why not?
Đến lúc này chắc hẳn chẳng ai nghi ngờ Barca hiện đang là câu lạc bộ hàng đầu thế giới cho dù kết quả mùa bóng này có thể nào đi nữa.
Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi liệu họ đã làm điều đó như thế nào?
Có rất nhiều trên các phương tiện truyền thông về huyền thoại La Masia - nền tảng đã tạo nên lối đá gắn kết như hiện nay của họ. Với 7/11 vị trí chính thức trong đội hình hiện tại (Valdes, Puyol, Pique, Xavi, Iniesta, Busquet, Messi) xuất thân từ lò này chưa kể những Reina, Cesc và Arteta thì điều này có vẻ đúng đặc biệt khi vị HLV hiện tại Pep Guardiola cũng xuất thân từ đây.
Nhưng điều này có vẻ là chưa đủ vì trên thực tế lò này đã ra đời từ năm 1966 và chưa bao giờ họ đạt đến đỉnh cao như ngày hôm nay.
Ngược dòng lịch sử, Barca cũng có 1 chuỗi tháng ngày trắng tay gồm 5 mùa bóng liên tiếp từ 2000-2005 sau khi kết thúc thế hệ Rivaldo, Luis Figo, Kluivert, Luis Enrique. Vào thời điểm đó thế hệ của Xavi, Valdes đang ở tầm tuổi của Cesc lúc này và họ đã không thể làm gì được trước Giải Ngân hà 1.0.
Vào thời điểm đó, họ đã quyết định đầu tư với vị tân chủ tịch là Laporta. Ông đã chi ra 1 khoản tiền khổng lồ vào thời điểm đó là khoảng 90 triệu Euro để đem về sân NouCamp những siêu sao như Ronaldinho, Samuel Eto'o, Larssson (tiền đạo) Deco, Giuly (tiền vệ) Marquez (hậu vệ) và chính họ đã kết hợp với những cầu thủ xuất thân từ lò La Masia là Xavi, Iniesta (tiền vệ), Puyol (hậu vệ), Valdes (thủ môn) và chỉ trong 1 mùa bóng đã đưa Barca trở lại đỉnh cao.
Cách đầu tư này về cơ bản là họ đã bổ sung những ngôi sao giá trị vào tất cả các tuyến để làm điểm tựa cho các cầu thủ từ lò Masia học hỏi. Và trên thực tế các làm này đã không những không làm thui chột những tài năng tự đào tạo mà còn khiến họ bùng nổ hơn.
Theo truyền thống, thì những nhân tài từ lò La Masia chủ yếu đảm nhiệm vai trò từ giữa sân về sau, những ngôi sao nhập khẩu sẽ bổ sung cho mọi tuyến và đảm nhiệm vai trò chính trên hàng công.
Ví dụ thế hệ 1988-1996, dưới sự dẫn dắt của Cruyff, Barca dùng cặp Romario/Stoichkov trên hàng công, Laudrup ở tuyến tiền vệ và Koeman ở vị trí trung vệ. Về hàng nội hóa thì Guardiola, Bakero và Berigistan đá giữa sân trở xuống.
Thế hệ 1996-1999, có Ronaldo (răng thỏ), Rivaldo, Kluievert trên hàng công, Enrique, Figo ở hàng tiền vệ đều là hàng 'nhập khẩu'.
Còn thế hệ 'phục sinh' 2005-2008, thì tình hình như đã nói ở trên.
Nhìn chung, Barca luôn muốn duy trì 1 sự ăn ý ở tuyến dưới và để làm được điều đó họ cần ADN 'La Masia' trong các cầu thủ ở đó. Ngoài ra họ vẫn mạnh tay bổ sung những cầu thủ dày dạn kinh nghiệm trong từng tuyến để tăng thêm chất 'thép'.
Trên hàng công, về lý thì khả năng ghi bàn là 1 điều bẩm sinh không phải học hỏi là được nên họ luôn không tiếc tiền để đem về các tiền đạo và tiền vệ công hàng đầu thế giới.
Việc họ đào tạo ra được Lionel Messi là 1 'đặc sản' cho vị trí này trong suốt tiến trình lịch sử của đào tạo hiện đại.
Dĩ nhiên để làm được điều đó (1 lò đào tạo rất tốt, nguồn tài chính dồi dào), Barca dựa vào lịch sử lâu đời và những cổ động viên đặc thù và trung thành của họ. Đây cũng chính là nguồn lực và động lực vươn đến thành công của đội bóng này khi với họ tài chính chưa bao giờ là mục tiêu.
Công thức chung của Barca trong thời hiện đại là bộ khung La Masia để duy trì chất Barcelona trong lối đá + bổ sung sao cho từng tuyến để tăng tính dày dạn và kinh nghiệm + nhập khẩu siêu sao tấn công hàng đầu thế giới.
Từ góc nhìn đó, chúng ta cùng xét về tình hình Arsenal hiện tại để so sánh (không xét đến giai đoạn ông kế thừa di sản của G.Graham).
Về cơ bản Arsenal không có 1 lò đào tạo đáng kể ở bóng đá Anh chứ chưa nói đến tầm thế giới nên việc Giáo sư đưa về các cầu thủ trẻ (rất trẻ) để tạo nên bộ khung mang thương hiệu Arsenal-Wenger.
Lúc này Arsenal chưa có 1 hậu vệ nào thật sự tiềm năng từ 'lò' này. Trước đây có trường hợp của A.Cole nhưng tiếc là anh này thuộc dạng 'có tài mà không có đức' mà về phần mình tài chính của Arsenal cũng không đủ để giữ anh như cách mà Barca giữ chân tất cả ngôi sao hàng đầu của họ.
Ở tuyến giữa - nguồn cảm hứng chính của lối đá Arsenal-Wenger, thì hiện có Cesc-Song-Diaby (trước đây là Flamini) chính là trục cảm hứng đó. Dĩ nhiên là ông không ngần ngại đem về những cầu thủ kỹ thuật (Hleb, Rosicky, Nasri) để tăng cường tính cảm hứng. Nhưng ông chưa đem về được 1 tiền vệ 'số má' để làm chỗ dựa (kiểu Keita của Barca).
Trên hàng công, ông cũng dựa chính vào hàng nhập như Arshavin, RvP và cả Walcott. Vấn đề của Arsenal là không đủ tiền như Barca để 'đánh động' thị trường chuyển nhượng.
Nên phương thức hiện tại của Arsenal vẫn phải ở thế 'liệu cơm gắp mắm' trong thời gian tới.
Để chinh phục và 'thống trị' châu Âu như Barca thì có lẽ Arsenal chưa đủ sức nhưng với tình hình bóng đá Anh hiện tại thì chỉ với những sự bổ sung nhất định Arsenal có thể tạo dấu ấn mạnh mẽ.
Giáo sư cũng thừa nhận ông phải bổ sung 'điều gì đó' cho đội hình thay vì cứ 'khăng khăng' như trước đây.
Hy vọng là ông cương quyết và đủ tiền để làm điều đó.
Và từ bài học của Barca chúng ta thấy điều đó không phải là vô vọng.