Kỳ 4.
Kỳ 4
denpietrau
PV: Lâu lắm không thấy Tạp chí ra mắt bài mới, không biết là do Tạp chí thiếu lửa hay do thiếu nhân vật để lên báo?
denpietrau: Cả hai lý do đều sai cả. Lửa thì chắc chắn chúng tôi không thiếu. Cộng đồng có vài nghìn thành viên trong đó thành viên tích cực là hơn năm trăm người. Nếu mỗi tuần lấy một xã viên với đủ loại sắc thái thì cậu thử tính xem Tạp chí viết đến lúc nào mới hết. Thế nên thiếu nhân vật để đối thoại thì chắc chắn càng không.
PV: Vậy lý do vì sao lâu nay không thấy Tạp chí lại mắt?
denpietrau: Có lẽ là do thời gian và sự phát triển thông tin đã rộng lớn hơn nên khó có thể để tâm đến một vấn đề như Tạp chí.
PV: Hay hôm nay mình làm bài mới nhé.
denpietrau: Về ai, về cậu à?
PV: Không, về cậu.
denpietrau:….
PV: Sao vậy?
denpietrau: Ta nhất trí quan điểm thế này, chỉ đối thoại thôi nhé, còn chân dung thì xin miễn vì đằng nào mình cũng là người biên tập.
PV: Còn tôi sẽ là phóng viên mới đầu quân cho Tạp chí
.
PV: Chào Bí thư.
denpietrau: Vâng, chào cậu. Mà nhắc cậu luôn là tớ hiện tại không giữ chức Bí thư xã nhé.
PV: À, vâng. Ta bắt đầu từ đâu nhỉ, từ hoàn cảnh đến với Barça đi. Tôi tò mò muốn biết con đường gắn bó của anh với Barça.
denpietrau: Có gì đâu, tự nhiên nó đến thôi.
PV: Anh chia sẻ chi tiết hơn chút được không?
denpietrau: Có nhiều người cũng hỏi tôi câu này giống y như tôi cũng hỏi họ khi lần đầu gặp nhau và nói về Barça. Trước kia tôi cũng không chắc lắm về sự vòng vèo của suy nghĩ nhưng giờ tôi có thể cô đọng nó thế này. Tôi biết đến Barça năm 1992 và có thể anh sẽ cười vì thật ra nó chẳng liên quan chút nào đến bóng đá.
PV: Tôi thấy nhiều chuyện cười rồi, anh thử kể xem.
denpietrau: Lúc đó tôi học cấp 1, học đánh cờ vua qua xem người ta đánh. Trường tổ chức cuộc thi cờ chắc hồi đó để tuyển cho cung thiếu nhi. Tôi tham gia và đánh thắng hết đến tận trận chung kết với một cô gái kém tôi một lớp. Anh nên biết thời trẻ con đánh nhanh lắm và có thể do các bạn khác thua tôi thật ra là do họ không biết đánh cờ
. Trận chung kết đó tôi áp đảo và có thể thắng nhưng cuối cùng tôi lại thả thua.
PV:…
denpietrau: Có gì đâu, đánh lâu quá thì mình sốt ruột. Mà có khi hồi đó mình cũng biết galăng cơ mà
. Nhưng sau đó tôi mới biết cô bé đánh với tôi hôm đó được thành phố tuyển đi dự một giải cờ vua giao lưu thiếu nhi gì đó năm đấy ở Barcelona và giành huy chương bạc hay vàng gì đó. Được đăng hẳn báo Tết nên tôi mới biết. Hoá ra hôm đấy tôi đánh với một tài năng của cung thiếu nhi thành phố và khi tôi tò mò đến lớp cờ vua được đưa luôn lên lớp năng khiếu. Chính vì cô bé đó tôi mới để ý đến Barcelona, đến Olympic Barcelona và thật trùng hợp khi năm đó Barça cũng lần đầu vô địch C1.
PV: Anh cũng biết khá sớm về Barça quá nhỉ?
denpietrau: Không đâu, thú thật với anh thời đó mình vẫn còn ham bắn bi, chạy nhảy chưa quan tâm đến đọc báo thì làm sao mà biết nhiều về Barça. Chỉ có điều cái tên đó ấn tượng nên thỉnh thoảng khi bắt gặp ở đâu đó tự nhiên mình cảm thấy như gặp một người quen nên ngoảnh mặt tìm kiếm mà thôi. Có lẽ mãi đến khi cơn sốt bóng đá của Sea Games 15 mà Việt Nam đạt huy chương bạc và được truyền trực tiếp thì mới thực sự quan tâm đến bóng đá dù lúc đó đá bóng suốt ngày.
PV: Vậy còn Cộng đồng Barça này?
denpietrau: Anh tìm đọc bài soạn của tôi trong phần giới thiệu về FCBVN thì sẽ thấy còn đường đến với cộng đồng.
PV: Có ai là người đi trước lôi kéo anh không?
denpietrau: Lôi kéo thì hơi quá, thật ra là mách nhau. Có lẽ người có ảnh hưởng với tôi lúc đó là Mainoel. Tôi nhớ đầu tiên tôi gặp QuangThi (người sau này là Admin của trang fcbarcavn.info – tiền thân trang FCBVN bây giờ), tôi mừng lắm vì trong cả một thành phố như Sài Gòn lại kiếm được người bạn mạng cùng nhau thích Barça. Thế rồi biết đến Mainoel, người phụ nữ đầu tiên thích bóng đá mà lại đặc biệt thích Barça mà tôi biết. Lúc đó Mainoel có hỏi: Barçamania phải không? Thú thật, tôi ớ ra vì có biết cái từ ấy là gì đâu. Không biết google, không biết tiếng Anh nghĩa là gì mà tôi chỉ nghĩ hay đấy là khái niệm về culé nữ trong khi mình đâu phải nữ. Thế là ớ ra.
PV: Thế anh nói gì?
denpietrau: Đánh trống lảng thôi, nói đại chung chung kiểu đám thanh niên bây giờ là phải khẳng định rằng em thích Barça. Thế thôi chắc bà Mainoel cũng không trách. Nói thật, nhiều lúc nghĩ lại thấy sao người ta tầm tuổi mình mà biết nhiều thứ về Barça đến thế mà cảm thấy phục.
PV: Tôi chưa rõ lắm, hoá ra ngay từ lúc ra đời FCBVN thì anh không có “tầm” so với mọi người?
denpietrau: Anh cứ coi là “cần cù bù thông mình” đi
. Đúng là năm 2004 tôi chỉ biết Barça qua vỏn vẹn những trận đấu từ năm Ro béo thi đấu đến khi Laporta lên chức Chủ tịch. Còn các khái niệm tên gọi, các phong trào, lịch sử và những con người như Kubala, Johan Cruff thì quả thật là không biết.
PV: Tôi không tin lắm.
denpietrau: Có gì đâu, chính những người bạn trong diễn đàn đã bổ khuyết cho tôi. Ta có thể loay hoay tìm đường cả chục năm trời nhưng khi đã tìm được thì tôi đảm bảo ai mà chả nhấn ga tăng tốc vù vù để về nhà chỉ trong chốc lát.
PV: Cũng tuỳ lúc, chính anh nói là vấn đề thời gian. Tôi cũng rưa rứa như anh nhưng tôi không đủ đam mê để suốt ngày đọc và nghĩ về bóng đá hay Barça nên bây giờ tôi cảm thấy thua anh khá nhiều.
denpietrau: Thua cái gì. Anh không thua tôi chút gì về đam mê cả. Anh đam mê phụ nữ sớm và giờ có vợ rồi còn gì
. Còn Barça, tôi bỏ thời gian nhiều hơn anh nên tôi hơn anh ở chỗ tôi có hơn hai nghìn bài để câu cám ơn trên diễn đàn
.
PV: Có vẻ Barça khiến cái nhận định các Cán bộ trong xã toàn bị ế đang trở thành truyền thống.
denpietrau: Đâu có, những người tôi biết thuộc lớp lãnh đạo cũ đều có nơi chốn cả. Đâu phải hâm mộ Barça toàn kẻ hâm hâm đến mức không biết chu toàn cho riêng mình.
PV: Tôi thấy hâm thật, nhìn cách các anh quản lý diễn đàn thì đừng nói tôi, chắc có nhiều người kêu ca phàn nàn lắm.
denpietrau: À, anh cũng coi như là một người thuộc diện kêu ca đòi “tự do, dân chủ”. Vậy tôi hỏi anh đánh giá thử số người ủng hộ và số người phản đối bên nặng bên nhẹ thế nào?
PV: Tất nhiên là những người như tôi là thiểu số nhưng anh ở vị trí quản lý chắc chắn phải lưu tâm và khắc phục. Chính tiêu chí Box về ý kiến trong xã cũng nói là khắc phục các yếu kém để hướng đến sự tốt đẹp hơn.
denpietrau: Đúng là nhắc về quản lý, ở đây ta không nên đánh giá qua một vài sự phàn nàn. Theo tôi, ta nên nhìn tổng thể. Tôi ví dụ thế này, anh xây nhà, sơn tường màu rất đẹp. Người lớn thì chả sao nhưng đám trẻ đùa nghịch ném bẩn cái tường. Anh sẽ xử sự thế nào?
PV: Hoặc mắng bọn nó hoặc không cho chúng nó nghịch trong phòng nữa.
denpietrau: Đấy nhé, đấy là cách anh xử lý. Nhưng cái tôi muốn nói ở đây là dù anh có mắng, có cấm đi chăng nữa thì cuối cùng anh vẫn phải lau sạch cái tường đó đúng không. Như vậy việc của người quản lý nằm ở chỗ phải dọn dẹp, còn việc mắng hay cấm nằm ở luật. Mà luật ở đâu ra? Nếu anh ra luật cấm đám trẻ đùa nghịch thì tôi đảm bảo với anh ta chả bao giờ phải dọn dẹp.
PV: Đề ra luật thế thì đám trẻ mất đi bản tính vốn dĩ rồi.
denpietrau: Đúng, chính vì thế các luật ra là cấm này cấm nọ mang bản sắc của xã nhà có mang tính chất luật ra luật đâu. Toàn là kiểu hương ước mà nếu anh vi phạm thì chịu phạt theo kiểu không được nghịch trong vài ngày. Và vài ngày đó theo thực tế là ta dọn sạch cái tường.
PV: Hơi rắc rối nhưng tôi công nhận rằng quy định chặt chẽ trong một không gian ảo nhiều lúc chỉ kích động sự tự do thái quá của mọi người.
denpietrau: Tự do thái quá, kiểu phản đối mà chắc chắn không ảnh hưởng đến bản thân ngoài đời đúng không?
PV: Thì trên mạng ảo các anh làm gì được tôi khi tôi viết này nọ rồi để đấy. Anh đâu bỏ tù tôi được
.
denpietrau: Tất nhiên là chẳng ai bỏ tù anh nhưng lương tâm anh tự hiểu khi anh viết ra dòng chữ nào thì nó cũng thể hiện con người của anh. Lời nói gió bay nhưng chữ viết ra thì sờ sờ trên giấy, người đọc người ta sẽ đánh giá. Kể cả không biết anh là ai nhưng anh cứ thử ngồi uống café mà hắt hơi liên tục mà xem. Chắc chắn là người ta đang bàn tán về anh.
PV: Vậy thì cách quản lý của FCBVN do cá nhân hay tập thể đề ra?
denpietrau: Cách quản lý thì do cá nhân dựa vào tính năng của internet. Còn định hướng kiểu như Nghị quyết về cách quản lý do Cộng đồng đề ra.
PV: Có vẻ anh vừa đá bóng lại vừa thổi còi?
denpietrau: Tôi nói thật, lẽ ra tôi không phải là người quan tâm đến cách quản lý mà phải quan tâm đến định hướng thì đúng hơn.
PV: Đúng đúng, nhiều lúc tôi thấy ta giống như cái ao làng – cái này là do câu từ của các anti nhé – mà không thấy các kế hoạch lớn. Có vẻ như ta chỉ loay hoay viết bài thể hiện quan điểm rồi thôi, không kế hoạch phát triển, không mở rộng quy mô…
denpietrau: Cái đấy đúng là lỗi của cấp như tôi. Ví dụ như ngay Tạp chí này thôi, tôi thiếu thời gian cũng chỉ vì mất thời gian vào thi hành quản lý. Tôi nhớ trước có vụ cãi cọ về việc xoá bài. Ta bỏ qua các lý lẽ để nhìn về cách nhìn của Chava về vấn đề này là: lẽ ra người xoá bài phải là Cán bộ trong khi người xoá toàn là cấp Quản lý đến Bí thư. Lẽ ra mấy ông Quản lý, Bí thư nên ngồi mà tìm xem tháng tới phát triển cái gì, nghĩ xem làm sao để mở rộng quy mô. Thay vào đó các Cán bộ lại trông chờ vào cấp trên vì ngại, vì e sợ. Họ viết bài thì rất tốt nhưng họ quên cấp của họ là quản lý. Mà hàng nghìn anh tiến sĩ thì đâu cần anh làm quản lý là tiến sĩ để suốt ngày ngồi thi đua làm báo cáo, luận văn khoa học như các anh kia. Cái cần là anh quản lý sao cho hàng nghìn anh tiến sĩ kia chịu làm báo cáo, chịu làm luận văn chứ đâu phải anh quản lý vục mặt vào làm. Thế nên nhiều lúc Cán bộ xã nhà vẫn cứ như là xã viên, chẳng khác gì. Mà các xã viên thấy thế lại kêu cho tôi làm quản lý làm sếp tôi mới chịu đóng góp thì chết chưa. Thế nên việc các cấp như Quản lý, Bí thư cứ hùng hục làm công việc dọn dẹp sẽ làm mất đi cái chức năng của họ là ngồi làm ra luật hay nghĩ ra cái để phát triển. Do đó anh có nói nữa tôi cũng hiểu anh sẽ nói đến vấn đề thiếu những người lãnh đạo, thiếu định hướng.
PV: Chắc chắn là thiếu người lãnh đạo kể cả anh có tập trung toàn bộ các Quản lý và Bí thư suốt ngày chỉ việc họp đi nữa. Anh đưa ra các kế hoạch mà thiếu con người rồi các kế hoạch thiếu đi cái nhiệt vì không khí anh tạo ra ở xã nó thiếu nhiệt nên sẽ làm các kế hoạch cũng túc tắc như cách anh quản lý.
denpietrau: Không nên coi thường trí tuệ. Tôi dám chắc nếu gần chục cái đầu cấp Quản lý và Bí thư mà họp với nhau theo kiểu Bộ Chính Trị thì chắc chắn có nhiều cái hay hơn. Hay nói cách khác là trao quyền quản lý mạnh mẽ hơn cho các Cán Bộ để giải phóng sức mạnh của 2 cấp này. Còn về cái không khí kia tôi cũng tâm sự thế này. Ta là ngành dọc, có đôi chút cục bộ nên không thể đòi lấy cái không khí sôi nổi của ngành âm nhạc, giải trí hay ngành có mấy cô người mẫu hoặc đám trẻ năng nổ ra để áp vào ngành của ta. Giống như anh thấy dầu khí phát triển nên đòi hỏi khai thác than cũng phải năng động như thế, rồi ta khai thác bừa bãi, mang cả giàn khoan vào đặt ở mỏ than thì đâu được. Rất có thể ở một mức độ nào đó không khí và “luật” ta đưa ra khiến nhiều nhân sĩ vượt biên bỏ đi hay nhiều khách du lịch không muốn đến thăm. Hoặc rất có thể trong số đó có những người tài năng sẽ tìm cách đi khác để thu hút, quy tụ các xã viên đến sinh hoạt. Nhưng cuối cùng vẫn là gì, vẫn là sự phát triển của một từ Cộng đồng. Lẽ ra có thể cấp Bí thư đã lên đến tầm lãnh đạo Cộng đồng để từ đó ở mức nào đó cấp Quản lý sẽ phụ trách hết ở diễn đàn Barçamania chẳng hạn và những nhân tài kia phát triển ở một cổng thông tin khác kiểu như ta có cả chục diễn đàn. Nhưng cái quan trọng nhất vẫn chỉ có 1 trang tin chung của Cộng Đồng. Tôi đã từng có ý cổ vũ lập nhiều diễn đàn dưới chung mái nhà FCBVN cho từng thành phần, một kiểu Liên Bang.
PV: Tôi thấy có khi phải lập liên bang thật ý chứ.
denpietrau: Không, vấn đề đó chưa chín muồi. Anh biết vì sao không?
PV: ….
denpietrau: Vì cái tôi. Nếu họ nghĩ cho cộng đồng chắc chắn đã lập ra được Liên Bang. Mọi người vẫn quan niệm diễn đàn là nơi trao đổi thảo luận.
PV: Thì nó đúng là thế.
denpietrau: Tôi nghĩ khác. Nó còn làm chức năng chính trị nữa mặc dù hai chữ đấy bị cấm như một bệnh dịch. Thế này, khi họ đến họ chỉ đòi hỏi được thể hiện tiếng nói của bản thân. Đồng ý thôi, anh không vi phạm gì, không nói tiếng nước cả hội nghị không hiểu, không chửi tục thì hội nghị ai cũng lắng nghe anh. Nhưng khi anh vi phạm, người ta cấm, người ta không cho anh phát biểu. Lẽ ra anh phải đấu tranh, anh phải trau dồi để tiếng nói của mình được chấp nhận, được lắng nghe thì đằng này anh lại bỏ đi. Nhiều lúc cái tôi này thể hiện thái quá. Ví dụ như anh nhớ nhà vua Tây Ban Nha từng ngắt lời Hugo Chavez thì Hugo còn bình tĩnh nhưng nếu nhà vua Tây Ban Nha thử ngắt lời một anh ở xã nhà kiểu như anh thì sao? Lẽ ra ở vị trí của anh thì anh còn không làm gì được nhưng ở đây họ làm như rằng tiếng nói - ở đây là bài viết – của họ có giá trị gì to lớn đến mức cực kỳ quan trọng không thể bị ngắt ngang và họ sẵn sàng không ngồi yên. Tôi muốn nói đến việc xử sự trong các tình huống như thế này đều là sự tự chủ về cái tôi rất hạn chế. Chính lúc đó, diễn đàn thể hiện tính chính trị của mình khi người lãnh đạo vừa phải cắt được những lời phát biểu không đúng chỗ vừa phải giúp người đó làm sao phát biểu đúng lúc đúng nơi và quan trọng là phải nói đúng vấn đề hội nghị lắng nghe. Nếu anh không được phát biểu nghĩa là anh chưa có đủ phẩm chất ngoại giao nên anh phải lui lại phía sau để bình tâm tìm hiểu, đánh giá và soạn cho được bài phát biểu sau sao cho ai cũng lắng nghe và lắng nghe từ đầu đến cuối không buồn ngủ nữa cơ.
PV: Hơi dài dòng nhỉ. Nếu người ta không nghe ta nói thì ta nói làm gì nữa.
denpietrau: Không phải người ta không nghe anh nói mà là diễn đàn chính trị là phải điều hành hợp lý để tất cả cùng nói một ngôn ngữ, một vấn đề và khi người này nói người kia chăm chú lắng nghe. Thế mới gọi là một hội nghị thành công. Còn nếu anh này nói, anh kia không hiểu gì do bất đồng ngôn ngữ chẳng hạn hay anh này nói anh kia ghét đi ngủ thì còn gọi gì là hội nghị, gọi gì là thành công. Chỉ cần các thành viên tham dự có trí tuệ và tự chủ cái tôi thì mọi hội nghị luôn thành công. Anh không thể đòi hỏi đi hội nghị này họ phải nghe anh hoặc anh chỉ tìm cái hội nghị nào nghe anh thì anh mới nói. Thế thì đúng là nói làm gì.
PV: Thôi ta chuyển chủ đề khác đi.
denpietrau: Đồng ý, nhắc đến chuyện quản lý tôi cũng rất đau đầu.
Hết phần 1.