi trả lời - "Tốt thôi".

"Ở đây chúng tôi không lái xe Ferrari và Porsche đến sân tập".

Tôi gật đầu, cố không tỏ ra thô lỗ theo cái kiểu xe cộ thì liên quan quái gì ở đây? Nhưng tôi tự hỏi: "Rốt cục ông ta muốn gì? Thông điệp ông ta muốn truyền đi là gì? Tôi yêu những chiếc xe của mình, chúng là đam mê của tôi. Nhưng tôi lờ mờ nhận ra dụng ý của Pep. Kiểu như: Đừng nghĩ là mình đặc biệt".

Vào thời điểm ấy, tôi đã nhận ra Barca giống như một ngôi trường. Các cầu thủ đều rất dễ thương và tôi không gặp vấn đề gì với họ. Ở đây còn có Maxwell, người bạn cũ thời còn ở Ajax và Inter. Nhưng thật sự là không có ai cư xử như ngôi sao cả.

Ở đây, họ làm mọi thứ được bảo. Tôi không hợp với kiểu sinh hoạt ấy. Nhưng tôi nghĩ: Thôi thì chấp nhận vậy. Tôi học cách thích nghi, tôi cố tỏ ra hòa đồng và dễ thương. Giờ nghĩ lại tôi thấy mình thật điên rồ. Mino Raiola, người đại diện và là người bạn, đã nói với tôi: "Chuyện gì xảy ra với anh thế? Tôi chả nhận ra anh nữa".
Mà đúng là không ai nhận ra tôi thật, kể cả những người thân nhất. Tôi đã trở nên tẻ nhạt, vâng lời và hoàn toàn khác với con người của chính mình từ thời còn ở Malmo. Suốt cả quãng đời trước khi đến Barca tôi chỉ có duy nhất một triết lý: đi con đường của riêng mình. Tôi chẳng mảy may quan tâm đến việc người ta nghĩ gì, tôi chán ghét những luật lệ và mọi sự áp đặt. Nói một cách dễ hiểu nhé: tôi thích những tay vượt đèn đỏ.
Ibrahimovic và Pep.jpg
Thật là kỳ quặc. Messi, Xavi, Iniesta, nói chung là cả nhóm cư xử như học sinh vậy. Những cầu thủ hay nhất thế giới cứ gật đầu trước mọi lời HLV bảo. Ở Italia nếu HLV bảo nhảy lên, cầu thủ sẽ hỏi: "Việc quái gì phải nhảy".​

THỎA HIỆP VỚI BỌN HLV NGU XUẨN

Nhưng giờ... tôi không còn nói những gì mình thích nữa. Tôi chuyển sang nói những gì tôi nghĩ mọi người sẽ thích. Tôi đến sân tập trên chiếc Audi của CLB cấp và đứng gật đầu vâng lời như hồi còn đi học. Tôi chẳng còn được chọc ghẹo đồng đội của mình. Thật chán. Zlatan không còn là Zlatan. Nhưng ngay cả như thế, tôi vẫn khởi đầu mùa bóng của mình rất tốt. Chúng tôi giành Siêu Cúp châu Âu. Tôi đã tỏa sáng, thống trị trận đấu. Nhưng tôi đã là một người khác.

Tôi đã cố im lặng làm như thể không có gì nghiêm trọng, nhưng tin tôi đi điều đó rất nguy hiểm. Phải khùng tôi đá mới hay được. Tôi phải la hét và làm những điều điên rồ. Giờ thì tôi phải ém tất cả những điều ấy trong người. Đó là quyết định ngu nhất của tôi trong đời. Trên sân tôi vẫn thi đấu rất bốc, nhưng chả còn vui vẻ gì.

Tôi thậm chí đã nghĩ đến chuyện từ bỏ bóng đá. Rồi Giáng sinh tới. Chúng tôi đến Are và thuê một chiếc xe trượt tuyết. Ngay cả khi cuộc sống như đứng lại tôi cũng muốn mình vận động. Tôi lúc nào cũng lái xe điên cuồng. Tôi hay phóng 325 km/h trên chiếc Porsche Turbo của mình, bỏ lại sau lưng đám cảnh sát đang cố bám theo. Tôi đã làm nhiều thứ khùng điên trong đời mà chẳng mảy may suy nghĩ về chúng. Giờ thì tôi đang ở trên núi, lái chiếc xe trượt tuyết thật nhanh và tận hưởng thời gian thoải mái hiếm hoi của mình.

Nhưng khoảng thời gian tuyệt vời ấy không tồn tại lâu. Khi trở lại Tây Ban Nha, thảm họa đã đến, một cách chậm rãi. Một đợt tuyết rơi đã đến. Cứ như thể là người Tây Ban Nha chưa từng thấy tuyết trước đây vậy. Ở khu vực tôi ở, ngọn đồi phía trước Barcelona, xe cứ băng qua trái rồi va phải suốt. Mino, tên mập đần độn, phải nói rõ hơn là tên mập đần độn tuyệt vời kẻo mọi người hiểu lầm ý tôi, rúm ró như con chó trong đôi giầy mùa Hè và cái áo khoác mỏng.

Chúng tôi lái chiếc Audi và suýt nữa thì toi mạng. Chiếc xe mất lái khi xuống đồi và tông vào một bức tường đá. Cả phần bên phải xe hư hỏng nặng. Nhưng chúng tôi đã cười vì không bị thương tích gì. Thế nhưng Messi lại lên tiếng phàn nàn.

PEP BIẾN TÔI THÀNH THỨ TỆ HẠI

Messi đã ở Barca từ khi 13 tuổi và được nuôi nấng trong văn hóa của CLB. Hắn không gặp vấn đề gì với cái môi trường rác rưởi ấy. Trong đội, lối chơi được vận hành xung quanh hắn. Messi tất nhiên chơi rất hay.

Nhưng bây giờ tôi đã đến và ghi bàn nhiều hơn. Thế là hắn đến gặp Pep và nói: "Tôi không muốn đá bên cánh phải nữa, tôi muốn vào giữa".

Nhưng trung lộ là vị trí của tôi và Pep thì chả cần hỏi han gì. Hắn đổi chiến thuật, từ 4-3-3 sang 4-5-1 với tôi đá cao nhất và Messi ngay sau lưng. Hắn ném tôi vào bóng tối. Mọi đường bóng đều phải qua chân Messi và tôi không còn được chơi thứ bóng đá của mình nữa. Trên sân tôi luôn phải được tự do như chim trời. Tôi là người luôn muốn tạo ra khác biệt. Nhưng Pep đã hy sinh tôi. Đấy là sự thật. Hắn nhốt tôi ở trên tuyến đầu.

OK. Messi là ngôi sao mà. Nên Pep nghe theo. Nhưng tôi cũng ghi hết bàn này đến bàn kia mà. Hắn đâu thể thay đổi cả đội bóng chỉ vì một cầu thủ được. Nếu hạ thấp giá trị tôi đến thế thì ban đầu chiêu mộ tôi làm gì? Hắn bỏ ra hàng đống tiền của CLB chỉ để trấn áp tôi hay sao? Pep phải nghĩ về cả 2 chúng tôi và bầu không khí trong đội chứ?

Tôi là bản hợp đồng có giá trị cao nhất đội. Tôi quá đắt tiền. Txiki Begiristain (giám đốc thể thao Barca khi ấy - PV) bảo tôi phải đến nói chuyện với HLV. Tôi không thích, nhưng tôi đã đến nói chuyện với Pep. Một người bạn đã bảo tôi như một chiếc Ferrari trong khi Pep lại dùng như một chiếc Fiat. Mà đúng vậy thật. Pep biến tôi thành một cầu thủ đơn giản hơn và tệ hại hơn. Cả đội bị ảnh hưởng bởi điều đó.

Khi chiếc xe tuyết lao đi, tôi lại cảm nhận được cuộc sống thật sự mà mình muốn, con người thật của Zlatan. Rồi tôi nghĩ: Tại sao phải chịu đựng thế này? Tôi có tiền mà. Tôi đâu phải thỏa hiệp với lũ HLV ngu xuẩn. Tôi có thể tìm niềm vui và chăm lo cho gia đình của mình.

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện "Tôi là Zlatan" của Ibrahimovic: "Thỏa hiệp với Pep là quyết định ngu nhất trong đời tôi" (P1) | Bong da
 
Sửa lần cuối:

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Ibra & chiến tranh lạnh với gã Guardiola "rác rưởi" (P.2)

Ibra & chiến tranh lạnh với gã Guardiola "rác rưởi" (P.2)

Ở phần 1, Ibrahimovic đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về cuộc sống ở Barcelona, thể hiện sự bức bối của một tính cách hoang dã trong một môi trường giáo điều và đầy ức chế cá nhân. Ibra cũng nhắc đến vai trò tối thượng của Messi và đây là một nhân tố khiến HLV Pep Guardiola làm "hỏng" phẩm chất cầu thủ của anh.
Mourinho nghe lén Pep chỉ đạo Ibra.jpg

BỊ GHÉT BỎ VÌ KHÔNG DỄ THƯƠNG HIỀN LÀNH

Thế là tôi gặp Pep để nói chuyện. Tôi đến với thái độ hết sức rõ ràng là chỉ muốn đối thoại chứ không phải choảng nhau. Tôi nói: "Tôi không muốn chiến tranh, chỉ cần một cuộc thảo thuận". Pep gật đầu, nhưng trong ánh mắt có nét sợ sệt. Tôi bèn lặp lại: "Nếu ông nghĩ tôi đến kiếm chuyện thì cứ nói, tôi sẽ bỏ đi. Nhưng tôi thật sự muốn nói chuyện". Hắn đáp: "Tốt thôi, tôi thích thảo luận với cầu thủ".

"Thế tôi vào vấn đề nhé. Ông không sử dụng đúng năng lực của tôi. Nếu cần một trung phong ghi bàn, ông nên mua Inzaghi hay một ai khác. Tôi cần khoảng trống và được tự do. Tôi không thể chạy lên chạy xuống liên tục. Tôi nặng đến 98 kg và không có nguồn thể lực cho việc ấy".

Hắn suy nghĩ, hắn lúc nào cũng tỏ ra trầm tư như vậy, rồi nói: "Tôi cứ nghĩ anh đá được như thế". Tôi đáp: "Không, thà là cho tôi dự bị còn hơn. Nói thẳng nhé, tôi hiểu ông đang hy sinh tôi cho những cầu thủ khác. Điều này không ổn đâu. Giống như mua một chiếc Ferrari về và lái nó như một chiếc Fiat vậy". Hắn lại suy nghĩ, rồi đáp: "OK, có lẽ tôi đã phạm sai lầm. Hãy để tôi sửa chữa nó".

Nhưng không có gì thay đổi cả, chỉ có chiến tranh lạnh mà thôi. Sau buổi nói chuyện ấy, hắn gần như chả nhìn đến tôi. Tôi cũng không phải loại người quá để tâm đến những chuyện như vậy. Và bất chấp vị trí mới, tôi vẫn ghi bàn.

Làm khách của Arsenal tại Champions League, chúng tôi chơi lấn lướt hoàn toàn. Tôi ghi 1, rồi 2 bàn, đều rất đẹp. Khi ấy tôi nghĩ: "Mặc xác Pep, ta sẽ đi con đường của ta". Nhưng khốn kiếp, hắn thay tôi ra. Arsenal lội ngược dòng và gỡ lại 2 bàn. Đúng là rác rưởi, rồi chấn thương đùi xảy ra.

Bình thường một HLV sẽ phải quan tâm đến những điều như vậy, Zlatan mà chấn thương thì đấy phải là chuyện nghiêm trọng ở mọi đội bóng. Nhưng Pep vẫn lạnh đá. Hắn không buồn nói với tôi dù chỉ nửa lời trong suốt 3 tuần. Một lời chào cũng không. Một cái nhìn cũng không.

Việc quái gì thế này? Tôi đã làm gì sai chứ? Tôi quái đản lắm sao? Tôi nói gì khùng điên à? Đầu óc tôi quay cuồng với những câu hỏi. Tôi nghĩ về nó nhiều đến mức không ngủ được. Tôi có cần hắn phải yêu tôi đâu, thù cũng được, nhưng phải có lý do chứ.

Tôi hỏi Thierry Henry, khi ấy đang phải ngồi dự bị. Đấy là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử ĐT Pháp, rất giỏi và thông minh, nhưng cũng gặp vấn đề với Pep. "Ông ta không chào tớ, thậm chí chả thèm nhìn, chuyện gì thế nhỉ?", tôi hỏi. "Tớ cũng đếch biết", Henry đáp.

Rồi Henry bắt đầu trêu tôi. "Này Zlatan, Pep chịu nhìn cậu chưa vậy?"; "Chưa, nhưng tôi thấy được lưng của ông ta rồi"; "Thế là có tiến bộ rồi chúc mừng nhé". Tôi càng ngày càng mệt mỏi trong việc đi tìm câu trả lời. Tôi cố thử tiếp xúc, nhưng thấy tôi đến gần là hắn quay lưng đi. Trông có vẻ sợ sệt.

"MÀY CHẾT ĐI THẰNG KHỐN!"

Ngọn núi lửa tại Iceland phun trào khiến mọi chuyến bay tại châu Âu bị hủy. Khi ấy, chúng tôi phải làm khách của Inter tại bán kết Champions League. Barca quyết định đi xe bus theo ý kiến của một số thằng bại não ở đây. Tôi đã hoàn toàn khỏi chấn thương, nhưng hành trình thì rõ ràng là thảm họa. Chúng tôi mất 16 tiếng di chuyển đầy mệt mỏi.
Ibra2.jpg

Đấy là trận đấu quan trọng nhất của mùa bóng vào lúc ấy, lượt đi bán kết Champions League. Tôi đã sẵn sàng cho tất cả, những tiếng huýt sáo, la ó từ các Interista. Nhưng chẳng vấn đề gì, điều đó càng thôi thúc tôi đá sung hơn. Nhưng vấn đề là Pep dường như cực kỳ khó chịu với Mourinho.

Mourinho quả là một ngôi sao lớn. Ông ấy từng là HLV của tôi tại Inter. Lần đầu tiên gặp vợ tôi, ông ấy đã nói: "Helena này, cô chỉ có duy nhất một nhiệm vụ: cho Zlatan ăn thật ngon, để anh ta ngủ thật ngon và giúp anh ấy luôn vui vẻ". Mourinho luôn nói những gì ông ấy muốn và tôi thích điều đó. Trông như tướng lĩnh của một đội binh vậy.

Tại Milan, Pep mở mồm với tôi sau thời gian dài:
- Cậu chơi được chứ?
- Đương nhiên.
- Cậu chuẩn bị rồi chứ?
- Rõ ràng, tôi khỏe mà.
- Nhưng đã sẵn sàng chưa? - Hắn hỏi như một con vẹt vậy.
- Nghe này, tôi có phong độ tốt, chấn thương đã qua và tôi sẽ cống hiến hết sức mình.

Hắn lại nhìn tôi nghi ngờ. Chẳng hiểu nữa. Tôi lại gọi cho Mino Raiola, tôi rất hay gọi cho anh ta. Ở Thụy Điển, cánh nhà báo gọi Mino là hình ảnh xấu cho Zlatan. Nhưng bạn muốn biết sự thật không? Mino là một thiên tài đấy. Tôi hỏi anh ấy: "Gã HLV muốn gì thế?". Rồi chả ai trả lời được.

Nhưng rồi tôi cũng được đá chính và Barca dẫn 1-0. Nhưng hắn lại thay tôi ra phút thứ 60 và đội thua lại 1-3. Tôi thật sự nổi điên. Ngày trước tôi có thể chìm trong nỗi buồn thua trận nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Giờ thì tôi có Helena và bọn trẻ. Họ giúp tôi vượt qua. Tôi lại dành sự tập trung cho trận lượt về.

Trận ấy, chúng tôi thắng 1-0, nhưng không đủ và bị loại. Trong phòng thay đồ Pep nhìn tôi như thể đấy là lỗi của tôi vậy, hắn xem tôi là một vấn đề, một gã quái dị. Sau đó tôi không còn là một phần trong đội nữa. Trận gặp Villarreal hắn cho tôi chơi 5 phút. Có tin được không. Thà là nói: “Zlatan à, trình mày còn kém”. Thà là đàn ông như vậy đi.

Tôi điên quá. Phòng thay đồ khi ấy có nhiều người, tôi tia một cái thùng kim loại và đá thẳng về phía tên kẻ thù đang xoa cái đầu hói của mình. Chiếc hộp bay lên phải 3 thước rồi rớt xuống. Rồi tôi thét lên: "Mẹ kiếp. Mày không có bi. Mày đi chết đi thằng khốn".

Tôi điên như vậy đó, và bạn chờ đợi Pep sẽ nói gì đó đại loại như: "Bình tĩnh, cậu đâu thể nói chuyện với HLV theo kiểu đó được". Nhưng không, hắn vừa hèn nhát vừa yếu đuối, đến nhặt từng món cho vào hộp, như một tên lao công rồi rời khỏi phòng. Mọi người bắt đầu bàn tán xem chuyện gì đã xảy ra, nhưng làm sao họ biết được khi chính tôi cũng không biết.

Rồi tôi nghĩ, mình 28 tuổi, đã ghi 22 bàn và có 15 đường kiến tạo tại Barca, vậy mà vẫn bị xem như không tồn tại. Không thể chịu được, không thể tiếp tục. Rồi tôi nhớ lại câu nói ngày đầu hắn gặp tôi: "Ở đây người ta không lái Ferrari và Porsche đến sân". Tôi dẹp hết. Tôi nhảy vào chiếc Enzo và đậu ở cửa sân tập.

Báo chí xúm vào đập tôi, bảo tiền mua chiếc xe đủ trả lương cả tháng cho cả đội Almeria. Mặc xác, tôi chả quan tâm. Tôi phải trở lại là chính mình, là Zlatan Ibrahimovic. Bởi vì bạn phải nhớ đó: bạn có thể kéo đứa trẻ ra khỏi những điều xấu xa, nhưng không thể ngăn những thứ xấu xa ập vào đứa trẻ được.

----------------------------------------------
Mourinho cũng luôn để tâm đến cầu thủ của mình, trái ngược hoàn toàn với Pep. Mou là người thắp sáng một căn phòng, Pep là kẻ tắt đèn để mọi người sống trong tối.

Có vẻ như Pep không biết cách quản lý những cá tính mạnh. Hắn chỉ thích những kẻ dễ thương, hiền lành. Và khi đụng chuyện, hắn chạy trốn khỏi những vấn đề của chính mình. Hắn chả dám nhìn vào mắt đối phương và điều đó khiến cho vấn đề thêm tồi tệ. Với tôi, đúng là càng ngày càng tồi tệ.

Nguồn: Bóng Đá + | Ibra & chiến tranh lạnh với gã Guardiola "rác rưởi" (P.2) | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Ăn trộm, nghịch phá & những sóng gió tuổi thơ

Phần 3: Ăn trộm, nghịch phá & những sóng gió tuổi thơ

Phần 3 trong cuốn tự truyện của Zlatan Ibrahimovic sẽ hé lộ về tuổi thơ dữ dội của chàng tiền đạo này. Ngay từ nhỏ anh đã phải gặp nhiều chuyện bất hạnh, phải tự giải quyết vấn đề của mình, không làm nũng hay rên rỉ với bất kỳ ai. Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến Ibra trở thành một gã cầu thủ ngang tàng khi đã trưởng thành.
Ibra.jpg

KẺ TRỘM ĐỒ CHUYÊN NGHIỆP

Anh trai mua cho tôi một chiếc xe đạp BMX khi tôi còn nhỏ. Tôi gọi nó là Fido Dido. Fido Dido là một con quỷ nhỏ đáng yêu, y như một nhân vật hoạt hình vậy. Tôi từng nghĩ nó là thứ dễ thương nhất trên đời. Nhưng nó đã bị trộm mất bên ngoài một nhà tắm công cộng ở Rosengard.

Bố tôi đã đến đó với tay áo xắn lên và ngực áo phanh ra. Ông là kiểu người "Đừng thằng nào đụng đến con tao, đừng chạm vào đồ vật của nó". Nhưng ngay cả một người đàn ông rắn rỏi như thế cũng không làm được gì trong tình huống này. Fido Dido đã mất rồi và tôi đã rất đau khổ.

Sau khi chiếc xe thân yêu bị trộm, tôi bắt đầu... đi trộm xe người khác. Tôi phá khóa xe một cách lành nghề. Bang, bang, bang, thế là chiếc xe trở thành của tôi. Tôi đã trở thành một tên trộm xe chuyên nghiệp và làm việc ấy với trí óc ngây thơ.

Có một lần tôi mặc đồ đen và lẻn ra ngoài vào buổi tối y hệt như Rambo. Tôi rất kết một chiếc xe đạp quân đội và đã cắt khóa nó bằng một chiếc kìm lớn. Chiếc xe hết xảy. Tôi đã cùng nó chạy qua những khu phố vào ban đêm và ném trứng vào cửa sổ nhà người ta. Cảm giác rất tuyệt, tất nhiên thỉnh thoảng cũng bị tóm.
Rồi một sự cố đã xảy ra tại khu mua sắm của căn hộ Wessels. Trời đang giữa mùa Hè mà bọn tôi mặc áo lạnh dày. Mối đứa giấu trong đó 4 cây vợt bóng bàn và mấy thứ nhỏ nhỏ mà mình giấu được. Nhưng một bảo vệ đã thấy điều đó: "Bọn mày chưa trả tiền cho mấy thứ này". Tôi móc mấy xu lẻ ra và nói: "Trả nhiêu đây đủ heng".

Tên ấy không có khiếu hài hước và chúng tôi đã bị một trận ra trò. Sau lần đó tôi quyết tâm phải ăn trộm... chuyên nghiệp hơn nữa. Và quả nhiên tôi đã thật sự lành nghề trong lĩnh vực này.

NGHỊCH NHƯ QUỶ VÀ NHỮNG TRẬN ĐÒN CỦA MẸ

Hồi bé tôi bị nói đớt và được giao cho một giáo viên phát âm. Một người phụ nữ đến trường và dạy tôi cách nói chữ "S". Nhưng tôi thấy chuyện ấy nhảm nhí quá chừng, tôi chả chịu nổi và chạy đi mất. Khi chạy thật nhanh tôi có cảm giác là không điều tồi tệ gì có thể xảy ra với mình. Chúng tôi sống ở Rosengard ngoại ô Malmo và nơi đây đầy người Somalia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Tư, Ba Lan, nói chung là đủ loại dân nhập cư. Vì thế những người Thụy Điển như tôi rất vênh váo.

Cuộc sống gia đình tôi không hề chan hòa tình thương như những gia đình khác. Chả có ai hỏi: "Sáng giờ vui không Zlatan", không một người lớn nào giúp bạn làm bài tập về nhà và hỏi xem liệu bạn có gặp vấn đề gì không. Chúng tôi tự giải quyết vấn đề của mình, không làm nũng hay rên rỉ với bất kỳ ai. Đã vậy còn có những tiếng chửi rủa và những trận đòn. Sống vậy cũng quen, nhưng đôi khi bạn cũng cần cảm giác được che chở, thương yêu.

Có một lần tôi rớt từ mái nhà của trường mẫu giáo xuống đất. Vừa khóc vừa chạy về nhà với đôi mắt bầm đen, tôi cũng hy vọng được nghe một lời an ủi. Nhưng làm gì có, chỉ có một cái tát vào mặt. "Mày làm cái quái gì trên mái nhà thế? Ngu vừa thôi chứ" chứ không phải là "Tội Zlatan của mẹ ghê". Tôi đã ôm mặt chạy đi.

Những ngày ấy, mẹ tôi không có thời gian để ôm ấp vỗ về các con. Bà luôn dọn dẹp và làm đủ mọi cách để có tiền. Cuộc sống khiến mẹ tôi trở nên cứng cỏi, với cuộc đời và với chính con mình. Thay vì nói: "Cục cưng lấy cho mẹ miếng bơ nào", mẹ tôi sẽ nói: "Uống sữa cho mau đi thằng đần".

Mẹ hay đánh bọn tôi với cái muỗng gỗ và thỉnh thoảng nó bị gãy. Thế là tôi phải di mua cái mới cứ như cái muỗng gãy là lỗi của tôi vậy. Một lần tôi ném cục gạch vào trường mẫu giáo và làm bể cửa kính, mẹ tôi nổi giận (cứ tốn tiền là mẹ tôi giận). Thế là no đòn. Đôi khi mẹ đánh nhiều đến mức chả còn cái muỗng nào trong nhà, khi ấy mẹ thay thế bằng cái chày lăn bột. Những lúc ăn đòn, tôi hay chạy đến bên Sanela (chị ruột của Ibra).

Cũng có những lúc mẹ đóng sầm cửa lại và khóc một mình trong đó. Mẹ hay khóc. Tôi thương người mẹ phải làm việc 14 giờ/ngày của mình.
Ibra2.jpg

Ibrahimovic (phải) cùng các anh chị em trong nhà​

GIA ĐÌNH TAN VỠ

Bố mẹ ly dị khi tôi còn chưa đến 2 tuổi nên tôi chẳng nhớ gì cả. Có lẽ vậy cũng tốt. Mọi người bảo đấy không phải là một cuộc hôn nhân êm đẹp. Bố mẹ hay cãi vã, đánh nhau và thậm chí ban đầu họ kết hôn cũng chỉ để cho bố tôi được phép cư trú hợp pháp (bố của Ibra là người Bosnia, mẹ là người Croatia nhập cư vào Thụy Điển - PV).

Chúng tôi sống với mẹ nhưng tôi cũng nhớ bố. Bao giờ gặp bố cũng vui. Tôi và Salena cứ cuối tuần là được gặp bố. Ông thường đến rước chúng tôi trên chiếc Opel Kadett xanh dương và chở chúng tôi đi chơi, ăn hamburger và kem.

Một ngày nọ bố chơi sang và mua một cặp giày Nike Air Max, rất đắt tiền. Của tôi màu xanh và của Sanela màu hồng. Cả Rosengard chả ai có, chúng tôi mê mẩn lắm. Chúng tôi càng thương bố hơn. Ông có việc làm ổn định và có duy nhất thêm một đứa con trai riêng nữa: Sapko.

Mùa Thu năm 1990, cuộc sống gia đình tôi bắt đầu hỗn loạn. Một người chị cùng mẹ khác cha của tôi dính vào ma túy và bị quản thúc tại nhà. Ngày nào cũng có những cuộc điện thoại đến kiểm tra. Một lần khác, mẹ tôi bị bắt vì tội tàng trữ đồ gian. Một vài người bạn đến và nhờ mẹ tôi giữ hộ mấy sợi dây chuyền. Mẹ tôi cứ giữ mà không biết đấy là hàng ăn cắp. Cảnh sát đã đến và bắt mẹ tôi đi. Lúc ấy chỉ là một cảm giác bất lực khó tả: "Mẹ đâu rồi? Vì sao họ lại bắt mẹ đi".

Tôi và chị Sanela học trường Varner-Ryden. Sanela lớp 5 còn tôi lớp 3. Trong lúc Zlatan là siêu quậy thì Sanela rất ngoan. Tinh thần trách nhiệm buộc chị phải luôn cư xử tốt. Vì thế tôi rất lo khi cả 2 chị em đều bị gọi lên phòng hiệu trưởng cùng lúc. Chẳng lẽ có ai trong nhà chết sao? Có chuyện lớn rồi sao? Bụng tôi như thắt lại khi bọn tôi bước qua những hành lang. Nhưng khi bước vào phòng hiệu trưởng và thấy bố ngồi trong đó, tôi lại cảm thấy vui vẻ. Lúc nào bố cũng đi liền với những niềm vui.

Rồi chúng tôi cũng biết lý do của cuộc gặp gỡ ấy. Bộ phận điều tra dịch vụ xã hội đã hoàn tất công việc của họ cho việc xử ly hôn. Kết quả là bố tôi giành được quyền nuôi con. Người ta xác định môi trường sống với mẹ là không tốt. Tất nhiên là chỉ có chúng tôi hiểu được thực hư thế nào. Nhưng đấy là phán quyết của tòa.
Mẹ tôi gần như sụp đổ vì mất con. Mẹ đã khóc, tất nhiên rồi. Mẹ đã dùng muỗng đánh chúng tôi, không lắng nghe chúng tôi nhưng chúng tôi chẳng bao giờ trách mẹ. Mẹ đã gặp bất hạnh với người đàn ông của mình. Mẹ không có tiền nhưng mẹ yêu những đứa con của mẹ dù cuộc sống của mẹ rất chật vật.

Trước sự kiện ấy, Sanela chỉ biết khóc, còn tôi thì chạy ra đường chơi bóng. Tôi chơi mọi lúc mọi nơi, cũng không ít lần đánh nhau với lũ bạn. Bóng đá chính là nơi để tôi xa lánh những vấn đề trong cuộc sống.

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện Ibrahimovic (P3): Ăn trộm, nghịch phá & những sóng gió tuổi thơ | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
"Chết tiệt, thằng khốn xỏ mũi con rồi"

Phần 4: "Chết tiệt, thằng khốn xỏ mũi con rồi"

Ibra ký hợp đồng chuyên nghiệp với Malmo FF và lọt vào tầm ngắm của các tuyển trạch viên nước ngoài. Anh bắt đầu thâm nhập thế giới đầy chiêu trò trong nghề cò cầu thủ thông qua người đại diện đầu tiên là Hasse Borg, một kẻ mà bố của Ibra mô tả "đã xỏ mũi Ibra dù được Ibra coi như bố".
xomui.jpg

TỪ CHỐI ARSENAL

Mọi thứ xảy ra quá nhanh. Mới một phút trước tôi còn là đứa trẻ ngỗ ngược trong đội, vậy mà bây giờ, tôi và Hasse Borg (người đại diện đầu tiên) lại đang trên đường đến sân tập St. Albans của Arsenal ở Bắc London. Đó là một sân tập kinh điển, tôi được nhìn thấy Patrick Viera, Thierry Henry và Dennis Bergkamp.

Nhưng điều tuyệt vời là tôi sẽ được gặp Arsene Wenger, khi ấy hãy còn khá mới mẻ ở CLB này. Đấy là HLV không phải người Anh đầu tiên trong toàn bộ lịch sử Arsenal. Ngày được bổ nhiệm, báo chí Anh thậm chí còn giật tít: "Arsene là tay nào?". Nhưng ông ấy giành cú đúp ngay mùa thứ 2 và mau chóng trở nên vĩ đại.

Tôi cảm thấy mình như đứa trẻ khi bước vào văn phòng của ông ấy. Tôi, Hasse Borg và một tay trung gian nữa mà tôi đã quên tên. Cái nhìn của Wenger làm tôi run rẩy. Đấy là người luôn dõi theo từng chi tiết nhỏ nhất của cầu thủ. Tôi ngượng ngùng ngồi đó và cảm thấy mất kiên nhẫn đôi chút. Rồi Wenger nói: "Cậu có thể tập cùng chúng tôi để kiểm tra năng lực. Thử một phen nhé".

Tôi nói ngay: "Đưa tôi đôi giày, tôi làm ngay". Nhưng Hasse Borg đã chen ngang và nói: "Này, làm gì có chuyện đó. Đây đâu phải buổi thử giọng. Thích hay không thích thì nói". Rồi chúng tôi chào Wenger và ra về.

Từ bỏ một cơ hội ở Arsenal, nhưng tôi lại tin đấy là một quyết định chính xác. Chúng tôi xuống Monte Carlo, nơi CLB Monaco cũng bày tỏ sự thích thú, rồi Verona, một CLB chị em của Roma. Không có bản hợp đồng nào nhưng đó là một chuyến đi đáng nhớ. Tôi đã có những cái nhìn ban đầu về các CLB tại châu Âu.
xomui1.jpg

Ibrahimovic và người đại diện đầu tiên Hasse Borg​

RA MẮT TAY TỔ "SĂN ĐẦU NGƯỜI"
Rồi tôi được gọi vào đội U21 Thụy Điển, nhưng buộc phải bỏ trận đầu tiên vì bị cúm. Các tuyển trạch viên đã về không. Có rất nhiều tuyển trạch viên theo dõi tôi, tôi chỉ nhớ một tay người Đan Mạch, John Steen Olsen. Hắn hay đến xem đến mức tôi nhớ tên và thỉnh thoảng còn chào hỏi. Thế thôi, người như Olsen thì thời ấy có cả đống.

Rồi Malmo đến La Manga (thuộc bờ biển ở Đông Nam TBN) cho một đợt tập huấn. Đấy là đầu tháng Ba, bầu trời đang tỏa nắng. Buổi tập đầu tiên tôi thấy một gương mặt quen thuộc, John Steen Olsen chứ còn ai nữa. Đến ngày hôm sau thì Olsen không đi một mình nữa. Hasse Borg nói sếp sòng đội săn cầu thủ của Ajax đã có mặt: "Đến thời điểm rồi đó, chuẩn bị nhé". Tôi đáp: "OK, ngon lành".

Tôi cứ thi đấu thôi, dù không dễ dàng chút nào. Có cảm giác như Ajax đang thực hiện một cuộc xâm lăng vậy. HLV phó của họ đến, sau đó là HLV trưởng Co Adriaanse và cả GĐTT Leo Beenhakker. Ngày ấy tôi đã biết gì về Beenhakker đâu nhưng tôi nhận ra ngay đây là một nhân vật cỡ bự. Ông ấy đội mũ và hút một điếu xì gà to.

Nhìn người đàn ông trông rất mafia đó, tôi biết tại sao Beenhakker từng cầm quân cho Real Madrid và vô địch cùng CLB này. Beenhakker đã nhiều lần liên lạc với Borg để nói chuyện giá cả và lần nào Borg cũng từ chối. Ông ấy nhất quyết không ra một cái giá cụ thể nào. Beenhakker dọa: "Ông mà không ra giá, tôi sẽ không đến La Manga!". Borg đáp: "Thế thì đừng đến nữa!".

Nhưng rốt cục Beenhakker vẫn bay sang Tây Ban Nha và xem trận đấu của Malmo và Moss (một đội bóng Na Uy). Ngay đầu hiệp 1, tôi đã nhận được một đường chuyền từ cánh phải. Tình huống ấy thì chả có gì nguy hiểm cả vì đối phương thủ chặt cả rồi, thế nhưng tôi vẫn thấy một khả năng.

Bóng đá đâu phải chuyện lên kế hoạch, nó cứ xảy ra thôi. Thế là tôi tâng bóng qua một hậu vệ, tăng tốc qua 2 hậu vệ khác và thấy mình ở vào tình thế thuận lợi để tung ra một cú giật gót. Thế là tôi dùng gót tâng qua nốt một hậu vệ rồi tung ra cú vô lê ghi bàn. Tôi gào to: "Thấy chưa? Thấy chưa?".

BẢN HỢP ĐỒNG KỶ LỤC
Tôi có thể tưởng tượng ra Beenhakker nghĩ gì. Phê quá chứ sao nữa. Rồi tôi cảm nhận được ông ấy đang rơi vào tình thế khó khăn. Ông ấy đã tìm ra một trung phong cao lớn, có thể ghi bàn và lại sở hữu kỹ thuật tốt. Nhưng giá trị của tôi rõ ràng sẽ khác xa ông tưởng tượng sau pha ghi bàn ấy. Beenhakker tức tốc rời khỏi chỗ ngồi và bay đến chỗ Hasse Borg.

Beenhakker nói:
- Tôi muốn gặp chàng trai ấy ngay.
Hasse Borg nói:
- Để xem, coi bộ khó.
- Khó là khó thế nào?
- Thì không có thời gian chứ sao. CLB có nhiều hoạt động và kế hoạch quá mà.

Beenhakker như phát điên, rõ ràng ông có lý do để như vậy bởi thực tế làm gì có kế hoạch gì.
- Cầu thủ ấy còn quá trẻ, các ông cũng chỉ đang tập huấn chứ có đá giải gì đâu. Phải có thời gian chứ?
- Ừ, cũng có, nhưng nhanh thôi nhé.
Rồi cả hai đồng ý một cuộc hẹn tại khách sạn gần đó của phái đoàn Ajax.

Chúng tôi đến đó, bắt tay từng người và hỏi thăm nhau đầy ngoại giao. Diễn với nhau chán chê thì Beenhakker đền gần tôi và nói: "Này nhóc, cậu mà chơi tôi một, tôi sẽ chơi lại gấp đôi. Chớ mà giở trò nhé!". Câu nói ấy đã làm tôi ấn tượng bởi tôi thích kiểu nói chuyện như thế. Bẵng một thời gian dài không nghe đến Ajax, một hôm Hasse Borg gọi đến:

- Bận gì không nhóc? Chuẩn bị sẵn sàng chưa?
- Chuẩn bị gì cơ?
- Bọn họ tới rồi.
- Ai cơ?
- Bọn Ajax. Đến khách sạn St. Jorgen ngay, bọn này chờ.

Tôi đến đó, tim như muốn nhảy khỏi ngực, thời điểm ấy đã đến. Tôi bảo với Borg là tôi muốn mình là bản hợp đồng kỷ lục. Tôi muốn làm nên lịch sử. Có một cầu thủ Thụy Điển sang Arsenal với giá 40 triệu kronor (1kronor = 0,17 USD - tiền Thụy Điển). Sau đó John Carew sang Valencia với giá 70 triệu. Tôi muốn phá kỷ lục ấy dù chỉ mới 19 tuổi thôi.

Borg đưa cho tôi một giao kèo, ghi 160.000 kronor/tháng. Tất nhiên là rất nhiều, gấp 4 lần lương của tôi hiện tại, đã vậy còn được tặng một chiếc Mercedes mới nữa. Tất nhiên là tôi tự hào và đồng ý. Ngày ấy tôi đã biết gì về giá thị trường, biết gì về cách thương thảo đâu.

Tôi chỉ là một chàng trai ngơ ngác 19 tuổi và nghe theo mọi lời Hasse Borg, kẻ mà tôi xem như một người cha thứ 2. Sau này tôi mới biết một chiêu phổ biến: trả lương cho cầu thủ thấp để có nhiều tiền hơn cho vụ chuyển nhượng. Nhưng ngày ấy tôi thật sự không biết, tôi chỉ kể với bố và ông nói: "Chết tiệt, thằng khốn nó xỏ mũi con rồi".

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện "Tôi là Zlatan" của Ibrahimovic: "Chết tiệt, thằng khốn xỏ mũi con rồi" (P4) | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Bước ngoặt đến từ "mối liên hệ với Mafia"

Phần 5: Bước ngoặt đến từ "mối liên hệ với Mafia"

Gã đại diện Hasse Borg tất nhiên đã biến mất sau khi làm cú áp phe hoành tráng mang Ibra từ Malmo sang Ajax. Ở đây, Zlatan thuê một người đại diện mới tên Anders Carlsson. Nhưng người làm thay đổi cuộc đời Ibra lại là người đại diện thứ 3 và cũng là người vẫn đang gắn bó với anh, Mino Raiola. Phần này sẽ cho độc giả biết cơ duyên Ibra gặp một trong những tay đại diện giàu ảnh hưởng nhất trong làng bóng đá thế giới và là người đặt dấu ấn lên những cuộc chuyển nhượng bom tấn của Ibra sau này.
IBRAHIMOVIC.jpg

LỜI KHUYÊN CỦA VAN BASTEN

Ở Ajax, ai cũng nói về Marco van Basten. Tôi mặc số áo của anh ta và được kỳ vọng sẽ trở thành một Van Basten mới. Nghe cũng thích thích, nhưng riết thì phát mệt. Tôi chả thèm làm Van Basten mới. Tôi là Zlatan chứ không phải ai khác. Tôi muốn thét lên là đủ rồi, đừng nói về Marco này nọ ở đây nữa. Nhưng khi trực tiếp gặp Van Basten thì cảm giác thật tuyệt vời.

Đấy là một huyền thoại, một trong những trung phong hay nhất từ trước đến nay. Chắc không được như Ronaldo đâu, nhưng cũng ghi hơn 200 bàn và là huyền thoại tại Milan. Gần 10 năm trước cũng là cầu thủ hay nhất do FIFA bầu chọn chứ thường à. Lúc đó Van Basten đang theo học một khóa huấn luyện và là trợ lý ở đội trẻ Ajax.

Đứng trước Van Basten, tôi như một đứa trẻ vậy. Nhưng riết rồi cũng quen, chúng tôi nói chuyện với nhau hàng ngày. Cứ trước trận đấu là chúng tôi lại gặp nhau:

- Ê nhóc, mày nghĩ mày ghi mấy bàn trận này? Tao thấy 1 bàn là ngon.
- Một? Điên à? Bét nhất cũng phải 2 bàn cho coi.
- Nổ. Cá độ không?
- Chơi. Bao nhiêu?

Cứ thế. Van Basten cho tôi nhiều lời khuyên bổ ích. Anh ta khuyên tôi không nên về AS Roma của Fabio Capello vì trình tôi chưa đủ. "Ở đây nhóc có 5, 6 cơ hội để ghi 1 bàn. Ở Italia thì chỉ có được 1, 2 cơ hội một trận thôi. Ở đây rèn cho ngon đã rồi hãy tính chuyện qua đó". Tôi cảm thấy lời khuyên ấy thật đúng đắn và tôi cố trui rèn khả năng dứt điểm của mình, đặc biệt là khi ở trong vòng cấm. Van Basten cũng khuyên tôi hãy là chính mình bất chấp HLV có nghĩ gì đi nữa. Anh ấy quả là một người hoàn toàn độc lập. Ngày ấy tôi cứ bị chấn chỉnh là không hỗ trợ phòng ngự. Nhưng Van Basten nói với tôi: "Nghe HLV làm gì? Tự nhiên đi phí phạm năng lượng cho việc phòng ngự trong khi nhóc có thể dùng hết nó cho việc tấn công. Gây áp lực, ghi bàn, vậy là giúp ích cho đội bóng rồi, phòng ngự làm chi cho mệt". Ừ nhỉ. Việc quái gì phải phung phí năng lượng.

CHỌC TỨC VAN GAAL

Chúng tôi đến Bồ Đào Nha cho một đợt tập huấn. Lúc ấy Beenhakker đã từ chức giám đốc thể thao và được thay bởi Louis van Gaal, một tay hợm hĩnh, giống như Co Adriaanse. Hắn muốn trở thành một kẻ độc tài và gần như chả có lấy một chút hài hước.

Thời làm cầu thủ thì Van Gaal có ra gì đâu, nhưng ở Hà Lan hắn được tán tụng bởi từng giúp Ajax vô địch Champions League và được người Hà Lan vinh danh cho việc ấy. Van Gaal thích nói về những hệ thống chiến thuật. Hắn mở miệng ra là những con số này nọ. Nào là 5 người đứng bên này, 6 người đứng bên kia, chán òm. Hên là tôi không gặp hắn nhiều.
IBRAHIMOVIC2.jpg

"Van Basten bảo số 9 phải tiết kiệm năng lượng để còn tấn công và ghi bàn còn ông lại bảo phải biết chạy về sân nhà phòng ngự. Ông bảo tôi nghe ai bây giờ. Một huyền thoại như Van Basten hay Van Gaal đây". Tôi phang thẳng vào mặt Van Gaal, kiểu như ông nghĩ ông là ai thế? Hắn đang bối rối thấy rõ, tôi mặc kệ và đi ra.

Nhưng chạy trời không khỏi nắng. Ở Bồ Đào Nha tôi phải gặp Van Gaal và Koeman để nghe góp ý cùng lúc. Tôi bước vào phòng. Koeman thì cười trong khi Van Gaal có vẻ giận dữ. "Zlatan", Koeman nói. "Cậu cừ đấy, nhưng chỉ được 8 điểm thôi, ráng phòng ngự tốt hơn nhé".
"Vâng, 8 điểm cũng tốt mà", tôi nói và định đi ra.

Nhưng Van Gaal chêm vô: "Nhóc con muốn biết phòng ngự là như thế nào không?". Tôi trả lời ráo hoảnh: "Ừ, cũng muốn". Thế là một tràng quen thuộc xổ ra. Nào số 9 như thế nào, phải chạy đi đâu khi số 10 sang trái, rồi vẽ một lô những mũi tên. Kết thúc với một câu gằn giọng: "Nghe kịp không? Hiểu không nhóc?"

Tôi xem đó là một sự công kích, nên tôi trả lời: "Nè, tôi nói cho biết, ông không thể gọi giật ngược mọi cầu thủ dậy lúc nửa đêm rồi hỏi họ biết phòng ngự hay không. Bọn tôi biết hết và bọn tôi biết luôn là ông cố tỏ ra uyên bác thế nào. Nhưng tôi có nói chuyện với Van Basten rồi, anh ta nghĩ ngược lại hết".

BẮT ĐẦU MỐI LIÊN KẾT VỚI RAIOLA

Lời đề nghị của AS Roma cứ canh cánh bên lòng. Tôi cũng suy nghĩ nhiều về việc tìm một môi trường tốt hơn. Nên tôi gọi Anders Carlsson (người đại diện thứ 2 của Ibra sau Hasse Borg) và hỏi. Carlsson nói: "Ờ, Southampton cũng muốn có cậu đấy. Được không?". Tôi đáp: "Mẹ, bị hâm à? Southampton, trình tôi tới đó à?".

Thời gian ấy tôi đã mua một chiếc Porsche Turbo. Rất phê, chạy cứ như tự sát vậy. Tôi và bạn bè lên xe và đạp ga thoải mái. Phải 250 km/h. Khi dừng lại thì tôi nghe tiếng còi hú cảnh sát. Dừng lại, xin lỗi, trình bằng lái? Dễ quá. Tôi nhìn lại, cảnh sát phải cách chúng tôi 4 xe. Thế việc gì phải xoắn? Trả về số 2, tôi đạp ga lên hết cỡ. 300 km/h nhé. Tiếng còi hú cũng còn, nhưng nhỏ dần dần, nhỏ dần.
IBRAHIMOVIC3.jpg

Có lần Anders Carlsson ngồi trong đó và sau đó than phiền đấy là điều tồi tệ nhất mà hắn từng biết. Nghĩ lại lời nói ấy, rồi nghĩ đến cái đề nghị Southampton mà hắn nói, tôi biết mình phải dẹp tiệm gã đại diện này cho rồi. Tình cờ Carlsson mở công ty đại diện và tôi lấy cớ bùng luôn.

Khoản thời gian ấy tôi hơi hoang mang vì không biết nói chuyện công việc với ai. Maxwell tốt, nhưng chỉ là bạn, thế là tôi nghĩ đến Thijs Slegers, nhà báo từng phỏng vấn mình cho Voetbal International. Tôi kết Thijs ngay từ sau buổi ấy và hỏi ý kiến anh ta.

- Tôi phải đổi người đại diện. Chọn ai giờ nhỉ?
- Để nghĩ coi. À, có 2 đại diện được nè. Một từ công ty làm việc cho David Beckham. Tên khác cũng ngon, nhưng...
- Nhưng sao?
- Ờ, hắn là Mafia.
- Ồ, nghe hay đấy.
- Tôi biết thế nào cậu cũng nói thế mà.
- Vậy tới luôn đi. Gọi cho tay Mafia ấy đi.

Thật ra tay ấy cũng không phải Mafia thực thụ đâu, nhưng anh ta có phong cách như thế. Đấy là Mino Raiola, một cái tên mà tôi từng nghe trước đó. Đại diện của Maxwell chứ ai. Thông qua Maxwell, Mino cũng cố tiếp xúc với tôi vài tháng trước rồi. Sau này tôi mới biết phương châm làm việc của Mino, không trực tiếp mà đi đường vòng. Mình mà trực tiếp đến gặp là yếu rồi, cứ thông qua trung gian dò hỏi xem sao.

Mino dò qua Maxwell. Tôi hỏi: "Có gì cụ thể không? Không cụ thể thì tôi chả quan tâm". Mino nghe thế và nói: "Bảo thằng Zlatan chết mẹ nó đi". Bạn nghĩ nghe xong tôi giận không? Không hề nha, tôi lại tò mò. Cứ ai mà nói chuyện có tiếng đệm "chết mẹ, chết cha" gì đó là tôi đều kết. Mối liên kết giữa tôi và Mino Raiola đã khởi đầu như thế.

"Tôi cần một người đại diện bỏ qua những luật lệ, dẹp hết những phép tắc".

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện Ibrahimovic (P5): Bước ngoặt đến từ "mối liên hệ với Mafia" | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Đứa con ngạo mạn của chúa trời

Phần 6: Đứa con ngạo mạn của chúa trời

Tôi thích kiểu nói chuyện "hàng tôm hàng cá" của Mino, có cảm giác như tôi và anh ấy có cùng xuất phát điểm. Không ai trong chúng tôi làm không cho ai điều gì cả. Mino sinh tại thành Salerno thuộc miền nam Italia, nhưng hồi bé cả gia đình đã phải sang Hà Lan và mở một nhà hàng pizza ở thành phố Salerno. Mino vừa chạy bàn vừa rửa chén, nghĩa là đã phải làm việc từ rất sớm. Lớn lên Mino học đủ thứ để đổi đời: luật, kinh tế và ngôn ngữ.
Ibra.jpg

CUỘC GẶP GỠ CỦA HAI GÃ CHỢ BÚA

Vốn thích bóng đá, Mino quyết trở thành một người đại diện. Hà Lan từng có một hệ thống chuyển nhượng thổ tả khi nó căn cứ trên tuổi tác và một số thống kê nhảm nhí. Mino đã kịch liệt phản đối điều đó. Ngay từ thuở còn trẻ, Mino đã cho thấy mình sẽ là tay tổ của nghề này trong tương lai. Năm 1993, anh ta bán Bergkamp sang Inter và năm 2001 bán Nedved cho Juventus với giá 41 triệu euro.

Mino là người sẽ dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích. Tôi thì hết muốn làm người tốt. Tôi muốn được bán cho những CLB lớn và có một bản hợp đồng ngon lành. Thế là tôi quyết gây ấn tượng cho Mino. Sau khi thu xếp được một buổi gặp gỡ, tôi mặc áo da Gucci, đeo đồng hồ vàng và lái chiếc Porsche đậu ngay trước điểm hẹn. Tôi cứ ngỡ sẽ gặp một tay ăn mặc còn cáu cạnh hơn tôi. Nào ngờ Mino xuất hiện với quần jeans và áo thun Nike cùng với cái bụng bự.
duacon1.jpg

Tay cò Mino Raiola​

"Ông già Noel này làm đại diện đây sao?", tôi nghĩ bụng. Rồi chúng tôi gọi thức ăn. Hai người mà ăn suất sushi của 5 người, Mino nuốt đồ ăn như điên trước khi nói chuyện. Anh ta nói chuyện huỵch toẹt rất đúng ý tôi. Khi chuẩn bị kết thúc, Mino rút ra 4 tờ giấy. Một tờ ghi Christian Vieri, 27 trận, 24 bàn; tờ kia ghi Filippo Inzaghi, 25 trận, 20 bàn; rồi David Trezeguet, 24 trận, 20 bàn; và cuối cùng là Zlatan Ibrahimovic, 25 trận, 5 bàn.

- Nhóc con nghĩ tôi có thể bán cậu với những thống kê như vậy hả? - Mino nói với cái giọng mà tôi không biết có phải là muốn gây sự không.
- Nếu tôi ghi được 20 bàn thì mẹ tôi bán cũng được, việc quái gì nhờ đến ông.
Mino muốn cười, nhưng anh ta không muốn đánh mất lợi thế.
- Nhóc nói cũng đúng, nhưng...
- Nhưng sao?
- Cậu nghĩ có thể gây ấn tượng cho tôi bởi chiếc đồng hồ, áo da và Porsche? Nhưng khỏi có nhé, tôi còn nghĩ cậu hơi ngu nữa.
- OK.
- OK cái khỉ. Hãy suy nghĩ và nói tôi biết cậu muốn trở thành một siêu sao hay chỉ là một gã lắm tiền để ra đường lòe thiên hạ.
- Tôi muốn làm siêu sao, người giỏi nhất.
- Vậy phải nghe tôi, bán hết xe đi, bán luôn đồng hồ và tập luyện gấp 3 vào. Thống kê của cậu như c... ấy.

"ZLATAN, CON CỦA CHÚA TRỜI"

Nghe vậy lẽ ra tôi phải cáu, nhưng tôi lại có cảm giác Mino là người tin được. Tôi giao chiếc Porsche Turbo cho anh ấy rồi leo lên chiếc Fiat Stilo chán ngắt. Và tôi tập như điên. Lời nói của Mino như thôi thúc tôi, phải tập nhiều hơn, phải trở thành số 1 thế giới.

Có những lúc quá mệt, tôi cũng than thở. Mino lần nào cũng nói: "Cậu yếu mềm quá. Chỉ than là giỏi. Thôi tự lo đi, tôi chán rồi". Zlatan này mà chả là gì ư? Rồi tôi cũng tự nói với mình: "Đúng rồi, Zlatan, mày chán thật, mày không giỏi như mày nghĩ đâu, phải tập cho máu vào".

Thế là tôi tập và thi đấu như điên. Tôi bị chấn thương vòm háng, mặc xác. Tôi xịt thuốc giảm đau và hoàn thành mọi giáo án cũng như đá mọi trận đấu bất chấp cái đau. Mino nhìn thấy và bảo: "Tập cho hay lên chứ không phải cho chết. Đến bác sĩ đi".

Phải mổ. Trời, một kẻ quen nổi loạn như tôi mà bị buộc phải ngồi một chỗ, đấy là khoảng thời gian tồi tệ. Nhưng nhờ vậy mà ý chí của tôi cũng mạnh lên. Tôi quyết tâm khi trở lại mình phải là một cầu thủ khác. Quả nhiên mọi thứ đã trở nên hết sức tuyệt vời khi tôi trở lại.

Một số poster trên khán đài ghi: "Zlatan, con của Chúa trời". Khán giả bắt đầu gào tên tôi, báo chí bu lấy tôi. Tôi càng chơi càng hay. Nhưng lúc nào cũng thế, người này tỏa sáng thì sẽ có kẻ khác ganh ghét. Rồi tôi bắt đầu bị ghét, chủ yếu là bởi những cầu thủ trẻ đang muốn gây ấn tượng để tìm đường sang những CLB lớn.

Trong số đó có Rafael van der Vaart. Rafael không hài lòng với sự phát triển của tôi vì hắn đang là cầu thủ nổi tiếng nhất Hà Lan, được báo chí tán dương và săn đuổi, được Ronald Koeman trao băng thủ quân khi mới 21 tuổi. Rafael muốn mình là ngôi sao sáng nhất và không muốn bất kỳ sự cạnh tranh nào. Hắn mơ được sang một đội bóng mạnh càng nhanh càng tốt. Còn tôi ư? Tôi mặc xác hắn.

"MÀY BÓC CAM MÀ ĂN ĐI"

Đấy là mùa Hè 2004 và căng thẳng giữa chúng tôi không bùng nổ cho đến tận tháng 8. Tháng 4 và tháng 5 mọi thứ vẫn còn rất tốt. Chúng tôi vô địch Hà Lan lần nữa với Maxwell, bạn tôi, được bình chọn là cầu thủ hay nhất. Tôi mừng cho anh ấy. Nếu có ai đó tôi luôn mong những điều tốt đẹp nhất thì đấy là Maxwell.

Tôi nhớ là chúng tôi đã ăn mừng tại nhà hàng pizza ở Haarlem, nơi Mino từng lớn lên. Ở đó tôi nói chuyện với chị gái của Mino Raiola và biết là Mino đã đem chiếc Porsche Turbo của tôi cho bố anh ta chạy. Tôi nhớ nó, nhưng quyết bỏ qua tất cả những thú ăn chơi để tập trung hoàn toàn vào bóng đá.
EURO 2004 tại Bồ Đào Nha là giải đấu lớn đầu tiên của tôi cùng ĐTQG. Khi ấy Henrik Larsson gọi điện cho tôi và bảo đây sẽ là giải đấu cuối cùng của anh ấy. Mọi người sẽ nhớ Henke vì anh ấy là một hình mẫu, là thần tượng. Nhưng dù sao đi nữa tôi cũng được thi đấu cùng anh ấy ở một giải đấu lớn.

Ngày ấy báo chí bàn tán rất nhiều về việc tôi sẽ thay thế Larsson để trở thành chân sút số 1 của đội tuyển. Tôi hiểu thời cơ của mình là đây. Rất nhiều nhà báo và tuyển trạch viên sẽ dõi theo tôi trên khán đài. Thứ áp lực kinh khủng ấy làm tôi bối rối. Và tôi hỏi Henke: "Mẹ ơi, tôi làm gì bây giờ đây Henke? Chỉ có anh là giúp được tôi thôi".

Henke đáp: "Xin lỗi Zlatan. Từ giờ trở đi cậu phải tự đối mặt với những chuyện như thế này. Chưa có một cầu thủ Thụy Điển nào trước giờ thu hút được chừng ấy sự quan tâm đâu".

Ví dụ như có một gã người Na Uy đến trước mặt tôi và cầm một quả cam. Ngày ấy người ta nói rất nhiều về cam. Đấy là vì John Carew đã chỉ trích cách chơi của tôi và tôi đáp trả: "Những gì Carew có thể làm với quả bóng thì Zlatan có thể làm với một quả cam". Thế nên tay phóng viên Na Uy ấy mang trái cam đến và yêu cầu tôi hãy chứng tỏ điều mình nói.

Việc gì tôi phải làm? Thế là tôi nói: "Lấy trái cam của mày lột vỏ ra mà ăn. Nó có nhiều vitamin, tốt cho mày đấy". Từ đấy, tôi bị báo chí gán cho tính cách tự mãn và kiêu ngạo. Những câu chuyện về mối quan hệ căng thẳng giữa tôi và báo chí như thế sau này còn rất nhiều. Nhưng chân thành mà hỏi thật mọi người nhé, bộ trả lời như thế là lạ lắm sao?

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện "Tôi là Zlatan" của Ibrahimovic (P6): Đứa con ngạo mạn của chúa trời | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
"Nói lần nữa là tao bẻ gãy cả 2 chân"

Phần 7: "Nói lần nữa là tao bẻ gãy cả 2 chân"

Như đã nói ở phần trước, trong thời gian Ibra tỏa sáng ở Ajax, anh luôn cảm thấy có người tị nạnh và tìm cách “dìm hàng” mình. Đó là đội trưởng của CLB Hà Lan lúc bấy giờ và cũng là ngôi sao được báo giới săn đón nhất, Rafael Van der Vaart. Mâu thuẫn giữa 2 người lên đến đỉnh điểm khi Ibra va chạm với Van der Vaart trong trận giao hữu giữa ĐT Thụy Điển và ĐT Hà Lan. Cũng chính vì mâu thuẫn này, Ibra đã quyết định không thể tiếp tục chơi bóng tại Ajax nữa và chuyển sang gã khổng lồ Juventus.

VẤT VẢ VÌ YÊU

Không một ai biết Helena và tôi yêu nhau, kể cả mẹ cô ấy. Chúng tôi quyết định giữ bí mật vì những gì nhỏ nhất liên quan đến tôi cũng có thể bị biến thành những hàng tít trên báo. Nhưng mọi bí mật đều có cái giá của nó.

Helena mất nhiều bạn bè và cảm thấy mình bị cô lập, còn tôi thì ngày một điên tiết hơn với truyền thông. Đấy là khoảng thời gian tôi đang chơi hay tại Ajax và có tâm trạng tốt. Tôi cởi mở với tất cả, kể cả một phóng viên của tờ Aftonbladet từng có hiềm khích với mình. Đấy là cuộc trò chuyện bình thường, tôi bảo rồi mình sẽ có gia đình, rồi có con vào một thời điểm nào đấy trong tương lai.
tutruyen2.jpg

Ibra và vợ Helena​

Bạn biết tay PV ấy làm gì không? Hắn viết một bài như mẩu quảng cáo tìm bạn bốn phương ấy: "Nàng có muốn giành Champions League cùng anh không? Nam VĐV 21 tuổi, cao 1,92 mét, nặng 84 kg, tóc sẫm, mắt nâu, muốn tìm người con gái phù hợp và nghiêm túc trong tình cảm". Mẹ kiếp, còn gì là tôn trọng nhau ở đây. Hôm sau tôi gặp tay PV ấy trước cửa sân, hắn muốn xin lỗi vì nghe bảo tôi rất điên tiết với bài viết ấy.

"Mày là cái thứ gì vậy? Mày muốn truyền đạt cái gì? Tao dị đến mức không kiếm nổi gái hả, hay sao?"
"Tôi xin lỗi, tôi chỉ..."

"Tao không phun một câu nào cho mày nữa", tôi hét lên rồi bỏ đi.

Tôi nghĩ làm vậy tên PV sẽ sợ và tờ báo thổ tả kia sẽ cư xử đàng hoàng hơn. Nhưng mọi thứ còn tồi tệ hơn. Đội tuyển hạ San Marino 5-0 và tôi lập cú đúp. Vậy mà trang nhất của Aftonbladet không phải là "Chúng ta đến EURO" hay "Tuyệt vời Thụy Điển" mà là "Xấu hổ thay, Zlatan!". Giống như tôi mới tuột quần giữa sân hoặc tẩn trọng tài vậy.

Khi ấy tỷ số là 4-0, tôi bị kéo ngã trong vòng cấm và phạt đền. Theo thứ tự ưu tiên thì Kim Kallstrom là người sút 11 mét. Nhưng tôi không đưa bóng mà tự mình sút và ghi bàn. OK, tôi cư xử không hay, nhưng có phải là chiến tranh Balkan đâu chứ. Dẫu sao thì đấy cũng là một pha ghi bàn. Vậy mà Aftonbladet dành 6 trang chỉ để viết vì việc ấy. Báo chí gì loại ấy. "Nếu như có ai phải xấu hổ thì đấy chính là Aftonbladet!", tôi nói trong cuộc họp báo sau đó.

BÀN THẮNG TUYỆT VỜI

EURO năm ấy Thụy Điển rất mạnh, chúng tôi có một nhóm cầu thủ tuyệt vời và đoàn kết, trừ một "đệ nhất phu nhân" (Zlatan ám chỉ cầu thủ ấy là đàn bà, sau này người ta biết anh nói đến Freddie Ljungberg - PV). Thím ấy cứ mở miệng là "Bây biết không? Ở Arsenal bọn anh đá thế này, đá thế kia". Nhảm nhí.
tutruyen1.jpg

Bàn thắng vào lưới ĐT Italia của Ibra tại EURO 2004​

Nhưng dù có thím phu nhân kia, mọi thứ vẫn tuyệt. Chúng tôi thắng trận đầu 5-0 và tạo ra sự kỳ vọng lớn. Nhưng EURO chỉ thật sự khởi đầu với trận gặp Italia. 4 năm trước họ mất Cúp tức tưởi về tay Pháp nên rất quyết tâm giải này. Họ có một đội hình tuyệt vời với Nesta, Cannavaro và Zambrotta ở hàng thủ, Buffon trong khung thành và Christian Vieri trên hàng công. Đấy là trận đấu quan trọng nhất đời tôi, bố tôi sẽ theo dõi và bầu không khí thật kích động.

Italia mở tỷ số trước nhờ Cassano. Chúng tôi đã cố tìm bàn gỡ dù xuyên thủng hàng thủ Italia là chuyện rất khó khăn. Một pha hỗn loạn xảy ra vào cuối trận. Marcus Allback sút, Olof Mellberg sút, quả bóng cứ quanh quẩn. Rồi khi bóng bay bổng lên, tôi lao đến, nhảy lên và giật gót, hơi giống kung fu một tí.

Quả bóng bay hoàn hảo để vượt qua Christian Vieri đang nhảy lên. 5 phút trước khi hết giờ, một gã ghi bàn vào lưới Italia với cú đánh gót, tuyệt quá còn gì. Tôi chạy như điên. Chúng tôi vào tứ kết và gặp Hà Lan (Thụy Điển bị loại sau loạt sút luân lưu với Ibra đá hỏng trong loạt sút của mình - PV).

"CHỪNG NÀO CÓ HẮN, TÔI SẼ KHÔNG RA SÂN"

Tháng 8 là một tháng bận rộn. Tin đồn chuyển nhượng ở khắp nơi bởi lúc ấy là thời gian nghỉ Hè, báo chí đâu có gì để viết. Điều đó khiến chính các cầu thủ cũng cảm thấy mệt mỏi, họ tự hỏi rồi mình sẽ đi đâu. Đặc biệt là ở Ajax, nơi ai cũng muốn sang một CLB lớn. Dẫu vậy tôi vẫn cố tập trung cho bóng đá. Đấy là trận gặp Utrecht, tôi bị thay ra giữa chừng. Koeman vẫy tôi vào và tôi đá vào tấm biển quảng cáo.

Ngày ấy tôi đã có thói quen gọi Mino sau các trận đấu. Nói chuyện với anh ấy rất dễ chịu. Lần này thì không.

"Thằng điên ấy dám rút tôi ra kìa? Coi hắn ngu không chứ".

"Rút ra là phải. Mày đá ngu nhất sân".

"Ông nói cái gì vậy?"

"Đã bao lần tao nói mày rồi? Mày ngu thì mày ra, mày đá biển quảng cáo làm gì. Mày phải trưởng thành".

"Ông đi chết đi".

"Mày phải sang Turin thôi".

"Gì"

"Juventus. Tao sẽ tìm đường mang mày sang đấy thi đấu".

Nhưng tiến trình thương thảo tốn nhiều thời gian và tôi phải tiếp tục ở Ajax chờ đợi. Trận giao hữu với Hà Lan đã đến và với chúng tôi nó có ý nghĩa quan trọng. Ai cũng muốn chứng tỏ mình dư sức đánh bại Hà Lan và chỉ thua tại EURO do xui rủi.

Tôi có bóng ngoài vòng cấm và bị 4 cầu thủ theo kèm, trong đó có Van der Vaart. Họ lôi kéo nhưng rốt cục tôi vẫn thoát ra và chuyền cho Matias Jonson ghi bàn. Van der Vaart lăn lộn trên sân đau đớn và rời sân trên cáng. Đau mắt cá, nhưng chả đến mức phải diễn như vậy. Nghỉ 1 hay 2 trận là cùng.

Vậy mà báo chí làm như tôi vừa hạ sát hắn vậy. Khi ấy Van der Vaart là cục cưng của báo lá cải còn tôi là kẻ thù công chúng. Thật phi lý, tôi thậm chí chả phạm lỗi, mà hắn là đội trưởng của tôi cơ đấy. Nhưng tôi cũng xin lỗi và bảo mình không cố tình.

Tôi nói cả trăm lần, kể cả với báo chí. Nhưng thằng điên ấy cứ tiếp tục nói là tôi cố tình chơi hắn. Đồng đội c** gì vậy. Nội bộ Ajax chia rẽ, phe Hà Lan theo hắn còn phe cầu thủ nước ngoài theo tôi. Đến mức Koeman phải triệu tập cuộc họp.

"Zlatan cố ý chơi tôi", Van der Vaart nói.

"Tao đã nói tao không có. Mày mà nói thêm lần nữa tao bẻ gãy 2 chân mày, lần này là bẻ thật cho mày coi".

Van der Vaart chỉ chờ có vậy: "Thấy chưa? Thằng này điên mà".

Đến lượt Van Gaal gọi chúng tôi tới. Gã độc tài nói: "Tôi là giám đốc điều hành, yêu cầu 2 anh bỏ qua hiềm khích và thi đấu tiếp".

Tôi nói: "Không bao giờ có chuyện đó. Chừng nào có hắn, tôi sẽ không ra sân".

Rồi tôi ra về, mọi hy vọng tìm CLB đặt hết cả vào tay Mino..

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện "Tôi là Zlatan" của Ibrahimovic (P7): "Nói lần nữa là tao bẻ gãy cả 2 chân" | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Vào tay cáo già Capello, Gà non biến thành sát thủ

Phần 8: Vào tay cáo già Capello, Gà non biến thành sát thủ

“TẨY SẠCH CHẤT AJAX ĐI!”

Fabio Capello, có lẽ là HLV thành công nhất thế giới vào thời điểm ấy, gọi tôi. Tôi hồi hộp đến nghẹt thở. Capello có khả năng gieo cảm giác ấy vào bất kỳ ai. Sau này Wayne Rooney kể, khi Capello đi lướt qua ai, người ấy cảm thấy mình như tử tội. Thật đấy. Ông ta chỉ cần cầm tách cà phê và ném cho bạn một ánh nhìn là đủ rét rồi.

Tôi từng nói ở Italia, cầu thủ không nhảy lên theo ý HLV nhưng với Capello là ngoại lệ. Cầu thủ xếp theo hàng khi ông ấy xuất hiện. Bạn phải cư xử đàng hoàng trước Capello. Khi Capello giận, đố bạn dám nhìn vào mắt ông ta.

Khi bỏ qua một cơ hội mà Capello trao cho, bạn sẽ có cảm giác: "Thôi chết toi, kiểu này có nước ra đường bán xúc xích chứ cửa nẻo gì mà đá bóng nữa". Bạn không thể nhờ Capello giải quyết những vấn đề của mình. Ông ta không phải tuýp bạn bè với cầu thủ. Đấy là một thủ lĩnh thép.

Vừa sang Italia, tôi đã nhận ra áp lực khủng khiếp ở đây. Báo chí đang hoài nghi vì tôi ghi ít bàn quá. Họ giật tít: Liệu Zlatan đã sẵn sàng cho Italia chưa?. Mino đã đáp lại: Vậy Italia đã sẵn sàng với Ibra chưa?. Đúng kiểu trả lời tôi thích. Ở Italia mà hiền, báo chí sẽ xơi tái bạn. Ở Thụy Điển người nói về trận đấu trước và sau khi nó diễn ra. Ở Italia người ta bàn suốt cả tuần.

Ajax như một ngôi trường bé xíu so với đại học khổng lồ là Juve, Trên sân tập thôi, muốn ghi bàn tôi phải vượt qua Thuram, Cannavaro, đã vậy còn có Buffon trong khung thành nữa. Không ai đối xử nhẹ nhàng với tôi chỉ vì tôi là người mới. Capello có một vị trợ lý lớn tuổi tên Italo Galbiati. Capello nói với vị Italo ấy: "Hãy cho cậu nhóc Ibra này nếm mùi đau khổ đi".

Hết giờ tập, tôi chuẩn bị vào thay đồ thì thấy chàng thủ môn của đội trẻ xuất hiện. Ô là la, tập sút. Bóng đến từ mọi hướng và tôi phải suýt mọi kiểu, phải 60 cú sút trong một buổi tập như vậy. Một lần Capello đến xem và nói: "Biết tại sao tôi phải làm vậy không? Tôi đang cố tẩy chất Ajax ra khỏi người cậu. Khỏi lừa bóng chi cho mệt. Sút và sút. Phải trở thành sát thủ phải theo kiểu Italia".

Không dễ dàng thay đổi điều đó, tôi lớn lên trong những lời trầm trồ vì đi bóng qua nhiều cầu thủ đối phương. Tôi ngủ mà cũng mơ về những pha đi bóng, nhưng giờ tôi phải học cách tư duy mới. Đá đẹp có ích gì khi đội nhà thua trận. Rồi Capello nhồi thể lực cho tôi. Ép tôi ăn nhiều hơn và chạy nhiều hơn để tăng cân. Tôi càng lúc càng to hơn những cũng khỏe hơn và nhanh hơn. Tôi cảm nhận mình tốt hơn từng ngày. Nhưng tính tình điềm đạm thì không.

TẶNG ĐỒNG ĐỘI MỚI MỘT CÚ ĐẤM TRỜI GIÁNG

Trong đội có một hậu vệ người Pháp là Zebina, từng cùng Capello vô địch Scudetto với AS Roma hồi 2001. Nhưng có lẽ tay này khó ở. Trên sân tập hắn táng vào chân tôi một đạp. Tôi nói: "Muốn chơi bẩn thì nói một tiếng, tôi đá bẩn cho mà xem".

Con gà trống ấy húc thẳng vào ngực tôi. Chớp nhoáng, tôi thậm chí còn chưa nói hết câu. À mày ngon, tôi đáp lễ với một cú đấm. Bạn nghĩ Capello sẽ điên lên chứ gì? Không có đâu. Ông ta chỉ đúng nhìn.

Cannavaro đến kéo tôi ra và la một câu chiếu lệ, bởi anh ta cũng chả ưa gì Zebina. Nhưng Thuram xót đồng hương nên chửi: "Ibra, mày trẻ trâu vừa thôi. Bỏ cái trò đó đi". Đến lúc này Capello mới lên tiếng. Và đấy là tiếng thét: "Thuuuuuraaam. Câm mồm và cút ra khỏi sân".

2 tiếng sau tôi thấy Zebina trong phòng mát xa với cái túi đá trên mặt. Ăn nguyên cú đấm cơ mà. Mắt bầm coi bộ lâu. Moggi phạt cả 2 đứa. Capello thì chả nói, không có họp nốt. Ông ấy nói: "Đánh nhau vậy là tốt cho đội bóng". Capello vậy đó. Ông ấy muốn không khí trong đội kích động. Nhưng chớ mà giỡn mặt với ông. Kiêu ngạo thì đừng trách.

Tôi nhớ trận tứ kết Champions League với Liverpool, chúng tôi thua 0-2. Trong tình huống để thua từ quả phạt góc, Thuram bỏ người kèm được phân công và chạy sang kèm người khác. Phòng thay quần áo sau đó y như pháp trường.

- Ai bảo anh đổi người kèm? - Capello hỏi Thuram.
- Không ai cả. Tôi thấy vậy tốt hơn - Thuram đáp.
Capello cố lấy lại nhịp thở:
- Ai bảo anh đổi người? - Vẫn câu hỏi ấy.
- Tôi thấy vậy tốt hơn - Lại câu trả lời.
Hai bên nói đến lần thứ 3 thì bom nổ.

- Tôi bảo anh đổi sao? Tôi là HLV hay ai? Là tôi, nghe chưa. Tôi bảo cậu làm gì, cậu làm cái đó. Nghe thủng chưa? - Capello đá vào băng ghế hết sức bình sinh. Không ai dám nhìn lên. Mắt dán hết vào sàn nhà. Trezeguet, Cannavaro, Buffon không dám nhúc nhích. Chả ai dám nghĩ đến chuyện làm trái ý Capello như Thuram nữa.

“CẬU CÒN GIỎI HƠN CẢ VAN BASTEN”

Bởi thế nên khi nghe câu "Ibra, vào đây tôi bảo" thì tôi đã rụng rời hết cả tay chân. Tự nhiên tôi nghĩ: "Chết mẹ, mình vừa ăn trộm xe đạp sao? Mình vừa tẩn tay nào à?". Nhưng vào đến nơi thì tôi sốc với cảnh tượng Capello đang... ở trần. Ông ta vừa tắm xong. Trên đời này ngoài vợ Capello ra không biết có ai nhìn thấy cảnh ông ta bán khỏa thân như thế hay không.

- Ngồi xuống đi - Capello nói và tôi ngồi xuống như một cậu bé, trước mắt là một cái tivi và đầu video đã được Capello để sẵn. Ông ta nhét cuộn băng vào và nói:
- Anh làm tôi nhớ một cầu thủ tôi từng huấn luyện tại Milan.
- Tôi biết ông nói ai rồi.
- Thật chứ?
- Tôi nghe người ta so sánh nhiều.
- Tốt, vậy là cậu không sợ áp lực từ sự so sánh. Giờ tôi nói nhé, cậu không phải là Van Basten. Cậu giỏi hơn nhiều. Nhưng Marco có cách di chuyển trong vòng cấm rất hay. Tôi đã ghi những pha ghi bàn của Marco lại và tôi muốn cậu học nó.

Ông ta đi ra. Tôi ngồi nhìn vào tivi. Rất nhiều bàn, rất nhiều góc độ. Tôi ngồi đó, 15 phút rồi 20 phút, không dám rời khỏi phòng dù biết Capello đã về rồi. Tôi hiểu Capello muốn gì ở mình, và tôi đã sẵn sàng cho việc ấy. Các hậu vệ bám rịt lấy tôi như sói, họ tặng cho tôi đủ thứ những những pha xoạc bóng, những lời miệt thị, chửi cha chửi mẹ. Nhưng càng giận tôi đá càng hay.

Capello đã cho Del Piero, một huyền thoại của Juventus ngồi dự bị để có chỗ cho tôi. Tôi càng sướng. Khi áp lực dồn hết lên người, cơn điên khiến tôi chơi tuyệt vời trên sân. Bàn này đến bàn kia. Báo Italia viết: "Họ từng nói anh ta ghi ít bàn. Giờ đã có 15 bàn rồi còn gì". Khán đài vang lên "Ibra, Ibra". Đấy là điều mà tôi đã từng mơ ước bấy lâu.

Tôi đâu biết, cơn giông tố đang ở phía trước!

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện Ibrahimovic (phần 8): Vào tay cáo già Capello, Gà non biến thành sát thủ | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Những ngày tháng cuối cùng tại Juventus

Phần 9: Những ngày tháng cuối cùng tại Juventus

Phần trước đã nói về khởi đầu tuyệt vời của Ibra tại Juventus. Ngay trong năm đầu tiên, Ibra đã được Fabio Capello tin tưởng giao cho suất đá chính, buộc biểu tượng của Juve là Del Piero phải ngồi dự bị. Kết thúc mùa giải Ibra giành Scudetto cùng đội bóng thành Turin và được xem là cầu thủ hay nhất giải. Anh cũng nhận luôn giải dành cho cầu thủ hay nhất Thụy Điển trong năm do tờ báo mà anh căm thù là Aftonbladet trao tặng. Phần sau đây nói về năm thứ 2, cũng là năm cuối của Ibra tại Torino.
bogia.jpg

Đối với Ibra thì Moggi là 1 vị ân nhân​

LẦN LỮA CHUYỆN HỢP ĐỒNG

Trong mắt công chúng Moggi là một tay mafia vô lại, nhưng mọi người đều phải dành cho ông ta sự tôn trọng. Ông ta có quyền lực và hiểu biết mọi thứ quanh mình. Kết thúc mùa bóng đầu tiên, tôi chờ đến ngày được ký hợp đồng mới như đã hứa. Tôi cùng Mino đến văn phòng của Moggi. Cha mập này thì chả biết kiêng dè ai cả. Hắn nhảy tót lên ghế làm việc của Moggi, để luôn chân lên bàn theo cái kiểu lãnh đạm hết sức.

"Thôi đi cha, ông ấy tới bây giờ. Đừng làm hỏng hợp đồng của tôi. Ra đây mà ngồi nè".

"Im mẹ nó mồm đi", Mino lúc nào cũng vậy. Nhưng dù rất tin tưởng vào gã đại diện này, tôi cũng hơi hồi hộp. Moggi bước vào với điếu xì gà trên môi và rống lên:
"Cái quái gì vậy? Dám ngồi lên ghế của tao à?",
"Ngồi xuống nói chuyện đi cưng", Mino điềm tĩnh đáp.

Rồi cuộc nói chuyện cũng diễn ra êm thấm. Moggi hứa một bản hợp đồng mới. Nếu tiếp tục chơi tốt tôi sẽ là cầu thủ lĩnh lương cao nhất đội. Tôi thấy hài lòng. Nhưng những điều bất ổn dần xuất hiện.

Trên sân cỏ, tôi dần mất đi sự nhanh nhẹn. Tôi thấy nặng nề vì đã tăng đến 90 kg. Ăn pasta 2 bữa một ngày mà lại. Nhưng đấy là tôi tự cảm thấy vậy thôi, chứ tôi chơi vẫn tốt. Vậy mà Moggi hẹn lần hẹn lữa buổi ký hợp đồng với tôi bằng đủ thứ lý do trên đời. Tuần sau ký rồi tháng sau ký, tôi chịu hết nổi và nói với Mino: "Mẹ nó, ông nói thằng Moggi ký ngay đi. Tôi không chờ nữa".

Mino ra tay quả nhiên có tiến triển. Moggi hẹn vài ngày nữa. Rồi chúng tôi có một trận Champions League với Bayern trên sân nhà. Bên Bayern có một gã trung vệ tên Valerien Ismael. Hắn theo tôi suốt cả trận và làm đủ trò. Tôi đạp hắn 1 cái và ăn thẻ vàng. Phút thứ 90, tôi bị ngã trong vòng cấm. Lẽ ra lúc ấy tôi phải bình tĩnh. Phút 90, tỷ số 2-1, ăn tới nơi rồi. Nhưng tôi ngứa mắt với thằng khốn Ismael quá và cho nó 1 cú nữa. Thẻ vàng thứ 2, rời sân. Capello chửi tôi như điên. Tôi biết mình sai.

Nhưng Moggi dùng đúng lý do đó để thông báo là sẽ không ký tiếp. Có chuyện gì ghê gớm vậy chứ. Tôi nói với Mino: "Đi nói với Moggi là tôi không bao giờ ký dù lão có chìa ra bản hợp đồng lớn cỡ nào. Tôi muốn được chuyển nhượng". Mino nói: "Mày nói đó nha".

Sau khi Mino truyền đạt điều tôi muốn nói, Moggi xuống nước và thảo hợp đồng mới. Nhưng lại cái trò cũ: hẹn đã rồi hoãn. Mino nhận ra vấn đề:
"Hình như có chuyện lớn rồi nha mày"
"Là sao?"
"Tao nghe có mùi, thằng Moggi hành xử lạ lắm".

NGÀY TÀN CỦA JUVE

Quả nhiên là vậy. Đầu tiên là vụ Lapo Elkann, cháu của Gianni Agnelli. Tôi gặp tay này vài lần, nhưng không liên lạc gì. Playboy thứ dữ, biểu tượng thời trang, chả bao giờ nhúng tay vào điều hành Juve. Gia đình ông chủ giao hết cho Moggi và Giraudo lo liệu.

Lapo bị phát hiện chơi cocaine quá liều, rồi chơi gái chuyển giới. Lúc xe cấp cứu tới thì thằng cha này bất tỉnh mất rồi. Nhưng nó đâu có liên quan gì đến Juve. Sau này tôi mới nghĩ lại: một khi muốn đập đội nào là kẻ chủ mưu chỉ đạo đập triệt để, không tha gì hết. Chính trị mà.

Hồi đó, Juve bị đập. Tụi này mới ăn Scudetto mà. Ở Italia, bạn mà leo cao là có đứa muốn bạn xuống bùn. Tôi không ngạc nhiên khi đủ thứ chuyện chỉ xảy đến ngay sau khi Juve vô địch. Cảnh sát tiến hành điều tra Moggi âm thầm, khởi đầu là vụ tổ chức dùng doping từ trước đó rất lâu. Họ theo dõi điện thoại của Moggi. Công tố viên bảo ông ta luôn cố phân bổ trọng tài "dễ thương" với Juve. Truyền thông xúm vô cứ như có chiến tranh thế giới vậy.

Nhưng tôi nói thật nha. Cứt hết. Tôi chưa được trọng tài ưu ái lần nào. Tướng tôi to như vậy. Thằng nào có tộng vào tôi chục cái không sao, nhưng tôi đụng vô là văng xa 4 thước rồi. Tôi đã phải chiến đấu ngoài kia cùng các đồng đội, vậy mà người ta bảo chúng tôi ăn nhờ mua trọng tài.

Phe Inter sau lưng vụ này chắc chắn. Chúng tôi, Milan, Lazio, Fiorentina và Hội đồng trọng tài bị trừng phạt hết. Còn có câu chuyện Moggi đã rủa một trọng tài tơi bời vì thổi sao mà Juve không thắng.

Chuyện vậy cũng viết báo được. Trọng tài thì thằng nào chả chửi được chứ, ai mà chả muốn bảo vệ đội bóng của mình. Báo còn đập luôn cả con trai Moggi, gian lận gì đó.

Rồi truyền thông còn bảo Moggi đạo diễn vụ tôi cãi lộn với Van der Vaart để sang Juve. Bịa đặt. Đến tôi cũng bị cảnh sát theo. Căn hộ của tôi bị lục soát. Họ hỏi tôi có nhận tiền đen không, tôi nói "Không bao giờ" và đưa cho họ một số giấy tờ ngân hàng của tôi và Helena. Họ cám ơn và tạm biệt. Nguyên bộ sậu Juve, Giraudo, Bettega và Moggi từ chức hết. Moggi lên báo và nói: "Tôi nhớ linh hồn mình. Nó đã bị giết".

MANG ƠN "BỐ GIÀ" MOGGI

Ngày Moggi rời Juve, ông ta xuống gặp mọi người giã biệt. Quần áo vẫn đẹp, gương mặt cũng còn ngon. Nhưng đùng một cái ông ta khóc ngon ơ. Tôi thấy bụng mình quặn lại. Moggi mà khóc sao, tôi không tin nổi. Tôi chưa từng thấy ông ta tỏ ra yếu đuối bao giờ. Đấy là người đàn ông luôn kiểm soát mọi thứ rất tốt với quyền lực bao quanh. Mặc dù tôi nghĩ Moggi đã phải trả giá cho những gì mình làm, nhưng cảm giác vẫn xót xa. Rồi tôi nghĩ ra một chuyện quan trọng:

Tại sao Moggi không ký hợp đồng với tôi? Phải chăng ông ta muốn bảo vệ tôi.
bogia1.jpg

Tôi bắt đầu tin như vậy. Ông ấy đã biết trước Juve sẽ bị chơi, chơi một cú không gượng dậy nổi. Ký tiếp là tôi ở lại chết chùm cả đám. Chưa kể bản hợp đồng mới sẽ bị soi và tôi sẽ bị cảnh sát quấy nhiễu. Lúc ấy tôi đang chơi lên chân, chìm xuồng ở Juve dám toi cả sự nghiệp như chơi. Nên dù mọi người xúm vô đập Moggi, tôi vẫn ủng hộ. Tôi mang ơn ông ấy.

Juve như con xuồng chìm dần, người ta nói sẽ giáng đội xuống Serie B và Serie C. Alessio Secco gọi tôi đến và nói: "Nếu có một đề nghị tốt, phắn đi Zlatan, càng nhanh càng tốt. Lời khuyên của tao đó". Cả đội Juve như loạn lên. Thuram và Zambortta sang Barcelona, Cannavaro và Emerson sang Real Madrid, Patrick Vieira đến Inter. Ai cũng gọi cho đại diện của mình cầu cứu. Không gian ngập một màu tuyệt vọng. Sau buổi gặp ấy tôi không có nghe Secco nói thêm câu nào nữa. Juve phải đấu tranh cho một cuộc sinh tồn.

Tôi gọi cho Mino:
- Làm tất cả những gì ông có thể đi. Cứu tôi ra khỏi đây.
- Tao đang cố.
- Cố hơn nữa đi.

Đó là tháng 6/2006, Helena có thai. Tôi vui chứ. Đứa bé dự kiến ra đời vào tháng 9. Nhưng bố nó thì đang ở trên một con thuyền đắm...


Scandal bóng đá Italia năm 2006 (thường được gọi với cái tên Calciopoli) xảy ra vào tháng 5/2006 tại 2 giải đấu hàng đầu Italia là Serie A và Serie B. Đội ĐKVĐ Juventus (với GĐĐH Moggi là nhân vật chính) và các đội bóng lớn khác như AC Milan, Fiorentina, Lazio và Reggina bị tố cáo đã có hành vi mua bán tỷ số và móc nối với trọng tài để làm sai lệch kết quả các trận đấu. Kết quả Juventus bị đẩy xuống Serie B và bị tước 2 Scudetto 2005 và 2006 còn các đội bóng khác đều bị trừ điểm.

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện Ibrahimovic (P9): Những ngày tháng cuối cùng tại Juventus | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Dùng chiêu Berlusconi để kiếm bẫm của Moratti

Phần 10: Dùng chiêu Berlusconi để kiếm bẫm của Moratti

Chương này đưa chúng ta về thời gian khổ sở của Ibra sau World Cup 2006, giải đấu mà bản thân anh và đội tuyển Thụy Điển đều thi đấu không thành công. Khi ấy, trong lúc các ngôi sao lần lượt nhảy khỏi con tàu đắm Juventus thì Ibra vẫn đang kẹt lại. Ban lãnh đạo cũng như Ban huấn luyện Juve kiên quyết không để Ibra ra đi.
dungchieu.jpg

BẦU KHÔNG KHÍ U ÁM ĐẾN NGHẸT THỞ

Gianluca Pessotto là một hậu vệ của Juve từ năm 1995. Anh ta đã giành mọi thứ có thể với đội bóng và trở thành một dạng biểu tượng. Tôi không biết đích xác những gì xảy ra ngày ấy. Pessotto vừa giải nghệ và giữ một chức quản lý, dưới quyền của Alessio Secco. Scandal cá cược và chuyện gia đình rõ ràng đã ảnh hưởng lớn đến anh ấy.

Một ngày như mọi ngày, Pessotto ngồi trong văn phòng của mình ở tầng 4. Chỉ khác là lần này anh ta đến bên cửa sổ và gieo mình xuống đất. Pessotto tỉnh dậy trong bệnh viện với nhiều xương gãy, lại bị xuất huyết nội. Bầu không khí ảm đạm tại Juve lại nhuốm thêm tông màu thê lương. Người ta tự hỏi: ai sẽ là người tiếp theo đánh mất lẽ sống của mình.
dungchieu1.jpg

Người Chủ tịch mới, Giovanni Cobolli Gigli, giải thích cho tất cả biết là ông ta sẽ không để cho bất kỳ một cầu thủ nào phải ra đi nữa cả. Ban huấn luyện sẽ giữ từng người một. Tôi nói chuyện với Mino và cả 2 thống nhất: phải quyết liệt, quậy cho tới nơi tới chốn.

Mino nói với truyền thông: "Chúng tôi sẵn sàng dùng đến bất kỳ phương án pháp lý nào, miễn là Ibra có thể rời khỏi CLB". Chúng tôi không muốn tỏ ra yếu đuối. Juve muốn chơi hả, thì chơi. Nhưng đấy không hề là một cuộc chiến đơn giản. Tôi lại nói chuyện với Alessio Secco, kẻ đang muốn trở thành một Moggi mới. Lần này hắn đổi giọng:
- Mày phải ở lại. Tụi tao muốn vậy. Phải tỏ rõ lòng trung thành.
- Ơ kìa, lần gặp trước ông nói điều ngược lại. Ông bảo tôi phải biến đi thật nhanh.
- Tình hình khác rồi. Tụi tao đang khủng hoảng và muốn mày ký hợp đồng.
- Còn lâu, không đời nào nhé.

"PHẠT ĐI, TÔI CHƠI ĐIỆN TỬ"

Áp lực rời khỏi Turin tăng theo từng ngày, từng giờ. Tôi đã chiến đấu với mọi thứ mình có với sự trợ giúp của Mino và luật. Tôi nhất trí với Mino là vẫn sẽ tập, nhưng thi đấu thì khỏi. Didier Deschamps được bổ nhiệm và ngay ngày đầu tiên trên sân tập đã đến nói với tôi:
- Ibra này, tôi sẽ xây dựng đội bóng quanh cậu. Cậu là số 1, là tương lai, cậu sẽ giúp Juve trở lại Serie A.
- Cám ơn, nhưng tôi sẽ đi.
- Nghe này. Tôi kỳ vọng ở cậu rất nhiều. Cậu là lý do chính tôi chấp nhận công việc này.
- Dẹp đi. Ông chọn việc này vì CLB chứ vì tôi bao giờ.
- Tôi hứa Ibra. Cậu mà đi thì tôi cũng đi.
- Vậy hả? Dọn đồ đi, cần kêu taxi dùm không?
Tôi ở cùng phòng với Nedved (có cùng đại diện Mino Raiola với Ibra - PV). Nhưng chúng tôi ở vào 2 tình huống khác nhau. Nedved, giống như Del Piero, Buffon và Trezeguet đã quyết định ở lại. Tôi thì không. Một năm ở Serie B có thể sẽ khiến cho mọi thứ dừng lại.

Một ngày nọ Alessio Secco và Jean-Claude Blanc đến gặp tôi. Jean-Claude là dân Harvard, hàng nóng mà gia đình Agnelli đã cầu viện để cứu Juve. Tay này rất khôn ngoan và chính xác trong mọi thứ. Ông ta thảo bản hợp đồng mới với những điều khoản rất tốt. Nhưng tôi nói:
- Tôi không đọc, cũng không ký gì đâu.
- Hãy nhìn vào những điều khoản đã chứ. Hơi bị được đấy.
- Chả đi tới đâu. Trả 20 triệu euro cũng khỏi, tôi không thích.

Rồi Mino xuất hiện và chỉ cho tôi một tia sáng: "Inter và Milan đều muốn mua mày đó". Các CĐV biết tin đó và họ đổi thái độ, gọi tôi là "lợn" và "kẻ phản bội". Cũng những người đó đã từng yêu mến và xem tôi như một báu vật. Nhưng thôi kệ, tôi đã nghe những lời như thế quá nhiều rồi. Một hôm Juve có một trận đấu tập với Spezia. Cả đội đã lên xe bus nhưng không thấy tôi đâu. Deschamps đi tìm và thấy tôi đang chơi Play Station.
- Sao cậu ngồi đây? Cả đội đang chờ kìa.
Tôi không quay lại và tiếp tục chơi.
- Cậu nghe tôi không?
- Vậy ông có nghe tôi không? Tôi tập, nhưng không đá. Tôi đã nói với ông cả chục lần rồi.
- Cậu hành xử vậy hả? Tôi sẽ phạt cậu.
- OK!
- OK gì?
- Phạt đi, tôi chơi điện tử.

KHÔNG CHỌN MILAN VÌ "GHÉT CÁI THÁI ĐỘ"

30.000 euro tiền phạt. Chiến tranh chính thức được phát động. Và như mọi cuộc chiến, chiến thuật là điều quan trọng nhất. Tôi nghĩ về bước tiếp theo. Tôi có một vị khách bí mật. Ariel Braida từ Milan. Gặp nhau tại một khách sạn, tay này nói: "Kaka là ngôi sao, cậu thì không. Nhưng Milan muốn biến cậu thành ngôi sao". Cái kiểu "mày cần Milan hơn là Milan cần mày". Nghe là không ưa rồi.

Tháng 8 trời nóng như đổ lửa còn Helena thì bầu bí nặng hề hơn bao giờ hết. Tôi thấy mình như stress đến nơi. Tôi như rơi vào mảnh đất không người. Inter hay Milan đây? Inter chưa giành được Scudetto nào suốt 17 năm. Đấy thậm chí không phải là một CLB hàng đầu trong khi Milan là một trong những đội nạnh nhất châu Âu. Nhưng lời lẽ của Braida làm tôi khó chịu. Ibra không phải là ngôi sao ư.

- Mino, tôi sẽ đến Inter.
- OK. Nhưng tao nói trước Inter khác ở đây cực kỳ. Mày khỏi có Scudetto miễn phí ở đó đâu.
Đời tôi có thích miễn phí đâu. Tôi thích thử thách. Nhưng Massimo Moratti đã kỳ kèo xin giảm giá những 4 lần rồi. Hôm ấy Berlusconi muốn hẹn, có lẽ sẽ đề nghị nghiêm túc về chuyện chuyển nhượng. Tôi nhìn Mino: "Tụi mình dùng chiêu được không?". Mino hiểu ý, gọi ngay cho Moratti: "Chúng tôi gọi chỉ để báo là Ibrahimovic chuẩn bị ăn tối với Berlusconi ở Milan. Đặt bàn ở Nhà hàng Giannino". "Cái gì? Thế quái nào?" Moratti hớt hải. "Chờ tí. Tôi cử người tới ngay".

Moratti cử giám đốc thể thao Marco Branca. Trẻ, ốm, nghiện thuốc nặng và đang bị stress vì phải đánh bại Berlusconi dù thời gian không còn nhiều. Nhiệm vụ Moratti giao cho tay này quá nặng nề: phải gút xong một thỏa thuận trước khi chúng tôi kịp đến nhà hàng gặp Berlusconi. Điện thoại inh ỏi khi chúng tôi ngồi với nhau trong một căn phòng ngập khói thuốc.

"Sao? Cậu chấp nhận không". Tôi nhìn Mino. Mino nói: "Tới luôn". "OK, chịu". Branca hút còn kinh hơn và gọi cho Moratti. Tôi có thể nghe thấy sự hân hoan trong giọng nói: "Zlatan OK rồi nha sếp". Giờ thì vấn đề là giữa Inter và Juve. Giá cả bao nhiêu, phần trăm thế nào. Trước khi gút lại, Moratti gọi tôi: "Cậu vui chứ?". "Vâng, vui". "Tốt rồi, xin hết sức chào đón".

Tất cả những khó chịu mệt mỏi kéo dài suốt mùa Xuân và mùa Hè đã được quét sạch chỉ trong 1 giây. Mino giờ chỉ việc gọi cho bộ phận quản lý của Milan: "Nói Berlusconi khỏi ăn tối nữa nhé". Một cú sốc thật sự: "Cái c** gì vậy? Ibra sang Inter sao?". "Đôi khi mọi thứ thay đổi hơi nhanh đó," Mino cười hề hề.

Milan nghĩ tôi cần họ hơn họ cần tôi và họ đã lầm. 27 triệu euro là cái giá Inter đã chi cho tôi, bản hợp đồng khủng nhất Serie A năm ấy. Tôi cũng không phải trả số tiền phạt vì đã chơi Play Station. Moratti thì nói cú chuyển nhượng của tôi cũng quan trọng không kém vụ Inter mua Ronaldo. Điều đó làm tôi cảm thấy cảm kích. Tôi đã sẵn sàng cho Inter. Một mạch sống mới lại được khơi nguồn!


Sau mùa giải 2005/06, Juventus bị tước 2 danh hiệu Scudetto và bị giáng xuống Serie B, rất nhiều ngôi sao đã tháo chạy khỏi đây như Gianluca Zambrotta và Lilian Thuram (sang Barcelona), Emerson và Fabio Cannavaro (sang Real), Patrick Viera (sang Inter)... Ibra cũng tìm cho mình 1 bến đỗ mới là Inter Milan vào tháng 8 năm 2006 bằng 1 bản hợp đồng có thời hạn 4 năm với giá chuyển nhượng là 24,8 triệu euro, chỉ vài ngày sau khi Patrick Vieira hoàn tất vụ chuyển nhượng của mình.

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện Ibrahimovic (P10): Dùng chiêu Berlusconi để kiếm bẫm của Moratti | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Khởi đầu như mơ tại Inter - Dẹp bè phái, làm cha và tình yêu từ Ultras

Phần 11: Khởi đầu như mơ tại Inter - Dẹp bè phái, làm cha và tình yêu từ Ultras

Khi đến Juventus, Ibra chỉ là một cậu nhóc mới từ Ajax sang, hoàn toàn choáng ngợp trước môi trường mới và những ngôi sao sáng chói mà anh chỉ từng chứng kiến qua truyền hình. Nhưng khi đến với Inter, Ibra là một nhà vô địch. Việc Moratti xem Ibra như một ngôi sao sáng cũng giúp anh tự tin hơn trong cách đối xử với những đồng đội mới. Đoạn tự truyện này nói về thời gian tươi đẹp của Ibra tại Inter Milan.

Các Ultras của Inter giăng biểu ngữ chào đón cậu con trai Maximilian của Ibra​

DẸP NẠN BĂNG ĐẢNG Ở INTER
Tôi chơi bóng với ánh mắt dò xét trên sân tập. Tôi háo thắng và hoang dã, tôi sẽ điên lên nếu có ai đó không chơi hết khả năng trên sân. Tôi sẽ hét vào cả đội nếu thua trận. Vâng, tôi có tố chất lãnh đạo và tôi luôn muốn truyền tham vọng của mình đến mọi người

Nhưng Inter có những vấn đề. Moratti đã làm rất nhiều thứ cho CLB, bao gồm việc chi hơn 300 triệu euro cho những cầu thủ như Ronaldo, Maicon, Crespo, Vieri, Figo và Baggio... Tuy nhiên, ông ta lại tử tế quá mức, có thể chi hàng mớ tiền chỉ vì 1 trận thắng. Tôi phản ứng với việc đó. Tại sao không thưởng sau khi vô địch mà chỉ cho 1 trận thắng, ngay cả khi trận ấy chả có gì quan trọng. Moratti không hề khó gần, nên tôi đến và nói:

- Ông dễ dãi quá rồi!
- Chỗ nào?
- Tiền thưởng ấy. Cầu thủ có thể sẽ an phận. Một chiến thắng chả là gì cả. Chúng tôi chỉ nên nhận thưởng khi mang về Scudetto. Hãy thưởng to nếu ông muốn, nhưng thưởng sau 1 trận thắng thì thôi đi.

Moratti hiểu ra và chấm dứt điều đó. Này, chớ hiểu lầm tôi đấy. Tôi không hề nghĩ là mình sẽ vận hành CLB tốt hơn Moratti. Nhưng thấy chuyện bất cập là tôi nói. Và tiền thưởng thật ra cũng chỉ là chuyện nhỏ. Vấn đề lớn nhất là phe nhóm.

Tôi lớn lên ở Rosengard, tôi biết rõ phe Thổ, phe Somalia, phe Nam Tư và phe Ả Rập cùng sống chung sẽ như thế nào. Trong bóng đá cũng thế. Bạn chỉ chơi tốt khi xích lại gần nhau. Ở Inter khỏi có chuyện đó. Phe Brazil ngồi một góc, phe Argentina ngồi góc khác và phần còn lại ngồi ở giữa.

Tất nhiên là trong đội bóng tồn tại những liên minh bởi vì ít nhất bạn cũng phải chọn bạn cho mình chứ. Nhưng ở Inter đấy không chỉ là liên minh mà còn là những thế giới riêng. Không thay đổi thì còn lâu mới vô địch được. Bạn sẽ cho rằng việc quái gì phải thân thiết, ăn trưa với ai mà chả được. Nhưng tin tôi đi, không chơi được với nhau ngoài đời thì không đá được trên sân đâu. Mối quan hệ sẽ ảnh hưởng đến động lực và tinh thần đồng đội.

Tôi dạo quanh một vòng sân tập rồi nói: "Cái quái gì vậy? Mấy người tụ tập như đám con nít vậy?". Nhiều người đồng ý, nhưng dễ gì thay đổi được thói quen. Tôi lại đến gặp Moratti. Ông ấy liền tổ chức cuộc họp. Cả đội nhìn ông ấy rồi nhìn tôi, như thể Moratti đang nói bởi cái miệng của Ibra vậy. Kệ, miễn là đội bóng nhích lại gần nhau.

Nhưng không phải cứ nhích lại gần nhau là vô địch. Đấy là trận gặp Fiorentina ở Florence. Fio muốn hạ chúng tôi với bất cứ giá nào. Họ bị phạt vì scandal Calciopoli và khởi đầu Serie A với âm 15 điểm trong khi Inter lại không chịu bất kỳ một hậu quả nào. Đám đông tại sân Artemio Franchi chán ghét chúng tôi cực kỳ.

Tôi đá với Hernan Crespo trên hàng công. Trong hiệp 2 tôi đón đường chuyền dài và tung một cú đề mi vô lê. Trận đầu ghi luôn siêu phẩm, ngon lành. Càng ngày tôi chơi càng hay. Và tôi cảm thấy mình đã đúng khi nói không với lệnh triệu tập của đội tuyển cho vòng loại Euro 2008. Tôi muốn dành thời gian cho Inter và gia đình mình.

HỒI HỘP KHI LẦN ĐẦU LÀM BỐ
Helena và tôi đếm ngược từng ngày để được nhìn thấy đứa con đầu lòng của mình. Và chúng tôi quyết định trở về Thụy Điển và sinh tại bệnh viện Lunds. Nói gì thì nói dịch vụ y tế Thụy Điển vẫn hơn. Nhưng không dễ dàng một chút nào. Truyền thông, nhất là đám paparazzi nhốn nháo như nhặng cả lên.

Vì sự cuồng loạn này mà tôi đã phải thuê cả một công ty bảo vệ, yêu cầu BQL bệnh viện cho mình một khu vực riêng. Ai ra vào đều phải bị kiểm soát. Bên ngoài cảnh sát tuần tiễu, bên trong chúng tôi đều hồi hộp.
Mà tôi nói với mọi người là tôi ghét bệnh viện chưa? Tôi căm thù nó. Nhìn người bệnh tôi cũng đâm muốn bệnh. Những lần có việc phải vào đó, tôi bao giờ cũng lẩn càng nhanh càng tốt. Nhưng bây giờ thì tôi quyết định ở lại và theo sát mọi tình hình từ Helena. Điều đó khiến tôi căng thẳng.

Tôi nhận được rất nhiều thư từ mọi nơi trên thế giới gửi về và thú thật với bạn là tôi hầu như không mở cả bì thư. Thỉnh thoảng, Helena không kìm được và xem thử CĐV viết gì. Kết quả là tất cả những gì kinh khủng nhất, kiểu như có một đứa bé xem tôi là thần tượng, nhưng chỉ còn sống thêm 1 tháng nữa.

Helena cứ hỏi mình có thể làm gì đây? Cho vé xem bóng đá, ký tặng, hay gì nữa? Tôi không dám mở thư là vì những điều như vậy. Vậy mà bây giờ, tôi lại phải ở ngay trong bệnh viện, cố tìm cho mình giấc ngủ trong khi nàng đang đau đớn và hồi hộp dường kia. Cảm giác bị săn đuổi khi đang chờ đứa con đầu lòng thật kinh khủng. Chỉ chút bất ổn thôi, cả thế giới sẽ đều biết cả.

Ôi mẹ ơi, lỡ có gì bất ổn thì sao? Tôi cứ nghĩ quẩn nhưng cuối cùng mọi thứ đều tốt cả. Đấy là một bé trai dễ thương. Chúng tôi đã trở thành cha mẹ. Chúng tôi đặt tên nó là Maximilian. Tôi không biết chính xác nguồn gốc của cái tên ấy, nhưng nó nghe có vẻ mạnh mẽ. Ibrahimovic nghe đã mạnh, Maximilian Ibrahimovic lại càng mạnh hơn. Tất nhiên là chúng tôi chỉ gọi nó là Maxi.

CẢM NHẬN TÌNH YÊU CỦA CÁNH ULTRAS THỨ DỮ
Giờ là bước tiếp theo, phải ra khỏi bệnh viện trong vòng vây của đám nhà báo. May sao, một vệ sĩ đã thông minh khoác lên người tôi chiếc áo bác sĩ rồi đặt tôi vào trong một cái giỏ giặt ủi to vật vã. Tôi cuộn tròn như một quả bóng và được đẩy xuyên qua hành lang, ra ngoài và về lại Italia.

Helena không may như vậy, nàng cũng chưa quen với sự quan tâm khủng khiếp đến dường ấy của công chúng. Nàng và Maxi trốn đến nhà mẹ tôi ở Svegerstorp, chuyển xe liên tục để cắt đuôi bọn săn ảnh. Cứ ngỡ như 2 mẹ con sẽ yên bình ở quê nội Maxi. Nhưng lạy Chúa, đó là một suy nghĩ quá ngây thơ. Bọn phóng viên túa đến sau 1 tiếng và Helena có cảm giác mình bị săn đuổi. Hết cách, nàng đành phải bay sang Milan.

Khi ấy tôi đang chuẩn bị cho trận đấu với Chievo tại San Siro. Tôi chỉ ngồi dự bị. Mất ngủ, không tập đủ mà. HLV Roberto Mancini cũng nghĩ tôi khó mà tập trung được tối đa cho trận đấu và cũng đúng là vậy thật. Suy nghĩ của tôi đang còn gửi lại Thụy Điển. Nhưng tôi nhìn lên khán đài và thấy một cảnh tượng phi thường.

Ultras, nhóm CĐV gộc nhất của Inter, đang giăng một cái biểu ngữ cực lớn trên đó. Nó căng ra như một cánh buồm no gió, trên đó ghi: "Benvenuto Maximilian - Xin chào mừng Maximilian". Tôi tự hỏi Maximilian là ai, trong đội có ai tên đó sao?

Rồi tôi vỡ lẽ ra. Ồ, con tôi. Các fan chào đón Maximilian đến với thế giới này. Thật tuyệt vời, tôi đã muốn khóc. Tôi lạ gì nhóm Ultras này, dân gộc, thứ dữ. Tôi còn nghĩ là thế nào cũng có ngày xảy ra chuyện với họ. Nhưng bây giờ... Nói gì nhỉ? Đây là điều tuyệt vời nhất Italia.

Người ta yêu bóng đá và yêu cả trẻ con nữa. Tôi lấy điện thoại ra, chụp lại và gửi cho Helena. Chưa có điều gì khiến cô ấy xúc động như thế. Bây giờ nghĩ lại Helena vẫn có thể ứa nước mắt. Từ San Siro, thông điệp tình yêu đã được gửi đi.

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện "Tôi là Zlatan" của Ibrahimovic (P11): Khởi đầu như mơ tại Inter - Dẹp bè phái, làm cha và tình yêu từ Ultras | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Mua thiên đường bằng đôi chân đầy sẹo

Phần 12: Mua thiên đường bằng đôi chân đầy sẹo

Năm 2012, Ibra đã bán căn biệt thự tại Malmo cũng với 1 căn nhà khác tại Stockholm để mua hòn đảo Davenso với ý định biến nó thành thiên đường nghỉ dưỡng. Căn nhà của anh tại Malmo trở thành địa chỉ được khá nhiều du khách đến thăm mặc dù đây không phải là 1 địa điểm du lịch chính thức.

Căn biệt thự lộng lẫy ở Malmo mà Ibra dày công mua được​

Sau khi chuyển sang Inter Milan và thi đấu thành công tại đây, Ibra đã có được khối tài sản đáng kể trong tay. Có an cư thì mới lạc nghiệp, anh quyết định tìm mua 1 ngôi nhà thật hoành tráng cho xứng với thương hiệu của mình và cũng là để cho gia đình đang ngày càng đông người có chỗ nghỉ ngơi. Ibra đã tìm mua căn biệt thự số 1 tại quê nhà Malmo và cái cách anh mua căn nhà này cũng mang đậm cá tính ngông cuồng và mafia.

CĂN NHÀ MƠ ƯỚC TỪ THỦA BÉ
Bạn còn nhớ đã có lần tôi kể về "Milen" ở Malmo FF, con đường mà tôi hay bắt xe bus và đi ăn trộm xe đạp? Tôi cứ nghĩ về nơi đó mãi, không phải vì nó chứng kiến lần đầu tiên tôi được gọi lên đội 1 của một đội bóng. Nó đáng nhớ theo một cách khác biệt hơn nhiều.

Những ngôi nhà ở Limhamnsvagen. Tại sao trông chúng toát ra vẻ không thể với tới như thế, đặc biệt là căn nhà màu hồng to vật như một lâu đài? Ngày ấy tôi chả cách nào hiểu được: những người sống trong đó là ai? Hẳn họ phải có một cuộc đời tuyệt vời lắm.

Tôi mang theo suy nghĩ ấy cùng mình suốt cả một quãng đời. Nhưng giờ thì tôi không còn thấy thiếu tự tin như một gã cục mịch nghèo hèn ngày trước. Nhưng tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác tự ti, buồn bã của mình khi phải đứng ngoài thế giới sang trọng ấy.

Thế là tôi luôn mơ đến ngày báo thù, phải cho bọn nhà giàu ở đấy thấy Zlatan không còn là cậu nhóc nghèo từ Rosengard, luôn coi chiếc xe đạp Fido Dido như một báu vật nữa. Phải cho chúng biết Zlatan cũng dư sức phệt mông xuống nền nhà sang trọng chả kém ai. Ngày ấy, tôi và Helena cũng đang cần một căn nhà ở Malmo.

Chúng tôi không thể sống cùng mẹ ở Svagertorp lâu hơn nữa (cánh nhà báo phục kích nơi này cả ngày lẫn đêm). Chúng tôi đang chào đón đứa con thứ 2 và cần một hàng rào có thể thổi bay những ánh mắt tò mò.

Helena và tôi lái xe quanh quẩn Malmo để tìm nhà. Lên danh sách, dò bản đồ và bàn luận từng căn một. Và bạn biết ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là gì không? Chính là căn nhà hồng ở Limhamnsvagen. Không chỉ vì đấy là một giấc mơ từ thời xa xưa của tôi mà còn bởi căn nhà ấy thật sự rất đỉnh. Nó là số 1 ở Malmo.

MÀN THƯƠNG THUYẾT ĐẬM CHẤT MAFIA
Vấn đề duy nhất là đang có người sống trong đó và họ nhất quyết không bán. Làm gì đây chính là câu hỏi. Chúng tôi quyết không bỏ cuộc và có thể sẽ mang đến cho một "một lời đề nghị không thể chối từ" (câu thoại nổi tiếng của Don Vito Corlenone với Johnny Fontaine trong tác phẩm "Bố già" - PV). Tôi cũng chả nhờ bạn bè từ Rosengard đến thuyết phục hay gây áp lực hộ. Phải tự giải quyết cho ngon lành.

Một ngày Helena nói chuyện với bạn tại Ikea:
- Bọn cậu có biết căn nhà hồng ấy hả? Bạn tớ sống trong đấy.
- Thế thu xếp cho tớ cuộc hẹn nhé. Bọn tớ muốn nói chuyện với họ.
- Bớt giỡn chứ.
- Giỡn thế nào được.

Rồi người bạn ấy cũng gọi đến. Cặp vợ chồng trong căn nhà hồng nói họ không muốn bán, với bất kỳ giá nào. Nào là nhà hết ý, hàng xóm dễ thương, cỏ xanh mướt, "view" ra Ribersborg và bla bla bla...

Nhưng người bạn của Helena đã có được sự chỉ dẫn và truyền đạt lại: vợ chồng Ibra sẽ chả nghe thêm lý do nào nữa. Muốn yên thân ở đó thì cứ đi mà nói chuyện trực tiếp. Bộ tưởng mời cafe Zlatan và Helena dễ lắm sao? Khối đứa cầu còn chưa được đấy nhé.

Họ đồng ý và gọi tôi với Helena tới. Vừa gặp là tôi lập tức có cảm giác mình là kèo trên. Tôi là Zlatan mà, sẽ giải quyết ngon lành vụ này cho coi. Khi bước vào những cái cổng, tôi có cảm giác to lớn và nhó bé gần như cùng lúc.

Đấy là đứa bé ngày xưa đã từng nhìn vào căn nhà cùng những ước mơ hoang đường nhất và đấy cũng đồng thời là ngôi sao lớn nhất. Dạo quanh nhà, tôi chỉ luôn miệng khen mọi thứ thật dễ thương. Nhưng khi bắt đầu ngồi xuống làm tách cafe, tôi không kiềm được nữa.

"Hai người đang sống trong căn nhà của bọn tôi," tôi nói khiến gã đàn ông cười phá lên. Cứ như thể đấy là câu nói đùa vậy. Nhưng nửa đùa nửa thật đấy, tôi học từ phim ảnh. Rồi tiếp tục: "Nghe giống giỡn chơi hả? Nhưng nghiêm túc đấy. Tôi sẽ mua căn nhà này. Tôi sẽ đảm bảo là anh cảm thấy hài lòng. Nhưng dứt khoát đây phải là nhà của chúng tôi".

Người đàn ông vẫn rất điềm tĩnh hoặc cố ra vẻ như vậy. Tôi tự tin vì chính bản thân mình đã từng là món hàng chuyển nhượng. Mọi cuộc chuyện nhượng đều là trò chơi và bất kỳ thứ gì cũng có giá của nó. Tôi đọc vị được tay chủ nhà, tôi nhìn thấy điều hắn nghĩ trong ánh mắt, và tôi cũng giải thích luôn nguyên tắc của mình: tôi không muốn những thứ mà mình không thể kiểm soát. Tôi là cầu thủ, không phải nhà thương thuyết. Tôi sẽ gửi một gã đến lo vụ này.

Gã ấy không phải là Mino đâu, nếu bạn đang nghĩ vậy. Tôi gửi đến một tay luật sư, và đừng nghĩ tôi ngu đến mức giá nào cũng trả nhé. Có chiến thuật rõ ràng chứ chả phải bạ đâu mua đó. "Phải chắc chắn là mua được, nhưng giá thấp chừng nào tốt chừng đó" là yêu cầu của tôi.

Hơi hồi hộp tí, nhưng sau đó cũng êm. "Họ bán ba mươi triệu Krona" (tiền Thụy Điển, gần 3 triệu euro-PV). OK, vậy là xong, ba mươi thì ba mươi, khỏi thảo luận gì cho mệt. Mà nói thêm làm quái gì. Với số tiền ấy, gã chủ nhà biến ra khỏi đấy nhanh như chạch ấy chứ.

QUÁ TRÌNH TU SỬA ĐIÊN LOẠN
Thế là tôi đã trả tiền để được ở trong căn nhà mà mình mơ ước (tháng 9/2007-PV). Nhưng đấy chỉ là sự khởi đầu. Quá trình tu sửa lại căn nhà mới thật là điên loạn. Chúng tôi không ngơi ra được một chút nào. Chính quyền không cho phép chúng tôi xây tường bao quanh nhà cao hơn. Mà không như thế thì bọn phóng viên và những người đi qua lại cứ săm soi nhìn vào trong nhà mình.

Không cho ta xây tường cao hơn, thế thì ta kéo nhà thấp xuống. Chúng tôi nhờ kỹ sư hạ toàn bộ mọi thứ trong khuôn viên xuống. Tóm lại là chi rất nhiều tiền, theo cái cách không phổ biến mấy trong kỹ thuật xây dựng.

Ibra đổ rất nhiều tiền để tu sửa căn nhà​

Những căn nhà trong khu vực này toàn là gia sản do cha ông để lại, từ đời này sang đời khác. Nghĩa là chưa từng có ai thuộc tầng lớp thấp kém như tôi có thể bước chân vào khu vực này. Đấy thật sự là chỗ của giới thương lưu, nơi chúng gọi nhà mình là phi thường, đặc sắc. Còn tôi ư? Nhà quê Zlatan chỉ gọi đấy là một căn nhà mập.

Nhưng tôi đã chứng tỏ cho tất cả thấy một gã có xuất phát điểm hèn kém như mình cũng có thể dọn vào khu này nhờ tiền của chính mình. Thấy tôi xây nhà, bọn chúng rét liền, làm thấy ghê quá mà. Nhưng tôi kệ hết.

Helena lo chuyện kiến trúc, cô ấy tham khảo kiến trúc của các viện bảo tàng và ra mọi quyết định quan trọng.

Tôi chỉ làm một việc nhỏ. Ở lối vào nhà, cạnh tấm giấy dán tường màu đỏ tôi treo một tấm hình chụp lại đôi chân dơ bẩn và đầy sẹo của mình. Bạn bè vào nhà sẽ phải thấy tấm hình ấy trước tiên. Họ sẽ khen nhà đẹp thế này thế nọ và sẽ đặt câu hỏi:

- Mày treo tấm hình đôi chân dơ bẩn mày lên tường chi vậy?
- Bọn ngu. Ngu lắm. Chính đôi chân ấy đã trả tiền mua căn nhà này.

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện "Tôi là Zlatan" của Ibrahimovic (P12): Mua thiên đường bằng đôi chân đầy sẹo | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Tiền nhiều, danh lớn & nỗi đau vắt chanh bỏ vỏ

Phần 13: Tiền nhiều, danh lớn & nỗi đau vắt chanh bỏ vỏ

Sự chia rẽ giữa nhóm cầu thủ Brazil và Argentina biến mất như chưa hề tồn tại. Cứ một tháng trôi qua, vị thế của Inter càng được khẳng định. Tất nhiên là Moratti nhìn thấy điều đó. Ông ta rất tốt với Ibra và gia đình anh. Trên sân cỏ Ibra tiếp tục tỏa sáng. Cả đội đã thay đổi cùng với sự hiện diện của anh. Nhưng rồi chính thành công đó cũng khiến Ibra mệt mỏi khi dù chấn thương anh vẫn phải cắn răng ra sân.
tutruyen.jpg

TRÊN ĐỈNH VINH QUANG
Mino hiểu mình phải làm gì trong những cuộc thương thảo hợp đồng. Không ai giỏi hơn gã mập này về những thủ thuật ấy. Có tin đồn Real Madrid muốn chiêu mộ tôi và Mino đã dùng điều đó như một chiêu thức để vòi bản hợp đồng tốt hơn.

Ngày gia nhập Inter, tôi chỉ muốn thoát khỏi địa ngục Juventus càng nhanh càng tốt và Moratti dựa vào điều ấy để đứng ở vị thế chủ động. Bây giờ thì Moratti mới là kèo dưới. Trong ngành này, bạn luôn phải nhìn vào điểm yếu của đối phương. Đâu thể để mất Ibra, Moratti nói với người thảo hợp đồng: "Cứ cho Ibra tất cả những gì nó muốn".

Và tôi đã có một hợp đồng mới tuyệt với. Sau đó những điều khoản này lộ ra ngoài và báo chí cho biết tôi chính là người nhận thù lao cao nhất thế giới. Lúc ký thì chả ai biết cả, Moratti cấm tiệt tuồn cho báo chí. Nhưng nó vẫn rò, bạn làm sao giấu được một bí mật lớn như thế.

Khi đã trở thành cầu thủ hưởng lương cao nhất, mọi người sẽ nhìn bạn hoàn toàn khác. Thêm một chiếc đèn nữa chiếu vào, thêm sự chờ đợi, thêm kỳ vọng, thêm áp lực. Nhưng tôi thích tất cả những điều đó. Càng áp lực tôi đá càng dữ. Sau nửa đầu mùa tôi đã ghi được 10 bàn, Inter thì gần như đã bảo vệ được Scudetto và sự kích động tràn ngập mọi nẻo. Ở Champions League Inter cũng đầu bảng, có vẻ như chả thứ gì ngăn chúng tôi được nữa, nhưng rồi đầu gối của tôi bị đau.

SỰ PHŨ PHÀNG CỦA NGHỀ CẦU THỦ
Tôi cứ mặc kệ. Muỗi thôi mà, nhưng rồi càng lúc càng đau. Trận đấu vòng 16 đội với Liverpool chúng tôi thua 0-2, chấn thương hành hạ tôi cả trận. Chịu hết nổi tôi bèn đến bác sĩ: bong gân xương bánh chè, một dạng nặng hơn của chấn thương cơ đùi. Tôi đành phải nghỉ trận gặp Sampdoria.

Tôi ngỡ là chuyện nhỏ. Nhưng không. Hernan Crespo mà không gỡ hòa, chúng tôi đã thua luôn trận đó. Đấy chỉ là khởi đầu cho một cuộc chệch hướng: hòa Roma 1-1 rồi thua Napoli, Mancini và các cầu thủ bắt đầu lo. Tôi buộc phải trở lại để không đánh mất lợi thế đã tạo được.

Tôi được gửi đi để phục hồi cấp tốc và ngày 8/3/2008, trở lại trận gặp Reggina. Đá với đội thứ 2 từ dưới lên, cần Ibra làm gì chứ. Nhưng Mancini vẫn cần. Tôi phải chơi thuốc giảm đau. Tôi bước vào sân mà với cái đầu gối ngỡ như mượn của người khác.

Nói thật với bạn: đã bước vào nghề này thì cái đầu gối của bạn thuộc về Ban huấn luyện. Đời cầu thủ như một trái cam vậy. CLB sẽ vắt cho đến khi nào không còn giọt nước nào nữa rồi bán đi. Nghe phũ nhỉ, nhưng thực tế là vậy. Nó là một phần của cuộc chơi.

Cầu thủ thuộc quyền sở hữu của CLB. CLB mua họ về để thắng các danh hiệu, chứ đâu phải để chăm nom sức khỏe. Chính bác sĩ cũng không biết mình phải đứng trên chân nào? Họ sẽ nhìn cầu thủ như bệnh nhân hay sản phẩm của CLB. Họ có làm cho bệnh viện đâu, làm cho CLB mà. Chỉ có bạn mới phải cứu chính mình. Phải hét lên: "Dẹp hết mẹ đi, đau quá đá đ** gì nổi". Không ai biết cơ thể bạn tốt hơn chính mình.

Rồi tôi cũng đá với Reggina, ghi bàn thứ 15 trong mùa giúp Inter thắng và tạo ra một sự nhẹ nhõm. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là Mancini muốn tôi lại đá trận sau. Tôi phải đồng ý, từ chối được sao, lại tộng thuốc giảm đau và Voltaren bởi lúc nào cũng "phải có Ibra mới xong, không cho nó nghỉ được". Tôi làm sao trách ai được khi trót là nhân vật lãnh đạo ngay từ những ngày đầu gia nhập CLB. Trận lượt về với Liverpool càng không thể thiếu Ibra.

Champions League là một nỗi ám ảnh với tôi. Tôi thèm khát cái cúp chết tiệt ấy biết bao, nhưng thua cách biệt trận lượt đi thì lượt về phải mệt rồi. Tôi bỏ lỡ vài cơ hội và đến phút thứ 50 thì Burdisso bị thẻ đỏ. Mọi thứ trở thành bi kịch. Tôi chạy trên đôi chân xa lạ và hủy hoại chính mình. Khi rời sân, tôi nghe tiếng các CĐV la ó và huýt sáo mình.

VỊ CỨU TINH PHÚT CUỐI
Vậy đó, tôi đã mang sức khỏe và thân thể của mình ra đặt cược, vậy mà tất cả những gì tôi nhận được là việc bị loại và nhận những lời cay nghiệt. Sự lạc quan biến mất, Inter chệch hướng, Mancini tuyên bố ra đi rồi sau đó rút lại. Sự tin tưởng dành cho tay HLV cũng biến mất. Là HLV mà có chuyện đi hay ở lại cũng không quyết được, chả chuyên nghiệp chút nào.

Trên sân Inter tiếp tục mất điểm, hòa Genoa rồi thua Juventus, khoảng cách điểm lớn mà chúng tôi tạo dựng suốt mùa dần bị thu hẹp. Vậy mà cái thằng Ibra ngu si tứ chi phát triển này vẫn cứ phải vào sân, chỉ vì nó không biết hoặc không dám nói không.

Đầu gối của tôi dần quá tải, đi muốn không nổi. Tôi lê vào phòng thay quần áo và muốn xé nát nơi ấy ra thành từng mảnh. Tôi hét với Mancini trong trạng thái hoàn toàn hoang dại: "Mẹ nó, tôi cần phải nghỉ ngơi, cho tôi đi vật lý trị liệu. Không đá đấm gì nữa, tôi chả quan tâm Scudetto sẽ đi đâu".

Nói vậy chứ không dễ đâu. Bạn ngồi trong phòng tập trị liệu, nhìn ra ngoài và thấy đồng đội mình đang tập. Cái cảm giác phải làm khán giả ngồi xem một bộ phim mà mình lẽ ra phải đóng vai chính không dễ chịu chút nào. Cảm giác ấy còn kinh khủng hơn cả vết chấn thương.

Thế là tôi quyết định bay về Thụy Điển để tránh xa cái rạp xiếc Inter. Sau 6 tuần vật lý trị liệu, chân cẳng tôi đã khá hơn, nhưng vẫn chưa thể đá được. Trận gặp Siena, Inter ngỡ như đã giải quyết xong Scudetto. Dẫn trước Siena những 2-0, Vieira ghi bàn và gã Balotelli đá thay tôi ghi bàn còn lại. Nhưng rồi bị gỡ 2-2. Materazzi bị kéo ngã trong vòng cấm và Inter có trái phạt đền. Julio Cruz lẽ ra là người sút, nhưng Materazzi giành và sút trượt.

Các Ultra đòi lấy mạng anh ta, báo chí như phát điên và CLB thì rối như canh hẹ. Ibra bị chấn thương, khoảng cách 9 điểm giờ chỉ còn 1 điểm. Trận cuối mà hòa hay thua Parma thì coi như dâng Scudetto cho Roma, chỉ phải đá với đội chót bảng Catania.

Cái tên Ibra lúc này xuất hiện ở mọi nơi. Bật tivi thì 1 phút họ nói đến Ibra một lần. Anh ta kịp trở lại không? Các CĐV thì gào lên: Ibra hãy cứu lấy chúng ta, hãy đứng dậy vì đội bóng và thành phố đi. Gã ba phải Mancini đến gặp tôi và muốn tôi đá trận quyết định. Đây là trận cầu của Inter, của tôi và của chính ông ấy nữa.

Tôi đồng ý, tôi muốn đá trận đấy hơn bất kỳ thứ gì trên đời. Trong cái ngày Scudetto được hay mất, tôi cũng muốn mình trực tiếp góp mặt bất chấp việc tôi chưa đá một trận nào suốt cả tháng rưỡi.

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện "Tôi là Zlatan" của Ibrahimovic (P13): Tiền nhiều, danh lớn & nỗi đau vắt chanh bỏ vỏ | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Phần 14: Sẵn sàng thiêu thân vì "đại ca" Mourinho

Phần 14: Sẵn sàng thiêu thân vì "đại ca" Mourinho

EURO 2008 là một ký ức đáng quên. Thụy Điển sớm bị loại còn tôi thì bị vết đau khi còn ở Inter hành hạ suốt cả giải. Nhưng cuộc sống là vậy đó. Một điều tồi tệ đến thì sẽ có một điều tuyệt vời theo sau và ngược lại. Trước thềm EURO, tôi được biết Roberto Mancini sẽ bị sa thải. Người thay thế là Jose Mourinho. Lúc ấy tôi chưa gặp trực tiếp, nhưng ông ta đã khiến tôi ngạc nhiên. Có một sự gắn kết vô tình nào đó khiến tôi biết rồi mình sẽ sẵn sàng chết vì con người này.
Ibra.jpg

CHỜ ĐỢI NGƯỜI THAY ĐỔI VẬN MỆNH
Tôi chưa biết gì nhiều dù khi ấy Mourinho đã là "người đặc biệt" rồi. Có vẻ tự phụ, luôn biến cuộc họp báo thành những show diễn của riêng mình. Ban đầu tôi ngỡ cũng giống như Capello, một người lãnh đạo cứng rắn mà mình có thể nể trọng. Nhưng tôi hoàn toàn sai, chí ít là sau hết phân nửa. Mourinho là người Bồ và luôn muốn mình là trung tâm của mọi thứ. Ông ta điều khiển cầu thủ theo cách của riêng mình.

Đấy là người đã học hỏi nhiều từ Bobby Robson, cựu HLV đội tuyển Anh. Robson cầm quân cho Sporting Lisbon và cần một trợ lý ngôn ngữ. Mourinho lại rất giỏi ngôn ngữ. Nhưng rất nhanh, Robson nhận ra người phiên dịch của mình cũng rất có kiến thức về bóng đá. Suy nghĩ nhạy bén và đầy óc phân tích dù chưa chơi bóng đá ở trình độ cao nhất.

Robson ngạc nhiên lắm, giao cho Mourinho thử viết tài liệu trinh sát đối thủ. Kết quả ông nhận được là một bản phân tích chi tiết và hay nhất trên đời. Ngạc nhiên lắm chứ.

Robson đổi CLB, Mourinho cũng đi theo. Ông ta dành mọi thời gian trong thời kỳ ấy để học hỏi, không chỉ những chiến thuật, con số mà còn cả vấn đề tâm lý nữa. Mourinho vẫn thường nói: "Khi đội chiến thắng bạn chỉ là một phần trong đó. Nhưng khi thất bại thì bạn là cả một đống phân".

Rồi Mourinho cũng tách ra "làm riêng", cho Porto năm 2002. Với nhiều người khi ấy ông vẫn chỉ là "Gã phiên dịch" dù Porto cũng là đội "khủng" ở Bồ Đào Nha. Trước khi Mourinho đến Porto chỉ xếp ở giữa BXH. Ở Cúp châu Âu, đặc biệt là Champions League chả ai coi Porto ra gì.

Nhưng Mourinho mang đến sự hiểu biết tuyệt vời về từng đối thủ. Ông nhấn mạnh từng chi tiết nhỏ có thể ảnh hưởng lớn ra sao đến toàn cục. Mourinho nghiên cứu đến tận cùng đối thủ. Ông ta tập cho mình thói quen suy nghĩ tổng hợp và rất nhanh. Năm ấy Porto loại Man United, đội bóng mà chỉ một thành viên của họ cũng có giá trị bằng cả đội Porto gộp lại.

Đấy là một vụ nổ Big Bang để đưa Mourinho lên thành HLV đỉnh nhất thế giới. Năm 2004, Roman Abramovich mang Mourinho về. Ban đầu Mourinho đâu có được công chúng Anh đón nhận, một tay người Bồ mới gầy dựng tiếng tăm thôi mà. Nhưng ngay trong cuộc họp báo đầu tiên ông đã nói: "Tôi không phải gã vô danh. Tôi vô địch Champions League với Porto. Tôi đặc biệt. Tôi là Người đặc biệt".

Báo chí Anh ban đầu dùng khái niệm "Người đặc biệt" ấy với ý giễu cợt, nhưng rồi họ mau chóng mê mẩn con người này. Với fan Chelsea thì đừng hỏi. Trước khi Mourinho đến, họ không biết vô địch Anh là gì trong 50 năm. Với Mourinho, họ có 2 chức Vô địch liên tiếp. Con người tự thay đổi vận mệnh của mình và người khác đang trên đường đến với chúng tôi, Inter. Tôi chờ đợi những mệnh lệnh và càng hồi hộp khi biết Mourinho có ý định nói chuyện với mình.
Ibra2.jpg

MOURINHO LÀ MỘT ĐẠI CA
Nhưng cuộc nói chuyện quả là... nói chuyện. Ông ta bảo thật vui làm việc cùng, thế thôi. Ban đầu chơi tiếng Italia, tôi chả hiểu mấy, chắc ông ta nghĩ tôi ở Italia nhiều năm nên phải biết tiếng. Ngôn ngữ là nghề của ông ta mà, 3 tuần là nói sõi hơn tôi rồi. Sau Mourinho phải xài tiếng Anh với tôi. Trong thời gian EURO, Mourinho nhắn tin cho tôi.

Một, reply. Hai, reply. Cứ thế. Bạn có nghĩ ra không? Bạn nhắn tin qua lại như thế với một HLV. Tôi chơi cho đội tuyển, có liên quan gì đến ông ta đâu. Vậy mà vẫn quan tâm, vẫn cho lời khuyên. Ơ kìa, hóa ra gã HLV này đâu có cứng như mình nghĩ.

Rồi tôi nhận ra mục đích của Mourinho muốn lôi kéo tôi. Ông ta muốn tạo ra sự trung thành và sự dấn thân. Nhưng tôi thích vậy. Chúng tôi dần hiểu nhau. Mourinho làm việc gấp đôi người thường, xem bóng đá ngày đêm và liên tục phân tích. Chưa bao giờ tôi gặp ai có nhiều kiến thức về đối thủ như thế. Cứ như thể cỡ giày của thủ môn thứ 3 ông ta cũng tường tận vậy.

Nhưng cũng phải mất khá lâu tôi mới gặp tận mặt Mourinho. Nhưng dù đã tự vẽ nên hình ảnh của vị này, tôi vẫn ngạc nhiên khi được mục sở thị. Lùn, vai nhỏ, nhìn càng nhỏ bé khi bao quanh là những cầu thủ. Vậy đó, nhưng cầu thủ xếp hàng nghe ông nói.

Ông ta trấn áp ngay những kẻ tự cho mình là không thể đụng đến: "Từ nay bọn mi tập luyện theo lệnh ta, thi đấu theo ý ta, nghe thông chưa?". Cầu thủ buộc phải nghe từng từ mà Mourinho nói. Nhưng sau tất cả, ông ấy vẫn không phải là Capello. Capello là một vị tướng, Mourinho là một đại ca. Ông ta tạo sự liên kết với các cầu thủ bằng tin nhắn, bằng mail, bằng sự tìm hiểu về vợ con, cuộc sống của từng người. Ông ta không la hét.

"ZLATAN SẼ LÀM CHO MOURINHO PHẤN KHÍCH"
Mọi người hiểu và thích cung cách ấy. Ông ta chuẩn bị cho chúng tôi trước và trong trận đấu. Như một trò chơi tâm lý vậy. Ông ta cho chúng tôi coi lại băng ghi hình và chỉ ra chỗ kém: "Nhìn coi. Tệ chưa, chán chưa. Buồn rứa bây. Đâu phải bây đá đâu, anh em bây đá phải không?". Nhẹ nhàng vậy thôi mà cả đám nhục hết ráo.

"Ta không muốn bây đá như rứa nữa. Bước ra ngoài kia như sư tử chết đói, như những chiến binh coi. Bết hơn thì đừng mong thắng". Rồi Mourinho nói tiếp: "Đầu tiên phải đá như ri, sau đó như ri...". Khi tình hình quá tệ, ông ta cũng đá bảng thông báo, khiến cho cả đội như sôi sục và lại lao ra sân như những gã hoang dại không cần biết đến này mai.

Làm việc với Mourinho là một chuỗi ngày như thế, là những sự việc không ngờ tới lần lượt xuất hiện khiến bạn phải dốc từng chút sức lực cuối cùng cho ông ấy. Bạn sẵn sàng giết người vì Mourinho. Nhưng đôi khi Mourinho cũng lạnh lùng: "Mi làm ta buồn quá Zlatan à. Hôm ni mi là con số 0, chả ra cái cứt gì cả". Nhẹ nhàng thế thôi, mà nghe như búa bổ. Tôi không cãi lại. Không phải sợ mà vì biết ông nói đúng. Mourinho không bàn về quá khứ, chả viển vông tương lai mà luôn nói chuyện hiện tại. Mà hiện tại tôi đúng là cứt. "Ra ngoài và chơi bóng xem nào", Mourinho nói.

Mourinho là bậc thầy kích thích cầu thủ. Nhưng điều duy nhất khiến tôi thật sự ấn tượng là gương mặt của Mourinho. Tôi làm gì, ghi bàn đẹp cỡ nào, tuyệt nhiên gương mặt ấy không có lấy một biểu hiện. Cứ như trước mặt chỉ là một pha quay chậm. Tôi cố chơi hay hơn để cố tìm một sự khác lạ trên gương mặt ấy. Nhưng không. Tôi vô lê ghi bàn, lừa qua 4 cầu thủ, sút bóng theo kiểu karate, gương mặt Mourinho vẫn như một người nhìn vào cơn mưa.

Tôi hỏi Rui Faria (HLV thể lực và là cánh tay phải của Mourinho) về điều đó. Ông ta chỉ nói: "Quên chuyện làm gương mặt Mourinho thay đổi đi. Ông ta không phản ứng như chúng ta".

Không ư? Ừ. Chờ đó. Zlatan này sẽ mang cuộc sống trở lại gương mặt kia. Có tạo ra phép thuật tôi cũng phải thử. Cách nào cũng được, Zlatan sẽ phải làm cho Mourinho phấn khích vui sướng!

Tôi nhớ trận gặp Atalanta, một ngày trước khi nhận giải dành cho cầu thủ nước ngoài hay nhất và cầu thủ hay nhất Serie A. Hiệp 1 tôi đá hơi chán. Mourinho bước vào phòng và nói:
- Mai nhận giải thưởng hả mi?
- Ừ
- Chuẩn bị phát biểu chi chưa?
- Chưa, sao thế?
- Ta bày mi nè. Mi nên nói là mi nhục nhã với giải thường này. Răng mà các anh trao giải cho người không xứng đáng? Trao giải cho mạ mấy anh cho rồi. Không thì trao cho ai xứng đáng hơn tôi ấy.
Nghe vậy, tôi chỉ dậy lên một cảm giác chứng tỏ. Mourinho hãy đợi đấy, tôi sẽ cho ông thấy mình là ai, dù cho có đổ máu.

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện Ibrahimovic (P14): Sẵn sàng thiêu thân vì "đại ca" Mourinho | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Phần 15: Thèm khát Champions League và phản bội Inter

Phần 15: Thèm khát Champions League và phản bội Inter

Sau năm đầu thành công với vị HLV mà Ibra sẵn sàng thiêu thân Jose Mourinho, những tưởng anh có thể thỏa mãn niềm ao ước là chiếc cúp Champions League danh giá. Nhưng sự đời luôn nghiệt ngã, Inter tiếp tục thất bại tại đấu trường đẳng cấp nhất châu Âu và Ibra nhận ra rằng anh không thể vô địch Champions League với Inter. Từ đó ý nghĩ sẽ chuyển sang Barca ngày càng nung nấu trong Ibra và anh cũng dần trở thành 1 tên phản bội trong mắt các CĐV Inter.
Ibra.jpg

Ibra quyết ý rời bỏ Inter tìm vinh quang Champions League sau trận thua 0-2 trước M.U​

PHẤN KHÍCH TRƯỚC TRẬN ĐẤU LỊCH SỬ
Với tôi, Champions League như một người tình không đến. Chúng tôi đã khởi đầu Serie A suôn sẻ, đầu gối tôi ngon lành trở lại và tôi ghi toàn những bàn đẹp. Nhưng bây giờ với tôi chuyện ấy không còn quan trọng nữa. Tôi đã giành đến 4 Scudetto và liên tục được bầu là cầu thủ hay nhất giải. Champions League mới là mục tiêu. Tôi chưa từng tiến xa tại đấu trường ấy và bây giờ thử thách là Man United ở vòng 16 đội.

Man United là 1 trong những đội mạnh nhất châu Âu và họ vừa vô địch Champions League một năm trước đó. Có những cầu thủ như Cristiano Ronaldo, Wayne Rooney, Paul Scholes, Ryan Giggs, Nemanja Vidic, nhưng Man United chả phụ thuộc vào ai.

Đấy là một tập thể đúng nghĩa bởi Alex Ferguson, tôi nên gọi là Sir Alex Ferguson chứ nhỉ, không cho cầu thủ nào lớn hơn CLB. Mọi người đều phục tùng Sir Alex, ở Anh ông ấy là thánh. Ông ta không thỏa hiệp với cầu thủ mà điều khiển họ.

Ngay từ xuất phát điểm, Ferguson đã sớm vươn lên đẳng cấp thế giới ở Scotland. Khi đến Man United năm 1986, CLB ấy ở vào một hoàn cảnh hoàn toàn khác với hiện tại. Những ngày vinh quang đã ở sau lưng họ. Cầu thủ chả buồn tập luyện mà cứ bét nhè ở bar. Ferguson mở một cuộc chiến, thiết lập lại kỷ luật. Kết quả là ông ấy giành 21 danh hiệu cùng CLB và được phong tước Hiệp sĩ năm 1999, sau cú ăn 3.

Inter - Man United chính là cuộc chiến giữa Mourinho và Sir Alex, giữa Cristiano và Zlatan. Truyền thông nói rất nhiều về điều này. Chúng tôi đều là 2 cái tên chiến lược của Nike và vừa cùng làm một shot quảng cáo. Ở đó cả 2 phô diễn kỹ thuật xử lý và sút bóng với Eric Cantona là một người dẫn chương trình. Nhưng tôi chưa từng gặp Cristiano, kể cả thời gian quay phim. Tất cả đều được làm ở những nơi khác nhau.

Tôi không quan tâm đến truyền thông nhiều, nhưng cảm thấy rất kích động. Inter có cơ hội tốt và Mourinho đã chuẩn bị chu đáo cho chúng tôi. Nhưng trận lượt đi tại San Siro là nỗi thất vọng. Tỷ số là 0-0 và tôi gần như không hòa nhập được vào trận đấu.

Báo chí Anh đã bàn rất nhiều về điều đó. Tôi mặc kệ đống rác rưởi ấy, nhưng tôi khát khao được thắng trận lượt về tại Old Trafford và đi xa hơn. Niềm thôi thúc ấy ngày một lớn hơn. Tôi nhớ mãi cảm giác bước vào sân, nghe những tiếng hò reo và la ó.
Ibra2.jpg

CHÌM VÀO HỐ SÂU TUYỆT VỌNG
Sự căng thẳng tràn ngập cả không gian. Mourinho mặc bộ vest đen và chiếc áo khoác đen. Nhìn rất nghiêm trọng và như thường lệ, ông ấy đứng bên đường piste, theo sát trận đấu như vị đại tướng nhìn về chiến trận.
Đám đông la lên: "Ngồi xuống Mourinho" và ông ta thì liên tục vẫy tay ra hiệu cho các cầu thủ hỗ trợ tôi nhiều hơn. Tôi thật sự lẻ loi vào đầu trận. Mourinho dùng đội hình 4-5-1 với tôi chơi cao nhất. Áp lực ghi bàn thật khủng khiếp và tất nhiên tôi thích điều đó.

Nhưng Man United lại chơi hay hơn trong khi tôi bị cô lập. Tệ hơn nữa, mới chỉ sau 3 phút, Ryan Giggs đá phạt góc và Vidic đánh đầu, 1-0. Như một gáo nước lạnh, cả sân Old Trafford gầm lên: "Ông hết đặc biệt rồi, Mourinho". Ông ấy và tôi là những người bị la ó nhiều nhất.

Nhưng trận đấu diễn biến theo hướng tích cực và sự thật là chỉ cần ghi lại 1 bàn, chính chúng tôi sẽ vào tứ kết. Sau 30 phút tôi nhận một đường chuyền dài rồi dứt điểm trúng xà ngang. Cơ hội ngày một rõ ràng hơn, Adriano vô lê trúng cột dọc. Nhưng hỡi ôi khi tất cả đang chờ bàn gỡ thì Wayne Rooney dốc bóng vào khu cấm và chuyền cho Cristiano Ronaldo ghi bàn 2-0. Rồi trận đấu cứ thế mà trôi qua. "Bye, bye Mourinho. Hết rồi nhé", họ đã hát lên như vậy.

Tôi chỉ muốn đập phá thứ gì đó. Trong phòng thay quần áo, Mourinho không chê trách, chỉ cố làm chúng tôi vui lên và hướng sự tập trung về Serie A. Trước và sau mỗi trận đấu con người này dường như cứng rắn hơn. Nhưng chúng tôi thì như chìm vào hố sâu tuyệt vọng và đầy ham muốn giết một ai đó.

NẢY SINH Ý MUỐN RA ĐI
Đấy có lẽ cũng chính là lúc suy nghĩ rời khỏi Inter nhen nhóm trong đầu tôi. Tôi muốn tiến lên và thay đổi. Tôi đã luôn di chuyển trong đời mình, đã chuyển trường, chuyển nhà, chuyển CLB. Ham muốn thay đổi như một thứ độc dược được cấy trong cơ thể.

Ngồi trong căn phòng đầy mùi tuyệt vọng ấy, tôi nhìn xuống chân mình và hoài nghi: mình sẽ không bao giờ giành Champions League với Inter được. Không phải vì đội không đủ mạnh mà vì một linh tính nào đó.
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sau trận ấy, tôi cũng không giấu nỗi hoài nghi của mình. Tôi chỉ trả lời chân thành trước câu hỏi liệu có vô địch Champions League với Inter hay không: "Tôi không biết nữa. Hãy chờ xem". Các CĐV đã mơ hồ nhìn thấy điều gì đó.

Đấy là khởi đầu cho những gì căng thẳng sau đó. Tôi nói với Mino: "Tôi muốn đi, sang Tây Ban Nha". Mino hiểu tôi muốn gì. Tây Ban Nha thì chỉ có nghĩa là Real Madrid hoặc Barcelona, 2 CLB hàng đầu. Real thích tôi, họ có truyền thống sở hữu những cầu thủ tuyệt vời như Ronaldo (Brazil - PV), Zidane, Figo, Roberto Carlos, Raul. Nhưng tôi lại ngả về Barca nhiều hơn. Họ đang chơi thứ bóng đá tuyệt vời và có Messi, Xavi và Iniesta.

Nhưng chúng tôi sẽ hành xử thế nào đây? Không dễ chút nào. Tôi đâu thể hét toáng lên là mình muốn sang Barca. Làm vậy là đào mồ chôn danh tiếng của mình tại Inter. Làm vậy là tự hạ giá mình xuống số 0. Zlatan đâu có bết dữ vậy. Còn không nói thì đành phải chờ Barca tiếp cận trước. Ban huấn luyện của họ phải thiết tha mua bạn với bất kỳ giá nào.

QUYẾT TÂM DỨT ÁO
Đấy chính là vấn đề lớn nhất. Tôi quá đắt. Tôi ở Inter, Kaka ở Milan, Messi ở Barca và Cristiano Ronaldo ở Man United. Không ai có khả năng đáp ứng nổi phí chuyển nhượng của 4 chúng tôi. Mourinho cũng từng nói về điều này: "Ibra ở lại. Trên thế giới không có CLB nào trả nổi 100 triệu euro đâu".

Tôi là như vậy ư? Một bức Mona Lisa đ** ai mua nổi sao? Tôi không biết nữa. Tình huống không có gì rõ ràng và chỉ có ngu mới đi thổ lộ điều mình muốn với báo chí. Nhưng tôi cũng không giả tạo mà phun ra những câu rác rưởi như bọn ngôi sao khác: "Tôi sẽ ở lại, tôn trong hợp đồng, bla bla bla...".

Vì không nói được nên tôi dần trở thành một kẻ phản bội, nhất là khi tôi nói mình "muốn thử một thứ gì đó mới mẻ vì tôi đã ở Italia được 5 năm rồi. Tôi thích thứ bóng đá kỹ thuật ở Tây Ban Nha". Từ đó, mỗi lời tôi nói ra được phân tích theo mọi chiều hướng có thể.

Nhưng tôi không để những áp lực ấy ảnh hưởng đến màn trình diễn của mình. Chơi càng bốc thì càng có cơ hội chứ sao. Trước Reggina tôi lừa qua 3 hậu vệ, lúc ai cũng tưởng tôi sút thì tôi lại bấm bóng qua đầu thủ môn. Hết xảy. Mourinho đứng ngoài, miệng nhai kẹo cao su mà không có lấy một phản ứng nào.

Nhưng bàn ấy đã mang tôi lên dẫn đầu danh sách dội bom cùng với Marco di Vaio. Là "Vua phá lưới" ở Italia là một vinh dự lớn nên tôi ngày càng hung hãn hơn trước khung thành. Trận gặp Fiorentina tôi có 1 cú sút phạt đạt vận tốc 109 km/h.

Tôi càng chơi hay, CĐV càng bực tức vì tôi bộc lộ ý muốn ra đi. Bạn biết không? Ở Italia, các fan yêu người ghi bàn hơn mọi nơi trên thế giới. Và cũng hơn mọi nơi trên đời, họ ghét nhất là một chân sút muốn rời CLB của mình. Ibra là tên phản bội, là kẻ vô ơn, họ nói thế. San Siro sôi lên theo từng trận. Nhưng nói bạn nghe nhé, tôi kệ mẹ hết!

Nguồn: Bóng Đá + | Tự truyện Ibra (P15): Thèm khát Champions League và phản bội Inter | Bong da
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Thách thức lũ Ultra, dằn mặt trẻ trâu để thành vua

Phần 16: Thách thức lũ Ultra, dằn mặt trẻ trâu để thành vua
Ibra.jpg
Cả tuần lễ đó báo chỉ viết về chuyện tôi muốn rời Italia để tìm những điều mới mẻ. Trên sân cỏ, các đối thủ như cũng ghét lây tôi với công chúng. Vào trận, tôi như bị cầm tù trong khu cấm địa. Tôi cố mọi cách nhưng không cách nào sút nổi. Trong những tình huống như thế, CĐV thường cổ vũ rất hăng cho tiền đạo. Nhưng bây giờ tất cả những gì phản hồi là những tiếng la ó và huýt sáo từ các Ultra.

“TAO SẼ GIẢI QUYẾT TỪNG ĐỨA MỘT”
Tôi đáp lại với thái độ thách thức. Bọn tao đang chiến đấu như điên thế này, Inter đang dẫn đầu BXH mà chúng mày cổ động theo cách đó à? Chúng mày là thứ gì thế? Nhìn thái độ tôi như thế, bọn Ultra thêm điên, chúng chuyển sang la ó luôn cả đội. Nhưng như tôi đã nói đó, càng giận tôi đá càng ác.

Nên sau này nếu thấy tôi sắp điên thì đừng lo nhé. Ừ, thỉnh thoảng tôi cũng làm những điều ngu ngốc và ăn thẻ đỏ. Nhưng trong tuyệt đại đa số trường hợp thì mỗi khi Ibra giận dữ là một điềm lành. Cả sự nghiệp của tôi được xây dựng trên những cơn giận như thế.

Trong hiệp 2 (trận thắng Lazio 2-0 ngày 2/5/2009), tôi nhận bóng khoảng 15 mét cách khu cấm địa. Tôi ngoặt lại, lao lên và sút giữa 2 hậu vệ. Góc ngon, bàn đẹp hết ý. Nhưng sau đó người ta không nói về pha ghi bàn ấy mà nói về phản ứng của tôi. Tôi chạy đến đường piste, mặt đanh lại và ra hiệu kêu bọn Ultra im miệng. Tao ghi bàn vì tiếng la của chúng bây đó.
Ibra2.jpg

Cuộc chiến giữa các tifosi và cầu thủ lớn nhất của đội bóng chính thức được kích hoạt. Bên ngoài đường piste mặt Mourinho cũng lạnh như băng. Ông ta đồng tình với phản ứng của tôi, ông ghét nhất trên đời là CĐV lại đi quay lưng với đội bóng của mình.

Sân bóng tiếp tục như sôi lên. Tôi kiến tạo bàn thứ 2, chơi tuyệt hay và hài lòng khi nghe tiếng còi dứt trận. Nhưng đã hết đâu. Trên đường rời sân, tôi được báo là đám đại ca của nhóm Ultra đang chờ trong phòng thay quần áo, chả hiểu bằng cách nào chúng làm được việc ấy.

Quả nhiên dưới hành lang có 7, 8 tay chờ sẵn. Đấy không phải là bọn tuôn ra những câu kiểu như: “Này Ibra, nói chuyện tí nhé”. Đấy là những tên từ đường phố kiểu như tôi: sẵn sàng đập lộn trước rồi nói chuyện sau. Thú thật là tôi hơi rét, nhịp tim khi ấy phải 150 lần/phút.

Nhưng tôi tự nhủ: không thể chạy như gà được. Nên tôi bước đến, thế là đến lượt đám đó hồi hộp. Tôi nói: “Mấy người bị giống gì trên khán đài hả?”. Một tên trả lời: “Ừ, mọi người hơi khó chịu với mày”. Tôi đáp: “Ừ, vậy kéo cả đám ra SVĐ. Tao sẽ giải quyết chuyện này, từng đứa một”.

Rồi tôi bỏ đi, trái tim vẫn đập ầm ầm trong ngực. Nhưng tôi đã xử lý một vụ nghiêm trọng thành công. Sau đó hội CĐV Inter yêu cầu một cuộc gặp chính thức. Lần này thì khỏi nha. Tôi gặp chúng làm quái gì? Tôi được gì từ cuộc gặp ấy? Tôi là cầu thủ. Có thể CĐV trung thành với đội, nhưng đừng buộc cầu thủ cũng phải như thế. Sự nghiệp cầu thủ ngắn ngủi lắm, hắn ta phải tự lo cho mình và phải làm những gì mình muốn chứ.

Sự lạnh lùng của tôi buộc các CĐV chuyển hướng. Họ tuyên bố phớt lờ, sẽ coi như tôi không tồn tại. Tốt thôi. Nhưng phớt lờ Ibra dễ vậy sao. Tôi đá vẫn rất sung và những cuộc bàn tán vẫn tiếp tục. Ibra ra đi hay ở? Có ai đủ tiền mua không?

Tôi sợ rồi chuyện này sẽ kết thúc tệ hại, nên tôi gọi cho Mino: có đề nghị nào không? Có gì xảy ra không? Câu trả lời của gã mập ấy: muốn chuyển nhượng thì dứt khoát phải có một cuộc chuyển nhượng kỷ lục thế giới. Tôi bịt tai bịt mắt mình lại để không chú ý đến giới truyền thông. Nhưng đâu dễ dàng gì. Sốt ruột quá tôi lại gọi Mino:

- Mẹ nó, làm chó gì đi chứ? Đang ngủ à?
- Chết mẹ mày đi con - Mino nói - Mày đá như cứt, ai mà thèm mày. Chắc phải về lại Malmo thôi con ạ”.
- Chó chết!

Nhưng tất nhiên là Mino cũng đang chạy việc như điên. Không chỉ vì anh ta luôn chiến đấu vì tôi mà còn bởi đấy là bản hợp đồng đáng mơ ước. Nó sẽ vả vào mặt đám Ultra và BLĐ Inter. Đấy sẽ là bản hợp đồng lớn chưa từng có.

CÚ GIẬT GÓT ĐI VÀO LỊCH SỬ
Trong thời gian đó tôi vẫn chơi thật bốc. Scudetto đã ở trong túi, nhưng tôi muốn trở thành Vua phá lưới. Giành Capocannoniere sẽ giúp tôi vào lịch sử. Chưa có cầu thủ Thụy Điển nào giành được nó từ sau Gunnar Nordahl hồi 1955. Giờ tôi sẽ cố đua với Marco di Vaio của Bologna và Diego Milito của Genoa. Đấy không phải là việc của Mourinho, nhưng ông ta đã vào phòng thay quần áo và nói: “Giờ chúng ta sẽ giúp Ibra thành Vua phá lưới”. Cả đội đều nhất trí sẽ giúp tôi.

Trừ thằng chó Balotelli. Mẹ nó. Có một trận gần cuối giải, nó có bóng trong vòng cấm và tôi thì trống trải vô cùng. Chuyền qua là ăn bàn liền. Nhưng nó cứ rê bóng. Tôi nhìn nó như muốn nổ con ngươi: “Ơ mày làm gì thế thằng chó? Mày không giúp tao à?”.

Rồi tôi kệ mẹ nó, đúng là trẻ trâu. Nó ghi bàn, chẳng những tôi bực mà cả băng ghế dự bị cũng tức mình vì nó không chuyền cho tôi ghi bàn ở tư thế thuận lợi hơn. Nhưng rồi tôi quyết định sẽ quên danh hiệu đi. Thôi cám ơn mày nhé Balotelli, bố không cần Capocannoniere nữa.
Ibra3.jpg

Pha giật gót lịch sử vào lười Atalanta giúp Ibra giành "vua phá lưới" mùa 2009​

Nhưng trận tiếp theo tôi ghi bàn. Và trước vòng đấu cuối tình hình hấp dẫn hết sức. Tôi và Di Vaio có 23 bàn, Milito ngay sau với 22 bàn. Ngày 31/5/2009 là nơi quyết định (Inter gặp Atalanta). Nếu gặp may tôi có thể ghi bàn cuối cùng của mùa bóng và cũng có thể là cuối cùng cho Inter. Tôi quyết phải có một trận ra trò.
Di Vaio đá với Catania và Milito đá với Lecce. Thế nào mà chẳng ghi bàn. Tôi biết mình phải tự thân vận động. Trận đấu chỉ vừa trôi qua một ít tỷ số đã là 1-1. Tôi ghi bàn nâng tỷ số lên 2-1 và vươn lên dẫn đầu danh sách dội bom. Nhưng mọi chuyện càng trở nên kịch tính.

Di Vaio cũng ghi bàn và Milito - cái gã mà Inter đã ký hợp đồng và sẽ là đồng đội của tôi nếu tôi không thoát khỏi nơi đây vào cuối mùa - thậm chí đã lập cú đúp. Tình hình bây giờ là cả 3 đều sẽ chia sẻ danh hiệu nếu trận đấu 3 nơi kết thúc.

Tôi không chấp nhận tình huống đó, Capocannoniere mà chia ba thì còn vinh quang gì. Khi tỷ số là 3-3, Mourinho tung Hernan Crespo vào sân. Ông ta muốn có bàn và chính tôi sẽ là người ghi bàn ấy. Mourinho chỉ đạo cho tất cả tràn lên. Tôi thì la hét như điên để có bóng. Nhưng đa số đều đã mệt nhoài. Chỉ còn Crespo là khỏe.

Anh ta chạy bên cánh phải và tôi di chuyển vào vị trí sẵn sàng. Một đường chuyền dài và xảy ra tranh chấp. Tôi bị đẩy ra xa và rơi vào thế quay lưng lại với khung thành. Bạn làm gì với một quả bóng đang nảy và lưng thì hướng về khung thành? Đúng rồi đó, tôi đánh gót.

Tôi đã ghi nhiều bàn như thế trong sự nghiệp, nhưng chưa bao giờ cảm xúc lại mãnh liệt đến như vậy. Tôi xé toang chiếc áo mình đang mặc bấp chấp chiếc thẻ vàng. Tôi đến cột cờ góc và ôm Crespo, rồi tất cả mọi người. Tất cả đều la lớn: “Mày là vua, mày là vua phá lưới rồi!” (tỷ số cuối cùng của trận đấu là 4-3 nghiêng về Inter và Ibra giành ngôi Vua phá lưới với 25 bàn, hơn Milito và Di Vaio đúng 1 bàn).

Một cảm giác sung sướng tràn ngập khắp cơ thể tôi. Pha ghi bàn ấy là câu trả lời cho tất cả. Khi tôi đến Italia, người ta bảo Zlatan ghi ít bàn quá. Bây giờ tôi đã là Vua phá lưới, Capocannoniere. Không ai còn nghi ngờ khả năng của tôi nữa. Tôi đứng dậy và đi về phần sân của mình.

Nhưng mẹ ơi, ở ngoài kia, ngay bên đường piste có một gã nhảy tưng tưng như chính mình vừa ghi bàn. Mourinho chứ còn ai nữa. Cái gã mặt như nước đá, chưa bao giờ mảy may thể hiện thái độ, đang nhảy nhót sau một bàn của Ibra. Mourinho đang la hét như một cậu học trò nhỏ. Sau tất cả những nỗ lực, tôi đã làm được điều mà mình mong muốn. Ibra đã là một Capocannoniere, bằng một cú giật gót.

Nguồn: http://bongdaplus.vn/Bong-da-Cuoc-s...Ultra-dan-mat-tre-trau-de-thanh-vua/86995.bbd
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Cơn thèm khát Barca - 20 phút dài như thế kỷ

Phần 17: Cơn thèm khát Barca - 20 phút dài như thế kỷ

Sau khi đã thành “Vua” ở Serie A, Ibra ngày càng nung nấu ý định chuyển sang Barcelona, CLB vừa giành chức vô địch Champions League mùa 2008/09. Nhưng vì giá trị của anh quá cao nên quá trình thương thảo giữa 2 CLB luôn lâm vào bế tắc. Mọi chuyện tưởng như đi vào ngõ cụt thì bỗng nhiên được giải quyết chỉ sau 1 cuộc gặp mặt trong 20 phút.

Ibra.jpg

Không như người đồng đội Maxwell, quá trình gia nhập Barca của Ibra đã gặp rất nhiều khó khăn​

“HÃY CHO TÔI SANG BARCA”
Tháng 6, Kaka sang Real Madrid với giá 65 triệu euro. Sau đó Cristiano Ronaldo cũng sang Real với giá cả trăm triệu. Những con số ấy đủ nói lên giá trị của những cầu thủ hàng đầu. Tôi đến gặp Moratti, người luôn đối đãi với tôi rất dễ thương và nói với ông ấy:

- Chúng ta đã có những năm tháng tuyệt vời và tôi sẽ vui vẻ nếu ở lại. Man United hay Arsenal mà đề nghị thì ông cứ gạt đi. Nhưng nếu Barca muốn có tôi...
- Ừ, thì sao - Moratti nói.
- Thì tôi mong ông hãy nói chuyện với họ. Chi phí thế nào tôi không quan tâm. Nhưng hãy hứa với tôi là sẽ nói chuyện với họ.

Nhìn tôi qua đôi mắt kính và mớ tóc rũ xuống trán, Moratti không muốn để tôi ra đi một chút nào, nhưng ông ấy vẫn nói:

- Được rồi, tôi hứa.

Chúng tôi đến Los Angeles tập huấn không lâu sau đó. Tôi lại ở cùng phòng với Maxwell, một điều đầy hứa hẹn vì như tôi đã nói nhiều lần, Maxwell là người bạn tốt nhất trên đời. Nhưng chúng tôi mệt nhoài vì chuyến bay dài và đám nhà báo thì như điên loạn. Họ đứng đầy ngoài khách sạn. Thông tin lớn nhất lúc ấy là Barca không đủ tiền để mua tôi mà sẽ chuyển sang mua David Villa.

Tôi vốn không coi trọng báo chí, nhưng làm sao tôi dửng dưng trước thông tin ấy được. Những tuần lễ vừa qua tôi phải sống phập phù giữa 2 trạng thái hy vọng và thất vọng. Nhưng đến lúc ấy thì tôi thấy mình đang đến rất gần với sự tuyệt vọng.

Và đấy cũng là lần đầu tiên trong đời tôi thấy Maxwell chó chết đến vậy. Anh ta đã đồng hành với tôi suốt cả một quãng đường dài, từ ngày đầu tại Amsterdam và hội ngộ tại Inter. Bây giờ thì cả 2 đều được liên kết với Barca. Nhưng Maxwell lại đi trước tôi một bước.

Nói một cách rõ ràng hơn, Maxwell đang trên đường tới Barcelona trong khi cánh cửa vẫn đóng im ỉm trước mặt tôi. Tôi bồn chồn đến mức không ngủ được. Vậy mà cái gã Maxwell chết tiệt cứ lải nhải qua điện thoại: Xong chưa cưng? Vẫn chưa à? Có gì mới không. Rồi còn khoe khoang Barca như thế này, Barca như thế kia.

Hết ngày tới đêm. Tôi còn biết làm gì ngoài việc gọi điện cho lão mập Mino. Mẹ kiếp, lo cho Maxwell mà không lo cho bố à. Tôi gọi điện và chỉ nghe một câu gọn lỏn trước khi cúp máy: “Đi chết mẹ mày đi”.

ĐÂM ĐẦU VÀO NGÕ CỤT
Không biết đấy là lần bao nhiêu trong đời tôi nghe câu ấy từ Mino. Tôi biết gã mập cũng đang chạy việc như điên cho tôi. Nhưng Maxwell dễ hơn, anh ta đâu có bị truyền thông bao vây như tôi. Chả có một bí mật nào liên quan đến tôi thoát khỏi cánh báo chí cả. Và không một ai mảy may tin tôi có thể sang được Barca. Một ngày kia, Maxwell vào phòng thay quần áo và tuyên bố:

- Tôi sẽ sang Barca đây. Vào chào mấy bồ một tiếng.

Cả đội nhỏm dậy. Thật ư? Inter không phải là Ajax, nơi mọi người đều chộn rộn tìm cho mình một CLB lớn. Nhưng Barca vừa vô địch Champions League và đang là CLB mạnh nhất thế giới. Nên khi Maxwell nói vậy, nhiều người bỗng dậy lên cảm giác ganh tỵ. Maxwell nói xong thì đi dọn dẹp đồ đạc. Tôi nói thật to: “Dọn phụ đồ của tôi với. Tôi cũng sang Barca cùng anh nữa”.

Mọi người cười phá lên như nghe một câu chuyện hoang đường nhất. Làm sao có CLB nào đủ tiền mua Ibra cơ chứ. “Ngồi xuống, bớt giỡn đi cưng”, mọi người la lên và mang tôi ra làm đề tài chọc ghẹo.

Mino vẫn làm việc như điên. Được ăn cả, ngã về không. Trong trận giao hữu với Chelsea, tôi bị John Terry xoạc một cú rất nặng. Tay đau dã man, nhưng tôi kệ nó. Cánh tay thôi mà, cầu thủ đá bóng bằng chân chứ đâu có dùng tay làm gì. Còn khối chuyện để lo.

Một ánh sáng lóe lên khi có tin John Laporta sẽ đáp chuyến bay riêng đến Milano để ăn tối với Moratti và Marco Branca, giám đốc thể thao Inter. Laporta là nhân vật thứ dữ, Barca dưới thời ông làm Chủ tịch đã trở lại thống trị châu Âu. Tôi hy vọng, nhưng rồi không có gì xảy ra sau bữa ăn tối cả. Moratti nói với ông ta: “Nếu ông đến đây vì Zlatan thì đi về ngay đi, anh ta không phải để bán”.

Tôi rất giận khi biết điều này. Moratti đã hứa với tôi rồi mà. Cảm giác giống như bị phản bội vậy. Nhưng tôi cũng đã nói nhiều lần rồi đấy. Chuyển nhượng là một trò chơi đầy những toan tính. Nói “không bán” thực ra là một cách nói khác của “đắt lắm đó nha”.

Cánh nhà báo càng sôi sục hơn sau bữa ăn tối ấy. Tôi thì lại rơi vào vùng đất không người lần nữa. Đến cả Mino cũng chuyển sang giọng bi quan: “Có vẻ không êm rồi nha mày. Dám đổ bể lắm à”.

CANH BẠC 20 PHÚT
Rồi tôi lại nghe Joan Laporta và Txiki Begiristain, giám đốc thể thao Barca, lại lên một chuyến chuyên cơ. Lần này họ không bay vì tôi mà sang Ukraine vì Dmytro Chygrynskiy của Shakhtar Donetsk, đội vừa vô địch Cúp UEFA. “Con cáo” Mino trổ hết tuyệt kỹ ra vào giai đoạn này. Lão mập gọi cho Txiki Begiristain khi ấy đang trên máy bay về lại Barcelona:

- Các ông khoan về vội, bay qua Milano cái đã.
- Chi vậy?
- Vì Moratti đang ở nhà. Nếu các ông đến và gõ cửa, tôi nghĩ các ông có thể mua được Ibrahimovic.
- Ừ, chờ 5 phút nhé. Tôi thảo luận với Laporta một chút.

Đấy là những phút thật dài và đầy may rủi. Moratti chả hứa gì cả, ông ta cũng chả có vẻ gì là sẽ tiếp phái đoàn của Barca. Nhưng Mino phải chơi canh bạc này. Txiki Begiristain gọi lại. “OK, bọn tôi đang bay ngược lại đây. Sẽ hạ cánh tại Milano”.

Mino gọi cho tôi. Tin nhắn và cuộc gọi dồn dập, điện thoại như cháy máy. Moratti được thông báo: “Phái đoàn Barca đang trên đường đến nhà ông”. Có thể ông ấy nghĩ nó thật đường đột, nhưng cuối cùng vẫn tiếp. Moratti là một người có phong cách, ông ta không muốn tỏ ra thiếu lịch sự.

Lúc này thì tôi hết ngồi yên được nữa. Tôi nhắn tin cho Marco Branca như sau: “Tôi biết người của Barca đang đến nhà Moratti. Ông đã hứa sẽ nói chuyện với họ, ông cũng biết tôi muốn sang CLB đấy. Đừng quậy banh vụ này, hoặc tôi sẽ quậy banh Inter”. Branca không trả lời. Tôi biết giờ khắc quan trọng nhất trong cuộc chuyển nhượng là lúc này đây. Cả nghìn câu hỏi vang lên trong đầu tôi.

Tôi nghĩ cuộc gặp gỡ ấy sẽ kéo dài trong nhiều giờ. Ai ngờ chỉ sau 20 phút chuông điện thoại đã reng. Mino gọi. Chết mẹ, Moratti đuổi cả đám về nữa hay sao? Tôi đáp lại với giọng khô rát:

- Nghe nè!
- Xong.
- Xong cái gì?
- Mày sẽ sang Barcelona. Dọn đồ đi cu.
- Giỡn mấy chuyện này đ** vui đâu nha!
- Giỡn cái đếch gì. Dọn đồ.
- Làm đ** gì mà nhanh vậy.
- Tao không có thời gian để nói chuyện với mày lúc này. Dọn đồ đi.

Rồi gã cúp máy. Trời ơi, là sao? 20 phút cho một vụ chuyển nhượng kéo dài cả mấy tháng sao? Tôi đang ở khách sạn. Làm gì bây giờ? Tôi buộc phải nói chuyện với ai đó. Gặp Patrick Vieria ở sảnh, tôi nói:

- Tôi sẽ đến Barca.
- Lại nói phét, làm gì được?
- Được, tôi hứa đấy.
- Bao nhiêu.

Bao nhiêu ư? Ừ, tôi cũng không biết nữa. Barca đã trả bao nhiêu để thuyết phục Inter nhả Ibra cho mình?

Sau khi Maxwell hoàn thành vụ chuyển nhượng tới Barcelona, chủ tịch Joan Laporta xác nhận rằng đã có một thoả thuận sơ bộ giữa Barcelona và Inter Milan về việc Ibra sẽ gia nhập đội bóng. Ibra rời Inter Milan khi đội bóng đang có chuyến tập huấn mùa Hè tại Mĩ ở giải World Football Challenge vào ngày 23/7/2009 để có những cuộc thương thảo với Barca, và trận cuối cùng của anh cho Inter là gặp Chelsea.

Nguồn: http://bongdaplus.vn/Bong-da-Cuoc-s...m-khat-Barca-20-phut-dai-nhu-the-ky/87608.bbd
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top