Quy luật của cuộc sống luôn đúng
4 năm sau câu nói nổi tiếng : Các bạn hãy thắt chặt dây an toàn vì chúng ta sắp bước vào một cuộc hành trình vĩ đại, người đàn ông đó có thể sẽ ra đi. Đối với các Cule hình ảnh Pep đã gắn liền với những thành công vĩ đại của Barca trong 3 năm qua nên viễn cảnh cho một cuộc chia ly hoặc là không ai muốn nghĩ đến, hoặc đem lại tâm trạng vô cùng bất an. Đó cũng là 1 điều dễ hiểu.
Không ai mong muốn sự ra đi chóng vánh này, khi thành công vẫn có thể quay lại với Barca trong những mùa giải tới, khi thế giới còn có những Alex với 26 năm gắn bó cùng MU hay 16 năm Arsene đã trèo lái con thuyền Arsenal vượt qua bao thử thách, thì 3 năm của Pep chẳng bằng con số lẻ.
Nhưng bỏ qua những tình cảm dễ làm người ta u mê, và đau đáu với những kỷ niệm đẹp. Khi mà cuộc sống luôn vận động không ngừng, chúng ta hãy thử phân tích liệu sự ra đi này sẽ ảnh hưởng thế nào đối với Barca hay không.
Barca đang ‘đau’ ở đâu ?
Kể từ cuộc cách mạng mini của Pep khi tin tưởng ở những gương mặt còn rất trẻ như Busquet, Pedro, hay kẻ đóng thế như Mas và việc kéo Messi từ cánh trái vào trung tâm đã làm nên điều kỳ diệu ngay trong mùa bóng đầu tiên, thì cho đến nay công thức này đã có càng nhiều hơn những đối thủ bắt bài thành công. Thật vậy, lối chơi tiqui tacca tưởng đã lên đến mức thượng thừa, không thể tốt hơn được nữa thì thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Ngoài những vận đen khó tin, rõ ràng bộ máy đó đang gặp trục trặc, từ lối đá, con người cho đến khát khao chiến thắng.
Không phải ngẫu nhiên Sociedad hay Osasuna cũng đủ gây quá nhiều khó khăn cho Barca ở Liga, không phải ngẫu nhiên mà tại đấu trường danh giá nhất châu lục, một Chelsea cạn kiệt tài năng, không ý tưởng và mất linh hồn hàng thủ vẫn có thể hóa giải được Tiqui tacca trong một buổi tối định mệnh. Tất cả những thất bại đó, nếu tỉnh táo suy xét sẽ nhận thấy xuất phát từ những nguyên nhân sau:
1. Lực lượng quá mỏng: Rõ ràng ngoài chấn thương đáng tiếc của Villa, và một phần nào đó là Abidal ảnh hưởng đến lối chơi của Barca thì không thể nói việc các cầu thủ khác như Afellay, Fontas nghỉ thi đấu dài ngày là nguyên nhân cho sự sa sút. Lực lượng mỏng cũng bào mòn thể lực của những cỗ máy như Messi – tưởng chừng không bao giờ mệt mỏi cũng đã trở nên yếu đuối đến mức nào ở những trận cầu kịch tính.Vậy Pep với trách nhiệm là người đứng đầu đội bóng (về mặt chuyên môn) đã có những tính toán gì để bổ sung lực lượng cho cả một mùa bóng dài ?
2. Sự phụ thuộc vào Messi : Ở châu Âu ngoài các thủ môn, có lẽ chẳng cầu thủ nào phải thi đấu với mật độ dày như Messi, mới chỉ nghỉ có 3 trận từ đầu mùa (trong đó có 1 trận bị phạt do 5 thẻ vàng), chưa bao giờ Messi được/bị tận dụng như vậy, và với 63 bàn thắng, Barca chưa bao giờ mong manh đến thế nếu Messi không hiện tên trên bảng điện tử. Cũng chưa bao giờ những cầu thủ xung quanh Messi lại yếu đuối và kém tự tin trước cầu môn như thế. Như một căn bệnh âm thầm hủy hoại cơ thể, mới đầu sự ‘vô duyên’ chỉ xuât hiện ở Pedro, sau đó đã lan sang Cesc, Alexis và cả Xavi nữa. Điệp khúc Messi ghi bàn – Barca thắng, Messi ‘không khỏe’ Barca thua. Trong khi bóng đá là cuộc chơi của 11 cầu thủ, đã qua lâu rồi cái thời Pele đi bóng qua 8-9 cầu thủ và ghi bàn cho Santos, khi kỹ chiến thuật của các hậu vệ đã ở tầng cao mới, khi người ta cũng chẳng phân biệt nổi trách nhiệm thu hồi bóng là của cầu thủ nào trên sân, thì rõ ràng các cule chẳng thể đòi hỏi gì hơn ở một Messi luôn bị vây quanh bởi ‘đám đông người hâm mộ’ như những trận đấu vừa qua và với 63 bàn thắng ghi được, chẳng có từ nào khác ngoài ‘phi thường’ dành cho cầu thủ cao 1.69m này. Không quá khó để nhận ra bất cập này của Barca cho dù đôi khi nó được khỏa lấp bởi những Manita hay hattrick, poker hay repoker, nhưng nếu tỉnh táo nhìn nhận, Pep đã có những điều chỉnh nào để tránh sự lệ thuộc vào Messi ?
3. Thiếu kế hoạch B cho lối đá trung lộ : Vẫn biết Barca đang sở hữu những bậc thày về kỹ thuật cá nhân và lối chơi nhuần nhuyễn ở trugn lộ, tuy nhiên dù có tài năng đến đâu, miếng phối hợp trung lộ không nên và không thể là giải pháp tuyệt đối cho bất kỳ tình huống hãm thành nào. Với những đội bóng không ngần ngại dựng xe bus 2 tầng trước khung thành, lập tức Barca trở nên thiếu sinh khí đến lạ thường, nhất là khi các cầu thủ bị vắt kiệt sức hết trận này đến trận khác (ảnh hưởng lớn đến khả năng chạy chỗ). Các cule có thể thuộc lòng những kiểu phối hợp đập nhả giữa Messi –Alves, Messi – Iniesta, những pha xẻ nách sau đường đi bóng từ cánh phải vào trung tâm của Messi cho Pedro hay Cesc thì chẳng ngạc nhiên khi các đội bóng khác cũng nhận ra điều đó, chỉ sau vài cuốn băng video. Đỉnh điểm của sự giản đơn đến trong trận Siêu kinh điển, khi Mou đã bịt chặt trung lộ, buộc Barca phải nhả sang cánh cho Alves và chỉ chờ có thế 2-3 bóng áo trắng lập tức lao vào cô lập cầu thủ này, cắt tất cả các quả lật cầu may từ cánh phải (khi bên trong không có cầu thủ nào chơi đầu, tì đè khả dĩ). Chính sự thiếu đột biến và ý tưởng triển khai tấn công là một nguyên nhân không nhỏ của chuỗi thành tích không tốt vừa qua. Pep biết rõ hơn ai hết điều đó, nhưng ông đã làm gì ? Hay chỉ có thể sử dụng một Tello vừa non và cực kỳ hạn chế trong các pha đọc tình huống ?
4. Vấn đề ở sự tập trung : Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy những ‘cái chết ‘ của Barca đều có một mẫu số chung, đó là ở các thời điểm đầu và cuối mỗi hiệp, khi các cầu thủ chưa nhập cuộc hoặc không có sự tập trung cần thiết trong hệ thống phòng ngự. Các trận với Milan lượt đi vòng bảng, các trận bán kết với Chelsea, lượt đi và về Siêu kinh điển và nhiều nhiều lắm những phút giây lơ đễnh của những ông vua bóng đá. Vậy với trách nhiệm là người đứng đầu đội bóng, Pep đã có những giải pháp tâm lý nào cho Barca hay cứ dể những bàn thua lãng xẹt diễn đi diễn lại trong cả mùa bóng ?
Giải pháp nào cho căn bệnh của Barca ?
Hãy khoan hãy nói về sự ra đi hay không của Pep, nhưng một điều chắc chắn rằng đã có những bất ổn có tính chất lặp đi lặp lại trong phiên bản Dream Team version 2 và việc vá lỗi hay nâng cấp lên version 3 là thực sự cần thiết. Từ những phân tích ở trên, mùa giải 2012-2013 có lẽ Barca cần phải điều chỉnh theo hướng :
1. Về nhân sự : Bổ sung vị trí hậu vệ trái đa năng thay thế cho Adriano, 1 vị trí trung phong cắm với lối chơi đa dạng (kiểu Lorente) để dự bị cho Villa hoặc để phá thế bế tắc khi kế hoạch A không đạt hiệu quả, đồng thời giảm tải cho Messi, 1 vị trí dự bị cho hậu vệ/tiến về cánh (vị trí của Alves đang có dấu hiệu chững lại và dễ bị bắt bài). Đồng thời sử dụng Cesc nhiều hơn ở vị trí của Xavi hiện nay như 1 mùa bóng chuyển giao thế hệ.
2. Về lối chơi : Tiqui tacca là bất khả xâm phạm, nhưng vẫn rất cần sự uyển chuyển trong các tình huống giãn biên, các pha chồng cánh và tạt bóng sệt (hoặc tầm trung) và tốc độ trong triển khai tấn công để đối phương khó bắt bài hơn.
3. Về Messi : Giảm bớt nhiệm vụ cho Messi, trả lại vị trí tiền vệ công cho số 10, và chuyển 1 phần nhiệm vụ ghi bàn cho những trung phong đích thực.
Vậy liệu với thực tế đầy ắp những danh hiệu trong 3 năm trước, với cả núi việc cần phải thực hiện, Pep có đủ động lực để tự làm mới mình ? Có đủ tỉnh táo để phá bỏ một số lối mòn mà chấp nhận những thử nghiệm khác biệt ? Những giải pháp khả dĩ về giảm sự phụ thuộc vào cái tên Messi ở khâu ghi bàn, giảm sự chờ đợi vào Xavi đã 32 tuổi và ngày càng chậm chạp trong vai trò giữ nhịp trận đấu, hay nâng tầm Tello, Cuenca như đã làm thành công với Busquet hay Pedro Hay mạnh mẽ hơn là dám thay máu những vị trí đã đến ngưỡng như Alves, Pedro (hoặc không đạt kỳ vọng như Adriano) ? Tất cả những vấn đề cần giải quyết đó có lẽ đòi hỏi 1 tư duy mới, 1 cách làm mới và nhất là sự dũng cảm mà không bị quá khứ hào quang cản lối.
Như một quy luật của tự nhiên, sẽ chẳng có 1 lối chơi nào ưu việt mãi mãi, sẽ chẳng có một đội bóng nào bất khả chiến bại, và tất nhiên chẳng có HLV nào (dù vĩ đại đến đâu) không bao giờ mắc sai lầm hay không ngủ quên trên chiến thắng. Cũng như chẳng một đội bóng nào chịu thua Barca mãi mãi mà không rút ra được điều gì đó bổ ích để giành lại chiến thắng (như Mou đã miệt mài nghiên cứu và phần nào đã làm Real thành công).
Cuộc sống là một sự vận động không ngừng nghỉ, mà ở đó không có chỗ cho sự thỏa mãn hay đứng yên. Tiqui Tacca sẽ chẳng báo giờ chết cũng như Total Football hay Catenaccio chẳng bao giờ là lỗi thời, mà theo thời gian mỗi chiến thuật phải tìm ra hướng đi mới để tự hoàn thiện, để đáp ứng lại với những thay đổi của thời cuộc, nhất là trong thời đại điện toán hiện nay, có cả trăm cả nghìn những nghiên cứu về Tiqui tacca và kèm theo là cả vài chục đội bóng muốn giành điểm từ Barca như một cách nhanh nhất đánh bóng tên tuổi mình trong làng bóng đá thế giới. Vậy thì chẳng ngạc nhiên khi Tiqui tacca phải thay đổi thôi, giống như loài người chẳng mãi trông chờ vào Peneciline khi các vi khuẩn ngày một nhờn thuốc.
Pep, đi hay ở đây ? Gương mặt nào có thể thay thế ?
Những vinh quang đá lũ lượt kéo đến, chỉ sau 4 năm làm HLV chuyên nghiệp, Pep đã đầy ắp những danh hiệu cá nhân và tập thể, mái nhà Barca dường như đã quá quen thuộc và nhỏ bé với anh, giờ một môi trường mới, một thách thức mới có lẽ sẽ là lựa chọn của Pep lúc này. Nhất là khi một loạt các đội bóng giàu có như Chelsea, Man City đang trong giai đoạn tìm HLV mà biết đâu với hợp đồng 1 năm ở lại nữa với Barca, cơ hội đó sẽ không còn nhất là khi Di Matteo ngày càng có uy tín, khi Mou luôn bóng gió về một cuộc trờ về nước Anh ?
Trong hoàn cảnh đó, với bộ óc khôn ngoan của Rossel, ông ta cũng chẳng dại đến mức ngồi yên mà nhìn cả thế giới chuyển động. Việc tìm kiếm một huấn luyện viên phù hợp với Barca là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Chỉ khi định hình được thuyền trưởng, mới có thể tuyển dụng những tay chèo phù hợp. Nếu được chọn, vào thời điểm này, có lẽ Arsene Wenger là sự lựa chọn tốt hơn cả, vì một số lý do sau đây:
1. Arsene tôn thờ lối chới tấn công rực lửa. Thực vậy, chỉ với đội ngũ rất hạn chế ở Arsenal, Arsene đã xây dựng lối chơi hoa mỹ bậc nhất châu Âu, lối đá kết hợp nhuần nhuyễn giữa phối hợp đoạn ngắn, luân chuyển bóng liên tục (phù hợp với Barca) nhưng không thiếu những pha dàn xếp ở cánh (điều mà Barca đang thiếu).
2. Arsene có lịch sử rất tốt khi làm việc với cầu thủ trẻ. Hãy tưởng tượng mỏ vàng La Masia sẽ đáng giá thế nào khi được bàn tay Arsene hướng dẫn dìu dắt ? Những cầu thủ tầm tầm như Sagna, Song, hay đến như Walcott, Jack, Persie đều ít nhiều thành danh nhờ ông, đó là chưa kể đến những tượng đài như Viera (vô dụng tại Juve và AC), Henry (người thừa tại Juve) hay Berkamp (chết chìm tại Inter). Vậy sau 2 hay 3 năm nữa, những Thiago, Tello, Cuenca hay đến như Fontas, Montoya, Roberto v.v sẽ phát triển kỹ năng đến đâu?
3. Với bản tính chi ly và tính toán, Giáo sư rất phù hợp với 1 nhà kinh tế như Rosell, sẽ chẳng có những vụ đầu tư bom tấn như Real, tình hình tài chính sẽ cân bằng hơn, chẳng lẽ đó là những điều Barca đang cần hay sao?
4. Nếu mọi chuyện giống như tại Arsenal, rõ ràng Arsene là một HLV trugn thành, không dễ vì một lời mời nào đó mà ông dứt áo ra đi, đó là một điều tốt cho Barca, rấy cần một sự ổn định thay vì nơm nớp lo mỗi khi kết thúc mùa giải như hiện nay.
Với các ứng viên khác, người viết bài chưa thực sự ấn tượng với Bielsa vì lối đá của Bilbao mang dáng dấp khó chịu của 1 đội bóng nhỏ hơn là đàng hoàng của một đại gia như Barca cần có.
Một mùa giải không thành công sắp qua đi, những thay đổi gần như là bắt buộc, để mở ra một chu kỳ thành công mới, đó là điều cần nhất tại Barca bây giờ. Vậy thì các Cule, hãy vững tin lên nào.
[an]Bài viết đăng trên trang tin:
Quy luật của cuộc sống luôn đúng[/an]