Barça và Thế vận hội Barcelona 1992

Alba đặt viên gạch đầu tiên đại diện lứa trẻ xây dựng khu Ciutat Esportiva Joan Gamper

Bản tin Camp Nou
Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Barça và Thế vận hội Barcelona ‘92

Hôm nay, thứ Tư ngày 25 tháng 7 đánh dấu lễ kỉ niệm 20 năm ngày khai mạc Thế vận hội Barcelona ’92. Địa điểm tổ chức những sự kiện gồm có các SVĐ Olympic và Palau Sant. Ngoài ra, FC Barcelona cũng đóng góp thêm sân Camp Nou và nhà thi đấu Palau Blaugrana. Có 15 vận động viên của Barça tham gia thế vận hội ở 5 bộ môn khác nhau.

Tây Ban Nha nâng cúp tại Camp Nou

SVĐ Camp Nou là nơi diễn ra một số trận đấu của bộ môn bóng đá nam: Italy 2 – 1 USA (vòng bảng, ngày 24/7); Ba Lan 2 – 0 Qatar (tứ kết, ngày 1/8); Australia 2 – 1 Thụy Điển (tứ kết, ngày 2/8); Ba Lan 6 – 1 Australia (bán kết, ngày 5/8); Ghana 1 – 0 Australia (tranh 3-4, ngày 7/8). Sân nhà của đội bóng xứ Catalan cũng là nơi đăng cai trận chung kết giữa Tây Ban Nha và Ba Lan (ngày 8/8). Năm đó, trong đội hình Tây Ban Nha có 2 cầu thủ đang khoác áo Blaugrana là Albert Ferrer và Josep Guardiola (ngoài ra còn có Antonio Pinilla nhưng anh đang thi đấu cho Mallorca và Albacete theo diện cho mượn). Abelardo Fernández (Sporting Gijón), Luis Enrique Martínez (Real Madrid) và Alfons Pérez (Real Madrid) cũng có tên trong đội hình xuất phát, cả 3 người về sau cũng gia nhập FC Barcelona lần lượt vào các năm 1994, 1996 và 2000. Một cái tên khác là Francisco Veza “Paqui” đến từ Tenerife, xuất thân từ lò đào tạo cầu thủ trẻ của Barça.

Khoảng 95,000 cổ động viên đã đến dự khán trận đấu hấp dẫn này. Tỉ số chung cuộc là 3-2 được ấn định bởi bàn thắng của Kiko ở phút cuối cùng của trận đấu. 3 bàn thắng được ghi cho Tây Ban Nha do công của Kiko (cú đúp) và “Pitu” Abelardo. Lần đầu tiên kể từ sau lần về nhì tại Thế vận hội Antwerp 1920, đội tuyển Tây Ban Nha có được một thành tích ấn tượng khác: vô địch Thế vận hội Barcelona 1992.

Thể thao đối kháng và Khúc côn cầu

Nhà thi đấu Palau Blaugrana là nơi diễn ra trận chung kết ở các bộ môn: taekwondo, judo và khúc côn cầu. Ở đấu trường taekwondo, các cô gái của nước chủ nhà giành được 3 huy chương vàng còn thành tích của đội nam là 1 vàng, 1 bạc và 1 đồng. Judo nữ của Tây Ban Nha cũng đoạt được 2 huy chương vàng.

Khúc côn cầu không phải là một môn thi đấu chính thức tại Thế vấn hội nhưng nằm trong diện “thể thao biểu diễn”. Trận tranh 3-4 ngày 7/8 (Italy 3 – 2 Bồ Đào Nha) và trận chung kết (Argentina 8 – 6 Tây Ban Nha) được tổ chức ở sân Palau Blaugrana của Barca. Josep Benito và Joan Carles của đội khúc côn cầu FC Barcelona đã đoạt huy chương bạc cùng đội tuyển quốc gia năm đó.

Trong đội hình á quân năm đó, Carles Folguera và Ferran Pujalte sau đó đã đầu quân cho đội khúc côn cầu của FC Barcelona, Joan Ayats thi đấu cho CLB đến năm 1991. Bản thân HLV Carles Trullols cũng là một cựu tuyển thủ FCB. Trong đội hình quán quân Argentina khong có cầu thủ nào khoác áo Barça nhưng những Gaby Cairo, José Luis “El Negro” Páez và Roberto Roldán sau đó cũng gia nhập CLB.

Những môn thể thao khác

Đại diện của FC Barcelona ở những môn thể thao còn lại có phần kém may mắn hơn và thậm chí đã không có cơ hội bước lên bục nhận giải. Ở bộ môn điền kinh, Jaume Barroso về đích thứ 14 ở đường chạy 50 km trong khi VĐV nhảy sào Daniel Martí dừng cuộc chơi với thành tích tốt nhất là 5.4m.

Ở những môn thể thao đồng đội, Barça đóng góp 2 cái tên là Juan Antonio San Epifanio “Epi” và Andrés Jiménez và đội bóng rổ xếp hạng 9 toàn đoàn. Xếp trên tuyển Tây Ban Nha là Puerto Rico có cầu thủ José Rafael “Piculín” Ortiz đến từ FCB.

Ở bộ môn bóng ném, 5 cầu thủ của FCB góp mặt trong đội hình thi đấu của tuyển Tây Ban Nha gồm David Barrufet, Ángel Hermida, Enric Masip, Iñaki Urdangarín và Lorenzo Rico. Mặc dù ra quân với đội hình đầy tài năng nhưng đội bóng ném chỉ xếp hạng 5 toàn đoàn.

Write comments...
or post as a guest
Loading comment... The comment will be refreshed after 00:00.

Be the first to comment.