Tiếng kim loại va chạm chát chúa vang lên, rồi mọi thứ chìm vào bóng tối. Khi thủ thành trẻ tuổi của Real Madrid gượng mở mắt ra, anh lờ mờ nhìn thấy chiếc xe của anh vẫn đang sáng đèn và khói bụi bay mù mịt. Tiếng người la hét vang lên từ các phía. Họ đưa anh tới bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán anh có thể phải chống nạng cả đời.
Phép màu đã xảy ra. Sau một năm rưỡi anh đã có thể đi đứng bình thường. Dẫu vậy, một sự nghiệp bóng đá đầy hứa hẹn đã khép lại vĩnh viễn.
Tai nạn ấy xảy ra năm 1963, ngay trước sinh nhật lần thứ 20 của chàng thủ môn tài hoa. Ba năm sau đó, anh ngồi nhà và chứng kiến những người bạn thân như Pirri, Pedro De Felipe hay Amancio nâng cao Cup C1 trong màu áo Real Madrid. Hạnh phúc pha lẫn niềm tiếc nuối, vì lẽ ra anh đã có thể hiện diện ở đó.
Trong thời gian nằm viện, một y tá tên Eladio cho thủ môn trẻ này một cây guitar cũ nhằm giúp luyện ngón tay. Anh chưa từng chơi đàn, nhưng xem đây là một dịp tốt để thử. Những thanh âm đầu tiên vang lên, rồi anh thấy trong người của mình có nhạc. Và anh đã viết nó ra. Bài hát đầu tiên của anh ra đời, trong đó có câu: "Ta sẽ luôn tranh đấu, sẽ luôn sống chết vì một điều gì đó trong đời."
Năm 1969, tức ba năm sau khi Real Madrid giương cao chiếc Cúp vô địch Champions League thứ 6 trong lịch sử, chàng thủ môn đã sớm giải nghệ kia tái xuất, nhưng là trên bìa bài nhạc "La Vida Sigue Igual". Trong bức ảnh bìa ấy, anh đang tựa lưng vào... cột dọc khung thành của sân Santiago Bernabeu.
Và chàng chính là Julio Iglesias, người đã ru hồn hàng triệu người bằng chất giọng trầm ấm nam tính suốt mấy chục năm qua.
Bóng đá luôn chứa đựng âm nhạc, và trong âm nhạc bạn có thể tìm thấy bóng đá. Lấy ca khúc "Tocala Otra Vez" trên show radio Carrusel Deportivo ở Tây Ban Nha làm ví dụ. Đây là chương trình trộn lẫn âm nhạc và tin tức bóng đá lại với nhau. Có rất nhiều bài nhạc bóng đá hay. Chính vì vậy, khi trận cầu El Clasico diễn ra hôm nay, hãy cùng dạo qua những ca khúc gắn liền với Barcelona và Madrid. Mở đầu là bản hùng ca truyền thống của Barcelona.
Về phần Madrid, Placido Domingo thay mặt cho các cầu thủ Real Madrid đã hát lên: là Madrid hoặc "không gì cả." Một kiểu chọc ngoáy câu châm ngôn "còn hơn cả một CLB" của Barcelona.
Thay vì hát, bạn có muốn nghe họ rap không? Dĩ nhiên rồi!
Còn có cả bài rap do Royston Drenthe trình bày nữa. Hay hơn nhiều:
Rồi thì màn song ca giữa Dani Alves cùng Jose Pinto – thủ môn của Barcelona...
... và Hugo Sanchez, chạy theo trái bóng vào năm 1980...
... Cristiano Ronaldo cũng lấn sân qua âm nhạc một chút, với bản Amor Mio - một ca khúc do Julio Iglesias sáng tác.
Một cầu thủ Madrid khác cũng không gặp thời, cũng bị chấn thương hành hạ và chuyển hướng sang âm nhạc chính là Alvaro Benito. Anh nghỉ đá và gây dựng nhóm nhạc Pignoise với ca khúc "Nada Que Perder" ("Không còn gì để mất"). Terry Venables, cựu HLV Barcelona, cũng đã chuyển hướng theo tiếng gọi của âm nhạc. À, và dám chắc các bạn sẽ không ngờ rằng David Villa có thể hát hay như thế này đâu:
Đó không phải là tất cả -- còn rất nhiều cầu thủ khác đã "hát" – và họ không phải là những người duy nhất đối đầu nhau. Hai CLB cũng vậy. Barcelona bảo rằng họ còn hơn cả một CLB, và họ đã đúng. Real Madrid cũng thế. Không chỉ họ mà bất kỳ CLB nào cũng vậy, và điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua âm nhạc. Dù vậy, chất lượng sản phẩm của Barca có phần vượt trội hơn. Sau đây là điểm mặt một vài tác phẩm.
Bộ ba nhạc kịch Catalan, La Trinca, phản ánh sự biến chuyển xã hội cũng như thành công vượt bậc của Barcelona sau khi Johan Cruyff cập bến năm 1973 với tác phẩm "Botifarra de pages" ca khúc còn chỉ ra rằng bóng đá đang dần bị thương mại hóa. Bài hát khẳng định "Một trăm triệu pesetas cũng không là gì, vì chúng tôi rất giàu / chúng tôi sẽ mang những cầu thủ vĩ đại nhất tới với Barcelona," đồng thời châm biếm hành vi đốt tiền vào "băng đĩa, búp bê, tranh ảnh và quần áo" của những "fan ruột Barcelona."
Mọi thứ bắt đầu khi Barca dành danh hiệu năm 1974 sau 14 năm chờ đợi, cùng với đó là sau trận thắng 5-0 trước đại kình địch áo trắng.
Ca khúc hát: "Năm hồi chuông vang lên/ tại Puerta del Sol/ năm lần Cibeles rơi lệ/ Madrid đang than khóc/ Và trên phố họ kháo tai nhau:/ ‘Mặt trời đã lặn trên xứ Flanders’." Flanders ám chỉ chính quyền hoàng gia Tây Ban Nha, cốt lõi của đế chế. Botifarra de pages còn kết thúc bằng một thông điệp chính trị -- "Catalonia độc lập tự do!" bị che đi, cái gật đầu và ngón thối cũng bị kiểm duyệt – "Chúng ta sẽ mãi là người dân Barcelona, mặc cho chúng nghĩ gì đi nữa!"
Trước đó là Serrat với ca khúc "Temps era Temps" ("Ngày xửa ngày xưa") ra đời năm 1980, một ca khúc hoài niệm về một thời đã qua. Trong đó, ông đề cập tới bộ năm công thần của Barcelona ngày xưa: Estanislau Basora, César, Laszlo Kubala, Moreno và Eduardo Manchón, những hình tượng đại diện cho tính tập thể của Barca. Ông cũng thể hiện sự kính phục cho Kubala qua câu hát: "Pele là Pele, Maradona là độc nhất và Di Stefano là một tài năng chói lọi, nhưng không ai sánh được với Kubala cả".
Cũng là một bài ca hoài niệm, tác phẩm năm 2010 của Estupida Erika nói về một đôi vợ chồng già, lớn lên cùng nhau và gắn bó với nhau thông qua Barcelona.
"Điều tuyệt nhất khi làm fan Barcelona chính là có em bên cạnh," câu hát ấy đã tóm gọn lại mối can hệ giữa bóng đá và cuộc đời. Bài hát ấy, "Iturralde González" được đặt theo tên của vị cựu trọng tài, vừa thất bại lại vừa xuất sắc. Bản nhạc không hề nhắc đến ông, nhưng có đề cập tới sự công minh của ông mỗi lần cầm còi trận cầu Kinh Điển.
Bóng đá hiện diện ở mọi nơi. Bạn sẽ biết mình đang đi đúng hướng khi ca sĩ Faithless tán dương bạn, tay HLV kỳ cựu chuẩn bị hành quân tới Camp Nou, bằng câu hát trong ca khúc "The Man in You": "Hãy tĩnh tâm và khơi dậy Zinedine Zidane trong bạn."
Đó cũng không phải là ca khúc duy nhất nói về Zidane. Nếu bài hát trên nghe thật ngầu thì bài dưới sẽ có hơi ngốc nghếch. Nó sẽ vang vảng trong đầu bạn cả đầu đấy. Sau đây là ca khúc "Zinedine Zidane" của Vaudeville Smash, cùng với sự góp mặt của cựu bình luận viên Les Murray.
Hoài Thương (vnexpress)
or post as a guest
Be the first to comment.