Lionel Andrés Messi

caesar

Juvenil A
Đầu quân
24/7/09
Bài viết
309
Được thích
52
Điểm
28
Barça đồng
224
Tôi chỉ được xem Ma Bư đá hai giai đoạn là năm 90-94. Đối với một fan Arg thì rõ ràng sự cống hiến của Messi so với Ma Bư là chưa đủ. Công bằng mà sự vĩ đại của một cầu thủ được đánh giá dựa theo danh hiệu quốc gia thì Messi không thể so sánh nhưng nếu sự vĩ đại của một cầu thủ là để đánh giá sự công hiến cho bóng đá, tầm ảnh hưởng của cầu thủ đó với nền bóng đá thế giới thì Messi có gì thua Ma Bư?
Một điều chắc chắn là khi có Messi thì không còn ai so sanh xem Pele hay Ma Bư vĩ đại nhất nữa!

- - - Updated - - -

Tôi chỉ được xem Ma Bư đá hai giai đoạn là năm 90-94. Đối với một fan Arg thì rõ ràng sự cống hiến của Messi so với Ma Bư là chưa đủ. Công bằng mà sự vĩ đại của một cầu thủ được đánh giá dựa theo danh hiệu quốc gia thì Messi không thể so sánh nhưng nếu sự vĩ đại của một cầu thủ là để đánh giá sự công hiến cho bóng đá, tầm ảnh hưởng của cầu thủ đó với nền bóng đá thế giới thì Messi có gì thua Ma Bư?
Một điều chắc chắn là khi có Messi thì không còn ai so sanh xem Pele hay Ma Bư vĩ đại nhất nữa!
 

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,172
Được thích
341
Điểm
83
Barça đồng
436
Trong cờ vua thì Morphy, Capablanca, Tal, Fischer v.v. vẫn được coi là các kỳ thủ vĩ đại nhất mọi thời đại dù trình độ "khách quan" có thể thua các kỳ thủ sau này như Carlsen, Caruana, Lê Quang Liêm, vì họ có đóng góp cho thế giới cờ vua, là người tạo ra hoặc là đại diện ưu tú nhất của trường phái họ theo đuổi, hoặc có tư duy vượt trội so với các kỳ thủ cùng thời.

Trong bóng đá cũng như vậy.

Thực sự cặp đôi Pep-Messi chỉ cần 3 năm 2008-2011 thống trị thế giới bóng đá là đủ đi vào lịch sử rồi (Fischer chỉ cần hai năm 1971-1972 là đã được công nhận là một trong các huyền thoại cờ vua vĩ đại nhất, Capablanca cũng chỉ có 6 năm ở đỉnh thế giới trước khi bị Alekhine hạ gục ngay ở giai đoạn phong độ tốt nhất). Nói lâu dài thì Cruyff cũng có hai mùa cuối thất bại và còn bị sa thải. Pep gián tiếp tạo nên cái trục giúp Tây Ban Nha thời Del Bosque có một giai đoạn rất thành công và xương sống của Barca cho đến giờ vẫn dựa trên nền tảng của Pep.

Nhưng tôi cũng đồng ý xét về khoản đóng góp cho lý thuyết bóng đá thì Pep hiện tại vẫn xếp sau cặp Rinus Michels - Cruyff (không biết Messi có theo nghiệp huấn luyện không để kế thừa Pep như Cruyff kế thừa Michels :D ). Sir Ferguson thì được biết đến nhiều với cương vị một người quản lý xuất sắc hơn là có một triết lý bóng đá đặc trưng như mấy người kia.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
35
Barça đồng
0
Trong cờ vua thì Morphy, Capablanca, Tal, Fischer v.v. vẫn được coi là các kỳ thủ vĩ đại nhất mọi thời đại dù trình độ "khách quan" có thể thua các kỳ thủ sau này như Carlsen, Caruana, Lê Quang Liêm, vì họ có đóng góp cho thế giới cờ vua, là người tạo ra hoặc là đại diện ưu tú nhất của trường phái họ theo đuổi, hoặc có tư duy vượt trội so với các kỳ thủ cùng thời.

Trong bóng đá cũng như vậy.

Thực sự cặp đôi Pep-Messi chỉ cần 3 năm 2008-2011 thống trị thế giới bóng đá là đủ đi vào lịch sử rồi (Fischer chỉ cần hai năm 1971-1972 là đã được công nhận là một trong các huyền thoại cờ vua vĩ đại nhất, Capablanca cũng chỉ có 6 năm ở đỉnh thế giới trước khi bị Alekhine hạ gục ngay ở giai đoạn phong độ tốt nhất). Nói lâu dài thì Cruyff cũng có hai mùa cuối thất bại và còn bị sa thải. Pep gián tiếp tạo nên cái trục giúp Tây Ban Nha thời Del Bosque có một giai đoạn rất thành công và xương sống của Barca cho đến giờ vẫn dựa trên nền tảng của Pep.

Nhưng tôi cũng đồng ý xét về khoản đóng góp cho lý thuyết bóng đá thì Pep hiện tại vẫn xếp sau cặp Rinus Michels - Cruyff (không biết Messi có theo nghiệp huấn luyện không để kế thừa Pep như Cruyff kế thừa Michels :D ). Sir Ferguson thì được biết đến nhiều với cương vị một người quản lý xuất sắc hơn là có một triết lý bóng đá đặc trưng như mấy người kia.

Mình thì không rõ lắm về cờ vua nhưng có sự khác biệt rất lớn với bóng đá bởi cờ vua là môn thể thao cá nhân trong khi bóng đá là môn thể thao tập thể.

Còn chuyện sóng sau vượt sóng trước là chuyện bình thường bởi ngoài việc thừa hưởng lại những thành quả có sẵn thì thế hệ sau tiếp tục phát triển lên tầm cao mới tuy nhiên không có nghĩa những kỳ thủ sau này rơi vào thời đại của những kỳ thủ đi trước có thể đạt được trình độ tương tự, ở đây chúng ta phải xét đến yếu tố điều kiện thi đấu.

Quay trở lại bóng đá thì đánh giá một HLV ngoài yếu tố đóng góp vào lý thuyết chung thì phải xét tới khả năng thắng trận của HLV đó nữa, đấy là lý do SAF chả đóng góp quái gì về lý thuyết bóng đá vẫn top 2 mọi thời đại bởi khả năng thắng trận của ông rất cao.

Xét tới khả năng thắng trận thì không chỉ xét tới số danh hiệu đơn thuần (cái này chỉ là điều kiện cần thôi) mà cần phải xét tới điều kiện để thắng trận nữa, chẳng hạn cùng là chức vô địch PL thì Leicester được coi là điều kỳ diệu, kỳ tích còn MC chỉ được coi là bình thường thôi, giành C1 với một cầu thủ như Messi cũng khác với giành C1 với những cầu thủ khác.

Quay trở lại về PEP, thì Barca 2009-2011 được coi là tập thể vĩ đại bậc nhất mọi thời đại thì không có nghĩa bất kỳ cái gì cấu thành nên tập thể đó đều vĩ đại nhất, đây là sự khác biệt mà tôi đã nói giữa môn thể thao cá nhân như cờ vua và môn thể thao tập thể như bóng đá, rất dễ có sự "vơ đũa cả nắm" trong trường hợp này.

Chúng ta đều thấy Messi rời PEP vẫn tiếp tục đoạt 2 cú ăn 3 nữa, Xavi-Iniesta rời PEP vẫn thành công với chức vô địch Euro 2008 mà khi đó PEP còn chưa làm HLV Barca để mà nói ảnh hưởng gián tiếp này nọ, kể cả chức vô địch WC của Đức mà cũng "vơ đũa" cho PEP thì tôi thấy cũng hơi nực cười, bóng đá Đức đã làm cách mạng từ năm 2004 với thành quả là đội tuyển của họ vào sâu liên tục các giải đấu lớn từ 2006-2012, ở cấp CLB thì năm 2013 cũng chứng kiến trận chung kết C1 đầu tiên là nội bộ của người Đức khi Bayern-Dortmund hủy diệt các đội bóng khác với thứ bóng đá được gọi là gegen-pressing, đúng 1 năm sau thì Đức vô địch WC nhưng PEP chỉ sau có 1 mùa giải làm việc ở Bayern, khiến đội bóng này từ thắng Barca 7-0 biến thành thua Real 5-0 mà tự nhiên trở thành người có công giúp Đức vô địch WC ?

Chốt lại xét về đóng góp cho lý thuyết bóng đá thì rõ ràng là PEP có đóng góp nhưng chưa đạt tầm như Cruyff-Michels, xét về khả năng thắng trận thì không bằng được Sir Alex người có thể duy trì thành công với nhiều đội hình, điều kiện, thời đại khác nhau xuyên suốt 2 thập kỷ còn PEP thì tôi sợ lại giống Sacchi thôi, nổi lên rất sớm với 2 chức vô địch C1 nhưng khi rời xa đội hình xuất chúng của Milan thì không bao giờ tái hiện được thành công nữa.
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
25
Barça đồng
0
Maradona trâu, lì và toả sáng thời điểm quyết định hơn Messi nhiều

- - - Updated - - -

Về Pep hói thì rõ ràng là HLV tài năng, dựng lối chơi rất tốt và hấp dẫn. Có nhiều danh hiệu. Như thế cũng đủ để người khác phải mơ ước rồi. Dù khía cạnh tình cảm tôi không quý ông ấy lắm.

Ở Barca có một cầu thủ tôi rất quý là Pedro. Sang Chelsea đá được như thế cũng là toại nguyện đời cầu thủ.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
Messi là thủ lĩnh nhưng Barça thiếu người quản lý tinh thần

Messi-sad-Liverpool.jpg


Barça trải qua một trận đấu thảm hại với đặc điểm dễ nhận thấy là Liverpool đã đè bẹp đội khách về tinh thần. Tôi muốn nhấn mạnh khía cạnh sức mạnh tinh thần là yếu tố được nhắc đến để bàn luận và nó cũng là yếu tố duy nhất giải thích sức mạnh của con người đảo chiều một cách nhanh chóng đến mức dã man như vậy.

Chúng ta sẽ bắt đầu vào năm 2003 của thế hệ Chủ tịch Joan Laporta xây dựng. Huấn luyện viên được lựa chọn là Frank Rijkaard. Ngày đầu tiên đến phòng làm việc, Frank kéo Henk ten Cate lại và nhăn nhó: "Chúng ta cần được giúp đỡ". Thế là Ronaldinho xuất hiện lây lan sự dễ mến của mình bằng nụ cười nhăn nhở toàn răng đã sẵn sàng khỏa lấp về chuyên môn để kéo đội bóng thoát khỏi hố sâu kéo dài suốt bốn năm. Nhưng Rijkaard hiểu rằng ma thuật của Ronnie là không đủ. Phải có thêm một liều thuốc tâm lý đủ mạnh để đội bóng thoát ra khỏi trạng thái nặng nề. Theo lời khuyên của Unzué, Rijkaard liên hệ đến Inma Puig - một nhà tâm lý học. Frank muốn Inma sẽ xuất hiện ở phòng thay đồ và phụ trách mảng tâm lý học cho mấy anh chàng triệu phú.

Khi họ thấy tập thể này thiếu đi sức mạnh, Edgar Davids xuất hiện trong 5 tháng, một anh chàng rất rắn, không lòng vòng, luôn nhìn thẳng mắt và khịt mũi nếu cần thư giãn. Sự bổ sung tiếp theo là Demetrio Albertini - một con bài quan trọng hơn. Frank hiểu Deme từ khi còn ở Milan. Nhiệm vụ của anh ta là trong suốt sáu tháng ở đội là dẫn dắt Carles Puyol trở thành một đội trưởng tuyệt vời. Frank nhận ra ở Puyol sức mạnh, uy quyền, tinh thần nhưng thiếu kỹ năng để trở thành thủ lĩnh, không chỉ trên sân cỏ mà còn cả trong phòng thay đồ.

Năm tháng trôi qua và khía cạnh tâm lý học nhạt dần. Inma Puig trở nên phụ thuộc vào đội ngũ y tế của câu lạc bộ. Một sai lầm lớn. Họ đã tiễn cô ra đi vì cho rằng khía cạnh này không cần thiết. Một số cầu thủ vẫn tiếp tục tới tham vấn Puig ở phòng khám riêng, họ giải thích rằng điều đó tốt cho bản thân nhưng vấn đề của tập thể thì đã bị chôn vùi.

Thất bại ở Roma là một bài học nhưng không có ai đưa ra giải pháp nào để rút kinh nghiệm từ bài học đó. "Điều đó không thể xảy ra lần nữa", đó là tuyên bố của mọi lãnh đạo trong khi không có ai trong số họ giải thích cho các cầu thủ rằng đôi chân của họ phải làm gì, trái tim họ phải nghĩ sao nếu bộ não cứng đờ và đôi mắt mù quáng. Trong bóng đá hiện đại, thể chất được đề cao không giới hạn, sức mạnh là tiên quyết thì yếu tố cảm xúc không ai quan tâm kiểm soát.

Đó là hiện tượng chúng ta thấy ở Leo Messi - người dẫn dắt đội bóng không cần tranh cãi, cầu thủ giỏi nhât trên thế giới không cần nghi ngờ, nhưng không ai bận tâm hỏi rằng liệu anh ta đã sẵn sàng gánh vác đội bóng khi nó đang run rẩy. Leo hiểu bóng đá, cậu ấy biết về lòng tự trọng, biết sự cam kết đã đưa ra, biết tình thế đội bóng đang gặp nhưng chúng ta cũng ép buộc cậu ấy biết cách động viên cả đội vượt qua cảm xúc chết lặng đối phương vừa để lại ở Champions League ư? Không! đó là việc của Inma Puig đã làm cho đến khi họ cho rằng là thừa thãi, cho đến khi họ nói "....chúng tôi đã có Messi và giờ đang là đội trưởng" và họ đặt tất cả trách nhiệm, công việc và dẫn dắt tâm lý lên vai họ.

Việc dễ nhất là cứ trốn phía sau Messi, chờ đợi cậu ấy giải quyết mọi thứ, chuyền bóng như nghệ sĩ, di chuyển đầy nghệ thuật, khiến cả đội chơi hay, ấn định trận đấu với khả năng thiên tài của mình và cũng sẵn sàng nâng cao tinh thần toàn đội khi gặp biến cố.

Puyol cần Albertini để học cách trở thành một đội trưởng mẫu mực. Họ đã có sự giúp đỡ của nhà tâm lý học giỏi nhất. Leo nhất định là thủ lĩnh, đội trưởng, nhưng Barça cần một thủ lĩnh tinh thần, điều mà ở Anfield ai cũng nhận ra rằng Leo không thể làm được trong phòng thay đồ. Có lẽ cậu ấy sẽ là người Viking đến từ Ajax với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng sức mạnh thể chất vượt trội, tôi không rõ nữa. Nhưng 4-0 không thể là một kết quả để nhớ mà phải vượt qua nó. Bạn chỉ học được bài học từ thất bại khi tìm ra cách vượt qua chúng.

Cristina Cubero

_____________________________

Inma-Puig.jpg


Inma Puig là một chuyên gia hàng đầu trong việc giảng dạy, đào tạo và phát triển nhóm hoạt động. Là nhà tâm lý học lâm sàng tốt nghiệp ngành Tâm lý học của đại học Barcelona. Inma Puil cộng tác cùng FC Barcelona từ mùa giải 2003-04 cho đến năm 2018 trong hoạt động của bóng đá, bóng rổ ở mọi cấp độ tuổi. Inma Puig xuất bản cuốn sách "Cuộc cách mạng cảm xúc".

Cả đời chúng ta luôn tìm kiếm thành công nhưng chúng ta lại không chuẩn bị đón nhận hậu quả - Inma Puig
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Lionel Messi nhận danh hiệu 'Creu de Sant Jordi'

Messi-Creu-de-Sant-Jordi-2.jpg


Lionel Messi đã được Chính phủ Catalunya trao tặng giải thưởng Creu de Sant Jordi vào ngày hôm qua. Đích thân Chủ tịch Quinm Torra trao giải cho Messi tại Auditori del Fòrum.

Tiền đạo của Barça là một trong 28 cá nhân và 15 tổ chức được vinh dự nhận giải thưởng này dựa trên tiêu chí sự ảnh hưởng tích cực đến công chúng Catalunya, giúp quảng bá tên tuổi Catalunya trên lĩnh vực văn hóa và cộng đồng.

Cầu thủ người Argentina đã đi cùng đội ngũ lãnh đạo đông đảo như Chủ tịch FC Barcelona Josep Maria Bartomeu, các phó chủ tịch Jordi Cardoner, Jordi Mestre, Jordi Moix; các giám đốc phụ trách Dídac Lee, Emili Roussaud, Josep Pont, Teresa Basilio. Cùng tham dự có Giám đốc điều hành Òscar Grau, Josep Segura, Éric Abidal, Guillermo Amor.

Messi được giới thiệu nhận danh hiệu vào ngày 30/4 vừa qua "do sự nghiệp thể thao xuất sắc của anh ấy, đồng thời anh ấy đã được công nhận là cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất mọi thời đại. Một công dân gốc Argentina, anh ấy đã đến Catalunya khi còn rất trẻ để tham gia từ cấp độ nhỏ nhất của FC Barcelona. Trong một môn thể thao dành cho số đông như bóng đá, Leo Messi là hiện thân những thuộc tính xã hội cơ bản như khiêm tốn, trung thực, học hỏi, sáng tạo, đồng đội và sự tôn trọng".

Họ cũng chỉ ra rằng Messi đã "kiến tạo quỹ từ thiện Leo Messi Foundation hoạt động vì lợi ích của trẻ em và thanh thiếu niên đã hợp tác với một số trung tâm y tế ở Catalunya trong đó nổi bật là sự đóng góp của anh ấy trong việc xây dựng trung tâm ung thư nhi khoa Sant Joan de Déu Pediatric".

Messi là người thứ 2 của FC Barcelona được trao tặng danh hiệu này. Người đầu tiên có vinh dự này là cố huấn luyện viên và cầu thủ Johan Cruyff vào năm 2006. Tuy nhiên ông đã không đến dự và nhận danh hiệu này.

Messi-Creu-de-Sant-Jordi.JPG
Messi-Creu-de-Sant-Jordi-3.jpg
Messi-Creu-de-Sant-Jordi-4.jpg
Messi-Creu-de-Sant-Jordi-6.jpg
 

Bigbang

Juvenil B
Đầu quân
8/8/09
Bài viết
108
Được thích
0
Điểm
16
Tuổi
34
Barça đồng
0
Chốt lại xét về đóng góp cho lý thuyết bóng đá thì rõ ràng là PEP có đóng góp nhưng chưa đạt tầm như Cruyff-Michels, xét về khả năng thắng trận thì không bằng được Sir Alex người có thể duy trì thành công với nhiều đội hình, điều kiện, thời đại khác nhau xuyên suốt 2 thập kỷ còn PEP thì tôi sợ lại giống Sacchi thôi, nổi lên rất sớm với 2 chức vô địch C1 nhưng khi rời xa đội hình xuất chúng của Milan thì không bao giờ tái hiện được thành công nữa.

Khả năng thắng trận chưa bằng Ferguson cái đầu mày, đã ngu còn cố tỏ ra am hiểu. Mày tìm thống kê hộ tao xem tỉ lệ thắng trong sự nghiệp của Sơn già với Pep ai hơn ai??? Anti Pep thì cũng nên động não tí con ạ! Pep nó vừa ăn quả double 2 năm liền cái giải "máng lợn Anh" mà bọn fan MNSĐ chúng mày vẫn cho là khốc liệt nhất thế giới đấy! Hay lại đổ tại do đội hình mạnh này nọ đây.
 

Xong

Juvenil B
Đầu quân
18/8/12
Bài viết
142
Được thích
7
Điểm
18
Tuổi
31
Barça đồng
0
Sau khi xem một cú như bán độ của Bu5 - Ra4 - Co7 giờ lại thấy Big động đến Sơn già nên cay tí chút.

Sơn Sir nó phá MU không ai thâm bằng, phá tanh bành bằng địa luôn , khi nó nghỉ nó cho MU rơi xuống địa ngục thẳng cánh mà không bao giờ gượng dậy nổi. Vẫn còn lởn vởn Eric Cantona - Paul Scholes - Ryan Giggs ngày xưa mà MU nay giờ như đám hoang loạn cùng với lũ truyền thông Fan của nó. Thật tiếc vì cái vẻ đẹp bóng đá tuyệt vời của MU chỉ đứng sau Barca đã bị Sơn già đểu này hủy hoại nhanh như chớp mắt. Công nó nhiều nhưng tội của nó khủng khiếp hơn , David Moyes quái gở để bắt đầu chu trình xóa MU khỏi hoàn toàn những gì đã có một cách nhanh nhất. Thật kinh khủng cho Sơn già. Bàn tay kia sẽ còn run mãi mãi trong thế giới này và người ta khinh bỉ nó đấy.
 
Sửa lần cuối:

Silver

Los Blaugrana
Đầu quân
17/4/14
Bài viết
1,125
Được thích
142
Điểm
63
Tuổi
36
Barça đồng
487
Bàn tay kia sẽ còn run mãi mãi trong thế giới này và người ta khinh bỉ nó đấy.

Trời lạnh thì run ấy mà bác, thông cảm cho người già chút đi :cuoimim:
 

Xong

Juvenil B
Đầu quân
18/8/12
Bài viết
142
Được thích
7
Điểm
18
Tuổi
31
Barça đồng
0
Trời lạnh thì run ấy mà bác, thông cảm cho người già chút đi :cuoimim:

aha, hay mùa hè hôm ây trời lạnh hả bác X.

Thà là nó khóc rơi hai hàng nước mắt đi thì còn mang tính nhân văn thể thao hơn chứ nó run tay thế này thì muôn đời có một.

Rỉ tai bác X : Đến bọn truyền thông đủ loại cũng tránh cái khiếm nhã khi nói đến cái run tay này, vì nó là dấu ấn nhục nhã nhất trong lịch sử thể thao loài người.
 

Silver

Los Blaugrana
Đầu quân
17/4/14
Bài viết
1,125
Được thích
142
Điểm
63
Tuổi
36
Barça đồng
487
Thì tuyết rơi mùa hè lại chả lạnh.

Lúc ấy lão Sơn mà chảy nước mắt có khi truyền thông thân Mu lại bảo: "Khóc éo đâu mà khóc, đấy chỉ là 2 giọt mồ hôi ở trên mắt thôi" =))

Thôi thì cái âu cũng là cái liễn. Dù sao thì cái run tay này cũng là chứng nhân lịch sử cho một Barca thần thánh, fan Mu cũng được an ủi đôi ba phần.
 

cobehalong

Barça B
Đầu quân
12/12/11
Bài viết
826
Được thích
23
Điểm
18
Tuổi
32
Barça đồng
242
chúc mừng Messi với chiếc giày vàng thứ 6 :D cho mình hỏi mấy danh hiệu cá nhân như này thì cầu thủ giữ hay đem đến bảo tàng CLB nhỉ ?
 

Silver

Los Blaugrana
Đầu quân
17/4/14
Bài viết
1,125
Được thích
142
Điểm
63
Tuổi
36
Barça đồng
487
Danh hiệu cá nhân thì chắc cầu thủ mang về trưng tủ ở nhà thôi, giống như huy chương ở các giải đấu vậy.

Còn CLB thích làm đầy phòng truyền thống thì có thể tự đục 1 tiêu bản để trưng cũng được mà
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
Thủ quân theo cách Messi

Messi-vs-Colombia.jpg


Nhiều người tin, thời gian sẽ rửa trôi sự nhút nhát. Messi là ngoài lệ. Chú bé từ Rosario đến Catalan trong sự kín đáo và im lặng. “Trong 6 tháng đầu tiên tại Barça, tôi nghĩ cậu ấy không nói chuyện với bất kỳ ai”, Marc Valiente, đồng môn của Messi tại La Masia cho biết. Hoặc như Fabregas từng bảo với Pique là Messi bị câm.

Bất chấp sự tĩnh lặng của bản thân, Messi vẫn có những bước tiến thần tốc trong sự nghiệp. Năm 2004, Messi được đôn lên đội một. Phần còn lại là lịch sử. Cùng năm đó, Carles Puyol trở thành thủ quân Barça, hình mẫu mà La Pulga muốn noi theo. “Tôi rời Argentina khi còn nhỏ và tôi có những người đội trưởng không chú trọng chuyện hô hào. Puyol chẳng hạn. Anh ấy được tôn trọng vì hình ảnh và giá trị của anh ấy, không phải vì nói nhiều trước trận đấu”, La Pulga bộc bạch.

Tại Barça, Messi có đàn anh Puyol, Xavi và Iniesta làm thủ lĩnh, cho đến mùa Hè năm ngoái, anh trở thành thủ quân. Tại Argentina, tấm băng thủ quân được trao cho La Pulga vào năm 2011 và những người tiền nhiệm là Juan Pablo Sorin, Roberto Ayala và Mascherano. Và Messi luôn bị hoài nghi về khả năng lãnh đạo.

Tại xứ sở tango, người hâm mộ tôn sùng hình tượng thủ lĩnh luôn hô hào và dấn thân, điển hình như Peron, Passarella, Kirchner và Maradona. “Nỗ lực kéo toàn đội nhìn về một hướng là điều tôi tâm đắc nhất về một thủ quân”, Oscar Ruggeri, người thừa kế tấm băng thủ quân Albiceleste từ Maradona trần tình. Theo quan niệm ấy, Messi hoàn toàn không phù hợp.

Sự tĩnh lặng của Messi khiến người Argentina khó chịu, nhất là khi đội tuyển nước này đã thoái hóa từ đoàn quân chinh phục danh hiệu thành đội bóng chuyên chịu đựng những chiến bại. Tất nhiên, La Pulga có cái lý của mình. “Tôi không muốn nói nhiều, quan niệm của tôi là mọi cầu thủ đều chuẩn bị trận đấu theo cánh riêng của từng người. Tôi nghĩ họ không cần một điều kiện hay động lực để chiến đấu”, Messi đưa ra quan điểm.

Image result for messi vs colombia


Lần đầu tiên La Pulga mang băng thủ quân ĐT Argentina là tại World Cup 2010, ở trận đấu cuối cùng vòng bảng với Hy Lạp. Veron, người chung phòng Messi nhớ rằng đó là lần duy nhất anh thấy Messi âu lo. “Messi không biết nói gì. Cậu ấy bị mắc kẹt”, chủ tịch Estudiantes nhớ lại. Nhưng, những người quen biết Messi đều thừa nhận rằng anh đã thay đổi rất nhiều từ khi làm cha. Anh vượt qua thất bại một cách nhanh chóng hơn và luôn sẵn sàng bước lên chịu trách nhiệm.

Tại Nga, Messi hoàn toàn im lặng. Đó là sự câm lặng của thời đại. Sự kiêu hùng của đoàn quân Albiceleste đã là quá vãng. Một mình Messi không thể kèo cả một nền bóng đá đang rệu rã đến chức vô địch, nhất là khi phải đương đầu với những đội bóng có chất lượng đội hình vượt trội gấp nhiều lần. Kỳ Copa America này lại hoàn toàn khác, khi chất lượng các đội tuyển không quá vượt trội.

Không còn Mascherano bảo bọc, đàn anh của Messi tại đội tuyển trong suốt 10 năm, Messi cũng đảm nhận vai trò hoàn toàn khác. Messi không hét lên hay phát biểu một cách trịnh trọng. Anh nói chuyện với các đồng đội trong suốt 10 phút sau thất bại trước Colombia để xoa dịu nỗi đau và phục hồi niềm tin. “Cậu ấy bảo chúng tôi phải giữ vững quyết tâm và niềm tin”, một thành viên BHL Argentina tiết lộ.

“Chúng ta không thể gục ngã vào lúc này. Chúng ta sẽ đánh bại Paraguay. Chúng ta cần sự điểm tĩnh, tất cả chúng ta và tôi”, Messi tâm sự với đồng đội.
Thậm chí số 10 còn tâm tình riêng với Renzo Saravia, hậu vệ phải đã chơi rất tệ trong trận thua Colombia. “Đừng lo lắng, bóng đá là vậy”, Messi chia sẻ với người đồng đội. Đó là cách La Pulga làm thủ lĩnh. Thủ lĩnh của một tập thể yếu đuối, bạc nhược và quen nhận thất bại chứ không phải một tập thể gắn kết và máu lửa.

ngoc-trung-50x50.jpg
Ngọc Trung (bongdaplus)


Đọc chi tiết...
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
Messi-Copa-America-2019.jpg


Chúng ta hàng ngày đối diện với hàng đống deadline và KPI hay tựu trung là áp lực. Áp lực đè nặng lên vai khiến con người luôn tìm cách giải tỏa một cách nhanh nhất. Ấy là cơ hội cho những sản phẩm nhàn nhạt, nhờ nhờ nhưng dễ xem, dễ nghe hoặc dễ đọc cả về thời gian lẫn không gian lên ngôi. Vô tình, những thứ ấy cuốn chúng ta ra xa những giá trị đẹp của đời sống.

Lẽ dĩ nhiên, đôi lúc giữa hàng vạn áp lực ta lại thấy hồn mình rung rinh bởi một khung cảnh hay thanh âm cảm động. Cái gì hiếm sẽ quý, lẽ đời luôn thế. Như hôm nào đó, lang thang trên đường về bất chợt nghe thấy một giọng hát cất lên: “Thôi về đi, Đường trần đâu có gì”. Một lời mời mọc ân cần nhưng thật tâm, trần gian có gì ngoài khổ đau, thất vọng, lo toàn và lừa lọc?

Messi có lẽ là người lúc này thấu hiểu rõ nhất về sự bạc bẽo ấy. Một thất bại nữa với ĐT Argentina, KPI lại không đạt chuẩn trong khi deadline sự nghiệp đang ngày càng đến gần. Messi đã 32, thời gian chơi bóng đỉnh cao chẳng còn nhiều. Bi thảm hơn nữa là thực trạng tồi tệ của bóng đá Argentina, mục ruỗng từ Liên đoàn trở xuống và nhân tài thì như lá mùa thu.

Đời người như gió qua, nghe sao xót xa cho thân phận Messi. Ai cũng mong phú quý, ai cũng thèm khát vinh hoa danh lợi. Messi có cả những thứ ấy nhưng bây giờ thứ anh đối mặt là sự nghiệp đang từ từ xuống dốc. Lần gần nhất Messi đoạt Quả bóng vàng đã từ 2015 trong khi tại ĐT Argentina, đỉnh cao nhất anh vươn tới là 3 trận chung kết liên tiếp toàn thua.

Những ai không ưa Messi vin vào đó để cười cợt và chỉ trích anh. Vậy thì trần gian lắm. Chung quy lại, những thứ ấy đâu phản ánh tài năng của Messi?! Danh vọng, suy cho cùng chỉ là phù du. Giá trị lớn nhất Messi để lại cho đời là tài nghệ tuyệt luân trên sân cỏ. “Người ta từng bảo phải chặn tôi bằng súng lục. Giờ chắc họ phải dùng súng máy để cản Messi”, huyền thoại Hristo Stoichkov từng nói.

Còn mới đây, HLV Roberto Moreno đặc tả: ““Messi chơi bóng như phim Ma trận. Mỗi khi cậu ấy chạm bóng là mọi thứ xung quanh như quay chậm”. Đó mới là giá trị lớn nhất Messi để lại cho thế giới bóng đá chứ không phải bàn thắng hay danh hiệu. Đối với người xem, hạnh phúc là những pha chạm bóng của Messi, chỉ bình dị như thế chứ chẳng phải điều gì cao sang quyền quý.

Vài chục năm sau nữa, khi Messi giải nghệ và chúng ta già đi, chúng ta đâu có đem những danh hiệu hay kỷ lục anh chinh phục để ngắm nghía trầm trồ. Thứ người ta tán tụng về anh rốt cuộc vẫn là những pha xử lý nhẹ nhàng thanh thoát gợi nhớ về quá khứ, kỷ niệm hay rộng hơn là cả một thời đại. “Bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa” là như thế.

Lúc đó ta có giật mình thảng thốt ai, điều gì mà ta đang tìm kiếm? Thôi về đi Messi, đường trần đâu có gì!

ngoc-trung-50x50.jpg
Ngọc Trung


Đọc chi tiết...
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
Năm 2005, Messi có trận ra mắt đội tuyển quốc gia trong trận giao hữu gặp Hungary. Chỉ 43 giây sau khi vào sân, trong nỗ lực đi bóng và thoát khỏi sự đeo bám, tay của Messi đã vung trúng mặt hậu vệ đối phương. Một thẻ đỏ có phần nặng tay từ trọng tài!

Năm 2019, vị trọng tài người Paraguay trở thành "diễn viên" chính của trận đấu giữa Chile vs Argentina. Không cần phân tích thêm, thẻ đỏ cho Messi chắc chắn là điểm nhấn lớn nhất của màn "tấu hài" này.

Và kỳ lạ thay, Lionel Scaloni là chứng nhân cho cả hai chiếc thẻ đỏ đó. Chỉ khác ở chỗ hồi 2005 ông là đồng đội của Messi trên sân.

Nếu Bóng đá Nam Mỹ nổi tiếng với sự ngẫu hứng và đôi khi đậm chất đường phố, thì các trọng tài nơi đây nổi tiếng với sự tùy hứng. Nếu thường xuyên theo dõi hai giải Copa (Copa America cấp ĐTQG và Copa Libertadores cấp CLB), bạn sẽ hiểu được điều này. Các trận đấu có thể trở thành những lát cắt vỡ vụn bởi các vị vua áo đen với những quyết định khó hiểu. Các trận đấu có thể được bù giờ khoảng 10' hoặc hơn chính là đặc sản của bóng đá Nam Mỹ.

Chủ tịch LĐBĐ Argentina Claudio Tapia đã có công văn gửi COMEBOL ngay sau trận bán kết giữa Brazil vs Argentina về sự "trục trặc" khó hiểu từ công nghệ VAR. Và trận này, họ lãnh đủ!

VAR đã được kích hoạt trở lại, nhưng trớ trêu thay, nó chỉ dùng cho Argentina. Albiceleste bị một quả penalty và suýt nữa thì không bảo toàn được chiến thắng như trước khi Messi rời sân (dù trọng tài trước đó đã bỏ qua tình huống, do ông ở rất gần pha bóng và có góc quan sát rất tốt). Tình huống này giống hệt pha Aguero bị phạm lỗi trong trận gặp Brazil , và sau đó Jesus ghi bàn nâng tỉ số lên 2-0. Nhưng trận trước VAR bị bỏ qua, còn trận này thì khác.

Vidal ngay đầu trận cũng đã hú vía nếu VAR được sử dụng (tát vào mặt Lo Celso). Hoặc tình huống hậu vệ Isla "đốn củi" cũng được bỏ qua... Đó chỉ là những tình huống tiêu biểu nhất để người ta đặt dấu chấm hỏi về công tác trọng tài ở trận đấu này, và rộng hơn là ở các giải Nam Mỹ.

Image result for medel vs messi 2015


Lật lại Chung kết Copa America 2015. Cũng là Medel và Messi, và một pha bóng ngay sát đường biên. Medel khi đó đã sút thẳng vào bụng Messi với lực rất mạnh, và nếu là trọng tài châu Âu, chắc chắn đã có thẻ đỏ.

Vậy nên, Copa America 2020, nên chăng hãy thuê các trọng tài châu Âu, hoặc thậm chí là V-League! Chắc chắn chất lượng giải đấu sẽ được nâng lên rất nhiều!

Giọng văn của @Autumnruv

Đọc chi tiết...
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461


Messi gửi lời nhắn trên trang Instagram của mình.
Nội dung:
Tenía ganas de arrancar y lamentablemente tuve un percance en el primer entrenamiento que me va a dejar afuera un tiempito. Les agradezco a todos sus mensajes y las muestras de cariño, quería estar con el equipo y con la gente que nos sigue en USA. Esta vez no podrá ser, pero nos volveremos a ver pronto. Un abrazo a todos.
Dịch sơ lược: Tôi muốn bắt đầu nhưng thật không may gặp chấn thương. Xin cảm ơn các tin nhắn yêu thương hỏi thăm của các bạn. Tôi muốn đến Mỹ cùng cả đội nhưng thật tiếc thời gian này không thể. Hẹn gặp các bạn sớm thôi. Ôm các bạn.
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Lionel Messi và Cristiano Ronaldo ai giỏi hơn là câu hỏi khiến những người hâm mộ rất đau đầu và là niềm cảm hứng cho tranh cãi suốt nhiều năm vừa qua. Nhưng có vẻ câu trả lời đã được tìm thấy.

Các giáo sư ngành khoa học máy tính của trường đại học KU Leuven (Bỉ) đã nghiên cứu phương thức để phân tích phẩm chất của 2 cầu thủ rồi đưa ra kết quả so sánh. Để thực hiện nghiên cứu này, các giáo sư đã kết hợp với công ty dữ liệu SciSports của Hà Lan giúp mô tả gần như tất cả các hành động của 2 ngôi sao bóng đá.

alt


Giáo sư Jesse Davis chia sẻ: "Giá trị của một cầu thủ bóng đá thường được đo đếm bởi các bàn thắng và pha kiến tạo. Bàn thắng thường là sự việc hiếm gặp, tuy nhiên trung bình có đến 1600 hành động xảy ra trong một trận đấu. Mô hình của chúng tôi xem xét tất cả các hành động đó như sút, chuyền, đi bóng, tắc bóng...và quy đổi nó ra giá trị".

Giá trị này được gọi là Hành động định giá bằng cách Ước tính xác suất (VAEP - Valuing Actions by Estimating Probabilities) cho biết mức độ đóng góp của cầu thủ vào kết quả trận đấu cả khi khi bàn thắng hay cản phá. "Bằng cách đó bạn sẽ có được một bức tranh đầy đủ hơn về một cầu thủ và giá trị của anh ấy đối với đội bóng".

Theo đó, nghiên cứu tập trung vào giải quốc gia các mùa bóng từ 2013/14 đến 2017/18 là lúc Ronaldo chuyển đi và không bao gồm hành động của 2 cầu thủ ở giải châu Âu hay tuyển quốc gia.

"Trong những mùa đầu tiên, điểm số của Messi và Ronaldo là tương đương nhau. Từ mùa giải 2015/16, Messi đã bỏ xa đối thủ của mình. Chúng tôi thấy một sự đánh đổi với hầu hết các cầu thủ: Hoặc họ thực hiện thật nhiều hành động với chất lượng thấp giống như trường hợp của Paul Pogba là ví dụ hoặc bạn là những cầu thủ ít chạm bóng nhưng lại có ảnh hưởng lớn như các tiền đạo Harry Kane, Mohamed Salah và Cristiano Ronaldo. Messi là trường hợp đặc biệt trong lĩnh vực này: cầu thủ người Argentina có số hành động rất nhiều và giá trị của các hành động này cũng rất cao" - tiến sĩ Tom Decroos cho biết.

Messi có giá trị VAEP là 1,21 trong khi Ronaldo có điểm số 0.61 mỗi trận.



Đọc chi tiết...
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Chủ đề mới nhất

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top