Những vũ công Tango

Theo bạn thành tích của Messi và các đồng đội tại VCK WC 2014 là gì?


  • Số thành viên bình chọn
    16

Bigbang

Juvenil B
Đầu quân
8/8/09
Bài viết
108
Được thích
0
Điểm
16
Tuổi
34
Barça đồng
0
Trong này nhiều ông thích Argentina quá nhỉ! Khả năng năm nay cũng lại sml thôi ;)) không khá hơn được. 3 đội mạnh nhất hiện tại vẫn là Braizl, TBN vs Đức. Không có biến thì khó mà thoát khỏi ba cái tên trên rinh cup được :D
 

cobehalong

Barça B
Đầu quân
12/12/11
Bài viết
826
Được thích
23
Điểm
18
Tuổi
32
Barça đồng
242
e cũng không thích Argen lắm đâu chủ yếu muốn cổ vũ để Si ăn cái WC :) Đức vẫn là ƯCV số 1 rồi Brazin TBN cũng được năm sau có thêm Pháp nữa đội hình đang nhiều sao trẻ.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
35
Barça đồng
0
Pháp bị điểm dở là HLV, đá vòng loại cũng chả thuyết phục lắm.

Arghentina nếu biết cách kết hợp các ngôi sao thì cũng mạnh chả kém mấy thằng hàng đầu đâu.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
[video=youtube;VbZrEqc6gB4]https://www.youtube.com/watch?v=VbZrEqc6gB4[/video]

Thua vỡ mặt.

Đúng là Sam trọc đã gọi Lo Celso của P$G. Nhưng để em nó hòa nhập với thế giới thì còn hơi non. Vắng Messi. Sam trọc bố trí 4-5-1 với Huy bệu cắm còn Lo Celso và Meza ở hai bên cánh. Banega làm nhiệm vụ phía sau bệu và vẫn giữ cặp tiền vệ trụ là Masche và Biglia. Điểm nhấn là lúc thằng trâu bò Costa mở tỷ số cũng tiễn luôn ông Romero rời sân. Thế là Caballero lãnh đủ. Ông trọc còn chuyền sai địa chỉ để nó cướp bóng tấn công nhanh nâng tỷ số nữa. 2 cầu thủ trẻ cần rèn luyện nữa.
 

phuongdh

Juvenil B
Đầu quân
8/5/09
Bài viết
180
Được thích
0
Điểm
16
Barça đồng
0
Achentina còn xài thằng Higuain và Di Maria thì đừng bao giờ hy vọng Cup TG. Với những ai yêu mến Messi thì thằng Higuain chính là tên đã sút bay chiếc cúp vô địch WC 2014 và 2 cái Copa America của Messi. Nó đúng là thằng hãm nhất trong những thằng hãm ở tuyển Achen. Còn thằng Di Maria thì vẫn ngu tối với cách chơi đó! Dybala, Ircadi mới là những niềm hy vọng thực sự của Achentina bên cạnh Messi.

Về lối chơi thì Sampaoli là lựa chọn tồi của bóng đá Achen cho vị trí HLV. Thật buồn cho Messi nhưng đó là sự thật.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
Theo bác thì Argentina phải chọn lối chơi thế nào vào thời điểm hiện tại và HLV nào thì phù hợp?

Về Dybala và Ircadi thì em phản biện thế này:

1. Kế hoạch World Cup của Ó đen là vòng loại lịch sử vừa qua được đánh giá là vòng loại kịch tính nhất trong lịch sử. Ta có đến 3 đời HLV dẫn dắt ở giai đoạn này.

TênThắngHòaBại
Tata321
Bauza323
Sam trọc130

Tata mở đầu chiến dịch khá ổn khi thắng toàn các tên tuổi cạnh tranh trực tiếp. Giai đoạn này Argentina ổn và chính Brazil lại căng. Tata có gọi Dybala từ đầu vòng loại. Trận đầu thua Ecuador ngay trên sân nhà thì Dybala không ra sân. 2 trận hòa sau với Paraguay và Brazil thfi Dybala vào sân từ ghế dự bị. Loạt 3 trận thắng sau thì Dybala không được gọi (không nhầm thì có mặt ở trận đập Colombia trên Bogota). Hiệu quả Dybala mang lại cho tuyển ở giai đoạn này là 3 trận và con số 0. Argentina đứng tốp đầu bảng. Tata cũng không gọi Dybala đá Copa America.

Giai đoạn thứ hai, Tata từ chức sau trận thua chung kết Copa. Bauza lên thay, ông gọi lại Dybala. Trận đấu đầu tiên gặp Uruguay trên sân nhà. Messi siêu xayda vừa ghi bàn mở tỷ số thì vài phút sau Dybala nhận thẻ vàng thứ 2 rời sân. Argentina bảo toàn được tỷ số.

[video=youtube;ZcKm7XAEJJo]https://www.youtube.com/watch?v=ZcKm7XAEJJo[/video]

Và thế là Argentina rơi vào loạt trận từ hòa đến thua liên tục khi có mặt Dybala. Sau trận thua Brazil, Bauza không sử dụng Dybala và Argentina lại thắng hết Colombia đến chính Chile. Trận cuối cùng của Bauza là chuyến hành quân đến La Paz rồi thua Bolivia cuối bảng.

Giai đoạn ba, Sam trọc dẫn đội 4 trận. Trong 4 trận này ông đều sử dụng Dybala và đặc biệt là Mauro Icardi. Dybala được dùng 2 trận đầu cũng là 2 trận hòa. Icardi thì được đá 3 trận. Kết quả là 3 trận hòa và nguy cơ bị loại. Trận cuối cùng Sam trọc cho cả đôi ngồi dự bị và Di maria sát cánh cùng Messi. Kết quả là Messi ghi cả 3 bàn trước khi Sam trọc cho Icardi vào thay Di Maria ở 10 phút cuối.

Kết quả của cả Dybala và Icardi trong màu áo của Argentina là con số 0.

2. Giờ là giai đoạn chuẩn bị cho World Cup và Sam trọc có quyền để lựa chọn hàng loạt những cái tên ông thấy cần thiết để xây một tập thể quanh Messi. Với Dybala, việc đưa cậu ta sang bên trái hay phải ở tuyển đều không có khác biệt. Di Maria còn đột biến hơn. Với Icardi cũng thế. Thế nên việc Sam trọc gọi lại Huy bệu khá là bất ngờ nhưng không khó hiểu.

Icardi cao 1m8 còn Huy bệu là 1m86. Nhìn Huy bệu đè Ramos ngã dúi dụi trước khi đệm bóng chính là cái Sam trọc cần. Bác Phương nên nhớ nó là đứa hạ sát Củ tỏi ở 2014 với pha xoay người sút bóng nhanh hiện đại kinh điển. Cái này Icardi chưa thể hiện được. Dù ai cũng ghét thằng hãm tài và kìm nén Messi này nhưng nhìn đi nhìn lại Argentina làm gì có đứa nào đá cắm tốt hơn nó kể cả thời điểm này. Do đó phải thông cảm cho Sam trọc khi ông gọi lại và thử nghiệm đội hình trong khi rõ ràng ông đã tạo điều kiện nhiều cho các tài năng hết trẻ kiểu Dybala và Icardi. Thôi thì cứ dùng. Đến chung kết thì tiễn nó lên khán đài là đẹp đôi đường :D

3. Ai cũng nhìn qua và nói Dybala và Icardi là tương lai của Argentina nhưng sự thực đóng góp của họ đến lúc này vẫn là con số 0. Sampaoli rất thực dụng. Ông hoàn toàn có thể biến tấu lối chơi thành 4-2-3-1 thì cũng có thể dùng 4-4-2 của Valverde hiện tại để phát huy sức mạnh của 2 cầu thủ trên mà vẫn đảm bảo Messi đóng vai trò số 10. Ở trận gặp TBN, Argentina có thế trận lúc đầu không hề tệ. Nhưng các tình huống đã giết chết họ và rõ ràng cặp Mascherano - Biglia không ổn chút nào. Được mỗi ông Otamendi dạo này đánh đầu ác liệt y hệt Sorin khi xưa.
 

N.T.G.1

Los Blaugrana
Đầu quân
24/9/09
Bài viết
1,256
Được thích
119
Điểm
63
Barça đồng
72
Sáng chỉ xem Highlight,

Các tình huống nhận bàn thua của Argen chủ yếu là chống phản công kém,

Vì là giao hữu, nên Sampaoli có quyền thử nghiệm, mà đã thử nghiệm thì phải chịu chơi bao gồm:

1. Thử nghiệm lối chơi: Đá chắc, rình rập, tấn công vây ráp, chống phản công,... các loại
2. Thử nghiệm nhân sự: Nhân sự này phải phù hợp với lỗi chơi định hình kia, chứ không phải nhét cho bằng cố những tên này tuổi kia vào
3. Thử nghiệm bản lĩnh, trong những tình huống khó

Nói chung giờ vẫn được phép thử nghiệm, tức là được phép sai, thậm chí kể cả thua tiếp loạt giao hữu sát WC cũng không phải là vấn đề gì quá to tát.

Tôi tin tưởng ở Sampaoli,

Chuyện Dybala, Icardi, HLV biết cả, không dùng được thì phải chịu. Nhưng mà mang Dybala đi dự bị cho Messi cũng không phải ý tồi. Dù sao cũng phải tính trường hợp nhỡ may Messi không đá?
 

cobehalong

Barça B
Đầu quân
12/12/11
Bài viết
826
Được thích
23
Điểm
18
Tuổi
32
Barça đồng
242
với hàng thủ này Messi gánh vào được bán kết đã quá là thành công rồi không mong gì hơn :sosad:
 

phuongdh

Juvenil B
Đầu quân
8/5/09
Bài viết
180
Được thích
0
Điểm
16
Barça đồng
0
Theo bác thì Argentina phải chọn lối chơi thế nào vào thời điểm hiện tại và HLV nào thì phù hợp?

Về Dybala và Ircadi thì em phản biện thế này:

1. Kế hoạch World Cup của Ó đen là vòng loại lịch sử vừa qua được đánh giá là vòng loại kịch tính nhất trong lịch sử. Ta có đến 3 đời HLV dẫn dắt ở giai đoạn này.

TênThắngHòaBại
Tata321
Bauza323
Sam trọc130

Tata mở đầu chiến dịch khá ổn khi thắng toàn các tên tuổi cạnh tranh trực tiếp. Giai đoạn này Argentina ổn và chính Brazil lại căng. Tata có gọi Dybala từ đầu vòng loại. Trận đầu thua Ecuador ngay trên sân nhà thì Dybala không ra sân. 2 trận hòa sau với Paraguay và Brazil thfi Dybala vào sân từ ghế dự bị. Loạt 3 trận thắng sau thì Dybala không được gọi (không nhầm thì có mặt ở trận đập Colombia trên Bogota). Hiệu quả Dybala mang lại cho tuyển ở giai đoạn này là 3 trận và con số 0. Argentina đứng tốp đầu bảng. Tata cũng không gọi Dybala đá Copa America.

Giai đoạn thứ hai, Tata từ chức sau trận thua chung kết Copa. Bauza lên thay, ông gọi lại Dybala. Trận đấu đầu tiên gặp Uruguay trên sân nhà. Messi siêu xayda vừa ghi bàn mở tỷ số thì vài phút sau Dybala nhận thẻ vàng thứ 2 rời sân. Argentina bảo toàn được tỷ số.

[video=youtube;ZcKm7XAEJJo]https://www.youtube.com/watch?v=ZcKm7XAEJJo[/video]

Và thế là Argentina rơi vào loạt trận từ hòa đến thua liên tục khi có mặt Dybala. Sau trận thua Brazil, Bauza không sử dụng Dybala và Argentina lại thắng hết Colombia đến chính Chile. Trận cuối cùng của Bauza là chuyến hành quân đến La Paz rồi thua Bolivia cuối bảng.

Giai đoạn ba, Sam trọc dẫn đội 4 trận. Trong 4 trận này ông đều sử dụng Dybala và đặc biệt là Mauro Icardi. Dybala được dùng 2 trận đầu cũng là 2 trận hòa. Icardi thì được đá 3 trận. Kết quả là 3 trận hòa và nguy cơ bị loại. Trận cuối cùng Sam trọc cho cả đôi ngồi dự bị và Di maria sát cánh cùng Messi. Kết quả là Messi ghi cả 3 bàn trước khi Sam trọc cho Icardi vào thay Di Maria ở 10 phút cuối.

Kết quả của cả Dybala và Icardi trong màu áo của Argentina là con số 0.

2. Giờ là giai đoạn chuẩn bị cho World Cup và Sam trọc có quyền để lựa chọn hàng loạt những cái tên ông thấy cần thiết để xây một tập thể quanh Messi. Với Dybala, việc đưa cậu ta sang bên trái hay phải ở tuyển đều không có khác biệt. Di Maria còn đột biến hơn. Với Icardi cũng thế. Thế nên việc Sam trọc gọi lại Huy bệu khá là bất ngờ nhưng không khó hiểu.

Icardi cao 1m8 còn Huy bệu là 1m86. Nhìn Huy bệu đè Ramos ngã dúi dụi trước khi đệm bóng chính là cái Sam trọc cần. Bác Phương nên nhớ nó là đứa hạ sát Củ tỏi ở 2014 với pha xoay người sút bóng nhanh hiện đại kinh điển. Cái này Icardi chưa thể hiện được. Dù ai cũng ghét thằng hãm tài và kìm nén Messi này nhưng nhìn đi nhìn lại Argentina làm gì có đứa nào đá cắm tốt hơn nó kể cả thời điểm này. Do đó phải thông cảm cho Sam trọc khi ông gọi lại và thử nghiệm đội hình trong khi rõ ràng ông đã tạo điều kiện nhiều cho các tài năng hết trẻ kiểu Dybala và Icardi. Thôi thì cứ dùng. Đến chung kết thì tiễn nó lên khán đài là đẹp đôi đường :D

3. Ai cũng nhìn qua và nói Dybala và Icardi là tương lai của Argentina nhưng sự thực đóng góp của họ đến lúc này vẫn là con số 0. Sampaoli rất thực dụng. Ông hoàn toàn có thể biến tấu lối chơi thành 4-2-3-1 thì cũng có thể dùng 4-4-2 của Valverde hiện tại để phát huy sức mạnh của 2 cầu thủ trên mà vẫn đảm bảo Messi đóng vai trò số 10. Ở trận gặp TBN, Argentina có thế trận lúc đầu không hề tệ. Nhưng các tình huống đã giết chết họ và rõ ràng cặp Mascherano - Biglia không ổn chút nào. Được mỗi ông Otamendi dạo này đánh đầu ác liệt y hệt Sorin khi xưa.

Sử dụng Dybala và Icardi có hiệu quả hay không phụ thuộc vào cách chơi và chiến thuật của HLV. Sam không phải là HLV có tư duy sáng như Joachin Loew hay PEP và cách ông bố trí chiến thuật là tùy từng trận chứ không mang tính định hướng một lối chơi rõ ràng. Sử dụng Higuain và Di Maria cho thấy sự tù túng về nhân sự của Sam. Nên tớ không đi sâu vào việc phân tích hiệu quả của từng cầu thủ thế nào! Giải VDQG Achentina còn nhiều cầu thủ tiềm năng. Vấn đề là phải chọn được HLV phù hợp, không cứ phải là người Achen. Mình không có tham khảo nhiều nên không có ý kiến về HLV. Nhưng ở quan điểm duy tâm một chút thì còn dùng 2 thằng trên thì Messi xác định là hoài phí thời gian thôi.
 

N.T.G.1

Los Blaugrana
Đầu quân
24/9/09
Bài viết
1,256
Được thích
119
Điểm
63
Barça đồng
72
Về vấn đề cả một quá trình dài:

1. Argentina đã trả qua 03 trận chung kết liên tiếp, đều thất bại, điều đó có nghĩa là họ đã làm đúng được đến hơn 90%. Vấn đề cần tiếp tục cải thiện để đạt được viên mãn 100%. Về nguyên tắc công việc, hoặc giá trị tích lũy sức lao động dựa trên thành quả, họ cần phải tiếp tục đi trên con đường đó, và sửa chữa, cải thiện những khiếm khuyết còn lại, chứ không phải là đập đi xây lại từ đầu.

2. Sự tiếp nối trong nối chơi là liên tục cho những năm qua, bao gồm Sabella - 2014 là một lối chơi chặt chẽ, tấn công không hoàn toàn khoáng đạt, nhưng hệ thống chiến thuật là ổn. 2015, 2016 của Tata, vẫn là lối chơi đó được duy trì. Sampaoli được coi là người cùng trường phải với Sabella, và tata (trường phải Bielsa), và Sam được đánh giá cao hơn hai người kia. Có chăng sự khó khăn là do nhân sự không được ổng như hai HLV trước. Vậy rõ ràng đây là cơ sở để đặt niềm tin.

3. Ai cũng biết, ai cũng chém rất tài là: Argentina có hàng công quá mạnh, nhưng hàng tiền vệ và hàng thủ quá đuối, vậy nhưng rất ngược đời là tối ngày kêu tên Icardi, Dybala? Họ đâu phải tiền vệ, hậu vệ. Sampaoli đang làm rất tốt công việc tu sửa, cân chỉnh lại hệ thống phòng ngự và khu trung tuyến, Rõ ràng là đang đi đúng hướng, nhưng mấy ông nhà báo thì chém kinh thật.

4. Trong tất cả các trận cầm Argentina, chỉ có trận gặp TBN là thua sấp mặt, nhưng mà giao hữu mà, phải thử nghiệm, phải tìm phương án, và phải đánh cược chứ, có mất gì đâu mà không cược.

Tôi vẫn hoàn toàn ủng hộ Sampaoli tuyệt đối.

Nếu ông nào để ý sẽ thấy: Đức thử nghiệm rất kinh, cả một giải Confederation Cup nó mang ra thử nghiệm hết, cất hết chính toán trẻ với lại mới được đá, Hở giao hữu nào là kép phụ đá ầm ầm,

2.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
Em phân tích ở trên và thật ra cũng đã từ lâu nhận định rằng giờ Argentina chẳng còn ai ngoài Sam trọc là HLV hợp lý nhất. Đặc biệt khi thành tích của ông ta với Chile đã trực tiếp ngăn cản Messi vươn đến đỉnh cao. Chắc bác Phương giận quá nên không nhớ ra Sam trọc là cùng trường phái với Gã điên Bielsa. Chile thời Sam trọc tấn công ác liệt hơn rất nhiều và cảnh họ tử thủ trước Argentina chỉ là chiến thuật khi rõ ràng Ó đen có Messi. Đến Real Madrid cũng phải đá như thế với Barça cơ mà. Khi Sam trọc công bố dẫn dắt Argentina thì Sevilla chẳng nhảy dựng lên.

Trận ra mắt của Sam trọc là chiến thắng trước Brazil. Chắc bác nhớ trận đó sử dụng 3-4-3 và cả Di Maria, Dybala và Higuain đều tham gia. Ta thắng trận đó nhưng Sam không gọi Huy bệu vào tuyển đá những trận còn lại của vòng loại. Vậy thì đâu phải ông ta ưu ái Huy bệu. Rõ ràng giai đoạn vừa qua Huy bệu đang tỏa sáng trong màu áo Juve. Cái này là phong độ nên ông gọi lại tuyển để xem thế nào. Còn việc tìm người trong giải quốc nội thì bác lại mắng nhầm lão trọc. Có lẽ để em liệt kê ra những cái tên mới lên tuyển được Sam trọc gọi ngay cả trong lúc dầu sôi lửa bỏng nhất của giai đoạn vòng loại.

Tổng cộng Sam trọc dẫn 10 trận kể cả giao hữu (wiki thì kêu là 11 trận).

TrậnUCầu thủ được gọi
Argentina 1-0 BrazilHiguain, Dybala, Messi, Di maria, Ever Banega, Biglia (Milan), Jose Gomez (Lanus), Mercado (Sevilla), Maidana (River), Otamendi (Mancity), Romero, Ignacio Fernandez (River), Leandro Paredes (Zenit), Lucas Alario (Bayer) , Marcos Acuna (S. Lisbon), Nahuel Guzman (giải Mexico), Federico Fazio (Roma), Emanuel Mammana (Zenit), Mauel Lanzini (West Ham), Eduardo Salvio (Benfica), Geronimo Rulli (Sociedad), Joaquin Correa (Sevilla), Nicolas Tagliafico (Ajax), Alejandro Gomez (Atalanta), Guido Rodriguez (giải Mexico)
Singapore 0-6 ArgentianCorrea (Sevilla), A. Gomez (Atalanta), Dybala, Di maria, Acuna, Lanzini, Salvio, Fazio, Biglia, Mammana, Nahuel Guzman (giải Mexico), Romero, Mercado, J.Maidana (River), Leandro Paredes, Lucas Alario, I.Fernandez (River), Ever, Rulli, Tagliafico, Guido Rodriguez
Uruguay 0-0 ArgentinaIcardi, Messi, Dybala, Di Maria, Biglia, Guido Pizarro (Sevilla), Acuna, Otamendi, Fazio, Mercado, Javier Pinola (River), L.Paredes, Augusto Fernandez (giải Tàu), Aguero (Mancity), N.Guzman, Nicolas Pareja (Sevilla), Mascherano, Lautaro Acosta (Lanus), Dario Benedetto (Boca), Correa, J.Pastore (P$G), Rulli
Argentina 1-1 VenezuelaIcardi, Messi, Dybala, Di Maria, Ever, Pizarro, Acosta, Otamendi, Fazio, Mascherano, Romero, Pareja, Fabricio Bustos (Independiente), Paredes, Biglia, Emiliano Rigoni (Zenit), Kun Aguero, N.Guzman, Benedetto, Acuna, Correa, Pastore, Rulli
Argentina 0-0 PeruBenedetto, A.Gomez, Messi, Di Maria, Ever, Biglia, Acuna, Mashe, Otamendi, Mercado, Romero, Fazio, German Pezzella (Fiorentina), Gago (Boca), Enzo Perez (River), Icardi, N.Guzman, Milton Casco (River), E.Rigoni, Paredes, Dybala, Agustin Marchesin (Club America)
Ecuador 1-3 ArgentinaBenedetto, Messi, Di Maria, Acuna, Enzo Perez, Biglia, Salvio, Otamendi, Masche, Mercado, Romero, Fazio, Pezzella, Pablo Perez (Boca), Icardi, N.Guzman, Mammana, Rigono, Ever, Paredes, Dybala, A. Gomez, A.Marchesin
Nga 0-1 ArgentinaKun Aguero, Di Maria, Messi, Salvio, Giovanni Lo Celso (P$G), Matías Kranevitter (Zenit), E.Perez, Otamendi, Pezzella, Masche, Romero, Mammana, Fazio, Paredes, Emiliano Insua (Stuttgard), Benedetto, N.Guzman, Diego Perotti (Roma), Ever, Dybala, A.Gomez, Rigoni, Cristian Pavon (Boca)
Argentina 2-4 NigeriaKun, Pavon, Dybala, Di Maria, Lo Celso, Ever, E.Perez, Masche, Pezzella, Otamendi, Marchesin, Mammana, Fazio, Paredes, Insua, Benedetto, N.Guzman, M.Kranevitter, Perotti, Salvio, A.Gomez, Rigoni, Fernando Belluschi (San Lorenzo)
Argentina 2-0 ItaliaHiguain, Lanzini, Lo Celso, Di Maria, Paredes, Biglia, Bustos, Otamendi, Fazio, Tagliafico, Caballero (Chelsea), Romero, Mercado, Acuna, Messi, N.Guzman, Masche, Paolo Perez (Boca), Marcos Rojo (ManU), Correa, Ever, Pavon, Lautaro Martinez (Racing Club), Perotti
Bò tót 6-1 ArgentinaHiguain, Maximiliano Meza (Independiente), Ever, Lo Celso, Masche, Biglia, Tagliafico, Rojo, Otamendi, Bustos, Romero, Mercado, Fazio, Paredes, Acuna, N.Guzman, Ramiro Funes Mori (Everton), P.Perez, Correa, Pavon, L.Martinez, Caballero, Perotti
Mất thời gian tổng hợp quá (từ sáng đến tận bây giờ) :D.

Bác sẽ thấy những cầu thủ mới được gọi là em ghi rõ tên và mở ngoặc tên câu lạc bộ. Rõ ràng Sam trọc liên tục gọi các cầu thủ mới và cả thời kỳ vòng loại không động đến Higuain mà toàn là Icardi. Sam xoay đội hình liên tục để thử nghiệm 3-4-3, 4-2-3-1, 3-3-4, 3-5-2. 11 cái tên đầu tiên ở danh sách là những người ra sân từ đầu và bác sẽ thấy Sam không ưu ái ai quá mức cả. Các cầu thủ từ Nga hay tận Tàu khựa cũng được gọi về tập trung để tìm nhân tài. Đến cả anh già Caballero cũng được gọi thì bác đã hiểu Sam trọc đang cầu hiền tài đến cỡ nào.

Trận tan nát vừa qua thì cặp trung vệ Otamendi và Rojo không ổn. Rojo mới quay lại tuyển. Otamendi thì chuyền bóng sai dẫn đến bàn thua nhưng bù lại đánh đầu ghi 1 bàn và đập cột 1 quả. Thử nghiệm Masche lên tiền vệ đánh chặn cũng phá sản khi Masche có vẻ đã tụt nghề. Có lẽ cho Masche về đá cánh phải lại ổn.

Tóm lại Sam trọc khá liều lĩnh khi dẫn đội trong hoàn cảnh suýt bị loại mà vẫn xoay tua, thử nghiệm các cầu thủ cho một chiến dịch quan trọng. Ông chịu cái tiếng ở trận thua khủng trước TBN nhưng nó cũng chỉ là giao hữu và quân ta cũng không phải là quân mạnh nhất.

Sắp tới còn 2 trận giao hữu với Ukraina và Israel nữa. Bác cứ ngồi xem đội bóng này còn thay đổi nữa. Nhưng vào thời điểm đó cũng gần như chốt nhân sự rồi.
 

phuongdh

Juvenil B
Đầu quân
8/5/09
Bài viết
180
Được thích
0
Điểm
16
Barça đồng
0
Thực ra còn 1 tiền vệ "rất hay" nữa đang đá cho PSG mà Sam chưa gọi là Pastore!! Nếu gọi luôn thì phải nói là đầy đủ bộ hãm nhãn hiệu Brembo... cho Achentina.
Thanks anyway bạn Denpietrau sưu tầm thống kê chi tiết quá!
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
Bác chắc không xem trận P$G gặp Kền kền lượt về rồi. Pastore phế không thể chịu nổi. Còn Sam trọc cũng gọi cu này ở 2 trận hòa trước Uruguay và Venezuela bác ạ.
 

azzurrini

Juvenil A
Đầu quân
17/9/07
Bài viết
456
Được thích
0
Điểm
16
Nơi ở
Trung Quoc
Website
bongda24h.vn
Barça đồng
0
Câu chuyện Pastore năm nào cũng thấy đề cập :)) Tên tuổi được lăng xê quá sớm hay sao mà nhiều người vẫn còn mơ. Không còn trẻ nữa mà đá tối kinh khủng, lên tuyển thì một mình một kiểu, ở P$G thì dự bị triền miên.
Di Maria đá dở, phập phù nhưng không còn lựa chọn nào khả dĩ hơn trên đội tuyển lúc này. Đội hình 442 với Ozawa và Lanzini mỗi người một bên với Messi ở giữa phối bóng. Biglia cùng Lo Celso/ Banega đá sau Mét là một đội hình hoàn hảo lúc này :)
Hi gỗ dù cực ghét nó nhưng cũng phải chung nhận định là nó đá tốt nhất, phối hợp với Mẹt xị cũng chuẩn nhất khi lên tuyển. Aguero bạn thân của Mét nhưng lên chả làm ăn được gì.

Căn bản lối đá của Argentina hàng bao năm qua chỉ là một tập thể toàn sao nhưng không thể phối hợp gắn kết nổi. Hầu hết các cầu thủ xuất thân từ lò trước nước nên lối đá vẫn hoang dã mang nặng tính cá nhân. Như Messi lớn lên tại lò đào tạo của Châu Âu, ngoài kỹ năng sẵn có được tôi rèn thêm thì tư duy của Mẹc nhà ta cực tốt, khi cần thì chỉ cần đá một chạm là đủ tạo ra đột biến. Chứ tiêu biểu như Ozawa hay Pastore có tí kỹ thuật thì dê dắt cắm mặt không nhìn ai.
Ai đó có còn nhớ khi Argen năm 2002-ứng viên số Một cho chức vô địch, với một đội hình toàn sao không thiếu vị trí nào với Batigol dẫn đầu, một BLV của VN phải thốt lên là "Thật không thể tin nổi một cầu thủ như Riquelme mà lại phải ở nhà vì Argen có quá nhiều ngôi sao sáng hơn anh ta". Cuối cùng vẫn bị loại ngay từ vòng bảng.
Vậy nên Mẹt xị cùng cả đội Ba lần vào chung kết các cúp gần đây đã là quá tốt rồi, chỉ thiếu may mắn những phút cuối cùng :(

Ngâm cứu các đối thủ của Argen trong đó có Đức thì thấy đội này có lối chơi cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả, chuẩn chỉ nắn nót đến từng đường chuyền một. Vẫn là những đường bóng đập nhả kéo giãn hàng thủ, hạn chế dê dắt đến mức thấp nhất, đưa bóng xuống biên rồi căng vào. Đá bóng đôi khi cũng phải bắt nguồn từ tư duy của những cái đầu chứ chưa hẳn là của những đôi chân khéo léo :)
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
Trận sáng nay Bà Xã hiếp Anh Sáng Roma 4 nhót thì Perotti đá khá phết các bác nhỉ. Cũng được coi là nhân tố trông chờ được.
 

cobehalong

Barça B
Đầu quân
12/12/11
Bài viết
826
Được thích
23
Điểm
18
Tuổi
32
Barça đồng
242
Nghiêm túc mà đánh giá thì các bác nghĩ Argen liệu có bao nhiêu % vô địch WC ?

Theo ý kiến cá nhân thì e vẫn đánh giá nhà vô địch WC chỉ nằm trong mấy đội Đức Brazil TBN Pháp trong đó Đức và Brazil là khoảng 20%,TBN và Pháp thấp hơn khoảng 15%,cơ hội của Argen e đánh giá chỉ là 10% thấp nhất trong số các UCV.10% là còn châm chước chứ Argen với đội hình này e nghĩ chỉ có 5% thôi =))

Hi vọng Messi sẽ có 1 cái kết viên mãn cho sự nghiệp đã quá chói lọi của mình.Messi cần vô địch WC để chính thức vượt qua Maradona trong tiềm thức của người dân xứ Tango.Không gì là không thể !
 
Sửa lần cuối:

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
Messi - thiên tài bị từ khước ở Argentina

(Bài viết của Jorge Valdano trên Guardian)


Nền bóng đá của chúng ta bị tê liệt bởi nỗi ánh ảnh phải thắng bằng mọi giá, nhưng lại thiếu tiền và tầm nhìn để hướng đến một con đường khác.

Bóng đá Argentina đã hỏng quá nhiều, đến mức chúng ta không còn biết nó hỏng từ đâu. Có quá nhiều thứ tệ hại xảy ra nên không ai biết rốt cục chuyện gì đang xảy ra.

Lấy nội dung của một bản tin bất kỳ, ứng qua bóng đá sẽ thấy nội dung gần như tương tự, vì bóng đá Argentina đang trải qua một giai đoạn hỗn loạn. Suốt nhiều năm, bóng đá là nơi giúp chúng ta quên đi những rối ren về chính trị, xã hội và kinh tế. Nhưng bây giờ, phép màu từ bóng đá đã biến mất.

Nền bóng đá này hỏng từ bao giờ, và từ đâu, không ai biết. Cũng không ai rõ vì sao nó hỏng. Chỉ biết càng lúc tình hình càng tồi tệ hơn, chúng ta ngày càng cách xa quả bóng, cách xa thứ bóng đá mà chúng ta tôn sùng. Thứ bóng đá ấy từng kéo chúng ta đến sân, khiến chúng ta không kìm nén được mà phải hét lên “ole!” mỗi khi nhìn thấy một pha lừa bóng, một cú đập nhả nhanh như điện, hay thậm chí là một tiểu xảo nào đó. Thứ bóng đá ấy từng là cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sở hữu những cầu thủ ở chất lượng cao nhất, chúng ta sở hữu nhiều hảo thủ nhất và chúng ta luôn tạo ra những khoảnh khắc thiên tài.

Bóng đá từng là nguồn sống của chúng ta, nó từng khiến người Argentina cảm thấy tự hào rằng quốc gia mình vẫn đứng đầu thế giới, ở một lĩnh vực mà mọi người đều quan tâm. Chúng ta từng tin rằng nhờ bóng đá mà Argentina đã khôi phục quyền sở hữu Malvinas (quần đảo tranh chấp với Anh) vào năm 1986. Và Diego Maradona là anh hùng dân tộc kể từ ngày ấy. Vậy mà bây giờ, đội tuyển quốc gia lại cho chúng ta cảm thấy bất lực và trống rỗng đến mức khó hiểu. Chúng ta làm sao biết mình phải làm gì với bóng đá, khi thậm chí còn không biết phải làm gì với Lionel Messi?

180622-195120-213-2422-1529987922.jpg


Hãy trở về với điểm khởi đầu. Đường xá từng là trường học của chúng ta. Ở đó, chúng ta được dạy đá bóng, được hiểu bóng đá mang một sức nặng văn hóa như thế nào, và tạo ra những cầu thủ khác biệt ra sao. Nhưng bóng đá đường phố đã chết, và không một ai biết cách thay thế ngôi trường ấy ra sao, như cách Đức và Tây Ban Nha đã làm được. Chúng ta thiếu tiền, thiếu khả năng tổ chức lẫn tầm nhìn. Nhưng trong sự ngạo mạn của mình, chúng ta vẫn tin Argentina mãi mãi là một cường quốc bóng đá.

Nhưng tồi tệ hơn cả, chúng ta đã để cho nhu cầu chiến thắng vượt qua niềm đam mê chơi bóng. Cơn thèm khát thắng lợi đã càn quét hết những giá trị tốt đẹp. Chia thế giới ra thành người thắng và kẻ thua là một căn bệnh, và nó đánh thẳng vào gốc rễ của bóng đá.

Niềm đam mê dành cho bóng đá bị đánh gục, thay vào đó là đam mê chiến thắng, kéo xã hội trở về thời kỳ khát máu như bộ lạc. Các quốc gia bị chuyển hóa thành các tiểu quốc gia, và mỗi trận đấu bỗng trở thành chuyện sống chết. Trên khán đài, bạo lực tràn lan. Dưới sân cỏ, chúng ta từ biệt niềm đam mê với bóng đá, khi mà những "hòn bi" (từ lóng, chỉ bộ phận sinh dục của đàn ông, ý nói sự dũng cảm) còn quan trọng hơn cả tài năng.

Chúng ta đã thấy điều đó trong trận gặp Croatia. Người ta gào thét, buộc cầu thủ phải chứng tỏ “chất đàn ông” của mình mạnh mẽ hơn nữa. Trên khán đài, Diego Maradona thể hiện điều đó bằng cách bóp vào vùng kín của ông ta. Vâng, là Diego đó, là người từng đại diện cho những gì tốt đẹp nhất mà chúng ta từng có, phong cách đặc trưng của Argentina. Bây giờ, chỉ còn lại khát vọng ăn thịt nhau, các trận đấu tại giải vô địch Argentina trở thành một màn loạn đả như tổ kiến, nơi người ta đá nhau và chạy như chưa từng được chạy. Nhìn vào mớ hỗn độn ấy, ta không còn biết đâu là một cầu thủ giỏi.

Có nhiều biến số khác trong phương trình này: khủng hoảng kinh tế, thể chế chao đảo, truyền hình trực tiếp bóng đá trở thành vũ khí chính trị, tham nhũng từ trên xuống dưới. Tình hình thế giới cũng khiến mọi thứ rối ren hơn: toàn cầu hóa biến Argentina thành một quốc gia xuất siêu cầu thủ. Bất kỳ một cái tên nào vào sân, ta cũng có cảm giác họ chỉ cách châu Âu vài ba bàn nữa. Việc bán lúa non khiến chúng ta mất đi một trong những người thầy tốt nhất: tính ganh đua. Maradona là một sản phẩm Argentina tuyệt hảo. Messi là sự pha trộn giữa Argentina và sự cạnh tranh tại Barca.

Và cũng không thể bỏ qua một yếu tố quan trọng nữa: sự tầm phào đến nhạt nhẽo của những cuộc tranh luận. Lập luận ấy khiến cho những cuộc tranh biện phù hợp với những diễn viên tồi hơn là những nhà báo giỏi. Dõi theo những cuộc tranh luận ấy, người ta tin là nếu không vô địch World Cup, Messi mãi mãi không thể là Maradona. Và rồi chính Messi cũng tin như thế.

Sau khi giành 30 danh hiệu, Messi vẫn bị cái thông điệp ấy ghim vào tim mình. Và Messi đã đến với World Cup lần này cùng một tâm hồn bị tra tấn bởi cái đòi hỏi khủng khiếp của 45 triệu người Argentina. Nhưng hãy nhìn lại đi: suốt 15 năm qua, không một ai bảo vệ niềm tự hào của bóng đá Argentina như cậu ấy. Và Messi làm việc ấy với một sự ổn định và miệt mài khủng khiếp. Vậy mà truyền thông vẫn đối xử với Messi như thể cậu ấy là bất kỳ một kẻ hết thời nào đó. Họ đòi hỏi ở cậu ấy những điều mà chính họ cũng chẳng tưởng tượng ra nổi.

Trên đất Nga, tất cả vấn đề ấy đều trỗi dậy một lượt. Cơn khủng hoảng tài năng quá lớn. Có ai chú ý rằng trong trận đấu với Croatia, không một tiền vệ Argentina nào hiện tại có thể so sánh được với Luka Modric hay Ivan Rakitic? Đội bóng cũng không còn thủ lĩnh. Có ai trong đội tuyển hiện nay có thể kéo họ ra khỏi tình huống hiện tại chỉ bằng những lời nói?

Chúng ta phải làm một cuộc cách mạng sau giải đấu, để tìm lại những giá trị đã mất. Chúng ta vẫn còn gen ấy ở trong máu, chúng ta vẫn còn lịch sử oai hùng để nhắc nhở, vẫn còn niềm tự hào để tiếp thêm dũng khí. Nhưng giáo dục cần thời gian, mà ở Argentina, chúng ta đã đánh mất sự kiên nhẫn và điềm tĩnh. Làm sao chúng ta có được giải pháp tức thì cho một vấn đề đã thâm căn như thế?

Khi chúng ta chờ trận đấu chót với Nigeria, cả đội bóng dường như mất tích. Những tin đồn mâu thuẫn nội bộ tràn ra mọi nẻo, và không một ai còn biết Messi đang nghĩ gì trong đầu. Nếu Argentina nghĩ rằng vấn đề của mình có thể được giải quyết bởi lòng dũng cảm và tinh thần chiến binh, họ sẽ lại sụp đổ. Vì kiểu gì cũng sẽ có người bị đuổi. Các cầu thủ đã chứng tỏ tinh thần chiến binh quá đủ rồi. Nhưng chỉ tinh thần là không đủ.

Để vượt qua một đối thủ như Iceland, một tập thể mạnh như Croatia hay sự mạo hiểm của Nigeria, chúng ta cần tất cả giá trị đã mất của bóng đá Argentina. Kỹ thuật, chất lượng, niềm đam mê, sự xảo quyệt và chính xác. Chúng ta phải mang tất cả lại, hòa trộn để biến đội ngũ hiện nay thành một tập thể thực sự. Ngay cả một thiên tài cũng không bù đắp nổi cho chừng ấy thiếu hụt, huống chi là Messi - một thiên tài bị từ khước.

Hoài Thương (vnexpress dịch)
 

MyBlaugrana

Juvenil A
Đầu quân
24/4/08
Bài viết
303
Được thích
28
Điểm
28
Barça đồng
241
Chính xác là những gì đang xảy ra với Argentina lúc này. Sự xuống cấp của cả 1 nền bóng đá, sự kỳ vọng quá lớn của người hâm mộ so với thực lực của ĐTQG. Và Messi trở thành niềm hy vọng để tất cả bám víu, khi không bám víu được thì họ lôi anh ra để tế thần. Tất nhiên là anh rất tài năng, nhưng thật sự Messi không phải là cầu thủ mạnh mẽ về tinh thần để đương đầu với sức ép khồng lồ như thế. Dù sao thì Argentina vẫn còn cơ hội, và nếu đặt lên bàn cân lực lượng của họ so với Nigeria vẫn là nhỉnh hơn. Nếu Argentina vẫn muốn lọt vào vòng trong và tiến sâu, thì HLV cũng như cả đội phải san sẻ gánh nặng cho Messi, ngược lại Messi cũng phải tự giải tỏa áp lực, sẵn sàng san sẻ trách nhiệm cho các đồng đội khác. Dù rất mong manh nhưng vẫn hy vọng Messi và đồng đội vượt qua được cánh cửa hẹp này. Còn khi đã vào vòng trong thì không nói được trước được điều gì.
 
Sửa lần cuối:

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
Valdano cũng chỉ ra một vấn đề của nền bóng đá Argentina mà thật ra nó là bệnh chung của mọi nước: kinh tế. Bóng đá đường phố thực sự đã bị lụi tàn. Giờ là một nền bóng đá chuyên nghiệp dựa vào các lò đào tạo chuyên nghiệp của các câu lạc bộ. Ông ta nhắc đến Đức vì nó là tiền đề thành công của bóng đá Đức hiện tại. Ông ta nhắc đến Tây Ban Nha vì rõ ràng Real Madrid (nơi ông ta từng làm việc) hay Barça đều là biểu tượng lớn nhất cho nền bóng đá xứ bò tót hiện tại. Số tiền bỏ ra cho đào tạo trẻ là khổng lồ. Nó cũng đi kèm nền kinh tế phát triển mạnh của địa phương này. Argentina rơi vào khủng hoảng kinh tế năm 2001 và đến hiện tại ta không hiểu họ đã giải quyết đến đâu. Theo Wiki thì Argentina hiện tại có nền kinh tế trị giá 477 tỷ Đô (gấp 3 Việt Nam) lớn thứ 3 ở Mỹ La Tinh. Đầu năm 2015 thì tốc độ tăng trưởng rơi vào âm. Nợ nước ngoài cao. Lạm phát 25%. Điều đó cho thấy kinh tế Argentina còn khó khăn đồng nghĩa giải trong nước cũng không còn hùng mạnh. Các cầu thủ hết thời như Tevez cũng tìm cách chạy ra nước ngoài kiếm sống thì quả thật Argentina rơi vào hoàn cảnh Valdano nói: bán hết lúa non.

Trước kia là một cường quốc bóng đá nhưng hiện tại bị thằng oắt con ở Croatia chế giễu là ngoài Messi ra thì toàn hàng vứt đi (sự thật cũng chứng minh là nó nói đúng).
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Chủ đề mới nhất

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top