[Nhật ký] denpietrau

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,343
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,356
Nhật ký...

Ơ, sao mình không có cơ hội được ngồi gần em Mai Phương Thúy hay em Tăng Thanh Hà nhỉ <):D. Những người khốn khổ!

(Nhật ký được sáng tác theo cốt truyện Doublemint của nhà văn duongns)
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,343
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,356
Một điều đáng học hỏi từ một ông già không quen ngồi cùng xem bóng đá qua truyền hình ở một quán cafe. Một tâm thế bình tĩnh, làm chủ cảm xúc.
Đó là lý do ông già không đến sân xem bóng đá. Có thể kết luận ông già đó chả cổ vũ đội nào, không cá độ, không giải trí. Có trời mới biết được ông già có nhìn rõ cái tivi hay không.
Tớ không thích học hỏi từ ông già đó. Chắc Pep thì thích :D.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,343
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,356
Thú thật, mình đang tự hỏi khi nhìn vào hoạt động tuyển người làm trang tin xã nhà: sao mấy đồng chí chuyên ca thán các cán bộ chỉ giỏi "tự sướng" không nhảy vào ca thán nhỉ? Làm trang tin vừa mệt lại vừa ít "nổi tiếng" :D. Tên không xuất hiện, chức không xuất hiện thì rõ là mấy ông tự sướng rồi còn gì nữa...
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,343
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,356
15617641.jpg


Fan Barca ghét, fan Real ghét. Đến fan teen cũng ghét. Sống mà để người ta ghét thì sống làm gì :tire:.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,343
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,356
Đọc thơ Đoàn Thị Tảo hay quá. Đăng lên facebook thì phiền hà nên đăng vào đây để có chỗ mà tìm được mai sau.

Lỡ

Mải chơi để lỡ chuyến đò
Ngẩn ngơ trách bến oán bờ giận sông

Cái duyên giá những bao đồng
Bán đi thì tiếc, cho không ngậm ngùi

Dùng dằng cau héo trầu ôi
Chợ trưa quán vắng trách người dửng dưng…


Cho một ngày sinh

Thế là chị ơi
Rụng bông gạo đỏ
Ô hay, trời không nín gió
Cho ngày chị sinh

Ngày chị sinh trời cho làm thơ
Cho nết buồn vui bốn mùa trăn trở
Cho làm một câu hát cổ
Để người lí lơi

Vấn vương với sợi tơ trời
Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan

- Thật không tin nổi Đoàn Thị Tảo sáng tác bài thơ tặng chị lúc mới 16 tuổi.

XẨM CHỢ
Này chị em ơi!!!
Ra chợ từ buổi sớm mai
Có ba đồng vốn giở vai với giời
Một đồng mua cái nổi trôi
Đồng mua duyên hẩm với người ngày xưa
Ốm đau mua lão là vừa
Hết ba đồng vốn chợ trưa mất rồi

Bôn ba tần tảo ngược xuôi
Thác ghềnh chèo chống một đời bán mua

LÀM BẠN VỚI CÔ ĐƠN

Tôi cô đơn nhất hành tinh
Thế gian thừa đúng một mình tôi thôi
Ước gì cũng có một người
Cũng cô đơn cũng ngậm ngùi giống tôi
Cái buồn đem xẻ làm đôi
Nửa cho bên ấy, nửa tôi để dành.


TỨ TUYỆT TÌNH

I
Người đem buồn nhớ đổ đi
Còn tôi níu lại phòng khi giở giời
Sập sùi mưa gió bời bời
Nỗi buồn còn đó đem chơi một mình.

II
Một mình ra ngẩn vào ngơ
Lặng nghe tiếng lá gọi mưa bồn chồn
Hạt mưa như lỡ độ đường
Yêu say đắm đó chán chường lại đi

III
Thơ yêu tôi tặng một người
Của thời vụng dại chỉ người ấy thôi
Một người với một mình tôi
Cũng làm nên cả một trời nhớ thương

NGÔI SAO RƠI

Tôi đi về nơi ngôi sao rơi
Miền hoang vu gió
Một tinh cầu bé nhỏ
Bơ vơ rơi đâu

Tôi đi tìm nơi ngôi sao rơi
Hỏi từng ngọn cỏ
Có thấy một vì sao bé nhỏ
Bây giờ nơi đâu

Có ai tiếc thương một điều vô nghĩa
Giữa hằng hà thiên thể
Ngôi sao buồn bỏ đi nơi đâu
Cho tôi đi tìm
Một tinh cầu khờ dại đến xót đau

NGỌN ĐÈN VÀ ĐÊM ĐEN
“Thà rằng chả biết cho xong”

Ngọn đèn dầu le lói
Rọi qua song cửa tre
Lập lòe đơn độc

Đêm đen đêm đặc
Nỉ non con dế khóc
Tủi duyên chú ếch kêu một mình

Người đa tình
Buồn sầu vô cớ
Đi không nỡ, ở chẳng trông ai
Thở dài thương
Thương cho ngọn đèn đầu phố
Mở mắt trông thấy mặt đường lồ lộ
Đêm không đen
nhờ nhờ!….

- Khi nào tìm tiếp thơ Đoàn Thị Tảo để cập nhật.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,343
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,356
Âm nhạc phản ánh nội tâm của con người. Ở hoàn cảnh nào sẽ có bài hát đó để người nghe cảm nhận sâu sắc nhất tâm tư nhạc sĩ gửi gắm. Vừa bật mạng lên đập ngay vào mắt tiêu đề bài hát "Anh đếch cần gì nhiều ngoài em". Nhòm lại tác giả thấy có tay Đen. À hóa ra là đứa sáng tác bài "Bố em hút rất nhiều thuốc" đây mà. Dĩ nhiên sự thất vọng tràn trề xâm chiếm vì bản thân đã ác cảm với các sáng tác không thể mê nổi của Đen. Rồi lại bất chợt nghe giọng Thiên Kim ngân nga:

"Tình sẽ theo thời gian nhạt nhòa phai xin nhớ cho rằng
Một lần yêu phải trăm lần khổ đau

Giọt sương ban sớm lấp lánh trên hoa nụ hoa anh đào
Đời người con gái chỉ biết khi yêu, yêu nồng thắm
Thì tại sao thêm nước mắt cho đớn đau
Nỗi hận sầu, em chỉ biết có mỗi anh thôi
Cho dù anh trót đắm say với ai
Em vẫn yêu vẫn đợi chờ".

Hay quá! Tuyệt vời quá. Bài hát này dĩ nhiên nghe từ nhỏ và cũng có thể thuộc lòng. Thế nhưng từ thuở đó chỉ là cái máy sẵn sàng nhớ vẹt từng câu chữ đến mức thuộc lòng chứ đâu có cảm nhận được cái hay cái tinh túy trong câu hát. Bất chợt nhận ra vì sao những bài hát xưa cũ mà người ta gọi là Nhạc Vàng lại có sức sống mãnh liệt đến thế.

1 bản nhạc được tấu lên, giai điệu và phần nhạc của bài hát là thứ chinh phục ta đầu tiên. Nhạc hiện đại ngày nay cũng rất hay và xuất sắc như vậy. Nhưng để sống mãi với thời gian thì âm nhạc mới là cái xác. Ca từ của bài hát là phần hồn. Thế nên nếu còn những sáng tác kiểu Như Lời Đồn, Anh Đếch cần gì nhiều ngoài Em thì mới thấy trân trọng những nhạc sĩ thời nhân văn giai phẩm thời xưa.

Quay lại với nhạc sĩ của "Cho dù anh trót đắm say với ai em vẫn yêu vẫn đợi chờ", lần đầu tiên biết đến nó chắc phải gần 30 năm rồi mới tìm kiếm nhạc sĩ viết lời Việt: Khúc Lan.

khuclan.jpg

Trời ơi, Khúc Lan xinh đẹp quá, tài năng quá. Hóa ra những bài hát thời xưa với ca từ dịu dàng thấm ướt tình yêu đều do Khúc Lan chuyển dịch. Trên mạng chỉ có 1 bài viết duy nhất về nữ nhạc sĩ này:

[an]Nước Bỉ, vùng nói, viết ngôn ngữ Pháp, có một người tên là Jacques Brel. Cái tên Jacques Brel trở thành bất hủ, khi sống; bất tử, khi chết. Như chàng vẫn tồn tại với cuộc đời. Như chàng đã lơ lửng trong hư vô. Như chàng muôn thủa ở lại. Như chàng vĩnh viễn ra đi. Ne me quittes pas. Chàng bay vào nhạc sử, cùng Edith Piaff... Lừng lững. Vẻ vang. Ne me quittes pas. Đừng bỏ anh. Chàng hát ? Không đúng. Chàng diễn tả lời ca ? Hơi hơi đúng. Chàng kể lể tâm sự của chàng và của chúng ta ? Hoàn toàn đúng. Jacques Brel, nhạc sĩ tài ba ? Chẳng phải. Jacques Brel, ca sĩ tuyệt vời ? Chẳng phải. Thế Jacques Brel, cái gì vậy ? Jacques Brel là Jacques Brel. Chàng soạn những ca khúc truyền đạt tận đáy tâm hồn nhân loại. Chàng bắt chúng ta ngậm ngùi cảm động. Chúng ta cảm động ngậm ngùi. Chàng bắt chúng ta sướt mướt khóc lóc. Chúng ta khóc lóc sướt mướt. Chàng bảo chúng ta yêu thương nồng nàn. Chúng ta nồng nàn yêu thương. Chàng bào chúng ta quên hết thù hận. Chúng ta quên hết hận thù. Để cởi mở tấm lòng chân thật, mà sống đời Chân Thiện Mỹ. Nhất rồi, Jacques Brel!

Nước Việt Nam, vùng Thủ Dầu Một, miền Nam, có một người con gái, gọi rằng Khúc Lan, cháu chắt Khúc Thừa Dụ trên ngàn năm lịch sử. Cái tên Khúc Lan chưa lớn bằng cái tên Jacques Brel, sẽ lớn, vì, nàng còn trẻ lắm, và con đường nghệ thuật còn xa lắm, thăm thẳm trước mặt nàng. Nghệ thuật không có thiên tài. Thiên tài là sự cố gắng trau dồi nghệ tuật không ngừng. Đào đâu ra thần đồng âm nhạc, thần đồng văn chương, thần đồng tiểu thuyết, ở Việt Nam ? Bước chân vô nghệ thuật, người ta phải kiên nhẫn học hỏi, kiên nhẫn đến khi nhắm mắt, và không bao giờ chán nản, mệt mỏi. Và, đừng bằng lòng dại dột những gì mình đã có. Mình đã có những gì mình sẽ không có nữa. Nghệ thuật đứng im một chỗ. Bất động. Lúc nào đó, nhìn lại những gì mình đã có, hoảng hốt và buồn tênh than vãn : Mình đã có một thứ nghệ thuật chả đâu vào đâu. Sẽ có những gì tuyệt bích hơn. Nghệ thuật bất động. Mình bất động. Những gì sẽ có bất động. Than ôi, mình thở dài giã từ nghệ thuật. Với hối tiếc muôn vàn. Trường hợp Khúc Lan khác hẳn. "Vì, nàng còn trẻ lắm". Như vừa mới say mê nghệ thuật. Như vừa muốn làm nghệ thuật. Nàng đã say mê nghệ thuật, đã làm nghệ thuật. Chợt nghe Kỷ niệm của Phạm Duy, nàng lên tiếng, trong đêm khuya heo hút : Xin đi lại từ đầu...

Khúc Lan, thuở sinh viên du học bên Nhật, đã chớm mơ mộng và lãng mạn.Cô gái Thủ Dầu Một của thị xã nên thơ nhất miền Nam, còn mang tên Bình Dương, nơi chở chất bao nhiêu người đã ôm ấp mảng cầu thơm nồng tình nghĩa quê hương và người quê hương, lừng thững xa xứ Mẹ, mang theo nỗi hoang mang. Năm ấy, 1973, quê nhà đang hiu hắt chiến trường, quê người đã no nê thanh bình đến ích kỷ và tàn nhẫn. Hoa anh đào thi nhau đua nở, rợp kín mọi tủi cực của nhân loại. Những khổ nhục của riêng mình xếp đống lên nhau, canh cánh cõi lòng Khúc Lan. Hoa đào bất lực trong sứ mạng xóa sạch niềm đau đớn của nàng. Lãng mạn và mơ mộng vừa chớm nở quê nhà, đã úa héo quê người. Cơ man nốt nhạc nhẩy múa tưng bừng quanh hồn nàng, nhưng chẳng chịu đậu trên khuôn nhạc nàng. Khúc Lan rầu rĩ. Ngày lại ngày, đêm lại đêm, nàng mong tháng năm qua mau. Để nàng về Thủ Dầu Một ươm mơ. Chỉ quê hương, chính quê hương của nàng, mới giúp đỡ nàng toại nguyện giấc mộng trở thành người soạn ca khúc, và người truyền đạt ca khúc của mình tới dân gian.

Năm 1975, Khúc Lan sang Pháp. Bắt đầu một thân phận lưu vong. Nàng miên man sáng tác những ca khúc thương làng cũ, nhớ cảnh xưa. Ngậm ngùi. Hai chữ quê hương bàng bạc trong nhạc Khúc Lan. Nó rơi, rơi mãi, như nước mắt dân tha hương lưu lạc. Sầu ơi ! Rồi, một ngày kia, không thể nghe giọt lệ đổ xuống đời, Khúc Lan đẩy ca khúc của mình qua một khúc rẽ mới. Nàng làm nhạc chiến đấu. Tổng hội sinh viên Paris hoan nghênh nàng nhiệt liệt. Tuổi trẻ gặp tuổi trẻ. Paris âu yếm Khúc Lan. Bốn tập nhạc liên tiếp xuất bản. Khúc Lan chiếm ưu thế, cơ hồ Trịnh Công Sơn. Khác nhau một điểm, một điểm thôi : Trịnh Công Sơn quẫy động Sàigòn trước 1975, Khúc Lan khẽ động Paris sau 1975. Trước và sau chỉ cách nhau gang tấc. Những người coi sáng tạo nghệ thuật là lẽ sống của đời mình, trước và sau xa hun hút, mịt mùng. Y hệt lịch sử Việt Nam chuyển biến, nghệ thuật Việt Nam biến chuyển theo. Nghệ thuật Việt Nam lưu vong thì cay đắng, nghẹn ngào. Ở Sàigòn, ta phóng nghệ thuật đu giây, nhẩy múa giữa bầu trời. Trịnh Công Sơn hát nhạc Trịnh Công Sơn, áp phích viết bằng tay, dán lấp cẩu thả lên vài bức tường gần nơi Trịnh Công Sơn xuất hiện, hàng ngàn thính giả tuổi trẻ náo nức tới chiêm ngưỡng Trịnh Công Sơn, và nghe TrinhCộng Sơn hát nhạc của chàng. Ở Paris, nghệ thuật âm thầm tuyệt vọng, im lặng như tờ. Khúc Lan hát nhạc Khúc Lan, quảng cáo trịnh trọng trên báo chí, áp phích in mầu đàng hoàng dán gần nơi Khúc Lan xuất hiện, chỉ có 300 thính giả tuổi trẻ, nhiều nhất, 100 thính giả, ít nhất, náo nức tới chiêm ngưỡng Khúc Lan, và nghe Khúc Lan hát nhạc của nàng. Paris, vùng tạm trú của nghệ thuật Việt Nam. Sàigòn, vùng vĩnh cửu, vùng linh thiêng, vùng đãi ngộ nghệ thuật Việt Nam. Người truyền đạt âm nhạc, hàng triệu thính giả sung sướng nghe. Người soạn ca khúc, hàng triệu thính giả cảm phục biết. Đem Paris tạm bợ so với Sàigòn vĩnh cửu, thấy tận lòng mình xót xa ! Ai bảo Paris hách hơn Sàigòn ? Khúc Lan giành lấy quyền trả lời : Sàigòn hách hơn Paris. Đủ thứ.

Đằng đẵng 8 năm, Khúc Lan cống hiến tài năng của mình cho Tổng hội sinh viên Việt Nam lưu vong, ở Paris.Tài năng của một người cống hiến một số người ít ỏi vậy sao? Khi Khúc Lan thất vọng Paris, một câu hỏi bất chợt hiện ra : Nhạc chiến đấu thôi ư ? Không phải. Nhạc chiến đấu phục vụ một giai đoạn ngắn ngủi nào đó. Nó sẽ chết, chết chẳng ai thương xót, vào một giai đoạn ngắn ngủi nào đó. Một cái tên đặt cho nó : Nhạc chiến dịch ! Xóa bỏ nó ngay. Bởi vì, âm nhạc dùng âm thanh để diễn tả niềm vui và nỗi buồn của con người, không diễn tả những cảnh thù hận, những cảnh giết chóc của loài người... Nói thật đúng, âm nhạc là nghệ thuật siêu đẳng rung lên tình yêu và hạnh phúc nhân sinh. Những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn biến đi, chỉ còn những ca khúc thương yêu của Trịnh Công Sơn tồn tại. Khúc Lan đã có câu giải thích. Và, tâm hồn nàng bị cuốn xoáy vô nhạc yêu thương và hạnh phúc. Năm 1983, Khúc Lan quyết định sang Mỹ định cư. Để sáng tác những ca khúc mới nhất.

Nước Mỹ, tiểu bang California, tưởng chừng, ưu ái Khúc Lan lắm. Nàng phơi phới soạn nhạc tình yêu, phơi phới truyền đạt nhạc tình yêu của nàng. Phiền một nỗi, người Việt Nam di tản trên đất Mỹ, không ai thích Jacques Brel, không ai biết Jacques Brel, không ai thuộc Ne me quittes pas, cho nên, không ai ngưỡng mộ Khúc Lan hơi hơi giống Jacques Brel cả thế giới coi là thần tượng. Phiền một nỗi nữa, Việt Nam đã chấnm dứt chiến tranh, chẳng người nào nắc đến Joan Baez phản chiến, cho nên, ít người nghĩ đến Khúc Lan hòa bình. Cô đơn bủa vây Khúc Lan. Nàng lầm lũi bước trên sầu đạo ngập chìm hoang vu. Sầu đạo không chỉ đánh đai sáng tác và truyền đạt của nàng, mà còn thúc phọc mưu sinh tẻ nhạt. Khúc Lan cố xua đuổi những cảnh tượng tê tái ấy. Và, nàng tự hỏi : Giọt nước có biết mình là giòng sông ? Giọt nước Khúc Lan có biết mình sẽ là giòng sông Khúc Lan. Quả quyết thế. "Thiên tài là sự cố gắng trau dồi nghệ thuật không ngừng". 13 năm sống kiếp du mục, ở nước Mỹ, vây kín bằng vật chất và vật chất, Khúc Lan đã tuyệt vọng. Tinh thần đâu ? Sáng tác khó lòng bay lên, bay xa, bay cao, bay vun vút vào hư vô. Nó đã bay, còn bay, mãi mãi bay là đà, trên mặt cỏ hoang héo úa. Nghệ thuật Việt Nam, trong cõi tạm, là vậy đó. Người ta đã ồn ào vẽ gấm thêu hoa quanh mình nó. Rời rạc và ngượng nghịu làm sao ! Chỉ Khúc Lan hiểu nổi mọi nỗi ưu phiền cắm chông lên nghệ thuật. Đủ ngành. Và nàng, nghệ sĩ trẻ kể tự 1975, thấy mình chới với giữa giòng nhạc lưu vong.

Cô gái Thủ Dầu Một xin đi lại từ đầu. Khúc Lan coi những ca khúc nàng đã soạn như những bản thảo. Nàng xé nát. Không dan díu với chúng nữa. Không tội tình chi dan díu với chúng. Khúc Lan chẳng ưu ngày mai sỏi đá cũng cần có nhau, giống Trịnh Công Sơn. Khúc Lan chẳng ham ngồi đây ta gõ ván thuyền ta ca ta hát trái đất còn riêng ta, giống Văn Cao. Nàng thích hôm nay, không thích cô độc. Nàng bắt đầu bước vào chu kỳ sáng tạo thật mới, thật lạ. Nhân gian đang trông chờ nàng. Để vinh tôn Khúc Lan.

Duyên Anh

Garden Grove, 18-05-1996[/an]

Đọc rồi thấy buồn man mác cho số phận của một nữ nhân tài hoa.

Có lẽ Việt Nam ta trước khi đào tạo đám viết nhạc hiện tại buộc phải biết viết văn trước nhỉ?
 

beckenbia

Thành viên danh dự
Thành viên danh dự
Đầu quân
24/12/09
Bài viết
3,872
Được thích
50
Điểm
48
Tuổi
30
Nơi ở
Đà Nẵng
Barça đồng
123
Không biết anh Đen là do trong lúc cao hứng ngẫm ra cái hồn của nhạc xưa rồi nghĩ về ca từ bây chừ mà thất vọng, hay là tại đang xao xuyến ai để rồi mới thấm câu "Một lần yêu phải trăm lần khổ đau" ;)).
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,343
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,356
Ngấm nhạc là chính chứ anh thì chỉ say là nhanh, đau với đớn cái gì =))
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,343
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,356
Cũng nói qua là thế hệ trẻ hiện tại có rất nhiều tài năng. Có những người anh thật sự thú nhận là hâm mộ. Ví dụ Trần Lập của Bức Tường với những sáng tác thời đại và trữ tình. Ví dụ Tiên Cookie với hàng loạt ca khúc hít....Nhưng có vẻ anh ấn tượng với người con gái sáng tác nghệ thuật hơn mấy ông phái mạnh.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,343
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,356
Diego Maradona

Tạc tượng ông này má mạ Ma
Bàn tay của Chúa lạ la là
Cầu trường rực lửa hô hò họ
Trận bóng điên cuồng tả tá ta
Tội lỗi – thiên tài đu đú đủ
Đam mê – bách tật bứa bưa bừa
Thôi thì xấu tốt kề kê kệ
Tớ mộ nên đành cá cả ca…

Nguyên Hữu
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Chủ đề mới nhất

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top