Chuyển nhượng mùa giải 2021/22

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
25
Barça đồng
0
Còn tùy HLV. Tuyến giữa Barca cũng là tuyến giữa của TBN với De Jong thay Koke. Koeman có công phát hiện ra Pedri nhưng để nâng tầm Pedri thì cần HLV có trình độ cao hơn. Nhìn Pedri đá ở Euro thấy khác hẳn.

Giờ mong một vài mùa tới trong lớp La Masia 2003-2004 được kỳ vọng cao mà có chú nào nổi bật thì bán béng De Jong đi, mua một chú TBN khác vừa túi tiền về thay. De Jong hưởng lương quá cao (16 triệu sau thuế, gần bằng Griezmann) mà trình độ chỉ gọi là tạm đủ dùng chứ chưa phải kiệt xuất.

Hàng thủ thì khó có thêm ai vì hết tiền rồi. Hy vọng vào Araujo và Eric Garcia vậy.

Em không võ đoán nhưng nếu thằng Eric Garcia mà ngon thì MC nó không thả cho đi đâu bác ạ. : ))

Những thằng hậu vệ còn lại của mình trông cù lần bỏ mịa :D
 

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,172
Được thích
341
Điểm
83
Barça đồng
436
Eric Garcia thì tiềm năng lớn thôi chứ hiện tại còn non. Nhưng chú này là hết hạn hợp đồng mà muốn về nhà cho bằng được chứ lúc đầu Man City cũng không muốn nhả. Gần hai năm trước trước khi Garcia đòi quay về nhà Pep còn bảo thấy ở Garcia hình ảnh của Busi nên cũng không phải đánh giá thấp. Mùa sau đấy Garcia chắc chắn không gia hạn nên bị đì trên ghế dự bị cả mùa luôn. Qua đến Euro lại chơi ổn.

Hậu vệ Barca bây giờ các chú đá ổn nhất cũng là các chú trẻ chưa có kinh nghiệm là đủ hiểu rồi.
 
Sửa lần cuối:

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,172
Được thích
341
Điểm
83
Barça đồng
436
Hàng trẻ của Barca bây giờ thực ra rất nhiều chú có tiềm năng nhưng phải vào tay đúng HLV mới phát triển thành world class được. Ước gì Pep quay trở lại Barca một lần nữa sau khi Messi giải nghệ.
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
25
Barça đồng
0
Thực sự cái vị trí trung vệ là cái vị trí khó mua nhất, khó đánh giá nhất, và cũng khó đá nhất, chắc chỉ sau thủ môn.

Thằng Eric Garcia này vừa thiếu chiều cao, vừa gầy gò thì đá làm sao được ở Anh. Đến thằng Pique to vậy mà cũng không chịu nổi nhiệt, vì nó chậm và sức va chạm cũng không phải là mạnh.

Ông Pep trọc thì còn lâu mới về lại Barca. Đi cho thoả chí tang bồng đã. Nói đùa vậy chứ đầu óc người ta nghĩ gì thì chúa mới hiểu nổi. Chắc không nghĩ về Barca nữa đâu.

Không cần HLV phải như Pep trọc. Chỉ cần được như Lucho hay Rijkaard cũng được rồi.
 

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,172
Được thích
341
Điểm
83
Barça đồng
436
Chú Eric Garcia này Pep bảo giống Busi thời trẻ thì đẩy lên rèn đá tiền vệ trụ sau này thay Busi luôn được không nhỉ. Thiếu thể hình tốc độ nhưng chuyền bóng giữ nhịp tốt, đọc trận đấu thông minh.

De Jong chưa đủ trình độ thay Busi. Nhìn cả từ La Masia hay bên ngoài cũng chưa thấy ai thay được.
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
25
Barça đồng
0
Chú Eric Garcia này Pep bảo giống Busi thời trẻ thì đẩy lên rèn đá tiền vệ trụ sau này thay Busi luôn được không nhỉ. Thiếu thể hình tốc độ nhưng chuyền bóng giữ nhịp tốt, đọc trận đấu thông minh.

De Jong chưa đủ trình độ thay Busi. Nhìn cả từ La Masia hay bên ngoài cũng chưa thấy ai thay được.

Như thế thì trình nó phải cỡ Lothar Matthaus bác ạ.
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
35
Barça đồng
0
Hàng trẻ của Barca bây giờ thực ra rất nhiều chú có tiềm năng nhưng phải vào tay đúng HLV mới phát triển thành world class được. Ước gì Pep quay trở lại Barca một lần nữa sau khi Messi giải nghệ.

Tương lại thì chả ai nói trước nhưng xét hiện tại thì Pep làm HLV ở MC sung sướng hơn ở Barca nhiều.

Vấn đề không chỉ là việc MC có tiềm lực tài chính cực kỳ hùng mạnh mà Pep cực kỳ được tin tưởng và tôn sùng ở MC từ cả Ban Lãnh Đạo đến các cổ động viên.

Pep ở MC có vị thế hoàn toàn khác so với ở Barca, nếu như ở Barca thì Pep chỉ là một phần của lịch sử thì ở MC có thể nói Pep giống như là hiện thân của cả lịch sử MC cho đến lúc này.

MC chi hàng trăm triệu bảng mua cầu thủ mỗi năm mà mùa 19/20 vẫn ủng hộ Pep vô điều kiện cho dù PL thì bị Liverpool bỏ xa 20 điểm, C1 thì bị một đội nhược tiểu như Lyon loại => bác thử tưởng tượng nếu Barca có một mùa giải tương tự thì có chắc Pep không bị đào mả lên không ? =))

Cho nên nếu không có gì đột biến thì em nghĩ Pep sẽ dẫn dắt MC khá lâu đấy, một người ưa thích các sự thử nghiệm như Pep thì sự tự do được thoải mái làm những gì mình thích là quan trọng nhất, Pep có điều đó ở MC nhưng chắc chắn không thể có điều đó ở Barca.
 

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,172
Được thích
341
Điểm
83
Barça đồng
436
Các HLV đỉnh cao có lẽ cũng như người bình thường chúng ta thôi. Job nào trả lương xứng đáng, môi trường làm việc phù hợp, tạo điều kiện phát triển tốt thì họ ở lại. Sau khi Messi giải nghệ thì cầm chắc áp lực thành công dành cho Barca sẽ giảm đi (vẫn là đội mạnh nhưng không phải năm nào cũng đạt mục tiêu ăn C1 nữa), Pep cũng có quan hệ tốt với Lã mà lúc ấy có thể Man City cũng đã ăn C1 rồi nên biết đâu đấy.

Kiểu của Pep có vẻ muốn xây dựng từ nền tảng hơn là cầm đội mạnh từ đầu và tối ưu hóa (như Ancelotti) nên nếu Man City đã đạt đỉnh giống Barca hồi 2012 thì có thể Pep sẽ lại muốn ra đi.
 

Silver

Los Blaugrana
Đầu quân
17/4/14
Bài viết
1,125
Được thích
142
Điểm
63
Tuổi
36
Barça đồng
487
Pep hói ở MC đang sướng, tiền nhiều như nước, thich thằng nào chỉ tay phat là lấy về được luôn thì tội gì bỏ để về Barca trong luc rối ren như này. Đi rồi quay lại áp lực so sánh lớn lắm chứ bộ, cứ nhìn Zidane nhiệm kỳ 2 là thấy thôi
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
35
Barça đồng
0
Các HLV đỉnh cao có lẽ cũng như người bình thường chúng ta thôi. Job nào trả lương xứng đáng, môi trường làm việc phù hợp, tạo điều kiện phát triển tốt thì họ ở lại. Sau khi Messi giải nghệ thì cầm chắc áp lực thành công dành cho Barca sẽ giảm đi (vẫn là đội mạnh nhưng không phải năm nào cũng đạt mục tiêu ăn C1 nữa), Pep cũng có quan hệ tốt với Lã mà lúc ấy có thể Man City cũng đã ăn C1 rồi nên biết đâu đấy.

Kiểu của Pep có vẻ muốn xây dựng từ nền tảng hơn là cầm đội mạnh từ đầu và tối ưu hóa (như Ancelotti) nên nếu Man City đã đạt đỉnh giống Barca hồi 2012 thì có thể Pep sẽ lại muốn ra đi.

Barca 2012 thì đạt đỉnh gì bác, đỉnh là năm 2011 rồi, 2012 được mỗi cúp nhà vua thì đỉnh gì nữa :D.

Pep rời Barca năm 2012 thứ nhất là để sạc pin sau cuộc chiến rất toxic do Mourinho khơi mào ra, thứ hai là cũng cảm thấy chu kỳ của bộ đôi Xavi-Iniesta cũng sắp hết , thứ ba có lẽ là muốn thoát khỏi cái bóng của Messi.

Pep ở MC bây giờ cũng như Sir Alex ở MU ngày xưa tức là có quyền lực cực kỳ cao, có tiếng nói quyết định trong mọi vấn đề thuộc về chuyên môn, Pep không thể có điều đó ở Barca hay Bayern sau này bởi vì mô hình quản trị phân quyền của những CLB trên.

Trong cuốn tự truyện của mình thì Sir Alex từng nói có nhiều thời điểm ông muốn nghỉ ngơi nhưng tiếc cho công sức bao năm xây dựng đội bóng nên lại tiếp tục làm việc tiếp, nhiều khả năng Pep cũng có thể sẽ như vậy.

Thực tế MC bây giờ là đội bóng mang đậm dấu ấn của Pep nhất cả về lối chơi lẫn con người, chứ Barca ngày xưa nói gì thì nói phần lớn những con người làm nên bộ khung của Pep đều đã có sẵn khi ông tiếp quản chưa kể triết lý của Barca khi đó đã định hình khá rõ rồi và Pep chỉ nâng tầm nó lên thôi.

Tất nhiên tương lai thì như em đã nói có rất nhiều biến cố có thể xảy ra nên chúng ta chả thể khẳng định điều gì được cả nhưng nếu MC vẫn được bơm tiền đều đặn + Pep vẫn được tin tưởng tuyệt đối như hiện tại thì rất khó để Pep rời đi.

Barca sau thời đại của Messi có thể áp lực thành công sẽ giảm đi nhưng khả năng cạnh tranh danh hiệu chắc cũng sẽ giảm theo nốt nhưng điều quan trọng nhất như em đã nói nếu về Barca thì Pep sẽ không thể có được sự tự do giống như ở MC, càng không được sùng bái như ở MC.

Hãy nhìn Zidane xét về thành công kém gì Pep đâu mà quay lại Real chỉ sau có 1 năm thôi mà còn bị áp lực kinh khủng thế nào nữa là Pep bây giờ tính ra đã gần 10 năm rồi.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
Kiểu người như lão hói cần gì tiền hay cần gì phải chứng minh bản thân để phải lăn lộn ở đội nhà giàu và đi xây lại từ đầu. Kiểu người đó chỉ có lão điên Bielsa đã đủ làm loạn bóng đá rồi.

Lão Pep hói là kiểu thích đi vào sử sách. Giờ muốn lão về thì đơn giản bỏ phiếu cho Catalunya tách ra độc lập là phút mốt lão về làm HLV tuyển quốc gia đá giao hữu vùi dập Bò tót ngay.
 

Hạ Trắng

Los Blaugrana
Đầu quân
30/11/11
Bài viết
1,172
Được thích
341
Điểm
83
Barça đồng
436
Mundo Deportivo: Lille chào hàng Renato Sanchez cho Barca theo bản hợp đồng cho mượn cùng điều khoản mua đứt.

Chưa xem cu này đá ở cấp CLB nhưng ở Euro vừa rồi thì được phết, cân cả Kante ở tuyến giữa.

 

Silver

Los Blaugrana
Đầu quân
17/4/14
Bài viết
1,125
Được thích
142
Điểm
63
Tuổi
36
Barça đồng
487
Mundo Deportivo: Lille chào hàng Renato Sanchez cho Barca theo bản hợp đồng cho mượn cùng điều khoản mua đứt.

Chưa xem cu này đá ở cấp CLB nhưng ở Euro vừa rồi thì được phết, cân cả Kante ở tuyến giữa.

Xem trận Phap vs Bồ thấy nó như con dã nhân ở tuyến giữa. Thể lực và độ bao sân cực khủng. Nhưng lối đá thì ko hợp với Barca, thằng này cho về ATM chăc là hợp nhât
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
25
Barça đồng
0
Xem trận Phap vs Bồ thấy nó như con dã nhân ở tuyến giữa. Thể lực và độ bao sân cực khủng. Nhưng lối đá thì ko hợp với Barca, thằng này cho về ATM chăc là hợp nhât
Chả biết thế nào, có khi lại hiệu quả hơn mấy thằng nghệ sĩ nửa mùa ý. Quan trọng là nó có thông minh không, và HLV sử dụng nó như thế nào. Còn lối chơi thì có thể điều chỉnh, thay đổi một chút cũng chả sao cả. Trước đây Edgar Davids cũng đá kiểu càn quét giống thằng này, mà vẫn đá hay ở Barca đấy thôi. Cũng có thể đẳng cấp của ông Davids có thể chơi được ở bất cứ CLB nào. Mẫu cầu thủ như thế này ít người thích nhưng nó lại có nhiều sức sống.

Mặc dù biết thằng Renato này là hàng thải của Bayern mà thôi. Nhưng biết đâu nó lại mang đến những hiệu ứng tích cực, có thể bảo vệ được cho De Jong và Pedri đấy.
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
25
Barça đồng
0

5 tháng khai sáng Barca của Edgar Davids​

THEO Bóng đá cuộc sống 07-08-2018 16:36:18

Edgar Davids chỉ thi đấu trong màu áo Barcelona đúng 5 tháng dưới dạng cho mượn hồi đầu năm 2004. Tuy nhiên, 5 tháng này lại là thời gian vô cùng quý báu với đội chủ sân Camp Nou. Cách chơi bóng của Davids đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi tiền vệ Barcelona, qua đó gây dựng lên bộ khung hùng mạnh như ngày nay.​

Barcelona là một đội bóng Tây Ban Nha, nhưng những thành công của họ lại mang đậm dấu ấn của người Hà Lan. Đầu tiên là sự xuất hiện, rồi trở thành biểu tượng vĩnh cửu của Thánh Johan Cruyff. Triết lý bóng đá của Cruyff đã trở thành chân lý bất di bất dịch tại Barcelona, mang hơi thở Catalonia từ nhà cách mạng chiến thuật của bóng đá Hà Lan.

"Hãy trân trọng trái bóng, coi bóng như bạn" là điều Cruyff dạy bảo các cầu thủ của ông. Câu này được các đời cầu thủ, HLV Barcelona truyền lại cho lớp trẻ. Chính câu nói đó làm nền tảng cho Pep Guardiola sau này, với một lối chơi tổng lực, kiểm soát bóng toàn diện bậc nhất thế giới.
Barca giai đoạn 2000-2003 trắng tay về danh hiệu dù có nhiều ngôi sao trên hàng công như Ronaldinho, Saviola hay Kluivert

Barca giai đoạn 2000-2003 trắng tay về danh hiệu dù có nhiều ngôi sao trên hàng công như Ronaldinho, Saviola hay Kluivert
Cruyff mang triết lý Hà Lan đến thay da đổi thịt Barcelona từ cuối thập niên 80 - đầu những năm 90. Sau khi ông ra đi, Van Gaal tới và tiếp tục mang lại thành công. Đến năm 2003, một người Hà Lan khác là Frank Rijkaard nhận lời dẫn dắt Barcelona. Đó là một thời kỳ đen tối trong lịch sử CLB, nhưng cũng bắt đầu mở ra một trang sử mới.

Barcelona đã thống trị bóng đá châu Âu trong giai đoạn 2006-2015 với 4 chức vô địch Champions League. Nhưng trước thời điểm đó là một quãng thời gian vô cùng đáng quên. Ronaldinho chưa trở thành nguồn cảm hứng chinh phục hàng loạt chức vô địch, Iniesta mới lên đội một và chưa thể hiện được nhiều, Xavi đã đá chính thường xuyên nhưng anh chưa vượt trội so với phần còn lại của La Liga.
Trong giai đoạn 2000-2003, trước khi Rijkaard làm HLV trưởng, Barcelona không có cơ hội chạm tay vào chức vô địch La Liga. Họ tụt lại phía sau Real Madrid và Valencia, cả về mặt thành tích lẫn thương mại. Chính sách "Dải ngân hà" của Real Madrid giúp họ chiêu binh mãi mã những ngôi sao hàng đầu thế giới như Zidane, Beckham và chính... Figo từ Barcelona.

Tháng 12/2003, Ronaldo béo trở thành nguồn cảm hứng giúp Real đánh bại Barca ngay trên sân Camp Nou. Sau 15 trận đầu tiên tại La Liga mùa giải đó, Barcelona chỉ thắng được 5 trận, ngụp lặn ở giữa bảng xếp hạng. Áp lực đè nặng lên vai tân HLV Rijkaard. Đội bóng đang gặp vấn đề gì, nhân sự hay lối chơi, và cần khắc phục như thế nào?

Barcelona ở thời điểm đó đã có Ronaldinho, Kluivert và Saviola trên hàng công. Đây đều là những chân sút xuất sắc, bên cạnh chuyên gia phân phối bóng Xavi cùng trung vệ thép Puyol. Nhưng vấn đề của Barcelona khi đó là đội hình của họ mất cân bằng nghiêm trọng. Cầu nối giữa hàng phòng ngự và tấn công là bộ đôi tiền vệ trung tâm Luis Enrique - Phillip Cocu. Đây đều là những cựu binh luống tuổi, không thể tranh chấp hiệu quả ở tuyến giữa.
Sau đó Barca đã đưa Edgar Davids về vào tháng 1/2004 và ngay lập tức thay da đổi thịt CLB bằng lối chơi máu lửa không ngại va chạm

Sau đó Barca đã đưa Edgar Davids về vào tháng 1/2004 và ngay lập tức thay da đổi thịt CLB bằng lối chơi máu lửa không ngại va chạm
Rijkaard nhận thấy ông không thể buộc những cầu thủ như Ronaldinho phải lùi sâu xuống tranh cướp bóng, vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả tấn công. Xavi cũng là mẫu cầu thủ điều phối bóng, chứ không giỏi tranh chấp tay đôi. Vậy cầu thủ nào phù hợp với điều đó? Rijkaard nhanh chóng có câu trả lời từ một người đồng hương: Edgar Davids.

Davids có biệt danh "chó ngao" vì khả năng di chuyển không biết mệt mỏi khắp mặt sân, luôn sẵn sàng lao vào những điểm nóng nhất. Davids khi ấy đã chơi 6 mùa giải thành công tại Juventus, nhưng mùa hè 2003 là thời điểm "Bà đầm già" chiêu mộ thành công Stephen Appiah, một chuyên gia đánh chặn trẻ hơn, khỏe hơn Davids. Ở tuổi 30, anh buộc phải tìm một bến đỗ mới, thay vì thường xuyên phải ngồi trên ghế dự bị, chẳng khác nào chó bị nhốt trong cũi.
Cơ hội đến với Davids khi Rijkaard ngỏ lời muốn mượn anh trong nửa cuối mùa giải. Davids đến Barcelona với phong cách chẳng giống ai: Đầu tóc bù xù, đeo kính lòe loẹt, khác hẳn những cậu học trò ngoan như Xavi hay Iniesta. Ngày 17/1/2004, Davids chơi trận đầu tiên cho Barcelona gặp Atletico Madrid. Trận đấu đó kết thúc với tỷ số hòa 1-1 không ấn tượng, nhưng là thời điểm tài năng của Davids dần ảnh hưởng đến Barcelona.

Được thi đấu thường xuyên, "Chó ngao" Davids như được sổ lồng. Anh càn quét khắp khu vực trung lộ, trở thành lá chắn đáng tin cậy bao bọc hàng hậu vệ Barcelona. Đội bóng vốn tự hào vì đá đẹp, ít phạm lỗi, còn Davids chẳng bao giờ để ý đến điều đó. Anh sẵn sàng phạm lỗi với đối phương, thậm chí phải nhận thẻ vàng để ngăn phản công. Hiệu ứng Davids từ đó dần nhân rộng ra toàn đội bóng.

Kết quả thi đấu của Barcelona ngày một tốt dần lên. Họ thắng Sevilla trên sân khách với kết quả tối thiểu, mở đầu chuỗi 9 trận thắng liên tiếp, đưa đội bóng nhảy lên đứng thứ ba tại La Liga. Hiệu quả thể hiện ngay ở những con số: Ở giai đoạn lượt đi trước khi Davids tới, Barcelona "công làm thủ phá" khi ghi 26 bàn, thủng 25 bàn. Đến lượt về, họ ghi tới 37 bàn nhưng chỉ thủng lưới 14 bàn.
Với sự càn quét của Davids ở giữa sân, Barca thăng hoa nơi tuyến đầu và chắc chắn nơi hàng thủ để cán đích ở vị trí Á quân

Với sự càn quét của Davids ở giữa sân, Barca thăng hoa nơi tuyến đầu và chắc chắn nơi hàng thủ để cán đích ở vị trí Á quân
Cầu thủ như Davids không chỉ hỗ trợ phòng ngự, cắt đứt mọi đường lên bóng của đối phương. Khi chơi bên cạnh anh, Xavi được giải phóng khỏi nhiệm vụ đánh chặn, tập trung nhiều hơn vào công việc điều phối bóng. Trên hàng công, Ronaldinho và Saviola càng có điều kiện thỏa sức bắn phá khung thành đối phương. Davids cướp bóng, chuyền cho Xavi để anh đẩy lên cho hàng tiền đạo. Công thức đơn giản mà hiệu quả đó giúp Barcelona thành công nhanh chóng.

Vai trò của Davids càng rực rỡ khi Barcelona đối đầu Real Madrid. Nhiệm vụ của Davids là khóa chặt Zidane, ngòi nổ tấn công của đối phương. Real Madrid khi đó vừa mới bán Makelele, và họ không còn cầu thủ nào đánh chặn đủ sức cạnh tranh với Davids cả. Kết thúc mùa giải năm đó, Barcelona giành ngôi Á quân, xếp trên cả Real và chỉ chịu thua Valencia.
Davids cũng không ở lại Barcelona được lâu. Hè 2004, anh chuyển sang khoác áo Inter Milan, rồi sau đó là chuỗi thời gian phiêu bạt sang Tottenham, trở lại Ajax, rồi lại đến Anh chơi bóng. Nhưng giá trị cống hiến của anh cho Barcelona không chỉ dừng lại ở 14 trận thắng giai đoạn lượt về, hay chuỗi 15 trận bất bại.

Nhờ có Davids, Rijkaard đã nhận ra mảnh ghép còn thiếu trong sơ đồ chiến thuật của ông: Rijkaard đã sử dụng Davids, một tiền vệ di chuyển rộng, chơi cậy sức, không ngại phạm lỗi để dập tắt những đợt tấn công của đối phương. Cruyff từng nói giá trị của một cầu thủ không phải ở 5 phút anh ta giữ bóng trong trận đấu, mà phụ thuộc vào 85 phút còn lại di chuyển thế nào, hỗ trợ đồng đội ra sao. Davids có phẩm chất của 85 phút đó.
Sau khi Davids rời đi, Barca đã có chiến lược mới, trọng dụng các tiền vệ có lối chơi mạnh mẽ như (trái sang) Thiago Motta, Edmilson hay Mark van Bommel

Sau khi Davids rời đi, Barca đã có chiến lược mới, trọng dụng các tiền vệ có lối chơi mạnh mẽ như (trái sang) Thiago Motta, Edmilson hay Mark van Bommel
Sức càn lướt từ những cầu thủ như Davids hoàn toàn phù hợp trong vai trò giúp hàng tiền vệ Barcelona cân bằng. Xavi, Iniesta, Deco chơi rất kỹ thuật, hoa mỹ, nhưng họ cần một mẫu tiền vệ như Davids để giải phóng nhiệm vụ phòng ngự. Davids ra đi, những cầu thủ có lối chơi mạnh mẽ giống anh ở hàng tiền vệ lập tức được Rijkaard trọng dụng: Thiago Motta, Edmilson, Mark van Bommel. Họ đều là tiền vệ phòng ngự có lối chơi lấy thịt đè người.

Nhờ có họ, Barcelona trở lại thống trị La Liga, rồi vô địch Champions League dưới thời Rijkaard. Sau này Pep Guardiola có một phiên bản nâng cấp hơn một bậc: Sergio Busquets. 10 năm qua Busquets là tiền vệ đánh chặn của Barcelona, và không một ai có thể thay thế anh. Chính Davids là người khai sinh ra một thế hệ tiền vệ như thế.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
Ông viết báo chém đến 80%. 20% còn lại của Davids chỉ để ở mức tham khảo.
Ai đã xem xã nhà lúc đấy đều thấy và yêu mến 1 đội bóng luôn ép sân đối thủ. Kể ra Real Madrid cũng không cầm bóng nhiều khi đối đầu với ta. Thế nhưng cứ khi nào bị tấn công và phản công là dính bàn thua. Nếu so đo với bóng đá hiện đại tôn sùng các tiền vệ đánh chặn như 4-2-3-1 bây giờ thì ai cũng nhìn ra xã nhà thiếu tiền vệ phòng ngự vào thời điểm đó. Không phải xã thiếu tiền vệ kiểu này mà sau Pep hói thì chưa ai đá ổn mà thôi.

Chó ngao đến thời điểm đó như kiểu dạng miễn phí cho vui. Ai ngờ đầu gấu đầu mèo lại hoá ra sốc đội bóng đang tụt dốc lên vèo vị trí thứ 2 phát một. Nhưng sau đó nhìn lại thấy đá cũng đầu đất bỏ xừ. Vui vì nhờ Davids mắt kính sành điệu mà xã trở lại phong độ nhưng chất lượng bóng đá ở mức tàm tàm.

Cơ mà chính nhờ những tiểu xảo kiểu đó mà xã vô địch. Ví dụ ông Bom-meo về xã thì mới vô địch 2007 chẳng hạn.
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,353
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,461
Mà thật ra đỉnh cao của mọi tiền vệ đều có thể thấy ở Busi:
- Đánh chặn xuất sắc khi đá sơ đồ 3 tiền vệ. Khi xưa Davis chạy long tóc gáy chỉ được ở 1 bên là chính. Chứ cái tầm bắt bài và đọc trận đấu chỉ ở mức 4-5 so với Busi.
- Khả năng kiến tạo cho đồng đội: cái này Busi gần ngang Xavi trong khi Davids chỉ ở tầm ông Pjanic.
- Khả năng điều tiết trận đấu: Davids là con tép so với đám xuất thân từ La Masia.
- Khả năng bên lề: Davids chẳng khác gì Puyol. Có khi Puyol lại là học trò của Davids ấy chứ. Mà có khi Mourinho cũng học hỏi Davids khả năng giảm áp lực trận đấu vào các tình huống bên lề :D

Mẫu tiền vệ như Davids có thể thấy ở Gattuso hay Kante. Nhưng đây đều là mẫu tiền vệ cực chẳng đã mới dùng làm tiền đề kết nối trong sơ đồ nhiều tiền vệ (4-2-3-1 có đến 5 tiền vệ hay 4-4-1-1 cũng có đến 5 tiền vệ). Chứ để mấy ông kiểu này đá 4-3-3 thì chẳng khác gì phế. Tìm là phải tìm mẫu như Busi, Pep, Thiago Alcantara.
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
25
Barça đồng
0
Rồi, biết fan cuồng Bút lâu rồi :partner:

Nhưng mà tự nhiên đi so Bút với Davids thì hơi dở :embarrassed:
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
35
Barça đồng
0
Bộ ba tiền vệ năm sau của Barca vẫn là Busquets-Pedri-De Jong thôi chả thể khác được, thằng nào về bây giờ cũng chỉ là dự bị.

Busquets-Pedri đá hay thế ở Euro vừa rồi thì Koeman muốn hay không cũng phải dùng, không dùng được kiểu gì cũng ăn chửi.

Vấn đề của Koeman muốn tận dụng được tối đa khả năng của Busquets-Pedri thì phải chơi kiểm soát bóng được như đội tuyển TBN chứ không cầm được bóng để vỗ mặt nhiều thì lại thành hỏng.
 

DeJong

Los Blaugrana
Đầu quân
2/5/19
Bài viết
1,185
Được thích
79
Điểm
48
Tuổi
25
Barça đồng
0
Euro nó là giải đấu ngắn ngày, nên cũng khó đánh giá
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Chủ đề mới nhất

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top