denpietrau
Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Ta lại cùng đọc bài viết nâng mông lão hói của tay JBtheCuler (giờ chắc thành JBtheFanest rồi).
Tại Bayern, chúng tôi học được vô vàn từ Pep Guardiola. Ông ấy biết rằng những trận cầu lớn được định đoạt bởi những cầu thủ lớn.
Tôi vẫn ghi nhớ nhiều điều từ Pep. Có lần, ông ấy bảo tôi: "Trong những trận cầu quan trọng, tôi sẽ luôn chọn 11 cầu thủ giỏi nhất". Bạn cần phải nghe kỹ câu này, cốt lõi của bóng đá chính là: phẩm chất cá nhân. Pep là một chiến lược gia bậc thầy. Ông yêu thích kỹ năng và tài năng của những cầu thủ do mình dẫn dắt.
Một vài HLV tìm cách đơn giản hóa tính phức tạp của bóng đá. Pep thì ngược lại, ông ấy muốn làm chủ nó. Có người sẽ so sánh công việc của ông ấy với một kiện tướng cờ vua hay một nhạc trưởng luôn tìm cách khai thác tối đa tính năng của từng nhạc cụ. Song, một tập thể chơi bóng không chơi theo từng nốt nhạc được viết sẵn, và hướng di chuyển của mỗi cầu thủ biến hóa hơn cách đi của một quân xe hay quân mã trên bàn cờ. Không dễ để nhận ra hành động và khả năng của một cầu thủ trên sân. Và lại càng khó để miêu tả chúng.
Một HLV vĩ đại sẽ có thể nhanh chóng nhận biết khả năng của từng cầu thủ và nhận ra ai mới là cầu thủ quan trọng của ông ấy. Tiếp đến, ông ấy sẽ truyền tải thông tin với từng cầu thủ, chỉ ra đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của anh ta, ứng với ưu nhược điểm của những đồng đội khác. Người HLV ấy làm việc với mỗi cá nhân ở từng vai trò khác nhau hàng ngày. Pep làm công việc đó với niềm đam mê mà tôi chưa từng thấy ở bất kỳ một ai khác. Pep kiên nhẫn cho đến khi tất cả mọi cá nhân, kể cả những người không được ra sân thường xuyên, phải thừa nhận rằng ông ấy đúng. Ai nấy cũng phục chính là lúc Pep có được uy quyền tuyệt đối.
Nhưng một đội bóng sẽ luôn cần được trợ giúp, nhất là trong lúc các trận đấu diễn ra. Pep huấn luyện chủ động, thế nên ông lại càng chiếm được niềm tin từ các cầu thủ. Những cầu thủ chủ chốt trong đội hình như Kevin de Bruyne chịu sự ảnh hưởng từ Pep, và rồi những ý tưởng của ông ấy được truyền từ người này sang người nọ. Pep cũng biến một hậu vệ như Kyle Walker, vốn không phải là mẫu cầu thủ điển hình của ông ấy ở khuynh hướng hoạt động, ngày càng xuất sắc. Pep cho thấy ông trung thành với từng cầu thủ. Ông mang lại cho họ sự đảm bảo.
Ilkay Gundogan là mẫu cầu thủ hoàn toàn điển hình của Pep, luôn nắm bắt mọi tình huống mà đội bóng trải qua. Cậu ấy luôn xử lý chính xác; những pha di chuyển thì hoàn hảo cả trong tấn công lẫn phòng ngự. Gundogan biết rõ khi nào nên giữ quả bóng trong phạm vi kiểm soát của bản thân, khi nào thì cần đưa nó vào trong vòng cấm đối thủ. Đấy chính là kỹ năng quản lý rủi ro tài tình. Cậu ấy thường xuyên biết rõ đâu là nơi một pha bóng sẽ kết thúc. Chính vì thế, Gundogan thường bất thình lình ghi bàn. Pep cần những cầu thủ kiểu như thế. Còn ở chiều ngược lại, Gundogan đặc biệt được hưởng lợi từ người thầy của mình, vì cậu ấy hoàn toàn lĩnh hội và thích những thiết lập mà Pep tạo ra.
Điều đó hình thành nên một khối thống nhất. Những đội bóng của Pep dễ dàng được nhận biết tức khắc, ngay cả khi được chiếu qua truyền hình đen trắng: các cầu thủ di chuyển tự do, các chuỗi chuyền bóng, vị trí cầu thủ trong vòng cấm, các pha rê dắt bóng, cách luân chuyển bóng về phía trước và đẩy toàn bộ đội hình lên phần sân đối phương. Một HLV đâu thể đạt được điều đó chỉ nhờ đưa ra mệnh lệnh trong phòng thay đồ. Bạn phải làm việc cật lực hàng ngày để biến tập thể của mình trở thành một đối thủ luôn giành thế áp đảo.
Khi Pep bắt đầu công việc ở Man City vào năm 2016, ông gầy dựng lại cả đội bóng. Sau khi kết thúc mùa giải với vị trí thứ ba, Pep giành hai chức vô địch Ngoại hạng Anh liên tiếp, và mùa giải vừa rồi họ kết thúc ở vị trí á quân. Giờ ông ấy và Man City lại đang đứng đỉnh bảng và đặc biệt bỏ xa các đối thủ. Đội bóng của Pep chưa bao giờ xuống trình và ông tìm cách giảm đến mức tối thiểu yếu tố ngẫu nhiên trong 38 vòng đấu.
Nên nhớ rằng với các CLB Anh, giải vô địch quốc gia vẫn là giải đấu mang tính quyết định, nơi mang lại nguồn doanh thu quan trọng nhất. Do đó, sự cạnh tranh vô cùng gắt gao. Trong số 11 CLB có doanh thu nhiều nhất thế giới, hơn một nửa là của nước Anh. Ở sáu đến tám đội mạnh Ngoại hạng Anh, mỗi đội đều có ít nhất ba hoặc bốn cầu thủ với chất lượng vượt trội. Một sự tập trung độc nhất chỉ có ở giải đấu này. Trong vòng một thập kỷ đã qua, có đến năm CLB khác nhau vô địch. Nhưng chỉ Man City của Pep bảo vệ thành công ngôi báu, vào năm 2019. Ông cùng các học trò cũng đã giành được năm trong số 10 danh hiệu quốc nội.
Tuy nhiên, để có thể vô địch Champions League, bạn cần cả yếu tố may mắn trong những lá thăm và các trận đấu ở vòng knockout. 10 CLB mạnh nhất của châu Âu thường xuyên góp mặt kể từ vòng 16 đội. Nếu các cầu thủ chủ chốt không đạt được thể trạng và phong độ tốt vào giai đoạn tháng Tư đến tháng Năm, cơ hội vô địch giảm đi đáng kể. Tầm quan trọng còn đến từ việc sở hữu những cá nhân xuất chúng trong đội hình. Ở Barca trước kia, Pep từng có bốn hoặc năm cầu thủ thuộc hàng xuất sắc nhất thế giới ở các vị trí. Tại Man City, ông không có được diễm phúc đó dù CLB đã đầu tư mạnh tay. Pep cũng có lần tuyên bố, những nhân tài như Kylian Mbappe hay Neymar đều ưa thích những siêu đô thị như London và Paris, hay những CLB với lịch sử hào hùng hơn. City vì lẽ đó khó có thể xem là một bến đỗ ưa thích. Đặc biệt khi một cầu thủ với tài năng đặc biệt như Sergio Aguero giờ cũng không còn sung sức như trước vì những chấn thương.
Nếu nhớ lại thời kỳ đỉnh cao của Pep ở Tây Ban Nha, bạn sẽ nhận ra ông đang học cách thích nghi với hoàn cảnh. Barca là một dàn nhạc nơi mà mỗi cá nhân đều có thể chơi được bất kỳ nhạc cụ nào. Khi họ giành các danh hiệu vào năm 2009 và 2011, Barca bóp nghẹt các đối thủ. Điều này đạt được nhờ vào triết lý bóng đá của Johan Cruyff len lỏi vào mọi khía cạnh của CLB. Pep hòa mình vào truyền thống ấy. Ông ước có thể chọn đội hình ra sân gồm 11 Andres Iniesta. Song, ở những nơi còn lại, Pep buộc phải thỏa hiệp với chủ nghĩa lý tưởng của mình. Tại Bayern, ông để các chuyên gia là Franck Ribery và Arjen Robben đá cánh. Bù lại, hai hậu vệ biên di vào phía trong trung lộ mỗi khi đội kiểm soát bóng.
Ở một giải đấu đồng đều như Ngoại hạng Anh, Pep không còn duy trì được mức độ thống trị như từng có tại Barca và Bayern. Man City giờ đây chơi với thiên hướng phòng ngự nhiều hơn, dựa vào những hậu vệ có tầm vóc, sức lực và biết không chiến. Đội bóng của Pep có đôi khi chấp nhận nhường bóng cho đối phương, rút lui về phần sân nhà, bảo vệ phòng tuyến 16m50, nín thở chờ đợi cơ hội phản công.
Pep cũng bắt đầu học được cách trân trọng những bàn thắng đơn giản từ các quả đá phạt góc hay dứt điểm từ xa – vốn dĩ chúng cũng có nét hấp dẫn đấy chứ. Ông không còn chỉ tinh thông mỗi ngón nghề tấn công tổng lực kiểu tiki-taka. Thay vào đó, Pep phát triển các kỹ năng cầu thủ ở cả hai khía cạnh – tấn công lẫn phòng thủ. Tôi từng là một hậu vệ thích tấn công, có lẽ vì vậy mà chúng tôi rất hợp nhau. Dưới sự chỉ dẫn của Pep, các hậu vệ Man City tổ chức hệ thống phòng ngự chính xác hơn. Ngay cả Jerome Boateng cũng từng phải thốt lên rằng Pep đã dạy cho cậu ấy nhiều bài học giá trị. Các cầu thủ Bayern chúng tôi đã được hưởng lợi từ Pep, xét ở từng cá nhân lẫn cả tập thể.
Dưới thời Pep, mọi thành viên đều phải đóng góp công lao vì lợi ích chung. Ông ấy thậm chí còn phát minh ra một vị trí dành cho những cầu thủ kiệt xuất. Ông để Lionel Messi, người đã trở thành một kỳ quan của bóng đá thế giới dưới thời của mình, diễn giải lại vị trí trung phong. Ông đơn giản hiểu một điều: những trận cầu lớn được định đoạt bởi những cầu thủ lớn. Sáng tạo quan trọng hơn sách lược. Bóng đá của Pep là khúc ca chiến thắng của từng cá nhân mỗi cầu thủ. Ông tôn vinh các cầu thủ của mình và không nâng cao bản thân hay những hệ thống như 4-3-3 hoặc 3-5-2 hơn chính các cầu thủ. Pep là người bạn, là người đầy tớ của họ.
Hoàng Thông (theo The Guardian)
Tại Bayern, chúng tôi học được vô vàn từ Pep Guardiola. Ông ấy biết rằng những trận cầu lớn được định đoạt bởi những cầu thủ lớn.
Tôi vẫn ghi nhớ nhiều điều từ Pep. Có lần, ông ấy bảo tôi: "Trong những trận cầu quan trọng, tôi sẽ luôn chọn 11 cầu thủ giỏi nhất". Bạn cần phải nghe kỹ câu này, cốt lõi của bóng đá chính là: phẩm chất cá nhân. Pep là một chiến lược gia bậc thầy. Ông yêu thích kỹ năng và tài năng của những cầu thủ do mình dẫn dắt.
Một vài HLV tìm cách đơn giản hóa tính phức tạp của bóng đá. Pep thì ngược lại, ông ấy muốn làm chủ nó. Có người sẽ so sánh công việc của ông ấy với một kiện tướng cờ vua hay một nhạc trưởng luôn tìm cách khai thác tối đa tính năng của từng nhạc cụ. Song, một tập thể chơi bóng không chơi theo từng nốt nhạc được viết sẵn, và hướng di chuyển của mỗi cầu thủ biến hóa hơn cách đi của một quân xe hay quân mã trên bàn cờ. Không dễ để nhận ra hành động và khả năng của một cầu thủ trên sân. Và lại càng khó để miêu tả chúng.
Một HLV vĩ đại sẽ có thể nhanh chóng nhận biết khả năng của từng cầu thủ và nhận ra ai mới là cầu thủ quan trọng của ông ấy. Tiếp đến, ông ấy sẽ truyền tải thông tin với từng cầu thủ, chỉ ra đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của anh ta, ứng với ưu nhược điểm của những đồng đội khác. Người HLV ấy làm việc với mỗi cá nhân ở từng vai trò khác nhau hàng ngày. Pep làm công việc đó với niềm đam mê mà tôi chưa từng thấy ở bất kỳ một ai khác. Pep kiên nhẫn cho đến khi tất cả mọi cá nhân, kể cả những người không được ra sân thường xuyên, phải thừa nhận rằng ông ấy đúng. Ai nấy cũng phục chính là lúc Pep có được uy quyền tuyệt đối.
Nhưng một đội bóng sẽ luôn cần được trợ giúp, nhất là trong lúc các trận đấu diễn ra. Pep huấn luyện chủ động, thế nên ông lại càng chiếm được niềm tin từ các cầu thủ. Những cầu thủ chủ chốt trong đội hình như Kevin de Bruyne chịu sự ảnh hưởng từ Pep, và rồi những ý tưởng của ông ấy được truyền từ người này sang người nọ. Pep cũng biến một hậu vệ như Kyle Walker, vốn không phải là mẫu cầu thủ điển hình của ông ấy ở khuynh hướng hoạt động, ngày càng xuất sắc. Pep cho thấy ông trung thành với từng cầu thủ. Ông mang lại cho họ sự đảm bảo.
Ilkay Gundogan là mẫu cầu thủ hoàn toàn điển hình của Pep, luôn nắm bắt mọi tình huống mà đội bóng trải qua. Cậu ấy luôn xử lý chính xác; những pha di chuyển thì hoàn hảo cả trong tấn công lẫn phòng ngự. Gundogan biết rõ khi nào nên giữ quả bóng trong phạm vi kiểm soát của bản thân, khi nào thì cần đưa nó vào trong vòng cấm đối thủ. Đấy chính là kỹ năng quản lý rủi ro tài tình. Cậu ấy thường xuyên biết rõ đâu là nơi một pha bóng sẽ kết thúc. Chính vì thế, Gundogan thường bất thình lình ghi bàn. Pep cần những cầu thủ kiểu như thế. Còn ở chiều ngược lại, Gundogan đặc biệt được hưởng lợi từ người thầy của mình, vì cậu ấy hoàn toàn lĩnh hội và thích những thiết lập mà Pep tạo ra.
Điều đó hình thành nên một khối thống nhất. Những đội bóng của Pep dễ dàng được nhận biết tức khắc, ngay cả khi được chiếu qua truyền hình đen trắng: các cầu thủ di chuyển tự do, các chuỗi chuyền bóng, vị trí cầu thủ trong vòng cấm, các pha rê dắt bóng, cách luân chuyển bóng về phía trước và đẩy toàn bộ đội hình lên phần sân đối phương. Một HLV đâu thể đạt được điều đó chỉ nhờ đưa ra mệnh lệnh trong phòng thay đồ. Bạn phải làm việc cật lực hàng ngày để biến tập thể của mình trở thành một đối thủ luôn giành thế áp đảo.
Khi Pep bắt đầu công việc ở Man City vào năm 2016, ông gầy dựng lại cả đội bóng. Sau khi kết thúc mùa giải với vị trí thứ ba, Pep giành hai chức vô địch Ngoại hạng Anh liên tiếp, và mùa giải vừa rồi họ kết thúc ở vị trí á quân. Giờ ông ấy và Man City lại đang đứng đỉnh bảng và đặc biệt bỏ xa các đối thủ. Đội bóng của Pep chưa bao giờ xuống trình và ông tìm cách giảm đến mức tối thiểu yếu tố ngẫu nhiên trong 38 vòng đấu.
Nên nhớ rằng với các CLB Anh, giải vô địch quốc gia vẫn là giải đấu mang tính quyết định, nơi mang lại nguồn doanh thu quan trọng nhất. Do đó, sự cạnh tranh vô cùng gắt gao. Trong số 11 CLB có doanh thu nhiều nhất thế giới, hơn một nửa là của nước Anh. Ở sáu đến tám đội mạnh Ngoại hạng Anh, mỗi đội đều có ít nhất ba hoặc bốn cầu thủ với chất lượng vượt trội. Một sự tập trung độc nhất chỉ có ở giải đấu này. Trong vòng một thập kỷ đã qua, có đến năm CLB khác nhau vô địch. Nhưng chỉ Man City của Pep bảo vệ thành công ngôi báu, vào năm 2019. Ông cùng các học trò cũng đã giành được năm trong số 10 danh hiệu quốc nội.
Tuy nhiên, để có thể vô địch Champions League, bạn cần cả yếu tố may mắn trong những lá thăm và các trận đấu ở vòng knockout. 10 CLB mạnh nhất của châu Âu thường xuyên góp mặt kể từ vòng 16 đội. Nếu các cầu thủ chủ chốt không đạt được thể trạng và phong độ tốt vào giai đoạn tháng Tư đến tháng Năm, cơ hội vô địch giảm đi đáng kể. Tầm quan trọng còn đến từ việc sở hữu những cá nhân xuất chúng trong đội hình. Ở Barca trước kia, Pep từng có bốn hoặc năm cầu thủ thuộc hàng xuất sắc nhất thế giới ở các vị trí. Tại Man City, ông không có được diễm phúc đó dù CLB đã đầu tư mạnh tay. Pep cũng có lần tuyên bố, những nhân tài như Kylian Mbappe hay Neymar đều ưa thích những siêu đô thị như London và Paris, hay những CLB với lịch sử hào hùng hơn. City vì lẽ đó khó có thể xem là một bến đỗ ưa thích. Đặc biệt khi một cầu thủ với tài năng đặc biệt như Sergio Aguero giờ cũng không còn sung sức như trước vì những chấn thương.
Nếu nhớ lại thời kỳ đỉnh cao của Pep ở Tây Ban Nha, bạn sẽ nhận ra ông đang học cách thích nghi với hoàn cảnh. Barca là một dàn nhạc nơi mà mỗi cá nhân đều có thể chơi được bất kỳ nhạc cụ nào. Khi họ giành các danh hiệu vào năm 2009 và 2011, Barca bóp nghẹt các đối thủ. Điều này đạt được nhờ vào triết lý bóng đá của Johan Cruyff len lỏi vào mọi khía cạnh của CLB. Pep hòa mình vào truyền thống ấy. Ông ước có thể chọn đội hình ra sân gồm 11 Andres Iniesta. Song, ở những nơi còn lại, Pep buộc phải thỏa hiệp với chủ nghĩa lý tưởng của mình. Tại Bayern, ông để các chuyên gia là Franck Ribery và Arjen Robben đá cánh. Bù lại, hai hậu vệ biên di vào phía trong trung lộ mỗi khi đội kiểm soát bóng.
Ở một giải đấu đồng đều như Ngoại hạng Anh, Pep không còn duy trì được mức độ thống trị như từng có tại Barca và Bayern. Man City giờ đây chơi với thiên hướng phòng ngự nhiều hơn, dựa vào những hậu vệ có tầm vóc, sức lực và biết không chiến. Đội bóng của Pep có đôi khi chấp nhận nhường bóng cho đối phương, rút lui về phần sân nhà, bảo vệ phòng tuyến 16m50, nín thở chờ đợi cơ hội phản công.
Pep cũng bắt đầu học được cách trân trọng những bàn thắng đơn giản từ các quả đá phạt góc hay dứt điểm từ xa – vốn dĩ chúng cũng có nét hấp dẫn đấy chứ. Ông không còn chỉ tinh thông mỗi ngón nghề tấn công tổng lực kiểu tiki-taka. Thay vào đó, Pep phát triển các kỹ năng cầu thủ ở cả hai khía cạnh – tấn công lẫn phòng thủ. Tôi từng là một hậu vệ thích tấn công, có lẽ vì vậy mà chúng tôi rất hợp nhau. Dưới sự chỉ dẫn của Pep, các hậu vệ Man City tổ chức hệ thống phòng ngự chính xác hơn. Ngay cả Jerome Boateng cũng từng phải thốt lên rằng Pep đã dạy cho cậu ấy nhiều bài học giá trị. Các cầu thủ Bayern chúng tôi đã được hưởng lợi từ Pep, xét ở từng cá nhân lẫn cả tập thể.
Dưới thời Pep, mọi thành viên đều phải đóng góp công lao vì lợi ích chung. Ông ấy thậm chí còn phát minh ra một vị trí dành cho những cầu thủ kiệt xuất. Ông để Lionel Messi, người đã trở thành một kỳ quan của bóng đá thế giới dưới thời của mình, diễn giải lại vị trí trung phong. Ông đơn giản hiểu một điều: những trận cầu lớn được định đoạt bởi những cầu thủ lớn. Sáng tạo quan trọng hơn sách lược. Bóng đá của Pep là khúc ca chiến thắng của từng cá nhân mỗi cầu thủ. Ông tôn vinh các cầu thủ của mình và không nâng cao bản thân hay những hệ thống như 4-3-3 hoặc 3-5-2 hơn chính các cầu thủ. Pep là người bạn, là người đầy tớ của họ.
Hoàng Thông (theo The Guardian)