Tư vấn chấn thương thể thao

No 10

Thành viên danh dự
Thành viên danh dự
Đầu quân
19/5/09
Bài viết
523
Được thích
2
Điểm
18
Barça đồng
0
Mình hiện đang bị đứt dây chằng đầu gôi phải. Xin chỉ cho mình phác đồ điều trị và tập phục hồi như thế nào cho hiệu quả nhất. Tks
 

cule'Hue

Juvenil B
Đầu quân
10/2/10
Bài viết
123
Được thích
1
Điểm
18
Tuổi
32
Barça đồng
0
bsdaucanh Chà chà, anh em trong xã có vẻ chấn thương đầu gối nhiều nhỉ, mình thì ít khi chấn thương đầu gối chủ yếu là căn cơ chân ( do lâu lâu mới đá bóng một lần ) mà mỗi lần căn cơ thì đi lại rất khó khăn nhất là lên xuống cầu thang, nên mình mong bác bsdaucanh tư vấn giúp mình cách phòng ngừa cũng như giải pháp chữa trị.
 

bsdaucanh

Trung học xã
Đầu quân
20/4/11
Bài viết
38
Được thích
0
Điểm
6
Barça đồng
0
Cám ơn bạn nhiều nha,cũng do số phận.mình làm ngành Y mà cũng bất lực nên dằn vặt lắm:(
Theo tin từ facebook mình được biết thì ba của Bsdaucanh không may vừa mới qua đời, nhận được tin này cá nhân mình xin chia buồn cùng với bác sỹ, mong bác sỹ và gia đình sớm vượt qua nỗi đau này.

- Nguyên văn trên fb Bsdaucanh


RIP!

Đứt dây chằng chéo trước gối thì là dây chằng chéo trước hoặc là chéo sau trong đó dây chằng chéo trước quan trọng hơn chéo sau.Khám lâm sàng và chụp MRI( công huởng từ) sẽ giúp xác định coi bạn đứt hoàn toàn hay ko hoàn toàn dây nào.Nếu triệu chứng lâm sàng rõ và bạn hay bị lỏng gối thì có thể phải phẫu thuật để tái tạo dây chằng qua nội soi,phẫu thuật cũng khá nhẹ nhàng,bạn nằm viện khoảng 2 ngày nhưng quá trình tập luyện sau mổ phải từ 2-3 tháng.Trường hợp bạn nhẹ đi đứng tốt và sợ phẫu thuật thì đi lại nên đeo băng thun và tập co duỗi gối để tránh teo cơ.Nếu bạn ở Saigon thì có thể đến bv mình để chữa trị:d
Mình hiện đang bị đứt dây chằng đầu gôi phải. Xin chỉ cho mình phác đồ điều trị và tập phục hồi như thế nào cho hiệu quả nhất. Tks
 
Sửa lần cuối:

bsdaucanh

Trung học xã
Đầu quân
20/4/11
Bài viết
38
Được thích
0
Điểm
6
Barça đồng
0
Chà,cái này thì bạn phải khởi động kỹ và chơi thể hao thường xuyên sẽ hết thôi.Bạn có thể bổ sung thêm calci sẽ bớt bị hơn.Mua Calci D ngài nhà thuốc để uống ấy mà.
bsdaucanh Chà chà, anh em trong xã có vẻ chấn thương đầu gối nhiều nhỉ, mình thì ít khi chấn thương đầu gối chủ yếu là căn cơ chân ( do lâu lâu mới đá bóng một lần ) mà mỗi lần căn cơ thì đi lại rất khó khăn nhất là lên xuống cầu thang, nên mình mong bác bsdaucanh tư vấn giúp mình cách phòng ngừa cũng như giải pháp chữa trị.
 

ptvinfoc

Mầm non xã
Đầu quân
29/6/11
Bài viết
2
Được thích
0
Điểm
1
Tuổi
40
Barça đồng
0
Hậu phẩu thuật dây chằng chéo trước! xin các bạn cho ý kiến

Chào các bạn! mình đã bị bị đứt dây chằng chéo trước và đã phẩu thuật cách đây 10 tháng. Thời gian gần đây mình có tham gia tập lại đá bóng thì thấy đầu gối ko ổn lắm, có tình trạng là các cơ xung quan bánh chè to hơn, cũng hơi bị nhói nữa. Bạn nào đã trải qua quá trình này thì chia sẽ những ý kiến và kinh nghiệm của mình cho anh em cùng tham khảo Mình đam mê đá bóng quá nên ko thể bỏ nó được.
Thanks các bạn!
 

ptvinfoc

Mầm non xã
Đầu quân
29/6/11
Bài viết
2
Được thích
0
Điểm
1
Tuổi
40
Barça đồng
0
các bạn tư vấn giúp mình với! mình thấy lo quá

Chào các bạn! mình đã bị bị đứt dây chằng chéo trước và đã phẩu thuật cách đây 10 tháng. Thời gian gần đây mình có tham gia tập lại đá bóng thì thấy đầu gối ko ổn lắm, có tình trạng là các cơ xung quan bánh chè to hơn, cũng hơi bị nhói nữa. Bạn nào đã trải qua quá trình này thì chia sẽ những ý kiến và kinh nghiệm của mình cho anh em cùng tham khảo Mình đam mê đá bóng quá nên ko thể bỏ nó được.
Thanks các bạn!

các bạn tư vấn giúp mình với! mình thấy lo quá
 

bsdaucanh

Trung học xã
Đầu quân
20/4/11
Bài viết
38
Được thích
0
Điểm
6
Barça đồng
0
Đứt dây chằng chéo trước đòi hỏi thời gian tập vật lý trị liệu lâu dài và kiên trì.Như bạn thấy các danh thủ khi bị đứt dây chằng này cũng thường phải nghỉ hết mùa giải.Bạn nên đến khám lại chỗ đã mổ cho bạn để tập vât lý trị liệu thêm đầy đủ và đúng cách cho cơ mạnh lại và dây chằng mới thun giãn tốt hơn thì mới có thể chơi thể thao ngon lành được.Nếu bạn ở sàigon thì cứ liên hệ mình nha.
Chào các bạn! mình đã bị bị đứt dây chằng chéo trước và đã phẩu thuật cách đây 10 tháng. Thời gian gần đây mình có tham gia tập lại đá bóng thì thấy đầu gối ko ổn lắm, có tình trạng là các cơ xung quan bánh chè to hơn, cũng hơi bị nhói nữa. Bạn nào đã trải qua quá trình này thì chia sẽ những ý kiến và kinh nghiệm của mình cho anh em cùng tham khảo Mình đam mê đá bóng quá nên ko thể bỏ nó được.
Thanks các bạn!
 

bboy_90dn

La Masia
Đầu quân
3/10/10
Bài viết
50
Được thích
2
Điểm
8
Tuổi
34
Barça đồng
0
Bác sĩ ơi cho em hỏi với, cách đây 2 tháng em có va chạm với 1 cầu thủ đối phương làm phần xương lồi ra chỗ ngón cái sưng và đau, em có chườm đá và thoa salonpas sau đó. Do chủ quan cứ nghĩ tầm 1 tuần-10 ngày sẽ khỏi, nhưng đến giờ mỗi lần va chạm nhẹ là nó lại tái phát. Mong bác sĩ tư vấn cho em trong thời gian sớm nhất có thể để em tiếp tục chiến với ae, chứ ntn chán quá bác sĩ ơi. Em chân thành cảm ơn bác sĩ!
 

bsdaucanh

Trung học xã
Đầu quân
20/4/11
Bài viết
38
Được thích
0
Điểm
6
Barça đồng
0
Chà,coi chừng em bị tổn thương dây chằng mà điều trị không đúng cách nên chuyển thành mạn tính ở đó nên hay đau hoài,em nên đi chụp xquang xem phần xương chỗ đó có gì lạ không và uống thử thuốc lại xem sao?hi vọng uống thuốc sẽ đỡ.Nếu em ở saigon thì cứ liên hệ anh coi cho nha:d
Bác sĩ ơi cho em hỏi với, cách đây 2 tháng em có va chạm với 1 cầu thủ đối phương làm phần xương lồi ra chỗ ngón cái sưng và đau, em có chườm đá và thoa salonpas sau đó. Do chủ quan cứ nghĩ tầm 1 tuần-10 ngày sẽ khỏi, nhưng đến giờ mỗi lần va chạm nhẹ là nó lại tái phát. Mong bác sĩ tư vấn cho em trong thời gian sớm nhất có thể để em tiếp tục chiến với ae, chứ ntn chán quá bác sĩ ơi. Em chân thành cảm ơn bác sĩ!
 

bboy_90dn

La Masia
Đầu quân
3/10/10
Bài viết
50
Được thích
2
Điểm
8
Tuổi
34
Barça đồng
0
Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều, rất tiếc là em ở tận Đà Nẵng. Mai em sẽ tranh thủ đi chụp X-Quang thử xem thế nào. Hic
 

longnick

Nhà vô địch
Đầu quân
31/8/09
Bài viết
713
Được thích
2
Điểm
18
Tuổi
36
Barça đồng
0
Chào bác sĩ, hôm qua e có thi đấu 1 trận dưới mưa, trước khi đá e khởi động khá kĩ. Tuy nhiên trong lúc đá, sau 1 tình huống nỗ lực rướn người, e bị đau ở phần cổ và gáy. Cho đến sáng nay thì tình trạng đau nặng hơn, rất khó chịu. Không thể xoay cổ cũng như ngước lên, cúi xuống được. Kiêu như cứ xoay cổ hoặc cử động nhiều phần vai là như có gai chích. E ko rõ là bị phần mềm hay phần cứng. Mong bác sĩ tư vấn dùm. Cảm ơn bác sĩ
 

MyBlaugrana

Juvenil A
Đầu quân
24/4/08
Bài viết
303
Được thích
28
Điểm
28
Barça đồng
241
Xin chào bác sĩ. Em bị tật mãn tính ở gót chân. Cũng không nhớ chính xác bị từ lúc nào, có lẽ cách đây khoảng hơn 1 năm gì đó. Lần đầu là sau 1 trận đá bóng, em cảm thấy đau ở gót chân, sau 1-2 ngày gì đó lại khỏi, lúc đầu chỉ nghĩ là do mang giầy chật nên không để ý lắm. Nhưng sau đó, chỉ cần mang vác vật nặng lên xuống cầu thang, hay sau 1 trận bóng là lại bị đau, lần nào cũng chỉ 1 vài ngày không vận động lại khỏi. Có 1 thời gian chuyển sang chơi tennis tình trạng cũng không khá hơn. Lúc bình thường thì không sao, nhưng cứ hễ chơi môn TT nào có di chuyển nhiều là lại đau. Liệu có phải em bị chấn thương gì liên quan đến xương hay không? Liệu có cần đến phẫu thuật hay không? Nếu ở Hà Nội bác sĩ có biết nên khám ở BV nào chuyên không? Cảm ơn bác sĩ.
 

baz21

Barça B
Đầu quân
28/11/07
Bài viết
656
Được thích
1
Điểm
18
Nơi ở
HN
Barça đồng
0
Chào bác sĩ, em cũng mong được bác sĩ tư vấn về cái đầu gối bên trái của em. Hai năm trước, em cùng 1 nhóm bạn leo núi, trên đường trở xuống thì em bị đau đầu gối trái (mé bên ngoài đầu gối) sau khi bị hụt vì bước 1 bước dài xuống dốc. Vì tiếp tục đi xuống với 1 đầu gối bị đau nên khi về đến nơi thì đầu gối em hơi sưng và rất khó co duỗi được chân vì rất đau. Em đã được nhân viên khách sạn đưa sang 1 thầy thuốc châm cứu gần đó và được thầy bảo khả năng là do dây chằng, sau 2 lần châm cứu (1 lần lúc đó và 1 lần vào sáng hôm sau) em có thể đi lại được bình thường dù vẫn hơi còn cảm giác đau. Về lại HN sau khoảng 1 tuần thì em hết đau hẳn nên cũng không đi khám lại. Nhưng sau này do công việc nên thỉnh thoảng em vẫn đi trekking đường rừng hoặc leo núi. Mỗi lần đi như vậy, sau khoảng 1-2 giờ đi lên xuống dốc là đầu gối trái của em lại có cảm giác đau, cho dù nó không đau dữ dội như lần leo núi đầu tiên nhưng cũng khá là khó chịu. Mong bác sĩ tư vấn cho em về vấn đề này và bác sĩ có biết địa chỉ nào ở HN có thể chữa được không? Cám ơn bác sĩ
 

bsdaucanh

Trung học xã
Đầu quân
20/4/11
Bài viết
38
Được thích
0
Điểm
6
Barça đồng
0
Chắc là bạn bị chấn thương phần mềm ở vùng cơ và dây chằng vùng cổ và gáy rồi.Bạn nên uống thuốc giảm đau,giãn cơ và nghỉ ngơi từ 5-7 ngày sẽ hết.Nếu có điều kiện thì bạn nên đi chụp xquang cột sống cổ cho chắc ăn.Thường vài ngày đầu đau rất nhiều,bạn có thể dá salonpas và chườm đá cho mau bớt đau:D
Chào bác sĩ, hôm qua e có thi đấu 1 trận dưới mưa, trước khi đá e khởi động khá kĩ. Tuy nhiên trong lúc đá, sau 1 tình huống nỗ lực rướn người, e bị đau ở phần cổ và gáy. Cho đến sáng nay thì tình trạng đau nặng hơn, rất khó chịu. Không thể xoay cổ cũng như ngước lên, cúi xuống được. Kiêu như cứ xoay cổ hoặc cử động nhiều phần vai là như có gai chích. E ko rõ là bị phần mềm hay phần cứng. Mong bác sĩ tư vấn dùm. Cảm ơn bác sĩ

Cái này cũng nhiều người gặp,ngay cả bản thân tôi nếu làm việc đứng nhiều cũng hay đau ở gan bàn chân.Thường đây là tình trạng viêm gân thoáng qua gần chỗ bám gân gót,bạn cũng đừng quá lo lắng.Đau bạn dùng kháng viêm sẽ bớt nhanh chóng nhất là đối với bạn đau sau chơi thể thao thôi.bạn nên điều hỉnh cường độ và thời gian tập luyện xem thế nào?bớt đi so với hồi xưa chẳng hạn.Ờ Hà noi bạn có thể đế Viện chấn thương chỉnh hình của bv Việt Đức để bs xem kỹ hơn.
Xin chào bác sĩ. Em bị tật mãn tính ở gót chân. Cũng không nhớ chính xác bị từ lúc nào, có lẽ cách đây khoảng hơn 1 năm gì đó. Lần đầu là sau 1 trận đá bóng, em cảm thấy đau ở gót chân, sau 1-2 ngày gì đó lại khỏi, lúc đầu chỉ nghĩ là do mang giầy chật nên không để ý lắm. Nhưng sau đó, chỉ cần mang vác vật nặng lên xuống cầu thang, hay sau 1 trận bóng là lại bị đau, lần nào cũng chỉ 1 vài ngày không vận động lại khỏi. Có 1 thời gian chuyển sang chơi tennis tình trạng cũng không khá hơn. Lúc bình thường thì không sao, nhưng cứ hễ chơi môn TT nào có di chuyển nhiều là lại đau. Liệu có phải em bị chấn thương gì liên quan đến xương hay không? Liệu có cần đến phẫu thuật hay không? Nếu ở Hà Nội bác sĩ có biết nên khám ở BV nào chuyên không? Cảm ơn bác sĩ.

Tình trạng của bạn nhiều khả năng là có tổn thương sụn chêm tại khớp gối.Sụn chêm có thể rách hay đứt,viêm gây khó chịu cho bạn.Tuy nhiên bạn lúc đi lê xuống dốc mới bị nên cũng ko nghiêm trọng lắm.Bạn thử đến Viện chấn thương chỉnh hình Bv Việt Đức khám uông thuốc trước xem sao,nếu uồng thuốc không đỡ thì có thể phải chup MRI( cộng hưởng từ) thì sẽ chẩn đoán dc chính xác có tổn thương sụn chêm hay ko?nếu thược sự có tổn thương thì hiện nay có mổ nội soi khớp gối rất thẩm mỹ,nằm viện ngắn và hiệu quả:d
Chào bác sĩ, em cũng mong được bác sĩ tư vấn về cái đầu gối bên trái của em. Hai năm trước, em cùng 1 nhóm bạn leo núi, trên đường trở xuống thì em bị đau đầu gối trái (mé bên ngoài đầu gối) sau khi bị hụt vì bước 1 bước dài xuống dốc. Vì tiếp tục đi xuống với 1 đầu gối bị đau nên khi về đến nơi thì đầu gối em hơi sưng và rất khó co duỗi được chân vì rất đau. Em đã được nhân viên khách sạn đưa sang 1 thầy thuốc châm cứu gần đó và được thầy bảo khả năng là do dây chằng, sau 2 lần châm cứu (1 lần lúc đó và 1 lần vào sáng hôm sau) em có thể đi lại được bình thường dù vẫn hơi còn cảm giác đau. Về lại HN sau khoảng 1 tuần thì em hết đau hẳn nên cũng không đi khám lại. Nhưng sau này do công việc nên thỉnh thoảng em vẫn đi trekking đường rừng hoặc leo núi. Mỗi lần đi như vậy, sau khoảng 1-2 giờ đi lên xuống dốc là đầu gối trái của em lại có cảm giác đau, cho dù nó không đau dữ dội như lần leo núi đầu tiên nhưng cũng khá là khó chịu. Mong bác sĩ tư vấn cho em về vấn đề này và bác sĩ có biết địa chỉ nào ở HN có thể chữa được không? Cám ơn bác sĩ
 
Sửa lần cuối:

nhoemnhieu

Could be the next Xavi !
Đầu quân
19/7/09
Bài viết
796
Được thích
6
Điểm
18
Nơi ở
I be long to?
Barça đồng
0
Bác sĩ cho e hỏi cái này. Chẳng là hôm nọ em đá bóng trong lúc tranh bóng thì đầu gối em có va chạm mạnh vào anh kia. Sau đó đầu gối em hơi sưng và đau khoảng vài ngày. Em nghỉ đá vài hôm thì đầu gối ok, nhưng vài bữa sau đá lại thì lại bị ăn 1 phát rất mạnh vào trên mắt cá chân 1 tý, từ lúc đó đầu gối em có hiện tương nhói nhói. Lúc ngồi có cảm giác đầu gối mỏi và hơi giật giật hơi thốn lúc co ra gập vào. Lúc khởi động bằng cách lắc tròn đầu gối theo chiều kim đồng hồ và ngược lại thì nó cũng bị nhói. Thế có phải là giãn dây chằng đầu ngối hay bị lỏng khớp gối ko ạh :(
 
Sửa lần cuối:

bsdaucanh

Trung học xã
Đầu quân
20/4/11
Bài viết
38
Được thích
0
Điểm
6
Barça đồng
0
Thực ra triệu chứng của bạn cũng chưa đặc hiệu gì cho tổn thương dây chằng hay sụn chêm khớp gối,bạn cứ nghỉ ngơi bớt vận đông và uống thuốc sẽ hết thôi.Nếu không đỡ thì chụp hình và khám trực tiếp bs xem.Nếu ở Saigon cứ liên hệ mình nha:D
Bác sĩ cho e hỏi cái này. Chẳng là hôm nọ em đá bóng trong lúc tranh bóng thì đầu gối em có va chạm mạnh vào anh kia. Sau đó đầu gối em hơi sưng và đau khoảng vài ngày. Em nghỉ đá vài hôm thì đầu gối ok, nhưng vài bữa sau đá lại thì lại bị ăn 1 phát rất mạnh vào trên mắt cá chân 1 tý, từ lúc đó đầu gối em có hiện tương nhói nhói. Lúc ngồi có cảm giác đầu gối mỏi và hơi giật giật hơi thốn lúc co ra gập vào. Lúc khởi động bằng cách lắc tròn đầu gối theo chiều kim đồng hồ và ngược lại thì nó cũng bị nhói. Thế có phải là giãn dây chằng đầu ngối hay bị lỏng khớp gối ko ạh :(
Chôm trên mạng cho các bạn đọc nha
Giải phẫu và chức năng của sụn chêm


1. Giải phẫu

Sụn chêm khớp gối gồm có sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, hình bán nguyệt, nằm giữa mặt khớp lồi cầu đùi ở trên và mâm chày phía dưới. Sụn chêm dính chặt vào bao khớp ở bờ chu vi và quan hệ với sự chuyển động của khớp gối, chiều dày trung bình của sụn chêm khoảng 3-5 mm, ở trẻ sơ sinh và trẻ em sụn chêm ngay lập tức có hình bán nguyệt và có đầy đủ mạch máu, về sau mạch máu nghèo dần hướng về phía trung tâm.


http://www.google.com.vn/imgres?q=m...0&tbnw=150&start=0&ndsp=17&ved=1t:429,r:1,s:0

http://www.google.com.vn/imgres?q=m...1&tbnw=168&start=0&ndsp=17&ved=1t:429,r:8,s:0

1.1. Sụn chêm trong

Sụn chêm trong có hình chữ C, dài khoảng 5-6 cm, đi từ diện trước gai chạy vòng theo mâm chày trong ra phía sau và bám vào diện sau gai, bờ ngoại vi dính chặt vào bao khớp trong, sừng sau (16-20 mm) rộng hơn sừng trước (8-10 mm), sừng trước bám chặt vào mâm chày ngay phía trước gai chày trước và dây chằng chéo trước. Sừng sau bám vào mâm chày sau ngay phía trước nơi bám dây chằng sau, liên quan chặt chẽ với dây chằng bên trong sau và gân cơ bán mạc… Chính mối quan hệ giải phẫu với các thành phần xung quanh đã làm hạn chế sự di chuyển của sụn chêm trong khi vận động gấp duỗi gối, điều này giải thích vì sao thương tổn sụn chêm trong hay gặp trong chấn thương khớp gối.

1.2. Sụn chêm ngoài

Sụn chêm ngoài có hình chữ O, phủ bề mặt khớp mâm chày và rộng hơn sụn chêm trong, nó xuất phát từ diện trước gai, hơi ra phía ngoài một chút so với điểm bám của dây chằng chéo trước mâm chày. Sừng trước và sừng sau của sụn chêm ngoài rộng bằng nhau khoảng (12-13 mm), sụn chêm ngoài chạy vòng ra sau theo bờ mâm chày ngoài và bám vào diện sau gai cùng với dây chằng đùi SC và dây chằng chéo sau. Trên suốt dọc chu vi, SC ngoài chỉ dính một phần vào bao khớp bên ngoài. Giữa sừng trước của hai SC có dây chằng liên gối vắt ngang qua, tuy nhiên không hằng định.

2. Cấu tạo mô học

+ Sụn chêm được cấu tạo bởi mô sợi sụn (fibrocartilage) chiếm 75%. Elastin và proteoglycan chiếm 2,5%.

+ Các sợi sắp xếp nhau theo ba chiều trong không gian và đan chéo nhau rất chắc: loại ngang chiếm 2/3 trong, xếp nhiều từ trong ra ngoài chịu sức tải ép, loại dọc đi vòng quanh chiếm 1/3 ngoài chịu sức căng, loại đứng dọc vùng trung gian nối kết các sợi trên, nhờ cấu trúc mô học này giúp sụn chêm có tác dụng truyền tải lực.

3. Mạch máu và thần kinh nuôi sụn chêm

Động mạch gối ngoài và trong cấp máu cho sụn chêm ngoài và sụn chêm trong, các nhánh tách ra từ động mạch này cấp máu cho hai sụn chêm giảm dần từ bờ ngoại vi nơi sụn chêm tiếp giáp với bao khớp đến bờ tự do. Sự phân bố mạch máu nuôi sụn chêm được nhiều công trình nghiên cứu chỉ rằng, sự câp máu nuôi chia làm ba vùng, đặc biệt nổi bật vùng sừng trước và sừng sau, còn ở sừng giữa chỉ có phần nền của sụn chêm được cấp máu.


+ Vùng giàu mạch máu nuôi: chiếm 1/3 ngoài, vùng này có đầy đủ mạch máu nuôi, rách vùng này dễ phục hồi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng.

+ Vùng trung gian: ở 1/3 giữa mạch máu nuôi, mạch máu bắt đầu giảm dần, tổn thương có thể lành khi điều trị đúng nhưng kết quả đem lại với tỷ lệ thấp hơn.

+ Vùng vô mạch: 1/3 trong không có mạch máu nuôi, rách ở đây không có khả năng phục hồi nên thương điều trị cắt bỏ đi phần rách.

Thần kinh đi theo cùng mạch máu, nằm trong lớp áo ngoài của mạch máu và đi vào sụn chêm phân nhánh cùng các bó sợi collagen tạo thành mạng lưới, tập trung chủ yếu một phần ba rìa ngoài của sụn chêm và đóng vai trò bảo vệ khớp chống lại những cử động bất thường.

4. Cơ sinh học của sụn chêm

Khớp gối chịu 4,5 – 6,2 lần trọng lượng của cơ thể trong khi đi, và mâm chày chịu nặng đến 72,2% trọng lượng cơ thể, lực tác độngq qua sụn chêm ở tư thế gối gấp duỗi khác nhau. Theo Ahmed và Burke có 50% lực chịu nặng sẽ truyền qua sụn chêm ở tư thế gối duỗi thẳng, 85% lực chịu nặng sẽ truyền qua sụn chêm ở tư thế gối gập. Sau khi cắt sụn chêm toàn bộ, mặt tiếp xúc này giảm 75% và tăng điểm chịu lực lên 235% đến 700% so với bình thường. Sau khi cắt sụn chêm một phần thì mặt tiếp xúc này chỉ giảm 10%, và chỉ tăng lên 65% điểm chịu lực. Voloshin và Wosk so sánh thấy khớp gối còn sụn chêm có khả năng hấp thu lực và giảm xóc cao hơn 20% so với khớp gối đã bị cắt sụn chêm. Mặt khác sụn chêm khi di chuyển ra trước và ra sau khi gối gập và duỗi sẽ chịu sự ràng buộc một số thành phần khác nhau, gối duỗi, sụn chêm di chuyển ra trước nhờ dây chằng sụn chêm bánh chè và dây chằng chêm đùi, khi gối gấp, sụn chêm di chuyển ra sau nhờ gân cơ khoeo, gân cơ bán màng và dây chằng chéo trước.

5. Vai trò của sụn chêm

- Sụn chêm hoạt động như các giảm xóc, hấp thu và truyền lực đều từ lồi cầu xương đùi xuống xương chày, làm giảm sang chấn sụn khớp. Sụn chêm chịu đựng khoảng 45% trọng lượng của cơ thể và di động trên bề mặt mâm chày song song với việc gấp duỗi gối. Mặt cong của nó có tác dụng phân phối lực và chuyển bớt từ 30%-55% lực sang ngang, khi có đủ sụn chêm thì diện tiếp xúc tăng lên 2.5 lần.

- Sụn chêm góp phần tạo nên sự vững chắc cho khớp gối. Một số nghiên cứu cho thấy rằng sừng trước và sừng sau của sụn chêm cố định vào mâm chày nên khi chuyển động, hình dạng của sụn chêm cũng thay đổi trong quá trình gấp duỗi cũng như xoay trong, xoay ngoài, để phù hợp với diện tiếp xúc giữa lồi cầu đùi và mâm chày, sụn chêm ngoài di chuyển trước sau nhiều gấp hai lần sụn chêm trong, sự di chuyển của sụn chêm ngoài là 11.5 mm, sụn chêm trong là 5,1 mm. Depalama chỉ ra rằng, sự chuyển động của sụn chêm ngoài ít nhất là 5-100, sụn chêm trong là 17-200 khi gối gập.

- Tạo sự tương hợp giữa hai mặt tiếp xúc, phân bố đều hoạt dịch bôi trơn và dinh dưỡng sụn khớp.

- Lấp đầy khe khớp gối, tránh cho bao khớp và hoạt mạc không bị kẹp và kẽ khớp.

6. Cơ chế gây tổn thương sụn chêm

Cơ chế tổn thương sụn chêm được Smillie chia ra bốn lực chính.

- Lực ép từ trên xuống

- Lực xoay

- Dạng hay khép

- Gấp hay duỗi

Tuy nhiên khi bị thương tổn sụn chêm, các lực trên thông thường phối hợp với nhau, tùy ưu thế của lực nào mạnh mà cho ra hình dạng thương tổn khác nhau.

- Khi gối duỗi nhanh sụn chêm không chạy ra trước kịp, bị kẹp giữa hai mặt khớp gây rách sụn chêm.

- Khi khớp gối co nửa chừng cùng quá trình xoay cùng lúc với dạng đột ngột cũng làm cho sụn chêm bị kẹp giữa hai mặt khớp.

Ngoài ra kiểu tổn thương sụn chêm còn tùy thuộc theo tuổi biểu hiện qua độ dày chắc và chất lượng lớp sụn của mặt khớp chày và đùi. Người trẻ mặt sụn khớp dày, đàn hồi, hấp thu lực tốt nên thường thấy rách dọc. Người lớn trên 30 tuổi chất lượng sụn bất đầu suy giảm, không hấp thu được các lực xoay nên cho ra hình dạng rách ngang hoặc rách chéo. Người già sụn khớp thoái hóa nhiều, lớp sụn mất đi, khe khớp gối hẹp lại, cử động lăn của lồi cầu trên mâm chày bị ma sát nhiều, nên thường có rách nham nhở. Khi mức độ chấn thương quá lớn ở tư thế gối duỗi tối đa, làm cho mâm chày xoay ngoài quá mức thường gặp kiểu rách dọc, khi mảnh rách dọc sụn chêm quá lớn và có dạng hình quai xách, quai này di chuyển vào trong khuyết lồi cầu và gây kẹp khớp.

7. Hậu quả của tổn thương sụn chêm

Hậu quả tức thời có thể gây đau, sưng nề kèm theo hạn chế vận động khớp gối. Làm giảm cơ năng khớp gối do đó lâu dần gây teo cơ tứ đầu đùi (teo cơ thường xảy ra vào tuần thứ 3 sau chấn thương). Trong một số trường hợp rách sụn chêm kiểu bucket-handle mảnh sụn rách có thể kẹt vào khe khớp gây kẹt khớp phải mổ nội soi cấp cứu cắt sụn chêm.

Mặt khác khi sụn chêm bị tổn thương làm tăng lực tỳ đè trực tiếp từ lồi cầu xương đùi xuống mâm chày, cộng với quá trình viêm của khớp gây tổn thương sụn khớp...là nguyên nhân của thoái hóa khớp sau này]
 
Sửa lần cuối:

El Viento

Trung học xã
Đầu quân
1/10/11
Bài viết
29
Được thích
3
Điểm
3
Tuổi
33
Barça đồng
0
Bác sĩ tư vấn giúp em với. Chẳng là ngày trước học cấp 3, cũng khoảng 3-4năm, em có đá bóng và bị gập cổ chân trái (em thấy mọi người thường gọi là trẹo chân). Sau đấy thì cổ chân em bị sưng cũng khá to nhưng nghĩ chỉ là bong gân nên em đã bôi và nặn bằng 1 số loại thuốc mà các cụ thường dùng. Sau đấy 1 thời gian thì chân em không có vấn đề gì. Nhưng thỉnh thoảng đá bóng mà gặp tác động mạnh thì em lại bị đau lại. Đặc biệt là vừa rồi, lúc đang chạy thì em bị hẫng chân nên chân trái của em tiếp dậm xuống khá mạnh. Sau pha đó thì em gặp khó khăn trong việc chạy (đi thì vẫn bình thường). Nếu ấn ngón tay vào mắt cá chân, vị trí về phía hưỡng mũi chân, thì cảm thấy đau. Anh cho em biết cổ chân em gặp vấn đề gì và chữa bằng cách nào với. :(
 

ppblack

Pinto Hà Nội Azulgrana
Đầu quân
13/5/10
Bài viết
792
Được thích
1
Điểm
18
Tuổi
37
Barça đồng
0
Bạn cho mình hỏi, mình thủ môn, trước mình có bị chấn thương ở vai ( ko biết là bong gân hay gì nữa, chỉ nhớ là đi bó thuốc 1 lần rồi). Nghỉ 1 tuần mình hết đau nhưng bây giờ cứ hơi vươn người ra quá 1 tí là cảm thấy khớp ở vai bị trệch hẳn ra, nhưng chỉ cần 1 người kéo lại là khớp lại liền, nghỉ 1 ngày là vai lại hết đau. Để cho chắc mình đã nghỉ hẳn 1 tháng ko động đến quả bóng nhưng xem ra vẫn ko ăn thua khi ngay trận đầu quay lại đã bị như thế ! Bạn cho lời khuyên cho trường hợp của mình được không ?
P/s: mình hỏi luôn là khớp ngón tay mình cũng hay bị vậy nhưng ít hơn, bạn cho mình lời khuyên làm sao để khỏi hoàn toàn được ko ?
 

ppblack

Pinto Hà Nội Azulgrana
Đầu quân
13/5/10
Bài viết
792
Được thích
1
Điểm
18
Tuổi
37
Barça đồng
0
hix box này ko hoạt động nữa à ? em canh 1 tuần nay mà ko thấy ai vào care ạ :|
 

ppblack

Pinto Hà Nội Azulgrana
Đầu quân
13/5/10
Bài viết
792
Được thích
1
Điểm
18
Tuổi
37
Barça đồng
0
chờ đợi được 2 tuần rồi tiếp tục chờ tiếp :-w
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Chủ đề mới nhất

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top