1. Văn hóa “Copy & Paste”
Copy & Paste chẳng có gì là xấu cả. Nó chứng tỏ rằng khả năng tìm tòi tài liệu của bạn là rất tốt. Bạn có nhiều nguồn thông tin và sử dụng/tận dụng nó một cách tốt nhất cho mục đích của mình.
Những ai quen thuộc với Copy & Paste chắc sẽ đồng tình rằng:
1. Khi “Copy” xong
2. rồi “Paste” thì những thứ đã thực hiện ở mục 1 trên
sẽ hiện ra đúng như những gì nó vốn có. Nói nôm na thì đó chẳng qua chỉ là “sự di chuyển” từ điểm nguồn “Copy” sang điểm (có thể được coi là) cuối mà thôi.
Khi Copy&Paste từ nguồn khác, để tôn trọng nguồn, người ta thường có chữ
“Theo + nguồn”. Còn những ai không muốn người khác biết nguồn mà mình Copy&Paste thì có thể chả ghi gì cả và coi đó là
“công sức lao động mà mình tạo ra”(!?).
Ấy thế mà cũng có những “Copy & Paste”, sau khi thực hiện thao tác “C&P” thì người ta lại muốn thêm thắt chút câu, từ vào cho hay hơn, lồng chút cảm nghĩ cá nhân vào để cho người đọc thấy rằng
“có sự sáng tạo lắm đấy chứ”.
2. Đâm lao, nhưng không theo lao…
Nhiều bài báo thể thao Việt Nam lấy tin ở báo nước ngoài. Dưới mỗi bài thường có chữ
“theo” nhằm mục đích cho người đọc biết rằng thông tin mà họ đang đọc được người viết bài lấy từ nguồn nào.
“Theo” được hiểu là “C&P” nguyên văn từ nguồn. Nhưng ở đây có sự sáng tạo là “theo” nhưng có chỉnh sửa, lồng câu từ của người viết vào để thể hiện cái được gọi là
“lao động sáng tạo”.
Và sự “sáng tạo” này dẫn người đọc “lao” vào “xứ sở thần tiên của nàng Alice”.
3. …mà ôm phản lao ra biển
Bộ tranh vẽ (có thể được gọi là biếm họa) cách điệu 32 đội tuyển tham dự World Cup 2010 xuất hiện cách đây chưa lâu làm cho tôi nảy sinh nhiều suy nghĩ khi không khí ngày Báo chí Việt Nam đang tới gần.
Được đăng trên báo điện tử Marca, bộ ảnh đã được nhiều tờ báo mạng Việt Nam mang về làm bài viết cho tờ báo của mình. Ở dưới mỗi bài viết đều có chữ
“theo Marca”. Nhưng tôi thật sự thấy bối rối, bởi vì
“theo Marca” ở đây là
“theo nguồn ảnh từ Marca” hay là
“theo cả nguồn ảnh lẫn tựa đề mà Marca viết ở trên mỗi bức hình”???
Trở lại trang web Marca, vào tận nơi có những bức hình này, tôi mới tìm được câu trả lời cho những băn khoăn của mình.
“Theo” ở đây là
“theo nguồn ảnh từ Marca”, chứ không phải là “theo cả nguồn ảnh lẫn tựa đề mà Marca viết ở trên mỗi bức hình”. Chuyện bây giờ mới “sáng” các bạn ạ.
- Về bức hình nói về đội tuyển Mỹ, báo Bongda và Dantri đều có tựa
“Người Mỹ hy vọng sẽ tạo nên một cơn chấn động trong chuyến vượt Thái Bình Dương đến Nam Phi”.
Còn về đến bài viết của một thành viên của FCBVN là
“Người Mỹ vượt Thái Bình Dương để đến Nam Phi”.
Đọc qua thì chắc cũng chẳng có gì, đúng không các bạn?
Nhưng thế, theo bản thân tôi, lại có đó.
Có 2 cái “đó” theo suy nghĩ của tôi:
3a.
Tựa trên báo Marca khác hẳn với tựa ở Bongda, Dantri và FCBVN.
Vậy “theo Marca” ở đây là "theo" cái gì? Chắc là theo nguồn ảnh mà thôi. Vậy có nên ghi “theo tranh/ảnh từ Marca”? Nên chứ nhỉ. Ngay bản thân Marca còn ghi bên cạnh:
"La ESPN ha creado estos peculiares carteles para promocionar el Mundial de Sudáfrica 2010". (Những bức hình này được ESPN “sáng tạo” ra nhằm cổ động cho Cúp Thế giới ở Nam Phi 2010).
Tôn trọng nhau đến thế cơ mà.
3b.
Những ai không hình dung ra bản đồ thế giới thì có thể vào Google.com và chọn mục Image và gõ từ khóa để tìm và xem bản đồ thế giới. Ý chú là
“chọn mục Image”, chứ không phải là “Translate” các bạn nhé. Các bạn có thấy
châu Mỹ nói chung, nước Mỹ nói riêng và châu Phi nói chung, Nam Phi nói riêng cách nhau bởi đại dương nào không? Thái Bình Dương hay Đại Tây Dương???
- Với tựa
“Người Mỹ hy vọng sẽ tạo nên một cơn chấn động trong chuyến vượt Thái Bình Dương đến Nam Phi” thì quả thật đây là
“một cơn chấn động”. Đường gần không đi, đi đường vòng, xa hơn thì đúng là “một cơn chấn động” rồi còn gì nữa. Hẳn là thế rồi!.
Từ Mỹ mò theo Đại Tây Dương đến Nam Phi cho gần, đằng này đi theo Thái Bình Dương để gây “chấn động” mới thật là dũng cảm.
- Sang đến bài viết ở FCBVN,
“Người Mỹ vượt Thái Bình Dương để đến Nam Phi”, không có chữ “chấn động” mới chấn động. Đây quả là hành trình mà Colombo cũng khó hình dung ra được.
Không hiểu do “vô tình” hay “cố tình”, 2 chữ “chấn động” ở đây là rất
“đắt”. Nó lột tả hành trình “tự mình làm khó mình”. Sao “Người Mỹ không vượt Đại Tây Dương để đến Nam Phi” cho gần nhỉ? Hậu duệ của Colombo tìm ra “con đường mới” hay hơn?
Kiến thức địa lí chưa hoàn thiện hay sáng tạo nhầm chỗ?
Trong khi ở Marca với tựa "El desembarco de Estados Unidos" (Cuộc đổ bộ của người Mỹ). Chả có liên quan gì đến Thái Bình Dương cả.
Thiếu hiểu biết về kiến thức địa lý lại còn thêm thắt.
“Theo” thì theo cho nghiêm chỉnh để từ
“theo” có tác dụng.
“Theo” mà theo nửa mùa đôi khi đem lại cho người đọc thấy được cái “tai” (chứ không phải “tài”) của người viết. Copy & Paste giờ đẻ ra một cái mới “Copy & Paste & Edit”. Thế thì “theo” làm gì nữa!
Viết bài về thể thao
không chỉ đòi hỏi người viết có kiến thức về thể thao. Dịch bài từ ngoại ngữ A hay ngoại ngữ T
không nhất thiết đòi hỏi người viết phải biết ngoại ngữ A hay ngoại ngữ T. Bởi vì họ có kiến thức để sử dụng những công cụ rất “tài” (chứ không phải là “tai”).
Nhiệt tình (Copy&Paste) + thiếu hiểu biết (kiến thức) = Quá tài!
Tài + không có/thiếu cái “đức”, cái “tâm” (khi viết bài) = Treo đầu chó, bán thịt chuột.
4. Và chuyện “chó” hay chuyện “trâu”?
Chuyện cổ tích-bongda
Chuyện cổ tích -FCBVN
Dantri lần này có sự sáng tạo là ứ chơi chữ
“chuyện cổ tích”.
Lại Google tiếp thì mới biết là
"chuyện cổ tích" chưa được wikipedia.org đưa vòa danh mục.
Hóa ra là
“trâu”, chứ không phải là
“chó”. (Phân biệt “CHuyện” hay “TRuyện”)
5. Tương truyền rằng:
Mã:
http://diendan.fcbarcelona.com.vn/showthread.php?p=86158#post86158
@ Đây là cách mà thầy giáo dạy Toán của tôi luôn nhắc nhở: “Chép gì của ai thì cứ chép đúng cả cái dấu chấm, dấu phẩy nhé. Không lại ân hận đấy”.
6. Tóm lại chỉ một từ "theo" :stop:
Link bộ ảnh ở Marca
Mã:
http://www.marca.com/albumes/2010/05/30/carteles_mundial/index_7.html