Tôi đọc Suối nguồn trước hết vì nó được quảng cáo rất rộng rãi trong giới kiến trúc sư.Sự thực là nó được nói đến như một cuốn sách gối đầu giường,như một kim từ điển về tâm hồn mãnh liệt và giá trị nghề nghiệp cao cả của người trong giới,nó cuốn hút bởi sự thực tiễn trong cuộc sống tâm trí,sự tự hào lẫn tinh thần cao thượng trong bối cảnh phảng phất của nước Mỹ những năm 30,tường như xã hội VN hiện tại vậy.
Suối nguồn ko mang lại cho tôi một chân lý,một đạo đức nghề nghiệp,cho dù nó rất tiêu cực và mạnh mẽ kích thích tinh thần của người kiến trúc sư,nhưng trên hết,có thể coi chân lý,đạo đức nghề nghiệp mà nó mang lại chính là "niềm tin mãnh liệt vào bản thân".
Người ta nói khi bạn đặt chân đến 1 vùng đất mới,thì chỉ cần nhìn qua nền kiến trúc,những ngôi nhà,như sân bay trước mắt bạn chẳng hạn,đủ để bạn hiểu được khái quát nền văn hóa của vùng đất đó,và giá trị xã hội,con người,tâm linh,tinh thần cũng như vật chất của bất kì nơi nào trên TG,kiến trúc đóng vai trò như một bộ mặt phản ánh nó thực tế nhất.Tác giả ko phải người làm nghề,nhưng bà đã mượn thông điệp từ kiến trúc và người kiến trúc sư để giúp truyền tải rõ nét nhất Xã hội Mỹ trước,trong và sau cuộc đại khủng hoảng đầu thập niên 30,với sự thay đổi rõ nét văn hóa sống,văn hóa tinh thần bên cạnh những tiến bộ khoa học kĩ thuật và phát triển công nghiệp trong thời đại mới.
Roak nhận được tin bị thôi học trong cái ngày người bạn cùng ở với anh,Peter được xướng tên vang dội như người sẽ trở thành một ngôi sao kiến trúc trong tương lai.Roak thờ ơ với mọi người,những người mà anh ko hề đặt trong mắt mình chỉ bởi anh ko hề để ý đến việc phải đặt họ trong mắt mình để làm gì,với anh,họ vô hình,với họ,anh là kẻ lập dị.
Roak lên đường tới Chicago,nơi được coi là thiên đường cho giới kiến trúc thời bấy giờ,gặp Cameroon,kiến trúc sư hết thời,và xin được làm việc cho ông,vì theo anh,ông là người duy nhất có thể dạy được cho anh cách trở thành một KTS.
Peter tốt nghiệp suất sắc vào làm việc cho văn phòng Francon & Hayer,văn phòng kiến trúc nổi tiếng nhất nước Mỹ,một tương lại rạng ngời.
Roak ko tin vào ai,anh tin vào chính bản thân mình và ý chí của mình,anh ko chấp nhận hạ mình vì sự ngu xuẩn của kẻ khác,mà trong cái xã hội thời quá độ này,niềm tin đó khiến anh trở nên lạc lõng,anh hiếm khi có khách hàng,thường chỉ ngồi hút thuốc và ngắm nhìn sự vật qua khung cửa sổ văn phòng tồi tàn của mình,ko lo lắng,ko cáu gắt,ko gì cả,vô hồn,đơn giản,khi Roak ko có việc để làm,thì chính anh đang ko có việc để làm.Nịnh nọt khách hàng để được hợp đồng thiết kế là một điều ko thể xảy ra với Roak.
Roak hiện thân như một con người vốn dĩ "phải như thế",chứ ko phải một con người" sẽ như thế".Với Roak,mọi việc được sinh ra như vốn nó phải thế,tồn tài vì vốn nó phải thế,chứ ko thể "sẽ",vì "sẽ" tức là sự thay đổi để phù hợp,mà trong thực tế,"sẽ" tức là biến mất,bị thay đổi hoàn toàn.
Roak cưỡng bức Dominique,anh và cô dường như được sinh ra để cho nhau,nhưng ko phải bây giờ,mà là vào lúc thích hợp,Dominique cưới Peter vì Roak,Dominique nhờ vào sự quyến rũ và tài ăn nói của mình để kiếm về những hợp đồng béo bở cho Peter vì Roak,Dominique bỏ Peter cưới Wynand vì Roak.Bởi với cô,trên Thế giới này ko có bất kì điều gì xứng đáng với Roak,kể cả cô,ít ra là vào lúc này.Những công trình của những kẻ ngu ngốc kia,cho dù lớn đến mấy,cũng ko xứng để Roak phải động tay vào,Dominique tôn thờ Roak,còn Roak hiểu cô,và với anh,việc gì phải đến sẽ đến,anh ko muốn nó "sẽ đến",với anh,Dominique phải thuộc về anh khi cô phải thuộc về anh,anh chịu đựng.
"" Những người đó-những người ko chịu phục tùng và luôn đi đầu-đứng ở chương mở đầu của tất cả những truyền thuyết ghi lại về thủa sơ khai.Promete đã bị xích vào 1 tảng đá và bị những con kền kền xé xác-vởi vì anh đã ăn cắp ngọn lửa của những vị Chúa trời.Adam bị buộc phải chịu đau khổ-bởi vì anh ta đã ăn trái cấm trên cây thiện-ác.Dù truyền thuyết gì đi chăng nữa,ở sâu trong trí nhớ loài người biết rằng vinh quang của chúng ta đã bắt đầu từ 1 cá nhận và cá nhân đó đã phải trả giá cho lòng dũng cảm của mình..."
"....Nhưng nhà phát minh vĩ đại-những nhà tư tưởng ,những nghệ sĩ,những nhà khoa học,những nhà sáng chế-đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ.Tất cả những phát minh mới và vĩ đại đều bị lên án.Động có máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn.Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là ko tưởng.Chiếc máy dệt đầu tiên đã bị coi là ác quỷ.Việc gây mê bị coi là tội lỗi.Nhưng những người đó,với tầm nhìn ko vay mượn vẫn tiếp tục tiến lên.Họ đã chiến đấu,họ đã đau khổ và họ đã phải trả giá.Nhưng họ đã chiến thắng..."
"...Một người sáng tạo ko bao giờ bị thôi thúc bởi khát vọng phục vụ đồng loại của anh ta,bởi vì chính đồng loại luôn chối bỏ món quả anh ta đem tặng,đồng thời món quà đó phá hủy cuộc sống bình thường của anh ta.Anh sáng tạo vì động cơ duy nhất:chân lý.Chân lý của riêng anh,và lao động của riêng anh để đạt tới chân lý heo cách riêng của anh.Mục đích và cuộc đời anh ta nằm ở một bản giao hưởng,một quyển sách,1 cỗ máy,1 trường phái triết học,1 cái máy bay hay 1 tòa nhà.Nó ko nằm ở người nghe nhạc,người đọc sách,người vận hành máy,người đi theo trường phái triết học,người đi máy bay hay người sống trong ngôi nhà mà anh ta tạo ra.Sự sáng tạo,chứ ko phải những lợi ích mà người khác được hưởng từ sáng tạo ấy.Sáng tạo là cách anh ta thể hiện chân lý của mình.Anh ta đặt chân lý này bên trên mọi thứ,bất chấp tất cả loài người.
Tầm nhìn,sức mạnh,và lòng dũng cảm của anh ta đến từ linh hồn của chính anh ta.Tuy nhiên,linh hồn của một người lại chính là cái tôi của anh ra.Cái tôi là thực thể làm công việc nhận thức.Cái tôi có chức năng tư duy,cảm giác,đánh giá và hành động.
Những người sáng tạo luôn là những người có cái tôi.Cái tôi chính là toàn bộ bí mật về sức mạnh của họ-cái tôi ấy tự đầy đủ trong bản thân nó,tự vận động trong bản thân nó,và tự tái tạo trong bản thân nó.Cái tôi là nguyên nhân đầu tiên,là nguồn năng lượng,là động lực sống,là cội rễ của tất cả.Người sáng tạo ko phục vụ cái gì và ko phục vụ bất cứ ai khác.Anh ta sống vì chính bản thân mình
Và chỉ có cách sống vì bản thân,anh ta mới có thể đạt được những thành tựu vinh quang của loài người.Đó chính là bản chất của sự thành công..."
"...Tất cả mọi chức năng của thể xác và linh hồn đều có tính cá nhân.Chúng ko thể bị chia sể hoặc chuyển giao cho người khác..."
".Người sáng tạo 1 mình đối mặt với tự nhiên.Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.
Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên.Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người...."
"...Loài người đã được dạy dỗ rằng đức tính tốt đep nhất ko phải là đạt được 1 cái gì đó mà là cho đi 1 cái gì đó.Nhưng 1 người ko thể cho đi những gì mà anh ta ko tạo ra.Đầu tiên phải có sáng tạo,sau đó mới là phân phối,nếu ko thì chẳng có gì để phân phối cả.Phải có người sáng tạo trước khi có những người hưởng lợi từ sự sáng tạo.Thế mà chung ta lại được dạy dỗ để ngưỡng mộ những kẻ sống thứ sinh-những kẻ phân phát những món quà mà họ ko tạo ra..."
"...Loài người đã được dạy dỗ rằng mối quan tâm đầu tiên của họ là giúp cho người khác bớt khổ đau.Nhưng khổ đau là 1 căn bệnh.Chỉ khi có người bị bệnh thì mới cần có người đến để giúp giảm bớt sự đau đớn.Còn nếu chúng ta biến việc giảm khổ đau thành phép thử lớn nhất của đức hạnh thì chúng ta đã biến khổ đau thành 1 thứ quan trong nhất trong cuộc sống.Do vậy người ta sẽ mong muốn được nhìn thấy những người khác đau khổ- để người ta cõ thể trở thành người đức hạnh...Trong khi đó người sáng tạo ko quan tâm đến bệnh tật,họ quan tâm đến cuộc sống.Nhưng công việc của người sáng tạo lại giúp loại bỏ hết bệnh này đến bệnh khác,cả bệnh tật thể xác lẫn bệnh tật của tâm hồn.Thành quả của họ giúp giảm nhẻ khổ đau nhiều hơn bất cứ một người theo chủ nghĩa vị nhân sinh nào có thể làm..."
"...Loài người đã được dạy dỗ rằng cái tôi đồng nghĩa với sự xấu xa,và việc ko có cái tôi là đức hạnh lý tưởng.Nhưng người sáng tạo là người vị kỷ theo nghĩa tuyệt đối,còn người ko có cái tôi là kẻ ko tư duy,ko cảm nhận,ko đánh giá và ko hành động.Bởi vì tư duy,cảm nhận,đánh giá và hành động là những chức năng của cái tôi..."
"...Nguyên tắc sống của người sáng tạo được xây dựng trên những nhu cầu của 1 bộ óc biết tư duy và do đó giúp con người tồn tại được.Nguyên tắc sống của những kẻ thứ sinh được xây dựng trên nhu cầu của 1 bộ óc ko có khả năng tồn tại.Tất cả những gì bắt nguồn từ cái tôi độc lập của con người đều lành mạnh.Tất cr những gì bắt nguồn từ sự lệ thuộc của con người vào người khác đều xấu xa.
Vị kỉ theo nghĩa tuyệt đối ko bao j bắt người khác hy sinh cho mình.Anh ta sống vượt ra ngoài nhu cầu sử dụng của những người khác,dù dưới bất cứ hình thức nào.Anh ta ko hoạt động thông qua họ.Trong những lĩnh vực cốt lõi nhất-tức là trong mục đích,động cơ,tư duy,khát vọng,năng lực-anh ta ko quan tâm tới người khác.Anh ta ko sống vì bất cứ ai-và anh ta ko yêu cầu ai phải sống vì anh ta.Đây là hình thức duy nhất để tình bằng hữu và sự tôn trọng lẫn nhau giữa người với người có thể tồn tại.
Năng lực của mỗi người có thể khác nhau,nhưng nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên:mức độ độc lập,chủ động,và tìnhyeeu công việc của 1 người là yếu tố quyết định tài năng của anh ta với tư cách 1 người lao động và quyết định giá trị của anh ta với tư cách 1 con người.Sự độc lập là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá phẩm chất và giá trị của loài người.Anh ta là ai và anh ta tự tạo ra cái gì,chứ ko phải anh ta đã làm được hoặc ko làm được gì cho người khác..."
"...Loài người trao đổi sản phẩm lao động với nhau thông qua sự đồng thuận tự nguyện vì lợi ích của cả hai bên,khi lợi ích cá nhân của cả 2 bên cùng được thỏa mãn và họ cùng mong muốn có trao đổi đó.Nếu họ ko muốn có trao đổi đó,họ ko bắt buộc phải làm việc với nhau.Họ có thể tìm kiếm người khác.Đây là mối quan hệ bình đẳng duy nhất có thể có ở loài người.Bất cứ những dạng quan hệ nào khác đều chỉ là quan ệ giữa chủ và tớ,hoặc giữa nạn nhân và đao phủ.
Chưa từng có công trình nào được hoàn thành nhờ tập thể,nhờ quyết định của đa số.Tất cả những thành tựu trong công việc sáng tạo đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của 1 suy nghĩ cá nhân đơn nhất,1 kts cần rất nhiều người để xây nên 1 tòa nhà.Nhưng anh ta ko yêu cầu họ biểu quyết về bản thiết kế của mình.Họ làm việc cùng nhau thông qua thoar thuận tự do và mỗi người trong họ đều tự do hoạt động trong bổn phận hợp lý của mình.Một kiến trúc sư sử dụng thép,kính,bêtong do những người khác sản suất ra.Nhưng nguyên liệu vẫn chỉ là thép,kính và bề tông cho đến khi người kts chạm vào chúng.Những gì anh ta làm với chúng là sản phẩm và tài sản của riêng anh.Đây là hình thức hợp tác hợp lý duy nhât giữa người với người.
Quyền đầu tiên của con người trên trái đất này là quyền có cái tôi.Bổn phận đầu tiên của 1 con người là bổn phận với chính mình.Nguyên tắc đạo đưucs của anh ta là ko bao giờ để nguời khác quyết định mục đích sóng của anh ta.Bổn phận đạo đưucs của anh ta là phải làm những gì anh ta khao khát,miễn là khao khát đó ko do người khác quyết định.Bổn phẩn đạo đức này phải chi phối sự sáng tạo,tư duy và lao động của anh ta.Những kẻ ăn cướ,những kẻ theo chủ nghĩa vị nhân sịnh,hay những kẻ độc tài dĩ nhiên ko sống theo bổn phận này..."
"...Điều đức hạnh duy nhất mà con người có thể làm cho nhay và thảo thuận duy nhất cho mối quan hệ hợp lý giữa người với người là-Buôn nhau ra!
Bây h ta hãy quan sát những thành quả của 1 xã hội xây dựng trên nguyên tắc của chủ nghĩa cá nhân.Đó,đất nước của chúng ta.Đất nước hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người.Đất nước của những thành tựu,của sự thịnh vượng và của nền tự do vĩ đại nhất trong lịch sử.Đất nước này ko dựa trên sự phục vụ quên mình,sự hy sinh,hay bất cứ lời giáo huấn nào khác về chủ nghĩa vị nhân sinh.Nó được xây dựng giữa trên quyền mưu cầu hành phúc của mỗi người.Hạnh phúc của mỗi cá thể chứ ko phải của ai khác.Một động cơ riêng,cá nhân hay vị kỷ.Hãy nhìn vào những kết quả chúng ta có được.Hãy nhìn vào lương tâm của chính mình.
"...Văn minh là một quá trình tiến đến 1 xã hội tôn trọng sự riêng tư.Người nguyên thủy tồn tại hoàn toàn trong cộng đồng chung,bị cai trị bởi luật lệ của bộ tộc anh ra.Văn minh hóa là 1 quá trình giải phóng mỗi người khỏi mọi người...."
"...Người ta đã hứa với anh ta rằng tòa nhà sẽ được xây đúng như bản thiết kế.Nhưng lời hứa đó đã bị lãng quên.Ngày nay ,người ta coi tinmhf yêu của 1 người với tính toàn vẹn trong công việc và quyền bảo vệ nó là những thứ có giá trị mơ hồ và ko cần thiết...Ko ai chịu trách nhiệm.Ko ai đứng ra chịu lỗi.Đó chính là bản chất của tất cả các hoạt động tập thể.
Tôi ko được trả cái mà tôi đòi hỏi.Nhưng những ông chủ dự án Cortlandt lại có cái mà họ muốn.Họ muốn 1 bản thiết kế đẻ xây 1 tòa nhà càng rẻ càng tốt.Họ ko tìm được ai có khả năng đáp ứng yêu cầu này.Tôi có khả năng đó và tôi đã làm việc cho họ.Họ đã lợi dụng công trình của tôi và bắt tôi phải đem hiến nó như 1 món quà.Nhưng tôi ko phải là người theo chủ nghĩa vị nhân sinh.Tôi ko tặng quà kiểu này.
Người ta nói rằng tôi đã phá hủy chỗ ở cho những người nghèo.Người ta quên rằng nếu ko có tôi,thì ko thể có khu nhà này cho người nghèo ở.Tôi ko quan tâm tới việc giúp người nghèo.Nhưng những người quan tâm đến người nghèo cần có tôi để giúp được người nghèo.Người ta tin rằng sự nghèo khổ của những cư dân tương lại trogn tòa nhà này chohoj quyền làm bất cứ điều gì đối với công trình của tôi.Rằng nhu cầu của họ cho phépp họ có quyền quyết định cuộc đời tôi.Rằng bổn phận của tôi là phải đóng góp bất cứ những gì người ta cần ở tôi.Đây chính là tín điều của kẻ thứ sinh.Tín điều này đang nuốt chửng cả thế giới này.
Tôi tới đây để nói rằng tôi ko công nhận quyền của bất cứ ai với bất cứ giây phút nào trong cuộc sống của tôi.Tôi ko công nhận quyền của bất cứ ai với bất cứ phần sức lực nào của tôi.Bất cứ thành quả nào của tôi.Bất kể đó là ai,họ động tới đâu hay nhu cầu của họ lớn đến mức nào..."
"...Cần phải nói rõ điều này.Thế giới này đang bị diệt vọng vì đã quá lạm dụng khái niệm hy sinh bản thân..."
"...Tôi ko thừa nhận bất cứ nghĩa vụ nào đối với loài người ngoại trừ 1 nghĩa vụ:Tôn trọng quyền tự do của họ và ko tham gia vào 1 xã hội nô dịch..."
Toohey hiện ra như một kẻ thức thời,một kẻ mà luôn miệng rao giảng về nghệ thuật,về lòng vị tha,về đạo đức xã hội,Toohey khiến cho những nữ cảm thấy mình phải như thế này,như thế kia,khiến cho con người luôn nghĩ về cách để trở thành người tốt.Vậy nhưng,liệu đó có phải là lòng tốt thực sự,khi mà với Toohey,bất cứ một ai cũng mong rằng sẽ gặp một người đau khổ để sẻ chia với họ và sau đó cảm thấy mình thật vị tha? Ko,đó là mong người khác đau khổ để có thể biến mình thành người tốt,đó là sự giả tạo của trái tim.
Wynand đưa về một người đàn ông lên văn phòng cho lũ nhân viên nhìn,sau 5' ông nói hãy tả lại người đó,lũ nhân viên nói rằng người đó ko có gì đặc biệt cả,ko thể tả đơn giản ko có gì để tả cả,rất bình thường như bao người khác.Wynand rao giảng về mục tiêu của tờ báo này,đó là viết cho những người như thế,những người ko có gì để nói,nói cách khác,đó là viết cho tất cả,mà cũng chả viết vì ai hết,hãy viết về những vụ giết người,những vụ hiếp dâm,những vụ cháy nhà,những tin giật gân nhất,viết về bất cứ điều gì,cho bất cứ ai mà ko nhắm vào bất cứ loại người nào,viết cho tất cả đều đọc,đọc mà ko phải suy nghĩ,chỉ phán xét!
Peter Keating có một tương lai sán lạn,anh có tất cả,được mọi người thán phục,nhưng trong thâm tâm Keating,anh có 1 khoảng trống vô bờ,đó là đôi mắt của ROak,đôi mắt mà theo anh ko có bất cứ điều gì trong đó,kể cả anh,trong khi biết bao kẻ nịnh nọt anh,tung hê anh,thì anh lại vô hình đối với Roak,Keating bị ám ảnh đến phát điên bởi cảm giác đó.Keating là kẻ thức thời,sẵn sàng làm theo bất cứ yêu cầu nào cho dù rất bất hợp lý của khách hàng chỉ để nhận được hợp đồng,anh dành nhiều thời gian cho tiệc tùng tạo mối quan hệ,để rồi,khi mọi thứ đột ngột thay đổi,Keating rơi tự do trong nỗi sợ hãi vô bờ,một kẻ mạnh mẽ giả tạo trước công chúng mà lại yếu đuối bởi chính nỗi ám ảnh tự kỷ của mình,Keating,sẵn sàng đổi lấy người con gái mong manh đã yêu thương anh để lấy DOminique vì sự nghiệp,rồi sau này gán cả Dominique cho Wynand để cứu rỗi cái sự nghiệp đó.Keating là đại diện cho những người sống ko có niềm tin vào bất cứ điều gì,kể cả bản thân mình,sẵn sàng hòa vào dòng đời để đạt được mục đích,mà khi dòng đời đó đổi thay,anh trở nên hoang mang,sợ hãi,ko nơi bấu víu.
Suối nguồn rất khó đọc,rất giầy,tới 1174 trang theo bản sách nửa tờ A4,rất phức tạp.