Phần 3 – Tại sao Barca vô địch CL mùa này?
[JUSTIF]Tiếp tục 2 phần trước, khi trận chung kết CL đang đến gần, tôi xin gửi tới các bạn trong diễn đàn một số nhận định của cá nhân về nhà vô địch CL năm nay mà tôi cho rằng đó là Barca. Tại sao vậy?
Hãy tạm bỏ qua các tư liệu lịch sử, những yếu tố sân nhà sân khách, thành tích đối đầu, vì xét cho cùng, chẳng phải MU và Barca đều đã từng vô địch trên Wembley hay sao? Thành tích đối đầu cũng tương đương, không hơn kém nhau nhiều (có chăng chính Barca là đội chiến thắng trong trận chung kết 2009 và thua năm 91). Chẳng phải nhiều đội đã thua trên sân nhà trong trận chung kết đó sao (trong khi Real 1957, MU 1968, Inter 1965, Ajax 1972, Liverpool 1978 vô địch trên sân nhà thì cũng có AS Roma năm 1984, Barca năm 1986, Reims năm 1956 thật bại tại sân nhà). Khi các yếu tố trên không thực sự rõ nét để phân định kẻ thắng người thua ngày 28/5, ta hãy xét đến các góc độ chuyên môn.
1. Số liệu biết nói:
- Barca mùa1995 (hòa 2-2 và thua 0-4)
- Real mùa 2000 (hòa 0-0 và thua 2-3)
- Deportivo mùa 2002 (thua 1-2 và 2-3 cả 2 lượt trận vòng bảng)
- Deportivo mùa 2003 (thắng 2-0 sân nhà và thua0-2 sân khách)
- Valencia mùa 2001 (hòa 1-1 và 0-0)
- Real mùa 2003 (thua 1-3 và thắng 4-3 sân nhà khi đã thua 2-3 trước và số phận trận đấu đã an bài)
- Porto mùa 2004 (thua 1-2 sân khách và hòa 1-1 sân nhà, bị loại)
- Villareal mùa 2006 (hòa cả 2 trận 0-0)
- Benfica mùa 2006 (thắng 2-1 sân nhà và thua 1-2 sân khách)
- Thành tích đối đầu với Real: 2 thắng, 3 hòa, 3 thua, ghi 14 bàn, lọt lưới 17 bàn.
- Thành tích đối đầu với Barca: 3 thắng, 4 hòa, 3 thua, ghi 14 bàn, lọt lưới 17 bàn.
- Thành tích đối đầu với Deportivo: 3 thắng, 0 hòa, 3 thua, ghi 10 bàn, lọt lưới 9 bàn.
- Thành tích đối đầu với Villareal: 0 thắng, 4 hòa, 0 thua, ghi 0 bàn, lọt lưới 0 bàn.
2. Một số đánh giá: Mẫu số chung của các trận thua này chính là:
- Trong khuôn khổ CL, MU luôn kỵ giơ với các đội bóng bán đảo Iberia.
- Khi MU phải đương đầu với 1 đội đá thiên về kỹ thuật, lối chơi đồng đội gắn kết và tập trung khoét vào vị trí nách giữa trung vệ và hậu vệ cánh hoặc trực diện vào trung lộ thì ngay lập tức tuyến phòng ngự có thể gãy đổ bất kỳ lúc nào, từ thời Bruce – Palister hay Johnsen – Stam hay sau này là Vidic – Ferdinand.
- Khi các đội trên có những cầu thủ trung tâm cực kỳ kỹ thuật, như Daminha, Valeron của Deportivo, Redondo hay Ronaldo của Real, Rivaldo của Barca, Riquelme của Villareal, Aimar Meldieta của Valencia, các hậu vệ to cao nhưng xoay sở chậm của MU thường hụt hơi.
- MU cũng chưa bao giờ thắng được một đội nắm thế trận và thời gian kiểm soát bóng vượt trội. Lịch sử những trận đấu lớn thành công của MU như trận với Juve năm 1999, với Roma năm 2007, Chelsea 2011 (3 trận cuối) MU đều cầm bóng nhiều hơn hoặc ngang ngửa với đối thủ và chủ động về thế trận.
- Trên đấu trường quốc tế, chưa bao giờ MU thành công với cách chơi tử thủ, đơn giản vì họ không quen lối chơi đó và họ không có mẫu cầu thủ để vận hành lối chơi này, nhất là với 1 đối thủ đẳng cấp như Real, Barca, hay AC Milan. Những đội bóng MU đá kiểu rình rập theo sơ đồ 4-5-1 thành công chỉ có ở giải ngoại hạng với các đối thủ cỡ Totenham hay Arsenal mà thôi.
- Chưa bao giờ MU ngại 1 đối thủ thiên về đá cánh hoặc đá kiểu Anh truyền thống, mạnh như cỡ Bayern hay Inter cũng vậy, nhưng rất dễ vợ vụn với những đường đánh thẳng vào trung lộ, ban bật đoạn ngắn 1-2 như đã từng xảy ra với Barca, Real hay Deportivo.
3. Một số nguyên nhân khác:
- Nhiều người đổ lỗi cho thất bại năm 2009 khi thiếu 1 Fletcher hay kiểu cầu thủ như Anderson để càn quét phía trên hàng phòng ngự giống như Pepe đã làm khá thành công ở 4 trận siêu kinh điển vừa qua, thì theo tôi đó là 1 sự ngộ nhận. Vì bản thân 2 cầu thủ này không có những tố chất như Pepe đang có. Cả Fletcher và Anderson đều muốn “chơi bóng” chứ không như Pepe, họ có mặt trên sân không phải để triệt hạ lối chơi của đối thủ. Cầu thủ duy nhất hiện nay trong đội hình của MU có tư tưởng đó, ngạc nhiên thay lại chính là Paul Schole, lý do đơn giản vì anh quá già và không đủ thể lực để chạy đua trên mọi phương diện với những Messi, Xavi hay Iniesta. Và giả sử, cả 3 cầu thủ MU kể trên có đá với tinh thần của Pepe, thì theo tôi, MU sẽ kết thúc trận đấu tại Wembley mà không đủ 11 cầu thủ. Và điều đó cũng chả khác nào dâng cúp cho Barca.
- Nếu MU chọn lối đá tiêu cực theo kiểu 4-5-1 với các đường chuyền dài lên cho Rooney đá cắm, thì cầu thủ này không thể có thời gian cũng như không gian để khống chế bóng và đi bóng qua người như tại giả Anh. Chúng ta có thể thấy Rooney chưa bao giờ là cầu thủ nổi trội về kỹ thuật này tại giải cao nhất cấp CLB, điều rất cần cho lối đá phản công. Nếu còn Ronaldo, có thể mọi chuyện sẽ khác đôi chút như những phút đầu trận chung kết 2009.
- Lá phổi của MU chính là ở 2 cánh, với sự hoạt động không mệt mỏi của Park và Valencia, tuy nhiên, nếu gặp Abidal và Puyol không ham dâng cao, Park và Valencia không thể đột phá dễ dàng. Mất 2 lá phổi, liệu MU có chịu được những pha tấn công thêu hoa dệt gấm của Barca ở trung lộ?
- Điểm mạnh nhất của MU, đó chính là sự vững vàng của cặp Vidic – Ferdinand, tuy nhiên theo tôi, trận tới đây, điểm yếu ít ai ngờ lại là Vidic, vì cầu thủ này rất hay phạm lỗi xung quanh vòng cấm, và thường xoay sở chậm khi đối đầu với các cầu thủ kỹ thuật, nhanh nhẹn. Một pha đá phạt sẽ là điểm mấu chốt như những gì đã diễn ra 19 năm trước cũng chính tại Wembley chăng?
- Một trong những điểm mạnh của MU ở những mùa giải trước (khi có Beck hoặc Ronaldo) là những pha ăn bàn từ tình huống cố định (1 điểm yếu của Barca) nhưng mùa giải này không thấy xuất hiện nhiều, đó cũng là 1 cơ sở cho việc tin tưởng hàng phòng ngự Barca có thể trụ vững tại Wembley ngày 28/5.
4. Kết luận:
Đối chiếu với lối chơi và con người của Barca hiện nay, dù có sự tôn trọng sâu sắc với MU và Alex nhưng có thể thấy Barca đủ tất cả các yếu tố để tạo muôn vàn khó khăn cho MU trong trận sắp tới. Với 1 chút may mắn, Barca hoàn toàn có thể lần thứ 4 đoạt cúp CL. Tôi luôn tin vào điều đó.[/JUSTIF]