Quốc khánh Catalan - Barça ở đâu trong xứ

Chủ tịch Rosell xuất hiện trong ngày quốc khánh với bộ thường phục

Bình luận
Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Ngày quốc khánh của Catalan được tổ chức rầm rộ và những chính trị gia không quên giương cao ngọn cờ độc lập tự chủ đối với thể chế chính trị hiện tại. Là một đại diện tiêu biểu gần như là biểu tượng mỗi khi nhắc đến Catalan thì FC Barcelona không tránh khỏi vấn đề rắc rối của chính trị cho dù chủ tịch hiện tại của câu lạc bộ vẫn luôn cố tránh né vấn đề nhạy cảm này.

Trong lịch sử, FC Barcelona được thành lập đơn thuần như bất kỳ một câu lạc bộ thể thao nào nhưng biến cố chính trị là cỗ máy đã nhét FC Barcelona vào và xay nát trong thời kỳ nội chiến. Dù không muốn thì FC Barcelona trong quá khứ đã trở thành một tượng đài, một thành luỹ cho phe đối lập với chính quyền phát xít và cao hơn là thủ đô trong lòng thủ phủ của xứ tự trị. Chính quyền phát xít không thể đàn áp tự do trong thể thao nên Camp Nou là nơi tiếng địa phương được thoải mái sử dụng. Và đương nhiên các nhà chính trị cũng không thể tìm nơi ẩn náu nào tốt hơn để nuôi dưỡng lý tưởng của họ bằng cách ẩn mình vào FC Barcelona. Cho dù chủ tịch Sunyol có bị ám sát trong thời kỳ nội chiến thì FC Barcelona cũng không thể đơn giản muốn đẩy các nhà hoạt động chính trị ra khỏi nội bộ câu lạc bộ bởi vì một lý do đơn giản rằng bản thân những người Catalan đã mặc định FC Barcelona là chàng dũng sĩ bảo vệ họ ở bề ngoài và trong thâm tâm họ mong muốn được độc lập.

Không thể phủ nhận sự thành công hiện tại của FC Barcelona và Real Madrid so với các đội bóng còn lại ở Tây Ban Nha có sự đóng góp không nhỏ của các bố già hay là những người có tầm ảnh hưởng lên các nhân vật có quyền quản lý trong xã hội. Một sức ép vô hình được tạo ra luôn khiến các nhà quản lý có đôi chút nhượng bộ. Đối với FC Barcelona, người ta đẩy những sức ép này thành sức mạnh to lớn vào tiềm thức đơn thuần của thể thao và nôm na cuộc chạm trán giữa 2 đội bóng được gọi là siêu kinh điển thật ra ẩn giấu phía sau là những hàm ý hệ tư tưởng và quyền lực to lớn hơn so với yếu tố thể thao.

Đôi uyên ương hôn nhau khi khoác trên mình màu áo mới với logo Barça

Chẳng thế mà đến ngày quốc khánh Catalan, chúng ta nhận thấy gần như tất cả những người nổi tiếng nhất đều chào đón. Trước hết nó là lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Sau đó là một tinh thần chủ nghĩa dân tộc lên cao. Và FC Barcelona không nằm ngoài vòng xoáy cuộc sống đó khi những ông trùm có tiếng nói nhất liên quan đến câu lạc bộ phải thể hiện được câu khẩu hiệu Visça el Catalunya. Người ta máu đến mức đã in ra một mẫu áo mới và loan rằng để dành cho sân khách ở mùa sau với mẫu mã chả khác nào khoác lên mình cái cờ Catalan mà mọi vận động viên khi đoạt thành tích đều mặc lên. Dĩ nhiên họ chẳng dại gì nhét cái tên tổ chức nào đó ở Qatar vào màu cờ của họ ngoại trừ logo biểu tượng của câu lạc bộ. Laporta xuất hiện đúng lúc và đúng phong cách của một tay chính trị lão luyện để tiếp tục nhồi nhét tư tưởng độc lập lên các cử tri của FC Barcelona. Ở đây ta phải hiểu xứ Catalan không hoàn toàn là những cử tri bỏ phiếu bầu chủ tịch FC Barcelona. Nhưng bằng cách nhấn mạnh mục tiêu 'tranh cử' là sẽ biến biểu tượng lớn nhất của xứ trở thành một pháo đài đại diện cho Catalan thì cựu chủ tịch đã tranh thủ được sự ủng hộ không hề nhỏ đến từ phần còn lại. Rõ ràng sự nổi tiếng của FC Barcelona và vòng tay Catalan đã nuôi dưỡng FC Barcelona là một tác động qua lại không thể tách rời. Thật thiếu khôn ngoan khi cứ cho rằng chính trị không thể bao trùm thể thao.

Giờ ta thử nghĩ đến kịch bản mà những người Catalan đang phấn chấn khắp nơi ngày quốc khách như sau:

- Catalan độc lập và tách khỏi Tây Ban Nha. Họ đương nhiên sẽ phải trao quyền cho liên đoàn bóng đá xứ tổ chức một giải đấu tương tự Liga bây giờ. Lúc đó, FC Barcelona sẽ phải đá Liga với những đối thủ như Espanyol, Girona, Nástic, Lleida, Sabadell, Sant Andreu, Europa, Gramenet hay Badalona. Còn siêu kinh điển với Real Madrid sẽ lưu trong sách lịch sử. Đến lúc đó, sự hồ hởi ngày độc lập sẽ bị thay thế bởi sự hụt hẫng về đẳng cấp bóng đá thông thường. Có ai chịu nổi kịch bản này không? Chắc chắn các nhà chính trị không quan tâm và đương nhiên với một hệ thống tổ chức tốt thì chẳng thể nói trước Catalan mai sau có thể vô địch thế giới cùng một giải quốc nội toàn hàng thú dữ. Còn bản thân người Tây Ban Nha tất nhiên không khoái gì cảnh xứ này đòi độc lập. Nhưng chắc chắn việc Liga tự nhiên biến mất Barça và người Madrid làm mưa làm gió giải quốc nội thì chắc chắn cũng chẳng ai giữ nổi thăng bằng. Chỉ riêng việc sức mạnh chính của tuyển Tây Ban Nha đang nằm trong tay Catalan thôi cũng đủ khiến Tây Ban Nha yếu đi trông thấy.

- Catalan độc lập nhưng cơ bản là độc lập trong mặt lập pháp, chính trị hay những yếu tố cơ bản của một quốc gia có chủ quyền. Nhưng họ hoàn toàn có thể 'xin' vương quốc 'láng giềng' cho đội bóng FC Barcelona được 'đá nhờ'. Đây là mô hình người Pháp đang duy trì khi cho công quốc Monaco được tham gia giải Pháp và hiện tại chứng minh Monaco là một sức mạnh đáng gờm. Vậy bản thân FC Barcelona có gan dám chê giải Catalan lập ra và chạy sang Tây Ban Nha để tiếp tục đá Liga BBVA hay không? Đây là câu hỏi rất khó. Thứ nhất nguồn sống của FC Barcelona đến từ Liga. Tiền bản quyền truyền hình hay quảng cáo đều từ phạm vi của Tây Ban Nha. Nếu không còn tham dự, sơ sơ thì tiền bản quyền truyền hình và quảng cáo đến từ vương quốc sẽ khiến câu lạc bộ mất đi hàng trăm triệu mỗi năm. Những thứ này có thể kiếm lại khi giải Catalan đi vào ổn định và hình ảnh được xây dựng. Có điều khoảng thời gian quá độ đó chắc chắn là một cuộc khủng hoảng và chúng ta lấy gì để nuôi cầu thủ cùng gia đình họ. Lấy gì để trả lương khủng cho họ khi nhìn vào những người dân đang say trong không khí độc lập. Lúc đó chắc chắn các ngôi sao nước ngoài khó có thể gắn bó với Barça và cũng chẳng thể nói trước rằng La Masia sẽ giữ được các tài năng trẻ đã không còn chung quốc tịch. Chính trị sẽ giải quyết vấn đề này chỉ cần thông qua một dự luật nhưng FC Barcelona sẽ trả giá bằng vài năm khủng hoảng con đường và hướng đi phát triển.

- Kịch bản này chắc chắn là kịch bản tồi tệ nhất. FC Barcelona buộc phải chung sống với tình hình xã hội và đương nhiên các hoạt động thể thao không thể mở rộng được như bây giờ. Nói cách khác là bị thu nhỏ lại và cũng có thể sẽ phải xây dựng lại từ mặt bằng rất thấp kiểu làm lại từ đầu.

Trong 3 kịch bản trên, tôi thấy không có kịch bản nào sáng cả. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn ra trước và sẵn sàng tinh thần nếu điều đó xảy ra khi chủ nghĩa dân tộc lên rất cao và một nguyên nhân khách quan nữa là vương quốc Tây Ban Nha đang bị khủng hoảng trầm trọng về nợ công. Catalan có thể biến điều này thành câu chuyện thoát ra khỏi con tàu đắm để xây dựng độc lập cho bản thân. Éo le thay, việc này lại ảnh hưởng rất lớn đến biểu tượng của họ - FC Barcelona.

Write comments...
or post as a guest
Loading comment... The comment will be refreshed after 00:00.

Be the first to comment.

Top Bloggers

  • Sample avatar

    Bằng Nguyễn

    Cựu Chủ tịch FCBVN

  • Sample avatar

    Hoàng Thông

    Nhà báo

  • Sample avatar

    Mạnh Hiển

    Bí thư xã