denpietrau
Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Tớ gợi ý chủ đề về Bình luận viên và Kênh thể thao bình luận đáng xem ở Việt Nam.
Vài năm gần đây, các kênh truyền hình ở Việt Nam đã mở rộng phạm vi phát sóng và tăng số giải đấu được truyền hình trực tiếp lên trong đó có giải Tây Ban Nha. Năm nay là mùa đầu tiên VTV3 truyền hình trực tiếp giải TBN phục vụ khán giả (năm trước là VTC1). Thật ra rõ ràng ai cũng biết VTV đã thua VTC trong việc mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh nên họ...đành phải truyền giải TBN. Và cũng tương tự như vậy khi năm trước VTV truyền hình giải Anh thì VTC bấm bụng...truyền hình lại qua ESPN và tổ chức bình luận song song khá thô. Có thể thấy 1 điều gần như chắc chắn là bản quyền giải bóng đá Anh đi theo những bình luận viên kỳ cựu của VTV như Quang Huy và Quang Tùng sang VTC.
Vấn đề bàn ở đây là không nói đến giải Anh mà ta cùng nói đến sự tranh chấp của 2 kênh này và cách họ bình luận, đưa tin về các giải đấu khác so với giải NH Anh mà họ đang tranh giành nhau được ngồi trước mic và gọi tên các cầu thủ. Và chất lượng Bình luận viên của 2 kênh so với tầm hiểu biết về các câu lạc bộ mà họ đang bình luận có được đánh giá xứng đáng là người giúp khán giả thưởng thức 1 trận cầu hay họ chỉ lợi dụng trận đấu làm nơi lộng ngôn bừa bãi không suy nghĩ và đôi khi chỉ là nói cho khán giả đỡ buồn ngủ.
Là một khán giả theo dõi truyền hình ta có thể đưa ra một số tiêu chí về một trận cầu như thế nào để 1 người BLV hướng đến phục vụ khán giả?
Bản thân tôi có nhiều ý kiến trong đó quan trọng nhất vẫn là cái nhìn chiến thuật sắc bén về trận đấu đang diễn ra chứ không phải kể lể dông dài ở 1 trận đấu đã diễn ra rồi. Là người cung cấp thông tin kịp thời đúng lúc và vừa đủ về trận đấu. Và một điều bên lề khá khó đó là đem lại cho khán giả những giây phút sảng khoái, giải trí của thể thao giải trí.
Nếu cứ căn cứ theo những tiêu chí tớ đưa ra thì quả thật ở Việt Nam có khá hiếm các BLV đạt chỉ tiêu này và có lẽ khán giả vẫn còn nhắc mãi đến bác Hoài Sơn hay Nguyễn Khải, oái ăm là họ bình luận trên đài phát thanh và ở đây ta không nhắc đến vấn đề phát thanh.
Liệu VTV hay VTC với một lực lượng BLV khổng lồ đã thực sự làm thỏa mãn người xem ở Việt Nam hay chưa? Và không lẽ chỉ vì bức xúc mà người xem sẵn sàng chuyển sang kênh nước ngoài hoặc tắt tiếng hay tắt tivi đi ngủ thì liệu đó có phải là mục tiêu các đài truyền hình bỏ cả đống tiền mua bản quyền mong chờ?
Vài năm gần đây, các kênh truyền hình ở Việt Nam đã mở rộng phạm vi phát sóng và tăng số giải đấu được truyền hình trực tiếp lên trong đó có giải Tây Ban Nha. Năm nay là mùa đầu tiên VTV3 truyền hình trực tiếp giải TBN phục vụ khán giả (năm trước là VTC1). Thật ra rõ ràng ai cũng biết VTV đã thua VTC trong việc mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh nên họ...đành phải truyền giải TBN. Và cũng tương tự như vậy khi năm trước VTV truyền hình giải Anh thì VTC bấm bụng...truyền hình lại qua ESPN và tổ chức bình luận song song khá thô. Có thể thấy 1 điều gần như chắc chắn là bản quyền giải bóng đá Anh đi theo những bình luận viên kỳ cựu của VTV như Quang Huy và Quang Tùng sang VTC.
Vấn đề bàn ở đây là không nói đến giải Anh mà ta cùng nói đến sự tranh chấp của 2 kênh này và cách họ bình luận, đưa tin về các giải đấu khác so với giải NH Anh mà họ đang tranh giành nhau được ngồi trước mic và gọi tên các cầu thủ. Và chất lượng Bình luận viên của 2 kênh so với tầm hiểu biết về các câu lạc bộ mà họ đang bình luận có được đánh giá xứng đáng là người giúp khán giả thưởng thức 1 trận cầu hay họ chỉ lợi dụng trận đấu làm nơi lộng ngôn bừa bãi không suy nghĩ và đôi khi chỉ là nói cho khán giả đỡ buồn ngủ.
Là một khán giả theo dõi truyền hình ta có thể đưa ra một số tiêu chí về một trận cầu như thế nào để 1 người BLV hướng đến phục vụ khán giả?
Bản thân tôi có nhiều ý kiến trong đó quan trọng nhất vẫn là cái nhìn chiến thuật sắc bén về trận đấu đang diễn ra chứ không phải kể lể dông dài ở 1 trận đấu đã diễn ra rồi. Là người cung cấp thông tin kịp thời đúng lúc và vừa đủ về trận đấu. Và một điều bên lề khá khó đó là đem lại cho khán giả những giây phút sảng khoái, giải trí của thể thao giải trí.
Nếu cứ căn cứ theo những tiêu chí tớ đưa ra thì quả thật ở Việt Nam có khá hiếm các BLV đạt chỉ tiêu này và có lẽ khán giả vẫn còn nhắc mãi đến bác Hoài Sơn hay Nguyễn Khải, oái ăm là họ bình luận trên đài phát thanh và ở đây ta không nhắc đến vấn đề phát thanh.
Liệu VTV hay VTC với một lực lượng BLV khổng lồ đã thực sự làm thỏa mãn người xem ở Việt Nam hay chưa? Và không lẽ chỉ vì bức xúc mà người xem sẵn sàng chuyển sang kênh nước ngoài hoặc tắt tiếng hay tắt tivi đi ngủ thì liệu đó có phải là mục tiêu các đài truyền hình bỏ cả đống tiền mua bản quyền mong chờ?