Sau khi trận đấu kết thúc, cá nhân tôi đã nhận ra được hành động đi kèm sau những phát biểu của Tata, đó là sự biến đổi trong lối chơi. Những trận trước lối chơi cũng đã có một luồng gió mới, tinh thần khác hẳn và áp đặt đối thủ từ sự cơ động trong việc bắt người. Nhưng mọi thứ vẫn là sự chủ động của chúng ta và một thế trận trên chân do đối thủ tự lựa chọn cho việc phòng ngự. Và cho đến trận gặp Rayo này thì cái mới trong lối chơi mới thực sự thể hiện rõ. Barça đã chơi dựa trên cách đá của đối thủ, nhưng vẫn chưa hẳn là rơi vào thế bị động.
Cần phải suy ngẫm kĩ mới thấy được là chúng ta không rơi vào thế bị động như lầm tưởng, không có sự áp đặt tuyệt đối của đối thủ lên lối chơi riêng của Barça. Khi Rayo tổ chức chơi bóng ngắn để đẩy cao đội hình thì các cầu thủ đã biết rằng họ phải chơi như thế nào trước một tinh thần máu lửa của đội bạn. Mới vào trận Barça có những pha lên bóng qua nhiều đường chuyền ngắn, và không khác những gì mà chúng ta thể hiện. Đến khi Rayo bắt đầu có bóng và chơi theo cách của họ thì Barça sẵn sàng "đáp ứng" một cách khôn ngoan nhất. Vấn đề hàng thủ bình thường đã có nhiều sai xót thì việc bắt người sát từ sân đội bạn hay đá thấp hơn khi họ lên bóng đã hạn chế các khoảng trống dành cho đối phương. Cũng từ đây việc tấn công của Barça đã gần như thay đổi hoàn toàn, giảm bớt các đường truyền trung gian, ngắn, bằng các đường bóng bổng. Lợi thế của việc thay đổi là có vài nguyên nhân:
- Ít nhất là giảm đi một phần sức ép mà đối thủ tạo ra.
- Với những chân chuyền tốt và khả năng đoán bóng tốt thì sau đó câu chuyện đập nhả lại được tiếp tục để hạ sát đối thủ một cách đơn giản khi việc theo kèm của đối phương đã yếu hơn rất nhiều.
- Nguyên nhân cuối cùng là mấu chốt của việc tại sao chúng ta lại chịu chấp nhận thế trận này. Yếu tố đầu tiên là chính Barca, khi chúng ta không có đội hình mạnh nhất, đặc biệt là tuyến tiền vệ. Việc chơi bóng dài sẽ giảm tải vai trò của Xavi, khi anh đã lui về khá sâu. Tốc độ của hai cánh chúng ta cũng rất đáng nể. Yếu tố tiếp theo là do cách chơi của Rayo. Họ không chơi theo kiểu áp đặt tạm thời, mà áp đặt với mục tiêu tấn công toàn diện, họ muốn công việc phòng ngự sẽ được hạn chế bởi sức ép mà họ có thể tạo ra. Các cầu thủ của Rayo thi đấu rất quyết tâm giàu sức mạnh. Một đội hình gắn kết nên Rayo có thể tổ chức bài bản khi tấn công; lúc mất bóng họ chỉ muốn trái bóng dừng lại, đó là cách mà họ muốn trái bóng thuộc về mình thuộc kiểm soát của họ. Bằng chứng là trong hiệp 1, Rayo đã có tới 14 pha phạm lỗi, những lần lên bóng của Barça bị gián đoạn như bộ phim bị đứng hình vậy. Việc chơi như thế là cái cách rất hay để hạn chế lối chơi thông thường trước đây của Barca, lại còn có thể chủ động lên bóng thực sự. Tưởng chừng như đây là cái cách hay nhất mà HLV Paco Jemez có thể làm được. Điều bất ngờ lớn hơn nữa khi Rayo vượt qua Barça về khoảng kiểm soát bóng thì họ vô tình đã mắc phải cái bẫy do Tata tạo ra dù đã được kiểm chứng ở hiệp 1. Tata đã nhìn ra lối chơi máu lửa trên sân nhà của họ. Barça đá thấp phát bóng bổng lên trên, phối hợp nhanh để đưa bóng tới khu cấm địa, đến khi mất bóng thì Rayo lại tiếp tục kiểm soát trái bóng theo ý mình và đấy cao để gây sức ép. Họ nghĩ rằng chiến thắng trong việc kiểm soát bóng sẽ là chìa khóa đánh bại Barça nhưng đó có thể là cái cách hoàn hảo cho vài mùa trước đây, giờ thì nó chưa là gì với sự biến hóa trong lối chơi mà Tata đang tạo dựng. Họ càng dâng cao, thì lỗ hỏng hàng phòng ngự càng lớn dầng lên. Tata đủ biết sức ép Rayo tạo ra đó chỉ là việc họ khao khát giành lấy thứ đồ quen thuộc từ tay Barca, họ xem nó là báu vật của chiến thắng. Mấu chốt quan trọng nữa chính là thực lực thật sự của Rayo. Họ không có hàng công chơi đột biến, việc kiểm soát ở tuyến giữa có thể hoàn thành nhưng cái cách chơi của hàng công cũng chẳng tạo ra được sức ép chung. Cái đỉnh điểm của việc tạo sức ép và một thế trận riêng chỉ hiện thị ở giữa sân mà thôi, và một vài người xem có cảm giác như Rayo đang chơi thứ bóng đá của chúng ta. Thật sự thì đó là cái cách mà Rayo rơi vào cái bẫy của Tata, và công việc hạ gục đối thủ của Barça đến một cách nhẹ nhàng không mất quá nhiều sức. Tất nhiên Tata biết rằng Rayo không thể hoàn thành tốt công việc đưa bóng vào lưới nên mới chủ động để một thế trận mở, "hút" lấy sự khao khát chiến thắng mà các cầu thủ Rayo đang có được để đưa thế trận theo ý muốn của mình chứ không phải là bị động bởi sức ép của đối phương.
Nếu hôm nay không phải là Rayo thay vào đó là một Atletico Madrid hay Real thì lối chơi của Barça sẽ được cân nhắc và chơi khác đi. Nhưng vì trận này họ đã trở thành con mồi với một hàng thủ khá mỏng và thiếu sự bộc lót trước một hàng công "xịn" như Barca. Rayo đã không nhận ra sự chênh lệch hay không khi họ chỉ có một hàng công yếu hơn rất nhiều so với Barca? Tất nhiên là họ hiểu quá rõ điều đó nhưng với Rayo, tấn công mới là cách chơi với Barca. Mùa trước trên sân nhà và sân khách họ đều thủng lưới 3 bàn trở lên bất chấp mọi sự chênh lệch đó. Cũng dễ hiểu vì sao Barça chơi khác đi, bởi đối thủ, và cũng từ hàng thủ của ta mà nó đã hạn chế được nhiều vấn đề. Sẽ còn nhiều điều để nói về trận đấu này - một cột mốc mới cho lối chơi dưới triều đại Tata.
pan
or post as a guest
Be the first to comment.