Đằng sau chiến thắng của Barça: Biết mình - biết người, trăm trận trăm thắng!!!
Người ta đã nói rất nhiều về Barça và ManC trước trận kịch chiến này, phần lớn đều tin rằng đó là một trận cầu đỉnh cao xứng với tầm vóc của cả hai đội bóng ở thời điểm hiện tại. Nhưng kết quả chung cuộc lại không giống như số đông đã tưởng tượng, trái lại, nó chỉ nằm trong dự tính của một bộ phận thiểu số những người lạc quan về đội bóng xứ Catalan và trong cái đầu của Tata Martino.
Ít người biết rằng phải mất 33 năm kể từ thời điểm được tham dự đấu trường danh giá nhất Châu Âu, Barça mới có được vinh dự mang chiếc cúp Champions League về đặt tại bảo tàng CLB. Tất nhiên con đường của Barça không đại diện cho quá trình phát triển chung của mọi đội bóng tại châu Âu, nhưng nó là một ví dụ đủ thực tế cho kẻ chiến bại của họ là Manchester City hiểu rằng: Tại đấu trường này, phong độ chỉ là nhất thời. Nếu như ví dụ về Barça có vẻ như là quá khắc nghiệt cho những con người thích mơ mộng. Hãy nhìn vào Chelsea, một đội bóng có khởi đầu khá tương đồng với Manchester City, cùng xuất phát từ ngoại hạng Anh, cùng được các đại gia mua lại và bỏ hàng tấn tiền để lột xác. Chelsea đã mất cả thảy 9 năm để chạm tay vào chiếc cúp bạc đầy danh giá. Cũng phải nói thêm rằng, Chelsea đã không thể vô địch C1 trong khoảng thời gian họ được đánh giá cao nhất. Phải đến mùa giải 2011/2012, bằng sự già dơ và may mắn, The Blue mới có thể bước lên đỉnh cao châu Âu. Hãy làm một phép tính tương tự, ManCity được đầu tư hơn 100 triệu Euros vào mùa hè năm 2009, cho đến nay là gần 5 năm, vẫn còn là quá sớm để hi vọng Manchester City có thể làm nên một điều thần kì tại giải đấu được coi là khắc nghiệt nhất hành tinh.
Dù cho cách tiếp cận trận đấu của Pellegrini đã cho thấy sự thận trọng tuyệt đối trước Barça, đội bóng mạnh mẽ của ông đã chấp nhận lùi về sân nhà, thi đấu pressing tích cực để hạn chế phong cách tấn công cố định của Barça. Nhưng cách mà nửa xanh thành Man đón nhận thất bại không cho thấy rằng họ đã hiểu vấn đề: Barça ở một đẳng cấp khác, dù cho lúc này phong độ của cả hai là tương đồng. Duy nhất Yaya Toure, cầu thủ xuất sắc nhất của ManCity trong trận đấu ngày hôm đó chấp nhận thất bại của đội bóng mà anh đang khoác áo. Còn lại hầu hết đều bám víu lấy tình huống thẻ đỏ của Demichelis để tin rằng ManCity thua là bởi ... trọng tài. Hãy nhìn nhận công bằng một chút, không ai trong số chúng ta có thể khẳng định Messi đã bị phạm lỗi ngoài vòng cấm cho đến khi TV chiếu lại tình huống bằng công nghệ cao. Chê trách trọng tài là không thoả đáng và chê trách Barça càng bất công hơn nữa. Còn chưa kể đến, ManCity cũng đã nhận được những ưu ái từ trọng tài. Ngoài ra, nếu Demichelis không phạm lỗi với Messi thì khả năng Barça có bàn thắng là cực lớn khi tiền đạo xuất sắc nhất thế giới đối mặt với Joe Hart, thậm chí ở một khoảng cách dứt điểm gần hơn cả chấm 11m.
Hãy tạm gác ManCity qua một bên để nhận xét về cách mà Barça chiến thắng trong trận đấu này. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Barça thay HLV và cũng là năm thứ 2 trôi qua kể từ khi danh hiệu đội bóng xuất sắc nhất thế giới rời xa Blaugrana. Chắc chắn, Barça đang trải qua chu trình xuống dốc trong đồ thị hình sin và Jose Mourinho cũng khẳng định rằng: Đây là thời điểm hợp lý nhất để hạ gục đội bóng xứ Catalan. Trong bối cảnh mà hàng thủ của Barcelona không còn nhận được sự tôn trọng từ nhiều đội bóng và các CĐV, Tata Martino đã chỉ đạo các cầu thủ thi đấu an toàn hơn, tập trung giữ bóng và chấp nhận phòng ngự số đông trên sân nhà trong những khoảng thời gian nhất định. Cách thức giảm tải cho hàng thủ của Barça là tấn công và phòng ngự xen kẽ, đội bóng không được phép dâng cao trong phần lớn thời gian thi đấu và cũng không được phép để cho ManCity tạo ra sức ép quá lớn vì hàng thủ không đủ sức mạnh để chịu đựng các đợt dồn ép liên tục. Barça đã vào trận với một tâm thế an toàn là trên hết, và duy trì trong suốt 90' của trận đấu. Chúng ta có thể nhìn thấy Messi thi đấu thấp như thế nào so với anh của năm ngoái, chúng ta cũng có thể nhìn thấy Sanchez và sự cần mẫn của anh mới là sự lựa chọn của Tata chứ không phải là Neymar với kĩ thuật cá nhân thượng thừa. Có thể nói chiến thắng của Barça là một kết quả vượt ngoài mong đợi nhưng không nằm ngoài dự tính. Martino đã hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của đội bóng cũng như những lợi thế nhất định của thể thức thi đấu lượt đi và về tại vòng knock-out Champions League.
Barça không còn là hiệp sĩ Don Quixote trước những cối xay gió châu Âu nữa, đội bóng đã chấp nhận tạm thời gác qua giấc mơ của Cruyff và Guardiola về một nhà vô địch bất khả chiến bại với lối chân tấn công bất biến. Đây không còn là kỉ nguyên của Barça nhưng ai nói trước được điều gì, một Barcelona thực tế hơn, ranh mãnh hơn và biết mình, biết người hơn cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn để đạt được thành công, so với họ ở chính thời điểm một năm về trước với những mơ mộng duy trì lối chơi của đội bóng "Đã không còn được coi là xuất sắc nhất thế giới".
Người ta đã nói rất nhiều về Barça và ManC trước trận kịch chiến này, phần lớn đều tin rằng đó là một trận cầu đỉnh cao xứng với tầm vóc của cả hai đội bóng ở thời điểm hiện tại. Nhưng kết quả chung cuộc lại không giống như số đông đã tưởng tượng, trái lại, nó chỉ nằm trong dự tính của một bộ phận thiểu số những người lạc quan về đội bóng xứ Catalan và trong cái đầu của Tata Martino.
Ít người biết rằng phải mất 33 năm kể từ thời điểm được tham dự đấu trường danh giá nhất Châu Âu, Barça mới có được vinh dự mang chiếc cúp Champions League về đặt tại bảo tàng CLB. Tất nhiên con đường của Barça không đại diện cho quá trình phát triển chung của mọi đội bóng tại châu Âu, nhưng nó là một ví dụ đủ thực tế cho kẻ chiến bại của họ là Manchester City hiểu rằng: Tại đấu trường này, phong độ chỉ là nhất thời. Nếu như ví dụ về Barça có vẻ như là quá khắc nghiệt cho những con người thích mơ mộng. Hãy nhìn vào Chelsea, một đội bóng có khởi đầu khá tương đồng với Manchester City, cùng xuất phát từ ngoại hạng Anh, cùng được các đại gia mua lại và bỏ hàng tấn tiền để lột xác. Chelsea đã mất cả thảy 9 năm để chạm tay vào chiếc cúp bạc đầy danh giá. Cũng phải nói thêm rằng, Chelsea đã không thể vô địch C1 trong khoảng thời gian họ được đánh giá cao nhất. Phải đến mùa giải 2011/2012, bằng sự già dơ và may mắn, The Blue mới có thể bước lên đỉnh cao châu Âu. Hãy làm một phép tính tương tự, ManCity được đầu tư hơn 100 triệu Euros vào mùa hè năm 2009, cho đến nay là gần 5 năm, vẫn còn là quá sớm để hi vọng Manchester City có thể làm nên một điều thần kì tại giải đấu được coi là khắc nghiệt nhất hành tinh.
Dù cho cách tiếp cận trận đấu của Pellegrini đã cho thấy sự thận trọng tuyệt đối trước Barça, đội bóng mạnh mẽ của ông đã chấp nhận lùi về sân nhà, thi đấu pressing tích cực để hạn chế phong cách tấn công cố định của Barça. Nhưng cách mà nửa xanh thành Man đón nhận thất bại không cho thấy rằng họ đã hiểu vấn đề: Barça ở một đẳng cấp khác, dù cho lúc này phong độ của cả hai là tương đồng. Duy nhất Yaya Toure, cầu thủ xuất sắc nhất của ManCity trong trận đấu ngày hôm đó chấp nhận thất bại của đội bóng mà anh đang khoác áo. Còn lại hầu hết đều bám víu lấy tình huống thẻ đỏ của Demichelis để tin rằng ManCity thua là bởi ... trọng tài. Hãy nhìn nhận công bằng một chút, không ai trong số chúng ta có thể khẳng định Messi đã bị phạm lỗi ngoài vòng cấm cho đến khi TV chiếu lại tình huống bằng công nghệ cao. Chê trách trọng tài là không thoả đáng và chê trách Barça càng bất công hơn nữa. Còn chưa kể đến, ManCity cũng đã nhận được những ưu ái từ trọng tài. Ngoài ra, nếu Demichelis không phạm lỗi với Messi thì khả năng Barça có bàn thắng là cực lớn khi tiền đạo xuất sắc nhất thế giới đối mặt với Joe Hart, thậm chí ở một khoảng cách dứt điểm gần hơn cả chấm 11m.
Hãy tạm gác ManCity qua một bên để nhận xét về cách mà Barça chiến thắng trong trận đấu này. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Barça thay HLV và cũng là năm thứ 2 trôi qua kể từ khi danh hiệu đội bóng xuất sắc nhất thế giới rời xa Blaugrana. Chắc chắn, Barça đang trải qua chu trình xuống dốc trong đồ thị hình sin và Jose Mourinho cũng khẳng định rằng: Đây là thời điểm hợp lý nhất để hạ gục đội bóng xứ Catalan. Trong bối cảnh mà hàng thủ của Barcelona không còn nhận được sự tôn trọng từ nhiều đội bóng và các CĐV, Tata Martino đã chỉ đạo các cầu thủ thi đấu an toàn hơn, tập trung giữ bóng và chấp nhận phòng ngự số đông trên sân nhà trong những khoảng thời gian nhất định. Cách thức giảm tải cho hàng thủ của Barça là tấn công và phòng ngự xen kẽ, đội bóng không được phép dâng cao trong phần lớn thời gian thi đấu và cũng không được phép để cho ManCity tạo ra sức ép quá lớn vì hàng thủ không đủ sức mạnh để chịu đựng các đợt dồn ép liên tục. Barça đã vào trận với một tâm thế an toàn là trên hết, và duy trì trong suốt 90' của trận đấu. Chúng ta có thể nhìn thấy Messi thi đấu thấp như thế nào so với anh của năm ngoái, chúng ta cũng có thể nhìn thấy Sanchez và sự cần mẫn của anh mới là sự lựa chọn của Tata chứ không phải là Neymar với kĩ thuật cá nhân thượng thừa. Có thể nói chiến thắng của Barça là một kết quả vượt ngoài mong đợi nhưng không nằm ngoài dự tính. Martino đã hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của đội bóng cũng như những lợi thế nhất định của thể thức thi đấu lượt đi và về tại vòng knock-out Champions League.
Barça không còn là hiệp sĩ Don Quixote trước những cối xay gió châu Âu nữa, đội bóng đã chấp nhận tạm thời gác qua giấc mơ của Cruyff và Guardiola về một nhà vô địch bất khả chiến bại với lối chân tấn công bất biến. Đây không còn là kỉ nguyên của Barça nhưng ai nói trước được điều gì, một Barcelona thực tế hơn, ranh mãnh hơn và biết mình, biết người hơn cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn để đạt được thành công, so với họ ở chính thời điểm một năm về trước với những mơ mộng duy trì lối chơi của đội bóng "Đã không còn được coi là xuất sắc nhất thế giới".