Anh nói rồi. Khả năng cảm thụ âm nhạc khác nhau và đa phần dân trí ta còn thấp. Lấy ví dụ phương Tây họ rất quan tâm nhạc thính phòng với dàn nhạc hoành tráng. Khi bản nhạc được tấu lên thì chú nghe ra được mấy loại nhạc cụ? Nốt âm thanh đánh ra chú có hiểu nó miêu tả hay diễn đạt điều gì không? Trí tưởng tượng con người bay lượn bởi tài năng của các nhạc sĩ âm nhạc cổ điển vẽ lên trong mỗi bản nhạc miêu tả từ đoàn quân duyệt binh đến nước chảy róc rách.
Nhạc thời những năm 90, 2000 thì nhiều khi chỉ cần cái organ là đủ. Dĩ nhiên không nói đến có những lúc gu âm nhạc có khi chỉ cần hát chay còn hay hơn thêm nhạc cụ. Nếu thế thì anh cầm khèn nhảy trên núi sẽ chê đám kéo vĩ cầm là đồ nhà quê
).
Thời trước ta đa phần thích sự nhẹ nhàng và âm nhạc không quá cầu kỳ. Khi đất nước mở cửa, xem MTV hàng tuần thì quá choáng với âm nhạc thế giới bởi các video quá đỉnh. Nhiều bài hát như mứt, nhạc chẳng ra gì nhưng video sống động đẹp long lanh nên khoái. Dần dần các nhạc sĩ trẻ đi theo con đường nhạc Pop đó: dễ nghe, dễ gần, dễ sáng tác, dễ hát. Đấy, cứ cái gì dễ thì ta thích nên mới nói khả năng cảm thụ âm nhạc ta còn thấp.
Giờ nhạc hiện đại nó lại thêm thắt nhiều vào bản nhạc. Có cả phối khí, có xử lý âm thanh, có hiệu ứng và nghe đâu có hẳn anh gọi là kỹ sư âm thanh để tạo ra những nốt nhạc khác biệt. Tai ta không nghe được hết thì không nên chê nhạc hiện đại không bằng thời xưa vì bản chất nó kỳ công và giàu chất xám hơn hẳn.
Thời xưa Boyzone với Everyday I love you và No matter what theo hành trang nhạc cứ phải 5-7 năm. Nhưng giờ Faded hay Depasito đâu có kém.