Thêm một lần đấu trí giữa Pep và Mourinho và người ta lại thấy những thay đổi về mặt chiến thuật ở hai con người này. Nhưng lần này người nắm thế chủ động là Mourinho và Pep ở thế bị động khi buộc phải thay đổi chiến thuật vào giờ chót.
Cuộc cách mạng của Mourinho
Sử dụng cả Benzema và Higuain, cất cả Oezil lẫn Kaka lên băng ghế dự bị
Với việc sử dụng cả Benzema và Higuain, hàng công của Real hứa hẹn sẽ gây nên sức ép đủ lớn lên hàng phòng ngự 3 người của Barca. Pep đã buộc phải sử dụng 3-4-3 và 4-3-3 luân phiên bằng sự cơ động của Alves (chứ không phải Busquets như trận 248). Cách này khiến cho cánh phải của Barca thường xuyên bị xáo trộn và thiếu an toàn trong hiệp 1.
Giải phóng Ronaldo bằng cách loại bỏ Marcelo
Với sự có mặt của Marcelo, cánh trái của Real trở nên chật chội khi Marcelo liên tục dâng lên khiến cho cánh phải của Barca luôn ở tình trạng báo động đỏ. Với việc cất Marcelo, sở trường bứt tốc của Cristina được phát huy tối đa khi nàng có cả một cánh trái thênh thang để diễn xuất.
Biết đúc rút kinh nghiệm
Ở trận 249, Mourinho đã mang hết những kinh nghiệm rút tỉa được qua 8 lần đối đầu trước đó: sử dụng 3 tiền vệ phòng ngự; cất bằng hết những cầu thủ không còn là chính mình khi đối đầu với Barca (Marcelo, Di Maria, Kaka, Oezil...), quay trở lại lối đá chém đinh chặt sắt; phát huy nghệ thuật “đóng kịch” cái người ta đã từng gọi là “sở trường” của Barca nhằm hi vọng có được lợi thế hơn người.
Với 3 thay đổi lớn như thế, Mourinho chỉ thành công được 1. Đó là 1 bàn thằng của Cristina. Việc tin tưởng Benzema ở vai trò lĩnh xướng hàng công là một thất bại vì sợi dây liên lạc giữa tuyến tiền vệ và tiền đạo bị Barca cắt đứt dễ dàng.
Quay trở lại lối đá chém đinh chặt sắt kết hợp tiểu xảo khiêu khích nhưng cũng không làm cho các cầu thủ Barca mất bình tĩnh và mất người.
Dấu ấn mờ nhạt của Pep
Chúng ta hãy đừng nhìn vào kết quả. Công tâm và khách quan mà đánh giá thì trận này Pep không để lại nhiều dấu ấn. Nếu như không có pha đánh đầu của Puyol (đến từ một pha phạt góc vốn không phải sở trường của Barca) khiến cho Real bị mất thế trận và mất kiểm soát. Nói chính xác thì ở hiệp 2 Real đã tự thua trước bản lĩnh vững vàng của Barca
Lời khen ngợi cho bản lĩnh Barca
Bất chấp việc bị dẫn trước và bị đối thủ khiêu khích, các cầu thủ Barca vẫn đứng vững, bình tĩnh triển khai thế trận và từng bước dành lại lợi thế. Chẳng cần phải nhờ đến gương thần, chúng ta đã nhìn thấy dáng dấp nhà vô địch:
“Gương kia ngự ở trên tường, thế gian ai mạnh được nhường Barca”
Em không đồng ý vớ ý kiến này của anh. Em đã từng nghĩ việc để Alexis Sanchez mang áo số 9 là một nước cờ mang tính chiến lược của Pep. Từ xưa đến nay, số 9 ở Barcelona đều gắn với tên tuổi của những tiền đạo thật sự, những tiền đạo máu lạnh khi những trận đấu chung kết cũng chỉ như những trận đấu bình thường với họ, tinh tế và quyết đoán. Vậy mà Pep mang Alexis về và trao cho anh số 9, ở Udinese hình như Sanchez đá cánh và người đồng đội của anh là Di Natale mới là người ghi bàn nhiều nhất. Rõ ràng Sanchez là mẫu cầu thủ phục vụ cho những trận đấu Siêu Kinh Điển, trong bối cảnh Lionel Messi bị kèm quá chặt bởi ba tên đồ tể thì đám hậu vệ ăn hại của Mourinho không thể nào kèm nổi Sanchez và chính xác là những tên hậu vệ đồ tể đó chưa coi Sanchez là đối trọng để quá để ý. Hai cầu thủ có thiên hướng đột phá và đột phá được của nó, Real kèm Messi thì hở Sanchez và cho đến giờ Mourinho không tìm được cách khắc phục vấn đề này bởi vì Barcelona còn tay Cesc - lại chơi theo kiểu số 9 ảo. Số 9 ảo không phải là số 9 thật và số 9 thật cũng không phải số 9 thật luôn, đám hậu vệ và tiền vệ vốn chơi bóng bằng cơ bắp này như kiểu rơi vào mê cung chiến thuật và không biết tay nào sẽ kết liễu họ nếu không phải là Messi.
Pep đã đọc vị Siêu Kinh Điển từ mùa hè rồi đấy và cho đến lúc này ông đã có ba trận thắng và một trận hoà trong Serie EC mùa giải này. Con số đó sẽ còn tiếp tục tăng cứ chờ xem.