Phim này hay nha bạn, mình xem lại rất nhiều rồi mà vẫn thấy hay. Thân tặng bạn và anh em xã nhà bộ DVD Tây Du Ký 1986-1999 FULL, bao gồm cả 2 phần. Anh em download xong về giải nén ra, ghi ra đĩa hoặc xem luôn tùy ý.
Tây Du Ký 1986 - 2000
[an=Bấm vào để xem nội dung] "Tây Du Kí" bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: Nhà sư trẻ đời
Đường Thái Tông tên là
Trần Huyền Trang, năm 21 tuổi đã một mình sang
Ấn Độ tìm thầy học đạo. Ông ra đi từ năm 629 đến năm 645 mới về Trung Quốc, tổng cộng là 17 năm; trong đó, có 6 năm tu học ở chùa
Na Lan Đà - một trung tâm
Phật giáo hồi bấy giờ. Khi về nước, ông phải dùng tới 24 ngựa tải 657 bộ kinh Phật.
Câu chuyện có thật đó vốn đã mang màu sắc huyền thoại, được truyền tụng rộng rãi trong dân gian và thần thoại hóa.
Ngô Thừa Ân tuy là người tập hợp và gia công cuối cùng, nhưng ông vẫn xứng đáng là tác giả vĩ đại nhất của bộ "Tây Du Kí". Với ngòi bút sáng tạo của ông, tác phẩm không những có dung lượng đồ sộ, mà tính tư tưởng cũng được nâng cao, hình tượng nhân vật trở nên sống động, có tính cách rõ nét, văn phong uyển chuyển, nhất quán.
"Tây Du Kí" kể về chuyện
Tôn Ngộ Không,
Trư Bát Giới và
Sa Ngộ Tĩnh phò Đường Tăng sang phương Tây (Ấn Độ ở về phía
Trung Quốc). Đường đi gặp bao trắc trở, gian nan trắc trở, tổng cộng gặp đến 81 nạn, cuối cùng cũng đều vượt qua đến được xứ sở
Phật tổ, mang kinh Phật về truyền bá ở phương Đông.
Bộ phim ra đời trong hoàn cảnh khó khăn do được sản xuất vào thập kỉ 1980 thời mà kĩ xảo điện ảnh còn thô sơ lạc hậu. Vốn đầu tư 6 triệu nhân dân tệ tuy là một khoản tiền rất lớn nhưng cũng không đủ trang trải cho toàn bộ phim, các diễn viên cũng chỉ nhận được thù lao tượng trưng, ít ỏi. Phim được làm trong 6 năm trời ròng rã từ năm 1982 đến năm 1988 hoàn thành. Tây Du Kí vừa quay vừa phát sóng theo kiểu cuốn chiếu, tập phim đầu tiên “Trừ yêu Ô Kê quốc” ra mắt khán giả vào dịp lễ Quốc khánh Trung Quốc vào năm 1982, đến ngày 1/2/1988, CCTV mới phát sóng trọn bộ phim Tây Du Kí 25 tập. Đặc biệt, trong 20 năm qua, phim đã nhiều lần phát sóng lại, mỗi lần cả người lớn và trẻ em đều háo hức đón xem. Có thể nói, bản phim Tây Du Kí 1986 đã sống mãi với thời gian và ăn sâu trong kí ức của nhiều thế hệ khán giả. Hầu hết các đài truyền hình của Việt Nam đều ít nhất trình chiếu một lần. Cá biệt có đài phát sóng đến gần 10 lần và trình chiếu đi và chiếu lại suốt nhiều năm liền.
Có thể nói, phục trang, hóa trang, tạo hình của bộ phim hết sức thành công và khó có phiên bản nào qua được. Chính những chi tiết sắc sảo của từng vai diễn. Với mỗi tập là những con yêu quái hoàn toàn khác nhau và không yêu quái nào sử dụng lại. Chính nhờ những phần hóa trang yêu quái như thế nên phần nào giúp bộ phim xóa đi khuyết điểm thiếu diễn viên. Có khi một diễn viên đóng đến 4, 5 vai, và cá biệt, có tập phim đến phó đạo diễn, thư kí trường quay đều thủ vai yêu tinh nốt. Cá biệt, nhờ vào đeo mặt nạ hóa trang, nên có diễn viên 25 tập đóng đến 10 vai khác nhau
[2]
Phục trang, tạo hình cũng góp phần tạo nên sự thành công của bộ phim, nhất là trong các phân đoạn, cảnh quay đông đúc: bầy khỉ ở
Hoa Quả Sơn, cảnh chư vị thần tiên tụ hội trên thiên đình và vũ điệu của Hằng Nga, đoạn nhà sư
Trần Huyền Trang lần đầu diện kiến vua Đường,.v..v... Dù rằng quay trong phim trường sử dụng phông màn xanh cùng với kĩ xảo bị hạn chế, thế nhưng cảnh thiên đình với hoa sen thật khiến cho cảnh thiên đình trong Tây Du Kí 1986 luôn là cảnh thiên đình mẫu cho các bộ phim về sau.
Đặc biệt cách dựng cảnh
Bồ Tát và các vị La Hán ở Thiên Trúc khi Đường Tăng đến bái kiến Như Lai Phật Tổ hết sức tuyệt vời. Tất cả như một bức tranh nổi, đẹp và rất sống động. Mười tám vị La Hán là 18 khuôn mặt và tư thế khác nhau oai nghiêm và sống động khiến cho từng cảnh quay ở các phân đoạn này luôn như thật.
Lưu Lễ – người phụ trách dàn dựng kĩ xảo phim Tây Du Kí cho biết, trong phim đã sử dụng hơn 1.000 cảnh quay kĩ xảo, nhưng anh nói, với kĩ thuật làm phim lúc bấy giờ thì chưa thể gọi đó là kĩ xảo, bởi nó đều được làm bằng sức người, phương pháp thủ công, dựng phim ghép hình... Như để có được những hình ảnh bồng lai thiên cảnh trên thiên đình, đoàn làm phim phải sử dụng hiệu ứng sân khấu, cảnh
Tôn Ngộ Không dùng phép Cân đẩu vân đi mây về gió được dựng với thủ pháp ghép hình, trường đoạn Tôn Ngộ Không bị đốt trong lò luyện đan của
Thái Thượng Lão Quân, đoàn làm phim phải dựng những cảnh cháy thật, khiến Lục Tiểu Linh Đồng bị lửa làm cháy bỏng... Chưa kể, những con vật, linh thú hay yêu quái hiện nguyên hình, đoàn làm phim phải sử dụng những con thú nhồi bông hay làm thật con thú đó. Tập 17 trường đoạn con linh vật của
Ngưu Ma Vương đoàn làm phim sử dụng kì lân của đội lân hay con trâu Ngưu Ma Vương biến hình được làm thật và chỉ quay đúng một tập phim. Ngoài ra còn rất nhiều con vật khác, lúc bấy giờ kĩ xảo khó khăn, đoàn làm phim bắt buộc phải làm thật.
Mặc dù bị hạn chế phần kỹ xảo, nhưng cách tạo hình nhân vật trong Tây Du Kí rất bắt mắt, vai Tôn Ngộ Không ở mỗi giai đoạn trưởng thành đều có tạo hình khác nhau, đặc biệt những nhân vật yêu tinh đều thể hiện được hình thù đặc trưng, giúp khán giả dễ dàng phân biệt. Bằng phương pháp thủ công mà năm xưa các nhà làm phim đã hoàn thành bộ phim kinh điển
Tây Du Kí, điều đó đã được giới làm phim Trung Quốc xem là niềm tự hào, và còn là bệ phóng đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển của truyền hình Trung Quốc.
Phim Tây Du Kí quay ngoại cảnh xuyên suốt Trung Hoa từ Bắc chí Nam:
Bắc Kinh,
Hồ Nam,
Sơn Đông,
Tam Hiệp,
Tứ Xuyên,
Dương Châu,
Thổ Lỗ Phồn -
Hỏa Diệm Sơn-
Tân Cương,
Nội Mông,
Quảng Châu,
Hàng Châu,
Giang Tô,
Phúc Kiến,
Hà Bắc,
Vân Nam... và còn sang tận
Thái Lan ghi hình
[3]. Lúc bấy giờ, một bộ phim ra nước ngoài quay ngoại cảnh được xem là sự kiện đình đám trong giới làm phim.
Theo nhận xét của giới báo chí, phần ngoại cảnh tuyệt đẹp trong phim Tây Du Kí đã góp phần không nhỏ làm nên thành công cho bộ phim. Có thể nói, những chốn bồng lai tiên cảnh, non nước hữu tình đã che lắp đi phần kĩ xảo lạc hậu. Vậy ngoại cảnh trong phim đã được quay tại: Tập 1 –
Bắc Đới Hà; tập 2 –
Giới Đài tự –
Bắc Kinh; tập 4,11 và 12 –
Hồ Nam; tập 7 –
Sơn Đông; tập 8 –
Tam Hiệp; tập 9 –
Tứ Xuyên; tập 10 –
Trương Gia giới; tập 13 –
Dương Châu; tập 17 –
Thổ Lỗ Phồn Hỏa Diệm Sơn; tập 21 –
Cửu Trại Câu; tập 23 –
Quảng Châu; tập 24 –
Thái Lan; tập 25 –
Thái Lan và
Hồ Nam.
Vào thời điểm đầu thập niên 80, phim truyền hình Trung Quốc chưa phát triển mạnh, vốn làm bộ phim 6 triệu Nhân dân tệ đã được xem là số tiền kếch sù, nhưng vẫn không đủ trang trải, nhất là việc phải di chuyển đến nhiều nơi rất tốn kém. Tuy nhiên, những khó khăn về tài chính, nhân lực, phương tiện kĩ thuật... vẫn không hề ảnh hưởng đến quyết tâm làm phim Tây Du Kí của nữ đạo diễn Dương Khiết và êkíp làm phim. Đó cũng là lý do tại sao mỗi khi các tờ báo viết về phim Tây Du Kí đều không quên nhắc đến quá trình làm phim gian nan, và còn xem đây là bộ phim thể hiện quyết tâm, ý chí và tinh thần đoàn kết của người
Trung Quốc.
Do nguồn kinh phí eo hẹp, diễn viên chỉ được trả thù lao tượng trưng, hơn nữa, diễn viên và nhân viên hậu trường không có sự phân biệt, lúc đoàn di chuyển ngoại cảnh, diễn viên cũng phải phụ khuân vác, còn lúc thiếu diễn viên, nhân viên hậu trường cũng phải “thò mặt” ra trước ống kính, như: thư kí trường quay
Vu Hồng (hiện là vợ của
Lục Tiểu Linh Đồng) đã đóng vai Hoàng hậu nước
Thiên Trúc; huấn luyện viên võ thuật
Lâm Chí Khiêm vừa đảm nhận vai trò chỉ đạo nghệ thuật vừa đóng vai
Nhị Lang Thần,
Hạ Bá Hoa (夏伯华) vừa đảm nhận chỉ đạo võ thuật vừa đóng vai Yêu đạo – câu chuyện “
Trừ yêu Ô Kê quốc” (phiên bản 1982).
Vì đa phần các cảnh quay đều thực hiện thô sơ nên các cảnh quay bay lượn, đoàn thực hiện các cảnh quay cáp. Do không có diễn viên đóng thế, vì các cử chỉ và điệu bộ của Tôn Ngộ Không rất khó bắt chước nên đa phần các cảnh quay bay lượn trên không bằng cáp,
Lục Tiểu Linh Đồng đều tự mình thực hiện các cảnh quay nên anh là người bị tai nạn nhiều nhất. Trường đoạn
Hồng Hài Nhi dùng
Tam Muội Chân Hỏa để đốt, do lửa cháy yếu, đạo diễn đã cho lửa cháy lớn khiến Tôn Ngộ Không bị bỏng rất nặng phải nằm 3 tháng theo yêu cầu bác sĩ. Trường đoạn tập 17, 18, quay các ngoại cảnh tại
Thổ Lổ Phồn,
Lục Tiểu Linh Đồng nhiều lần bị đứt dây cáp.
[4]
Vào thời điểm bấy giờ, mức kinh phí 6 triệu là khoản đầu tư rất lớn, nhưng vẫn không đủ trang trải cho 25 tập phim. Vì thế, thù lao trả cho các diễn viên rất thấp, trong đó, Lục Tiểu Linh Đồng là người được trả thù lao cao nhất cũng chỉ 70 nhân dân tệ/tập phim, con số này kém xa so với cát-sê của các diễn viên trẻ ăn khách thời nay.
Phim Tây Du Kí có đến 3 nhà chỉ đạo võ thuật: Lâm Chí Khiêm (người đóng vai
Nhị Lang Thần) – từng là huấn luyện viên võ thuật;
Hạng Hán – huấn luyện viên võ thuật và Hạ Bách Hoa (người đóng vai Yêu đạo – câu chuyện “
Trừ yêu Ô Kê quốc” phiên bản 1982). Trong phim có hai nữ diễn viên không có chỉ đạo võ thuật và là tự diễn xuất:
Vương Phượng Hà vai
Thiết Phiến công chúa trong màn múa kiếm (tập 17) do chính chị thể hiện. Nữ diễn viên thứ hai là
Nhậm Văn Kiên vai nữ múa kiếm do
Bạch Long Mã biến thành (tập 11) do chính chị thể hiện.
Có thể nói, bộ phim Tây Du Kí phiên bản 1986 là tập hợp các ca khúc và thành công của phim một phần chính nhờ các ca khúc này.
Với 25 tập phim, bộ phim có đến 20 ca khúc sử dụng trong phim và có 30 khúc hòa tấu.
Ngoài một ca khúc chủ đề cuối phim "
Đường chúng ta đi"-
Cảm vấn lộ tại hà phương do Tưởng Đại Vi hát, còn có các ca khúc nằm rải rác ở các tập phim.
Thời điểm phát sóng: Do thời gian làm phim kéo dài, nên Tây Du Kí đã được quay và phát sóng theo kiểu cuốn chiếu. Tháng 8/1982, bấm máy câu chuyện “
Trừ yêu Ô Kê quốc”, lễ Quốc Khánh cùng năm CCTV phát sóng câu chuyện đó. Năm 1983, quay các tập “
Họa từ Quan Âm viện”, “
Ăn trộm quả nhân sâm”, “
Tam đả Bạch Cốt tinh”. Ngày 3/2/1984, CCTV phát sóng 2 tập phim: “
Thu phục Trư Bát Giới” và “
Tam đả Bạch cốt tinh”.
Tết Nguyên Đán năm 1986, CCTV chiếu 11 tập của bộ phim. Trong năm 1986, quay tiếp các tập: “
Đoạt Bảo Liên Hoa động”, “
Đại chiến Hồng Hài Nhi”, “
Đấu phép hạ tam quái”, “
Thỉnh kinh Nữ Nhi quốc”, “
Tam điều Tì Bà phiến”, “
Quét tháp biện kỳ oan”, “
Đánh nhầm Tiểu Lôi Âm”, “
Tôn hầu xảo hành y”. Năm 1987: quay tiếp “
Rơi nhầm động Bàn Tơ”, “
Tứ thám Vô đáy động”,“
Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu”, “
Thiên Trúc thu Ngọc Thố”, “
Ba thăng cực lạc thiên”. Ngày 1/2/1988, CCTV phát sóng trọn bộ phim Tây Du Ký gồm 25 tập.
Ban đầu đoàn làm phim dự định làm 30 tập nhưng do kinh phí chỉ đủ cho 25 tập phim, nên đoàn làm phim đành bỏ dở 5 tập phim còn lại. Sau này đến năm 2000 đoàn làm phim quyết định dựng lại 5 tập phim còn thiếu, nhưng do 5 tập ngắn quá mà những tập hay đều làm hết ở phần 1 nên ban biên tập đã cải biên 5 tập phim đó thành 16 tập với lối dẫn chuyện ban đầu khác.[/an]
Download: