VILANOVA KHÔNG ĐỒNG Ý MUA TRUNG VỆ SẼ DẪN ĐẾN THẤT BẠI ?
Dù có những chiến thắng rất muộn màng nhưng hàng phòng ngự có vấn đề của Barcelona sẽ có lúc không thể chống chọi lại được những đội bóng lớn ở châu Âu. Còn ở La Liga, không phải Real thì là Athletico trước sau gì cũng sẽ khiến Barca phải trả giá cho hàng phòng ngự chắp vá đó. Tại sao Barca không chịu mua một trung vệ thực sự?
Tôi muốn Barcelona mua trung vệ, chỉ một thôi cũng được. Trận đấu tại Champions League trước Celtic Glasgow một lần nữa cho thấy rằng hàng phòng ngự của Barca “còn có nhiều lỗ hổng hơn so với một miếng pho mát Thụy Sĩ”. Vậy thì, lời giải thích hợp lý nhất cho các thành tích phòng ngự yếu kém của Barcelona trong các trận đấu gần đây là gì? “
Tito không có sự lựa chọn phù hợp, đó là một phương án tạm thời”. Tuy nhiên đó không phải là một lời giải thích. Đó chỉ là một cái cớ.
-
Ai là người thực sự đã quyết định việc không mua một trung vệ đẳng cấp?
- Tito Vilanova.
- Không may là Gerard Pique, Eric Abidal và Carles Puyol hiện không thể thi đấu?
- Đúng là như vậy.
Tuy nhiên, Eric Abidal rất ít có cơ hội thể hiện mình trong năm 2012. Trên thực tế, nếu anh ấy thực sự có thể trở lại với bóng đá thì đó là một phép lạ nho nhỏ và là minh chứng cho quyết tâm của Abi. Trong điều kiện tốt nhất, anh ấy có thể ra sân và làm gì đó trong những thời gian cuối của năm. Vì thế danh sách ưu tiên trong hàng phòng ngự giờ chỉ còn Gerard Pique và Carles Puyol. Đội trưởng của Azulgrana đã phải đối mặt với những chấn thương liên tiếp trong vòng hai năm trở lại đây. Hơn nữa, ở độ tuổi 34, những chấn thường ngày càng trở nên tồi tệ hơn và dễ mắc phải.
Vậy thì làm sao đây lại không phải là lỗi của Tito?
"Hy vọng về điều tốt nhất, nhưng hãy chuẩn bi cho cái xấu nhất ".
Trông chờ vào sự trở lại của Eric Abidal và mong rằng Carles Puyol sẽ có một mùa giải mà không có chấn thương? Tôi xin lỗi, nhưng dường như đó không phải là cách quản lý tốt một đội bóng. Có lẽ Tito Vilanova nhầm lẫn cụm từ "hy vọng về điều tốt nhất nhưng hãy chuẩn bị cho cái xấu nhất". Tôi tự hỏi hay là Tito chỉ đơn giản là không chuẩn bị trước và tiếp tục hy vọng?
Mặc dù đã giành chiến thắng trong trận đấu với Celtic Glasow 2 - 1 ở lượt đi vòng đấu bảng Champion Leagues (sau khi để thủng lưới trước ở phút 18), nhưng đó lại là một chiến thắng hết sức khó khăn (Jordi Alba ghi bàn thắng cuối cùng của trận đấu ở phút 90 + 4, đúng lúc tiếng còi kết thúc vang lên). Bị dẫn bàn trước rồi lật ngược tình thế và dành chiến là những điều xảy ra không chỉ một lần trong mùa giải năm nay. Đội bóng xứ Catalan đã thủng lưới đến năm bàn trong sáu trận đấu gần đây nhất trên tất cả các mặt trận. Trong đó có bốn trận thủng lưới ít nhất hai bàn.
Tấn công luôn là xu hướng chính của Blaugrana trong khi phòng ngự thường bị xem nhẹ hơn. Theo PedritoNumeros, ở mùa giải năm nay. Barcelona đã để thủng lưới 18 bàn trong 13 trận đấu, trong khi ở mùa 2011/12 thì đội bóng xứ Catalan phải trải qua 32 trận mới để thủng lưới từng đó số bàn thua.
Hàng tuần, khi xem đội bóng yêu thích của mình thi đấu, tôi hy vọng sẽ hiểu được những gì Tito đang sắp xếp và những gì mà Barca đang trình diễn cho chúng ta. Cụ thể là ở đây, tôi thấy đội bóng xứ Catalan có vẻ như không có nhu cầu về một trung vệ thực sự.
Barcelona thừa nhận mùa giải 2011/2012 là một thất bại
Barcelona thừa nhận mùa giải 2011/2012 là một thất bại. Đội bóng đã không thể bảo vệ thành công hai danh hiệu uy tín nhất là La Liga và Champions League. Một bên là một cuộc đua marathon, có thể cho phép một ít sai lầm xảy ra, còn một bên thì hơn cả một cuộc thi nước rút. Một sai lầm có thể trả giá cho tất cả. Quả phạt đền hỏng của Lionel Messi và thất bại trước Chelsea tại bán kết Champions League là minh chứng rõ ràng nhất về điều đó. Nếu vấn đề chấn thương đã trở nên thường xuyên ở Barcelona, và các đối thủ yếu hơn như Celtic Glasgow hoặc Spartak Moscow cũng rất khó để đánh bại thì người ta tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Blaugrana rơi vào tình cảnh tương tự ở giai đoạn knock-out khi phải đối mặt với những đối thủ nặng ký hơn.
Tôi đã cố gắng hết sức để hiểu được đâu là lý do chính trong quyết định không mua thêm một trung vệ nhưng thực sự thì việc đó vẫn vượt quá tầm hiểu biết của tôi. Tôi chờ đợi một sự giải thích, một cuộc tranh luận hợp lý với ý tưởng rằng Barcelona đang cố gắng tìm một người thừa kế Carles Puyol. Dường như là Tito Vilanova, GĐTT Andoni và Chủ tịch Sandro chỉ bắt đầu chú ý và tìm kiếm một bản hợp đồng, một sự thay thế mang tính tạm thời khi một cầu thủ nào đó dính chấn thương. Những thành công chưa từng có trong thời kỳ Pep Guardiola chắc đã ăn sâu trong đầu mọi người: để giải quyết vấn đề là mua một tiền vệ.
Mặc dù Cesc Fabregas không phải là một bản hợp đồng thất bại nhưng tiền vệ này chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của ban huấn luyện Barcelona . Chắc chắn, Cesc là một cầu thủ giỏi, với kỹ thuật tuyệt vời nhưng sở trường của cầu thủ này là tấn công chứ không phải phòng ngự. Nếu mục đích đằng sau việc ký hợp đồng với cựu cầu thủ Arsenal là để giảm bớt gánh nặng cho Lionel Messi trong khâu ghi bàn thì thực tế đã cho thấy điều này hoàn toàn thất bại. La Pulga vẫn chiếm hơn 50% tổng số bàn thắng của Barcelona, kể cả trực tiếp ghi bàn hay kiến tạo. La Liga mùa 2011/12 Barcelona ghi được 114 bàn thắng, Messi đã tham gia vào 70 tình huống cả ghi bàn và kiến tạo tương đương với tỷ lệ 61,4%. Đầu mùa giải năm nay sau 8 vòng đấu thì con số này là 24 bàn thắng trong đó Messi đóng góp 11 bàn thắng và 4 đường kiến tạo. Cho đến bây giờ tỷ lệ mà cầu thủ người Argentina đã tham gia trực tiếp đến tình huống ghi bàn là 62, 5%. Điều này không khác gì so với chiến thuật trước đây của Pep về vai trò của Messi trong đội hình Barca.
Chừng nào Messi chưa bị dính chấn thương thì Barcelona vẫn còn bị huyễn hoặc về sự an toàn trong hàng thủ của mình. Sự phụ thuộc vào Messi phải chăng là một tai họa tiềm ẩn??
Thực tế thì sự phụ thuộc vào Messi cũng không phải là một điều gì đó quá nghiêm trọng nhưng chừng nào Messi chưa bị dính chấn thương thì Barcelona còn bị nhuyễn hoặc về sự an toàn trong hàng thủ của mình. Nếu không có Lionel Messi, Blaugrana chỉ thắng ba lần trong tất cả các mặt trận ở mùa giải năm nay.
Barcelona đã từng ba lần lập kỷ lục có số bàn thua ít nhất trong tất cả giải đấu họ tham gia. Dưới thời Pep Guardiola, Barcelona đã để thủng lưới 35 bàn (2008/09), 24 bàn (2009/10), 21bàn (2010/11) và 29 (2011/12) ở La Liga. Trung bình là 0, 92 bàn mỗi trận trong suốt cả mùa giải. Mùa giải 2012/13 mới bắt đầu nhưng đội bóng xứ Catalan đã để thủng lưới 11 bàn sau 8 trận, với tỷ lệ 1,38 bàn mỗi trận. Những con số rất đáng lo ngại và mới đây là một bữa tiệc bàn thắng ở Riazor khi tỷ số là 4 -5 nghiêng về đội khách. Tuy nhiên, Barcelona chỉ để thủng lưới 2 bàn trong 5 trận gần đây, ít nhất đó cũng là một tín hiệu đáng mừng đối với đội bóng hùng mạnh nhất thế giới nhưng chỉ giữ sạch lưới có 2 trận sau vòng đấu thứ 8 ở La Liga.
Các đợt tấn công của Barcelona phụ thuộc rất nhiều vào Lionel Messi trong khi công tác phòng ngự gần như không có. Tuyến hoat động hiệu quả nhất như mọi khi vẫn là hàng tiền vệ. Đó là điều đương nhiên khi mà hầu hết các cầu thủ của Barca đều có vị trí sở trường là tiền vệ. Có thể tính sơ sơ số lượng đó là 7.5 (Javier Mascherano không phải là thực sự là một trung vệ nhưng đã lâu lắm rồi anh không chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự). Trong khi số lượng trung vệ là năm. Marc Muniesa thì bị thương và không biết bao giờ mới trở lại thi đấu. Marc Bartra cuối cùng cũng đã có trận đấu đầu tiên trong trận gặp Celtic, trong khi Andreu Fontas được đem cho RCD Mallorca mượn, giữa lúc khủng hoảng vị trí trung vệ. Vì vậy, số lượng các trung vệ thực tế thực chất chỉ là hai: Gerard Pique và Carles Puyol (Bartra vẫn chưa có được sự tin tưởng hoàn toàn của Tito Vilanova). Mặc dù các Culé không thích điều này nhưng dường như người đội trưởng vĩ đại của họ cũng đã có tuổi và không còn ở đỉnh cao phong độ.
Sự xuất hiện của người tuyết Yeti nhiều hơn cả hàng trung vệ ở sân Nou Camp trong thời gian này??
Nhiều người đã nói đùa rằng việc có một trung vệ ở Barca vào thời điểm này còn hiếm hơn việc nhìn thấy được người tuyết Yeti. Thực tế cho thấy, lần gần đây nhất Barcelona mua một trung vệ đã là 3 năm trước, vào mùa hè năm 2009 khi đưa về trung vệ Dmytro Chygrynskiy . Tuy nhiên cầu thủ này chỉ ra sân đúng 12 lần trong một mùa trước khi trở về đội bóng cũ Shakhtar Donetsk
Phải chăng Tito Vilanova đang gặp khó khăn trong việc điều hành một đội bóng lớn như Barcelona. Ông đã quyết định không mua một trung vệ trong mùa hè vừa rồi và cho mượn Andreu Fontas.Trong trận lượt đi Siêu cup TBN với Real Madrid, dù giành chiến thắng 3-2 trước đối thủ nhưng lối chơi của Barcelona là không hoàn toàn thuyết phục. Nếu không thay đổi, rất có thể vị trí của Barca ở La Liga sẽ bị lung lay.
Cá nhân tôi đã hy vọng viết về một cái gì đó khác, nhưng
hàng thủ bất cẩn của Barcelona đã trở thành chủ đề định kỳ của mùa giải này. Đó thực sự là lời nói đùa không vui tý nào, điều mà chúng ta có thể sẽ phải chịu đựng cho đến kỳ chuyển nhượng mùa Đông mở cửa lại vào tháng Giêng. Tôi đã đọc ở đâu đó rằng Alexandre Song có sức mạnh, khả năng thì không thể lường trước, và theo sự đánh giá hiện tại thì tôi đang cố tin vào điều đó. Tuy nhiên, cầu thủ không phải là người cuối cùng quyết định vai trò của mình trong đội hình.
Có thể đưa ra 3 nguyên nhân cho sự thiếu bổ sung trong hàng phòng ngự Barca là ngài chủ tịch Sandro Rosell, lúc này đây đang chỉ quan tâm đến việc làm sao giữ chân được Messi thêm 4 năm nữa nữa. GĐTT Andoni Zubizaretta thất bại trong việc tìm thêm một trung vệ đẳng cấp, trong khi HLV Tito Vilanova thì lại không tin tưởng các trung vệ trẻ tiềm năng như Marc Muniesa, Marc Bartra (và cả Andreu Fontas trước khi được cho Mallorca mượn). Nếu cứ hy vọng và tin tưởng vào sự trở lại của Carles Puyol thì thực sự là Tito đang rất mạo hiểm.