@baolong : bạn có thể tham khảo cái này :
Theo mình hiểu thì lúc này nếu Cesc muốn tự mua anh sẽ mất số tiền = (số tháng còn lại trong hợp đồng) x (mức lương hiện anh đang được nhận tại Ars) + (số tiền mà lúc trước Ars đã trả cho Barca để có được Cesc ) ~ 34T (theo sport)
Hệ thống “tự mua” theo điều 17 FIFA như thế nào?
Sự ra đời của Điều 17 vào năm 2004, có hiệu lực từ ngày 1/7/2005, cùng với tiền lệ mang tên Webster đã thiết lập hệ thống mới của thị trường chuyển nhượng bóng đá thế giới: hệ thống cầu thủ tự mua.
Nội dung điều 17
Điều 17 thuộc chương IV của Luật FIFA, quy định về tình trạng và việc chuyển nhượng cầu thủ. Điều luật này cho phép cầu thủ đơn phương phá vỡ hợp đồng sau khi hoàn thành “thời hạn bảo vệ” (protected period). Đối với cầu thủ từ 23 đến 28 tuổi, thời hạn là 3 năm của hợp đồng (theo quy định hiện tại, hợp đồng có thời hạn tối đa là 5 năm) còn từ 28 tuổi trở lên là 2 năm. Cầu thủ phải đền bù phần giá trị còn lại hợp đồng, gồm lương và phần còn lại của phí chuyển nhượng ban đầu. Điều này đồng nghĩa, cầu thủ có thể tự giải phóng hợp đồng.
Có thể tham khảo một ví dụ. Một cầu thủ X, 25 tuổi, gia nhập đội bóng Y vào mùa hè 2004 với giá chuyển nhượng 6 triệu bảng, ký hợp đồng có thời hạn 4 năm và hưởng mức lương 50 nghìn bảng/tuần. Đến mùa hè 2007, anh ta có thể tự mua mình bằng việc đền bù cho CLB sở hữu tổng cộng 4,1 triệu bảng, gồm 2,6 triệu bảng của tiền lương 1 năm còn lại của hợp đồng và 1,5 triệu bảng của giá trị chuyển nhượng còn lại. Riêng với trường hợp của Lampard thì chi phí đền bù chỉ mất 6,2 triệu bảng.
Hợp đồng hiện tại của Lampard được ký vào năm 2004, có thời hạn 5 năm, hưởng lương 120 nghìn bảng/tuần hay 6,2 triệu bảng/năm. Lampard không phải đền bù giá trị chuyển nhượng còn lại vì anh đến với Chelsea từ năm 2001 và giá trị ấy đã khấu trừ hết. Với trường hợp của Gerrard thì khác nếu tiền vệ này muốn tự giải phóng vào mùa hè 2009 sau khi hoàn thành “thời hạn bảo vệ”. Khi ấy, trước hết Gerrard (28 tuổi) đền bù tiền lương của 2 năm còn lại của hợp đồng (hết hạn vào năm 2011). Vì xuất thân từ lò đào tạo của Liverpool và không liên quan gì đến phí chuyển nhượng, Gerrard chỉ cần thanh toán chi phí đào tạo, vốn thường rất thấp, khoảng vài trăm nghìn bảng.
Quy định 15 ngày
Những quy định về việc “tự mua” đã trao cho cầu thủ quyền lực rộng lớn hơn. Tuy vậy, điều 17 cũng phải kèm theo quy định phụ nhằm cân bằng quyền lợi giữa CLB và cầu thủ. Quy định cụ thể như sau: cầu thủ phải có thông báo chính thức về quyết định tự giải phóng cho CLB trong vòng 15 ngày kể từ trận đấu cuối cùng của mùa giải, có thể giải nội địa hoặc Cúp châu Âu, tuỳ theo giải nào kết thúc muộn hơn. Trong trường hợp tự giải phóng sau 15 ngày, cầu thủ sẽ đối mặt với án phạt thể thao, cụ thể là treo giò trong một thời gian nhất định.
Quy định 15 ngày sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của cầu thủ. Họ sẽ không dễ dàng tìm đích đến mới trong vòng 15 ngày. Như trường hợp của Lampard. Nếu Chelsea giữ vững lập trường không bán cho Inter, Lampard chỉ còn cách tự giải phóng mình nếu muốn đến Italia trong mùa hè này. Nhưng trận cuối cùng của Lampard đã cách đây 1 tháng rưỡi và trong thời gian qua, anh không có thông báo chính thức với phía Chelsea. Như vậy, trong trường hợp tự giải phóng, Lampard sẽ đối mặt với án treo giò. Thời hạn cụ thể của án treo giò tuỳ thuộc vào phán quyết của Toà án trọng tài Thể thao thế giới. Sẽ rất mạo hiểm nếu Lampard làm như thế.
Nhưng dù sao, điều 17 cực kỳ có lợi đối với cầu thủ. Trong quan hệ với CLB chủ quản, họ coi như nắm đằng chuôi. Nếu muốn ra đi, CLB không thể giữ chân họ. Đơn giản vì giá trị thị trường của họ thường cao hơn nhiều so với khoản tiền đền bù.
HỒ SƠ: Luật Webster
Điều 17 của FIFA giờ đã đồng nghĩa với Luật Webster. Cầu thủ người Scotland Andy Webster, sinh ngày 23/4/1982, là người đầu tiên áp dụng Điều 17 để tự giải phóng mình.
Tháng 3/2001, Webster gia nhập CLB Hearts (Scotland) từ Arbroath qua vụ chuyển nhượng trị giá 75 nghìn bảng. Trung vệ này thuộc đội hình chính của Hearts suốt 5 năm và từng 22 lần được gọi vào ĐTQG. Tuy vậy, đầu năm 2006, Webster và ông chủ đội bóng Vladimir Romanov đã phát sinh mâu thuẫn sau khi anh từ chối ký hợp đồng mới. Kết cục là anh bị đẩy lên băng ghế dự bị trong thời gian còn lại của mùa 2005-2006. Webster muốn ra đi và Wigan muốn có anh. Vì Hearts không muốn bán, Webster quyết định vận dụng Điều 17 bởi anh đã hoàn thành “thời hạn bảo vệ” và hợp đồng chỉ còn lại 1 năm.
Hearts đòi tiền bù từ Webster là 2 triệu bảng. Nhưng theo phán quyết của UB hoà giải của FIFA ngày 4/5/2007, Webster phải đền bù cho Hearts 625 nghìn bảng, căn cứ vào mức lương, khoản thu nhập tiềm năng trong 1 năm còn lại của hợp đồng và chi phí kiện tụng. Webster còn nhận án treo giò thi đâu 2 tuần đầu tiên của mùa 2007-2008 vì đã không có thông báo chính thức với phía Hearts trong vòng 15 ngày kể từ trận cuối cùng. Không hài lòng với phán quyết của UB hoà giải, Webster vác đơn kiện lên Toà án trọng tài Thể thao (CAS). Vào ngày 30/1/2008, tức sau hơn 1 năm rưỡi, CAS ra phán quyết rằng Webster chỉ đền bù cho phía Hearts 150 nghìn bảng, đồng thời khép lại vụ kiện tại đây.
Dù thắng kiện và tạo nên lịch sử, Webster lại gặp khó khăn trên sân cỏ. Anh chỉ đá dược 4 trận cho Wigan và sau đó bị đẩy cho Rangers mượn vào tháng 6/2007. Trận ra mắt ở Rangers, Webster ghi bàn trong chiến thắng 4-0 của đội nhà. Nhưng sau đấy, anh dính chấn thương, phải nghỉ thi đấu hết mùa 2007-2008. Vào ngày 9/6/2008, Wigan đã quyết định bán đứt anh cho Rangers (giá chuyển nhượng không tiết lộ).
Mã:
http://tintuc.timnhanh.com/the_thao/bong_da_quoc_te/20080711/35A7D7AE/