Phần 2 – Đội hình và lối chơi nào cho MU tại Wembley
I. Số liệu:
STT | Cầu thủ | Số trận | Cầu thủ | Số trận
1| Keita |54| Luis Nani |47
2| Messi| 54 |Patrice Evra |46
3| Dani Alves |51 | Nemanja Vidic |45
4| David Villa |51| Edwin van der Sar| 44
5| Pedro| 51| Javier Hernandez |44
6| Piqué |50| Michael Carrick| 43
7| A. Iniesta |49| Dimitar Berbatov |41
8| Xavi |48 |Wayne Rooney| 38
9| Sergio| 45 |Ryan Giggs |37
10| V. Valdés |42| Darren Fletcher |36
11| Mascherano |41 |John O'Shea |32
12| Maxwell |39 |Chris Smalling |32
13| Abidal |38 |Paul Scholes |31
14| Bojan| 36| Oliveira Anderson| 29
15| Adriano| 30| Rio Ferdinand| 28
16| Puyol |26| Rafael da Silva| 27
17| Afellay| 25| Ji-Sung Park| 26
18| Milito| 17| Fabio da Silva |24
19| Pinto |16 |Jonny Evans| 20
20| Thiago| 15 |Darron Gibson |20
21| Jeffrén |11 |Antonio Valencia |19
22| Fontàs| 6| Michael Owen| 16
23| Jonathan| 5| Wes Brown| 15
24| Nolito| 5| Gabriel Obertan| 15
25| Bartra| 3| Federico Macheda| 12
26| Montoya| 2| Tomasz Kuszczak| 10
27| S. Roberto| 2| Tiago Bebe| 7
28| Miño |1 |Gary Neville| 4
29| S. Gómez |1| Ben Amos| 2
30| V. Vázquez| 1 |Anders Lindegaard| 2
31| Romeu |1| Owen Hargreaves |1
II. Phân tích:
Từ bảng trên có thể rút ra được mấy điểm chính sau:
1/ MU có chính sách quay vòng cầu thủ thuộc loại tốt nhất, khi vào đến bán kết FA, chung kết CL vậy mà cầu thủ xuất hiện nhiều nhất là Nani chỉ tham dự 47 trận (nếu tính số phút thi đấu, còn ít hơn nhiều). Trong khi cầu thủ Barca thi đấu nhiều nhất là Messi – 54 trận và số phút thi đấu chắc chắn nhiều hơn hẳn (gần như trận nào anh cũng cày ải cả 90 phút).
2/ Số lượng cầu thủ thường xuyên tham gia các trận đấu của MU là 24 cầu thủ (tham dự 15 trận trở lên), trong khi Barca chỉ là 20 cầu thủ, như vậy cơ hội làm quen và giữ phong độ của các cầu thủ dự bị của MU tốt hơn.
3/ Đội hình chính của MU dự kiến đá với Barca có đến 4 cầu thủ thi đấu dưới 30 trận (tương đương với những cầu thủ dự bị của các đội khác): Ferdinand 28 trận, Silva 27 trận, Park 26 trận, Valencia 19 trận, chưa kể Fletcher tuy thi đấu 36 trận nhưng đx nghỉ thi đấu lâu ngày, nên thể lực vẫn sung sức. Trong khi có đến 7 cầu thủ Barca thi đấu trên 50 hoặc sít soát 50 trận, bao gồm Messi, Dani Alves, David Villa, Pedro, Piqué, A. Iniesta, Xavi.
4/ Những Afellay, Milito, Pinto, Thiago, Jeffrén, Fontàs (đá từ 6-25 trận) rõ ràng có trình độ hơn những Jonny Evans, Darron Gibson, Wes Brown, Gabriel Obertan, Tiago Bebe vậy mà cũng chỉ được tham gia với số trận tương đương, thậm chí thi đấu ít phút hơn, vì các cầu thủ của Barca chỉ được vào sân khi số phận trận đấu đã an bài.
II. Một số kết luận:
1/ Sự hợp lý và khoa học trong cách dùng người của Alex, và những bất cập trong cách dùng người của Pep.
2/ Đến giờ thật sự ko ai biết Alex sẽ dùng cầu thủ nào trong khi nhân sự của Pep tại Wemley thì ta có thể đọc làu làu, đó cũng là yếu tố bất ngờ trong 1 trận đánh lớn.
Tuy nhiên, mọi số liệu đều là khô khan, và không có nhiều ý nghĩa, vì lối đá tiqui tacca với cự ly đội hình tốt, lối đá ko mất nhiều sức, khác biệt giữa 2 giải Anh và TBN v.v nên nói chung khó có thể nói đội hình chính của Barca không đủ thể lực để “chiến đấu” với các cầu thủ MU thi đấu ít hơn ½ số trận. Hơn nữa sự thành hay bại của trận đấu lớn nhất mùa bóng này còn liên quan đến quá nhiều yếu tố mà nếu có dịp tôi sẽ xin được phân tích ở những bài sau.
[JUSTIF]Tiếp theo phần 1 nói về khía cạnh thể lực và xoay vòng cầu thủ của 2 đội, ở phần này, tôi xin trình bày quan điểm cá nhân về cách bố trí đội hình và lựa chọn lối chơi của MU tại Wembley.
I. Đánh giá về tình hình:
1. Về đội hình:
- Về tiền vệ trung tâm: Rõ ràng với đội ngũ hiện có của MU, không thể nói đó là 1 đội ngũ hùng hậu và có chất lượng chuyên môn cao, ngoài bộ tứ hậu vệ và thủ môn đã vào form, tiền vệ trung tâm chỉ ở mức trung bình và thực sự là trung bình kém với 1 đội vào chung kết CL. Những Carick – qua thời kỳ đỉnh cao (mà kể cả ở thời đó, anh cũng không phải là 1 tiền vệ tầm cỡ), Fletcher – lóe sáng từ 1 năm trước và vừa trở lại sau chấn thương dài ngày, Anderson – Một cầu thủ thừa thể lực nhưng thiếu 1 chút sáng tạo và sáng suốt trong lối chơi (thích dẫn bóng khi chưa đủ trình độ để làm việc đó), Schole – Một cầu thủ lớn nhưng đã quá già và quá dễ dính thẻ đỏ trong những trận đấu lớn (vì sự bất lực đến từ tuổi già).
- Về tiền vệ cánh: Ngoài Valencia khá đủ về quả cú, đầu óc và độ chính xác trong từng pha bóng (1 điểm yếu gần như duy nhất là chỉ có kèo phải, dễ bị bắt bài vì không ngoặt bóng để xử lý kèo trái được), còn lại Park là cầu thủ tương đối ổn trong những trận cầu đinh vì thể lực bền bỉ, nhiệt tình và cống hiến hết mình (nhưng tranh chấp tay đôi, dẫn bóng thường thua vì dù sao vẫn chỉ là cầu thủ châu Á, không có sức khẻ và tốc độ), trong khi đó dở nhất là Nani, 1 cầu thủ thừa phẩm chất kỹ thuật, nhưng tư duy thì ngắn như cái trán của anh vậy, luôn lựa chọn sai giữa các quyết định rê, sút hay chuyền. Ngoài ra ko thể ko nói đến Gigg, 1 cầu thủ lớn, vẫn có đóng góp đáng kể cho lối chơi đã quá thiếu sáng tạo của MU hiện nay, dù thể lực ko còn là điểm mạnh. Anh có thể đá ở giữa với vai trò cầu thủ dẫn dắt lối chơi, có thể đá cánh trái hoặc phải, thậm chí hộ công, đó là 1 quân bài dự phòng cho Alex trong những thời điểm cần sự mềm mại mà những công nhân kể trên ko thể thực hiện được.
- Về Tiền đạo: Hiện trong tay Alex chỉ còn Hernandez, Berbatov và Rooney, trong đó 2 cái tên đầu sẽ tranh nhau (hoặc cả 2 đều bị loại) để đá cùng Rooney (hoặc Rooney đá theo sơ đồ 1 tiền đạo). Với Rooney, chắc ko phải bàn nhiều, anh luôn chiếm 1 vị trí quan trọng, chính thức, dù tôi vẫn coi anh là 1 cầu thủ đá hay chứ không thể là cầu thủ lớn, vì ngoài sức khỏe, lòng can đảm, quyết tâm, nhãn quan chiến thuật mức khá, thì anh quá yếu về kỹ thuật cầm, giữ bóng, quá thiếu những trận đấu lớn tỏa sáng để thành 1 cầu thủ lớn, hoặc chỉ có thể là 1 cầu thủ lớn người Anh đặc trưng theo kiểu Alan Shear mà thôi. Nếu ai đó có tin rằng Rooney là cầu thủ lớn, theo tôi đó chỉ là căn bệnh lây nhiễm từ đám nhà báo Anh quốc.
2. Về lối chơi và cách tiếp cận trận đấu:
- Khác với thế hệ vàng ngót chục năm trước, giờ MU đã quên hẳn lối đá tấn công hoa mỹ mà trở về lối đá xù xì phù hợp với chiều sâu đội hình hiện có. Trừ 3 trận với Schalke 04 (2 lượt) và Chelsea, MU vẫn là MU của vài năm qua, không hoa mỹ, thậm chí tiêu cực để đạt được mục đích.
- Một kịch bản thường thấy ở giải ngoại hạng là sơ đồ thiên phòng ngự ở hiệp 1 và những thay đổi 1-2 vị trí để bùng nổ ở hiệp 2. Kịch bản này rất có thể sẽ diễn ra tại Wembley, nhất là khi MU phải đối đầu với 1 đội bóng mạnh nhất hiện nay là Barca.
- Mu có lẽ sẽ không thay đổi cách tiếp cận trận đấu thường thấy để đánh đòn phủ đầu vì hậu quả thật khôn lường nếu không thành công, nhất là khi Alex đã có những lời khuyên từ Mou.
II. Đội hình thi đấu:
1. Đội hình xuất phát:
Với những gì phân tích ở trên về chất lượng cầu thủ, về những gì “học” được từ Mou, từ sự hùng mạnh và đáng sợ của Barca và từ lối đá quen thuộc của MU vài năm qua, tôi mạnh dạn đưa ra 1 đội hình 4-5-1 như sau:
- Biến thể 1: 4-5-1 thuần túy[/JUSTIF]
Van De Sar
Silva Ferdinal Vidic Evra
Valencia Fletcher Anderson Carick Park
Rooney
[JUSTIF]Ở sơ đồ này 3 tiền vệ trung tâm ngang hàng là Fletcher, Anderson và Carick, được sự hỗ trợ phòng ngự của Park xông xáo, hoạt động ko biết mệt mỏi, lên xuống như con thoi để vừa phòng thủ những pha lên bóng của Alves, vưa tham gia tấn công khi cầu thủ này bỏ vị trí. Bên cánh phải sẽ là hướng tấn công chính của MU với những pha dốc biên và lật tầm thấp để Rooney dứt điểm.[/JUSTIF]
- Biến thể 2:
Van De Sar
Silva Ferdinal Vidic Evra
Anderson
Valencia Fletcher Carick Park
Rooney
Ở sơ đồ này, Anderson sẽ làm nhiệm vụ máy quét trước hàng phòng thủ tương tự như Pepe đã làm trong đội hình của Real. Về cơ bản sơ đồ này sẽ cho phép Valencia và Park dâng cao hơn để tăng sức mạnh tấn công. Trong đội hình này, có thể thay Park bằng Gigg vì lúc đó có thể tận dụng được sự sáng tạo của Gigg khi nhiệm vụ phòng ngữ đã có Anderson đảm đương. Nhưng theo tôi ở hiệp 1 việc cho Gigg vào đá là 1 sự mạo hiểm mà Alex ko dám thực hiện.
2. Đội hình hiệp 2 – Khi tỷ số hòa:
Về cơ bản sẽ giữ nguyên đội hình hiệp 1
3. Đội hình hiệp 2 – Khi tỷ số MU thắng:
- Biến thể 1:
Van De Sar
Silva Ferdinal Vidic Evra
Anderson
Valencia Fletcher Carick Oshea
Rooney
[JUSTIF]Về cơ bản sẽ không thay đổi, hoặc nếu có, sẽ thay Park bằng Oshea để bảo toàn tỷ số.
- Biến thể 2:[/JUSTIF]
Van De Sar
Silva Ferdinal Vidic Evra
Fletcher
Valencia Schole Carick Park
Rooney
[JUSTIF]Trong trường hợp mạo hiểm hơn, Alex sẽ thay Anderson bằng Shcole và chuyển Fletcher đá thay vị trí của Anderson để lại, khi đó MU sẽ có những đường chuyền phân phối bóng sắc bén của Schole nhằm nâng tỷ số mà vẫn giữ được sự chắc chắn ở tuyến dưới[/JUSTIF]
4. Đội hình hiệp 2 – Khi MU thua
- Biến thể 1: 4-4-1-1
Van De Sar
Silva Ferdinal Vidic Evra
Valencia Fletcher Carick Gigg (Nani)
Rooney
Hernandez
[JUSTIF]Khi đó, Alex sẽ hy sinh 1 tiền vệ phòng ngự, là Anderson để nhường cho Hernandez vào đá trung phong, Rooney khi đó như 1 cầu thủ hộ công hoặc “chim mồi”. Mặt khác, Alex sẽ thay Park bằng Gigg hoặc Nani để tăng tính sáng tạo cho lối chơi của MU nhằm cân bằng tỷ số.[/JUSTIF]- Biến thể 2: Táo bạo hơn, chơi với 2 tiền đạo thực thụ 4-4-2 truyền thống
Van De Sar
Silva Ferdinal Vidic Evra
Valencia Fletcher Carick Gigg (Nani)
Rooney Hernandez
- Biến thể 3: Táo bạo hơn nữa, khi không còn gì để mất 4-3-3
Van De Sar
Silva Ferdinal Vidic Evra
Fletcher Schole Carick
Rooney Hernandez Gigg
Hoặc
Van De Sar
Silva Ferdinal Vidic Evra
Fletcher Schole Carick
Valencia Hernandez Rooney
[JUSTIF]Khi đó, 3 tiền vệ trung tâm là Fletcher, Schole và Carick, tiền đạo là Rooney, Hernandez và Gigg. Trong đó Hernandez sẽ đá trung phong cắm, 2 cánh là Rooney và Gigg hoặc Valencia cánh phải, Rooney cánh trái.[/JUSTIF]
III. Kết luận:
[JUSTIF]- Như vậy nhiều khả năng MU sẽ chơi với 3 tiền vệ phòng ngự với sơ đồ 4-5-1 hồi Nisterooy còn đá cho MU để đảm bảo sự vững chắc từ đầu.
- Trường hợp thua sẽ chuyển thành 4-4-2 hay 4-3-3 (sơ đồ 4-4-3 sẽ chỉ dùng khi đang bị dẫn trước và buộc chơi canh bạc tất tay vì thời gian không còn nhiều.[/JUSTIF]