Hợp tác xã trà chanh
  1. H @ Hạ Trắng: thời Pep cũng toàn sấp mặt ở đây
  2. H @ Hạ Trắng: mấy năm đá chán nhất lại bất bại ở Anoeta mới ảo
  3. Silver @ Silver: gặp lần nào cũng chật vật, có thắng cũng trầy da troc vảy
  4. Silver @ Silver: sociedad vẫn kiểu khăc barca ấy bac nhỉ
  5. denpietrau @ denpietrau: Vườn hồng vẫn khoai
  6. Silver @ Silver: lại thêm 1 trận ghi 5 bàn, khet quá
  7. H @ Hạ Trắng: vẫn kết hợp bình thường mà, Olmo là số 10, Pedri đá sâu hơn ở giữa sân
  8. Spain_champion @ Spain_champion: Mỗi đứa 1 phong cách
  9. Spain_champion @ Spain_champion: Thằng nào đá cũng hay!
  10. Spain_champion @ Spain_champion: Có cách nào kết hợp cả Olmo cả Pedri ko các bác

Blaugranas

12-2

Nicolau Casaus: Một cuộc đời dành cho sắc màu Blaugrana
http://media4.fcbarcelona.com/media..._DESPACHO_DE_VICEPRESIDENTE.v136014766 3.JPG

Ngày này 100 năm trước, Nicolau Casaus được sinh ra. Ông chính là Phó chủ tịch CLB xứ Catalan giai đoạn 1978 - 2000 và cũng là vị đại sứ tuyệt vời nhất mà Barcelona từng có.
[video=youtube;5nAIVLttIas]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=5nAIVLttIas[/video]​

Cha sinh ra tại xứ Andalusia, mẹ là người gốc Catalan nhưng Nicolau Casaus de la Fuente i Jené lại chào đời tại Mendoza (Argentina) ngày 12/2/1913. Cuộc đời ông chưa bao giờ rời xa cái tên FC Barcelona.

Mối liên hệ giữa Casaus và Barça bắt đầu từ một câu chuyện cảm động khiến bất cứ ai cũng phải tò mò. Nicolau trở thành một CĐV của Barcelona từ khi còn là một chàng trai trẻ nhờ công lớn của Josep Samitier. Năm 1922, khi ông mới 9 tuổi, thế hệ vàng của Barça đã đến thi đấu tại Igualada, nơi Casaus và gia đình chuyển đến sinh sống từ 4 năm trước. Ông đã được huyền thoại Samitier nhờ mang túi xách vào trong sân, và thế là Casaus được xem trực tiếp trận đấu hôm đó.

Người bạn của Samitier

Samitier đã rất cảm động trước cử chỉ của cậu bé năm đó, nhờ vậy họ đã trở thành những người bạn thân thiết bên ngoài sân cỏ. Năm 1927, Samitier đã chi 3 pê-sô để chàng thanh niên Nicolau lúc bấy giờ trở thành thành viên của CLB FC Barcelona. Đây là điểm khởi đầu cho mối lương duyên giữa Casaus và CLB xứ Catalan. Năm 1931, Casaus thành lập Penya Barcelonista Germanor d’Igualada. Lúc đó, ông giữ vị trí chủ tịch và cũng là thành viên của một nhóm hoạt động xã hội đại diện cho CLB.

Năm 1940, chế độ Franco độc tài đã bắt ông phải trả những cái giá rất đắt cho việc đứng về phe Cộng hòa trong cuộc nội chiến, đỉnh điểm là bản án tử hình, nhưng rồi sau đó ông "chỉ" bị phạt 30 năm tù giam. Tuy vậy, năm 1944, ông được thả nhưng vẫn chịu sự giám sát của chính quyền, để rồi 12 năm sau, tất cả các bản án của ông đều được xóa bỏ. Ông trở về với mối tình cùng Barcelona bằng việc thành lập một công ty dệt may được Samitier tài trợ, người bạn cũ của ông.

Đây chính là bước ngoặc của Casaus. Đau đớn trước những khổ cực mà ông đã phải chịu đựng, Nicolau quyết định cống hiến phần đời còn lại của mình cho niềm đam mê to lớn, bên cạnh gia đình thì không thể là gì khác ngoài Barça. Vài năm sau, ông đã nói: "Tôi rất biết ơn Barça bởi CLB đã cho tôi hi vọng và giúp đỡ tôi rất nhiều trong cuộc sống". Giới chức trách phát xít lúc bấy giờ đã từ chối, không cho Casaus nắm giữ bất cứ vị trí nào trong BLĐ, dẫu vậy, ông vẫn có thể tận hưởng tình yêu của mình một cách trọn vẹn. Casaus hầu như không bở lỡ bất kỳ một trận đấu nào của CLB trên sân Les Corts, cũng như thường xuyên đồng hành cùng Barcelona trong những chuyến hành quân đến đất khách.

The Penya Solera

Năm 1947, không lâu sau khi Casaus được trở lại là thành viên của FC Barcelona, ông gia nhập Penya Solera (và sau đó ông trở thành chủ tịch), được thành lập vào năm 1944, đây là Hội CĐV tồn tại lâu đời nhất sau chiến tranh do tất cả các tổ chức khác (bao gồm cả Penya Germanor d'Igualada) đều phải dừng hoạt động trong cuộc nội chiến. Penya Solera bao gồm một nhóm CĐV thường xuyên gặp nhau tại quán bar Solera, thành phố Barcelona, gần đài phun nước Canaletes. Ở đó cũng thường thấy các ngôi sao của Barça như Antoni Ramallets, Mariano Martín, César Rodríguez, Gustavo Biosca đến gặp mặt và thư giãn.

Sau sự ra đời của Hội CĐV này, những Hội CĐV khác cũng bắt đầu xuất hiện ngày một nhiều ở những nơi khác như Castellar del Vallès, Calella, và họ cũng tự gọi mình là Solera. Bởi lúc bấy giờ, Casaus chính là người có tầm ảnh hưởng nhất trong giới CĐV Barcelona. Ông tích cực tham gia xây dựng nhiều tổ chức hội đoàn khác trong vài thập kỷ tới (Năm 1978, ông tuyên bố trong tổng số 152 Hội CĐV Barcelona thời điểm đó, 140 hội do chính ông lập ra). Nicolau trở thành người đàn ông gắn bó với Barcelona nổi tiếng nhất từng được biết đến, năm 1957, chủ tịch Miró-Sans đã chọn ông làm người tổ chức buổi lễ khánh thành sân Camp Nou.

Kỷ nguyên dân chủ

Khi Tây Ban Nha bước vào kỷ nguyên dân chủ, cuối cùng Casaus đã có thể hoàn thành giấc mơ tham gia ứng cử chiếc ghế chủ tịch CLB xứ Catalan năm 1978. Số phiếu bầu của ông đứng thứ ba sau Josep Lluís Núñez và Ferran Ariño, nhưng chủ tịch Núñez đã giao cho Casaus chiếc ghế Phó chủ tịch và phụ trách Ủy ban xã hội. Sau đó ông trở thành đại sứ của CLB trong những chuyến thi đấu xa nhà hay những sự kiện lớn như trận chung kết tại Basel năm 1979. Ông chính là người đưa các Hội CĐV đi quãng đường xa nhất từ trước đến nay. Hình ảnh của ông xuất hiện ở khắp nơi, kể cả những người căm ghét Barça tận xương tủy cũng phải ngưỡng mộ và tôn trọng quý ông đáng kính này. Sự lạc quan của ông đối với Barcelona đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với quần chúng - dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, ông cũng không đánh mất niềm tin vào CLB.

Nicolau Casaus đã trở thành cái tên nổi tiếng từ năm 1978, khi ông là đại sứ của FC Barcelona, đặc biệt là trong giới CĐV Barça. Những Hội CĐV này, trong từ điển của Nicolau, "là những lá phổi của Barça". Mong muốn của ông, không gì khác ngoài mở rộng hoạt động của các Hội CĐV, vì vậy người ta đã thấy ông xuất hiện trong khoảng 200 sự kiện mỗi năm suốt 22 năm. Những cống hiến của ông đơn giản là phi thường. Năm 1978, khi ông trở thành Phó chủ tịch CLB, chỉ có 152 Hội CĐV Barcelona. Đến năm 2000, lúc ông rời khỏi vị trí đó, con số đã là 1.450.

"Barça, quốc ca xứ Catalan và thánh đường Sagrada Familia là ba rường cột giữ gìn bản sắc Catalan của đất nước chúng tôi" ông từng nói. Khi nói về bóng đá, ông đã khẳng định triết lý: "Đội bóng của chúng tôi phải được xây dựng trên nền tảng các cầu thủ địa phương, và được tô điểm thêm bằng những ngôi sao sáng giá mua về". Casaus luôn nhớ về "Five Cups" (mùa giải Barça vô địch 5 danh hiệu), mùa giải vĩ đại được tạo nên bởi những cầu thủ người Catalan, cùng César từ Leon và Kubala từ Hungary, 2 người bạn thân của Casaus. Nhưng trên hết, phương châm của ông là: "CLB và sắc màu truyền thống lớn hơn bất kỳ cầu thủ nào, vì Barça không phải tài sản của bất cứ ai".

Beckenbia

Đầu xuân nói chuyện Thiên Thai

Từ ngày mê nhạc Văn Cao có lượm lặt được cái bài viết này. Chia sẻ với mọi người dịp đầu xuân.
................

Khi đời càng lọan thì con người càng thích hoang tưởng. Hình như người Việt chúng ta mỗi khi nhắc đến hai chữ Thiên Thai thì trong tâm tưởng ít nhiều vương vấn đến bản nhạc tiền chiến cùng tên của nhạc sĩ Văn Cao. Ông đã tóm gọn ý nghĩa của Thiên thai bằng những lời lẽ quyến luyến trong đọan dẫn của cuộn video chủ đề về nhạc của ông được nhà nước Việtnam cho phép phát hành trong thời kỳ đổi mới:

“Tại sao tôi nói đến Thiên thai, là bởi vì một nơi, một cõi nào đó người ta coi như đất hứa mà một cái đất hứa thì không ai tìm được ở trên cái thế gian này. Nhưng đi tìm mãi trong những cái hòai niệm của mình ở tuổi thanh niên thì nhớ rằng có lần tìm ra được…”

Giọng nói trầm buồn ấy vẫn còn lảng vảng, gợi lại một khuôn mặt già nua khắc khổ của một người nghệ sĩ tài hoa nhưng sinh bất phùng thời mỗi khi nghe lại bản nhạc bất hủ này do ca sĩ Ánh Tuyết hát.

“Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng. Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên… Kìa đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên theo gió tiếng đàn xao xuyến. Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền. Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền. Âm ba, thóang rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời. Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan. Quê hương dần xa lấp núi ngàn. Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc tuyền. Ai hát trên bờ Đào Nguyên.

Thiên thai, chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian. Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần. Thiên tiên, chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm. Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn.

Đèn soi trăng êm, nhạc lắng tiếng quyên đây đó nỗi lòng mong nhớ. Này khúc bồng lai là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi. Đàn xui ai quên đời dương thế. Đàn non tiên, đàn khao khát cuộc tình duyên. Thiên thai, ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian. Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần.

Gió hát trầm tiếng ca, tiếng phách dồn lắng xa. Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta. Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hòan cùng bầy tiên đàn ca bao năm. Nhớ quê chiều nào xa khơi. Chắc không đường về tiên nữ ơi! Gió hát trầm tiếng ca, tiếng phách dồn lắng xa. Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta. Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về. Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao? Những khi chiều tà trăng lên, tiếng ca còn rền trên cõi tiên.”


Văn Cao quả là một nghệ sĩ lãng mạng, dòng nhạc đã ngất ngây mà lời ca thực tuyệt vời đã đưa tâm hồn người nghe lạc vào … thiên thai trong giây phút. Vậy, thiên thai bắt nguồn từ đâu trong văn học Hoa Việt mà đã ảnh hưởng đậm đà biết bao văn, thi, nghệ sĩ như thế? Bản nhạc có nhắc đến mấy dữ kiện quan trọng: Đào nguyên, thiên thai, bồng lai, ngọc tuyền, Lưu Nguyễn, bầy tiên và khúc nghê thường vv... Ta thử “cổ thư lần dở trước đèn” để truy nguyên xem sao.



Đào Nguyên:

Đào Nguyên, viết đủ là Đào hoa nguyên, nghĩa là suối hoa đào; còn gọi là động đào, động bích hay động nguyên bích. Những từ này bắt nguồn ở bài “Đào Hoa Nguyên Ký” của Đào Tiềm.

Đào Tiềm (365 – 427) còn có tên là Uyên Minh, tự là Nguyên Lượng, quê ở Tử Tang, Tầm Dương nay thuộc tỉnh Giang Tây. Ông thuộc dòng dõi thế gia vọng tộc, tằng tổ tức ông cố là Đào Khản là một danh tướng của Đông Tấn làm đến chức Đại Tư Mã, tước Quận Công; ông nội và cha đều làm Thái thú; nhưng đến đời ông thì sa sút vì gặp thời lọan lạc, giặc giả liên miên mà sử Trung quốc ghi là “Ngủ Hồ thập lục quốc”; thời đắc thế của những kẻ gian hùng hoặc anh hùng.

Bản chất thông minh, ham đọc sách, lúc còn trẻ, ông mang rất nhiều hòai bảo muốn ra giúp nước cứu đời, nhưng chẳng tọai nguyện, cho nên nhiều lúc nhà không đủ cơm ăn. Năm 29 tuổi xin được chức Tế tửu ở Giang châu nhưng chỉ được ít lâu lại lui về cày ruộng; và việc cày cấy không đủ nuôi gia đình. Trước cửa nhà ông có năm cây liễu, nên ông còn lấy biệt hiệu là Ngũ liễu tiên sinh.

Năm 35 tuổi, vì sinh nhai ông lại xin làm tham quân, là một chức quan nhỏ cho Lưu Dụ (lúc bấy giờ là tể tướng). Nhưng rồi ông thấy chốn quan trường ở Kinh đô Kiến Khang (thời Đông Tấn) đầy rẩy dã tâm tranh danh đoạt lợi dẫn đến sự tương tàn nên chán nản xin đổi về địa phương. Ông được cử về làm huyện lệnh ở Bành Trạch (thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay). Lương bổng huyện lệnh chẳng là bao mà Đào Tiềm vốn thanh liêm nên gia cơ cũng chẳng mấy sung túc.

Một hôm trên quận phái một viên Đốc bưu, chỉ là một tên quan nhỏ, xuống huyện Bành Trạch thu thuế giữa lúc ông đang cao hứng ngâm thơ trong nội thất với thường phục. Một tên nha lại ở huyện đường vội thúc giục khuyên ông nên mặc quan phục với đai thắt lưng chỉnh tề để đón tiếp viên Đốc bưu. Cảm thấy nhục nhả, ông thở dài nói: “Ta không muốn vì năm đấu gạo (là số lương của huyện lệnh), mà phải khom lưng trước bọn tiểu nhân đó.” Nói xong, không ra gặp tên Đốc bưu, ông liền cởi ấn thụ trao cho tên nha lại và từ quan rồi lui về quê ở Tử Tang; bấy giờ ông đã 41 tuổi. Từ đó, khi thấy rằng chẳng ứng dụng được nho học vào đời, ông quyết ẩn cư nơi thôn dã, tìm vui vào đạo Lão Trang, lãng du thâm sơn cùng cốc với túi thơ bầu rượu. Giai đọan này ông lại sáng tác nhiều nhất, mà đến nay vẫn còn lưu bộ “Đào Uyên Minh tập” gồm 10 cuốn.

Ông nghiên về thơ, ít văn; nhưng thơ và văn của ông đều bình dị tự nhiên mà ý tứ lại thâm trầm, chứ không chuộng lối biền ngẫu của giới sĩ phu đương thời. Ông được xem như là nhà thơ điền viên đầu tiên của Trung Quốc đến nổi những bậc kỳ tài về sau như Lý Bạch, Đổ Phủ, Liễu Tôn Nguyên, Vương An Thạch, Tô Đông Pha đều chịu ảnh hưởng của ông khi ca tụng thiên nhiên hay an vui ẩn dật.

Trong các trước tác của ông có bài Đào Hoa Nguyên Ký (Chép Chuyện Suối Hoa Đào), vốn là bài tựa cho bài thơ tựa “Đào hoa nguyên thi” hết sức nổi tiếng trên văn đàn, được dịch đại lược như sau:

“Vào khỏang triều Thái Nguyên đời Tấn (ghi chú: Tấn Hiếu Vũ Đế - 371 TL.), có một người ở Vũ Lăng (nay thuộc tỉnh Hồ Nam) làm nghề đánh cá, một hôm bơi thuyền theo dòng lạch mà đi quên mất đường xa gần. Không biết tự lúc nào con thuyền dẫn đến một rừng đào, phong cảnh như nhung thêu gấm dệt, cỏ thơm xanh mướt, sắc hoa rực rỡ.

Người ngư phủ bị cảnh đẹp lôi cuốn cứ bơi thuyền mãi đến cuối rừng đào thì thấy một ngọn núi, rồi có một cửa động lờ mờ như có ánh sáng, bèn bỏ thuyền theo động mà vào. Ban đầu động rất hẹp, nhưng qua một đọan bỗng thấy rộng rãi sáng bừng, và một thôn xóm rất lớn hiện ra trước mắt với đất đai phì nhiêu, bãi dâu xanh tốt, nhà cửa chỉnh tề, ruộng tốt ao đẹp, tiếng gà tiếng chó tiếp nhau, già trẻ trai gái đi lại tấp nập, lao động vui vẻ, sống một cuộc sống thanh bình vô tư lự.

Mọi người thấy có khách lạ đến thì đều kinh dị nhưng sau khi nghe ngư phủ kể lể đầu đuôi liền vồn vả nhiệt tình đải đằng rượu thịt. Người đánh cá hỏi chuyện, mới biết người trong thôn đều có tổ tiên chạy lánh nạn tới đây vào những năm lọan lạc cuối đời Tần, từ đó cách biệt hẳn với bên ngòai. Họ không biết đến đời Hán, nói chi đến đời Ngụy và Tấn sau đó nữa.

Sau mấy ngày lưu lại vui chơi, người đánh cá mới từ biệt ra về; có người dặn “Đừng kể cho ngừơi ngòai biết làm gì nhé!” Trên đường đi anh ta chú ý đánh dấu kỹ càng chuẩn bị sau này lại đến thăm. Về đến Vũ Lăng, anh ta báo cáo với quan Thái thú. Thái thú cảm thấy thú vị, liền cử người theo anh đánh cá trở lại chốn cũ, nhưng tìm mãi không sao thấy cửa động đâu nữa.

Đào Tiềm viết bài này trong thời kỳ nhiễu nhương đen tối của Trung quốc và ông muốn nói lên cái ước vọng khát khao tốt đẹp của người đương thời trong hòan cảnh xã hội lúc đó.

Cái khéo ở đọan kết là khi ngư phủ trở lại để tìm Đào Nguyên thì đường đi mất dấu không thể nào tìm lại được nữa, ngụ ý rằng cõi thiên thai không thực, nó chỉ là ước mơ gặp trong giấc mộng chập chờn ngắn ngũi, khi thức giấc thì vẫn phải đối diện với trần gian khổ não. Mà đâu có phải chỉ ở bài Đào hoa nguyên ký của Đào Tiềm mới có đọan kết như thế. Về sau ta sẽ thấy rằng trong các truyện về Lưu Nguyễn và Từ Thức cũng đều tương tự như vậy cả.

Thực ra Đào Tiềm đã chịu ảnh hưởng của Lão Trang, vì trong, chương 80 của Đạo đức kinh (TaoDeJing – gồm 81 chương), Lão Tử có viết phác họa một quốc gia lý tưởng như sau: “Nước thì nhỏ, dân thì ít. Dù có khí cụ gấp chục gấp trăm sức người cũng không dùng đến. Ai nấy đều coi chết là hệ trọng nên không đi đâu xa. Có xe thuyền mà không ai ngồi, có gươm giáo mà không bao giờ đem bày. Bỏ hết văn tự, bắt người trở lại dùng lối thắt dây thời thượng cổ. Ai nấy đều chăm việc ăn no mạc ấm, ở yên ổn, vui với phong tục của mình. Các nước láng giềng gần gũi có thể trông thấy nhau, ở nước này có thể nghe thấy được tiếng gà tiếng chó của nước kia (kê khuyển chi thanh tương văn), nhân dân trong những nước ấy đến già chết mà vẫn không qua lại với nhau”. (1)

Hoa đào chiếm một địa vị đặc biệt rong văn học Trung quốc; khi hoa đào nở thì phải là mùa xuân và hầu như bài Đường thi nào hay thường được truyền tụng đều có rừng đào hay cánh hoa đào rơi lả tả, chưa kể đến bài thơ nổi danh “Đế Đô Thành Nam Trang” của Thôi Hộ (618-907):

“Khứ niên kim nhựt thử môn trung,

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.

Nhân diện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu đong phong”



Và Văn Cao cũng không khỏi vương vấn với hình ảnh đẹp ấy:

“… Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần”.



Bồng Lai - Thiên Thai - Lưu Nguyễn -Từ Thức:

Trở lại với việc truy cứu ngôn tự, “Bồng lai” là tên một ngọn núi, và Thiên Thai là tên của một dãy núi gần biển thuộc huyện Thiên Thai, tỉnh Triết giang bên Tàu có ngọn Hoa Đảnh, địa thế cheo leo, hiểm trở và theo truyền thuyết của Trung quốc thì đó là cõi tiên ở.

Tương truyền, Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai chàng trai rũ nhau đi hái thuốc trên núi Thiên Thai, rồi lạc lối và gặp hai Tiên Nữ, và cùng hai nàng kết duyên thành vợ chồng. Sau khi ở cảnh Tiên được nửa năm thì Lưu Thần và Nguyễn Triệu chợt nhớ quê nhà, cùng đòi về thăm. Khi trở lại quê hương thì phong cảnh hoàn toàn đổi khác, hỏi ra mới biết đã đến đời cháu thứ sáu rồi. Không còn ai quen thuộc, lòng buồn bã hối hận, hai chàng tìm đường trở lại núi Thiên Thai nhưng than ôi, đường xưa lạc lối nên không tìm lại được cõi Tiên nữa. Từ đó người ta chẳng còn thấy hai chàng nơi nao.

Tưởng cũng nên nhắc thêm rằng vào năm 576, Đại sư Trí Khải một vị cao tăng Phật giáo trụ trì Tu Thiền Tự (do vua nước Trần là Tuyên Đế đã sắc tứ vào năm 578) tại núi Thiên thai đã lập nên “Thiên thai tông” lấy bộ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh làm tông chỉ.

Câu chuyện vừa kể lại giống như chuyện truyền kỳ trong văn học Việt nam nói đến Từ Thức như sau:

“Vào khỏang niên hiệu Quang Thái nhà Trần (tức đời Trần Thuận Tông 1388-1398), có ông Từ Thức là quan Tế huyện Tiên du, tỉnh Bắc Ninh. Nhân mùa xuân, cây mẫu đơn hiếm quí của ngôi chùa trong huyện nở hoa, người các nơi trẩy hội đổ đến xem, ngựa xe dập dìu. Trong số người thưởng ngọan có một thiếu nữ tuổi độ 16, sắc nước hương trời lở làm gẫy cành hoa bị người canh gát giử lại đòi bồi thường. Mãi đến tối chẳng thấy người nhà đến nhận, Từ Thức chợt nghe chuyện bèn thương cảm trao áo bạch cẩm cừu để chuộc tội cho cô, và nhờ thế cô mới được thả.

Về sau, Từ Thức treo ấn từ quan lui về ẩn dật ở huyện Tống sơn, ngày ngày lãng du khắp danh lam thắng cảnh với túi thơ bầu rượu. Một hôm nhìn thấy ngòai cửa biển Thần Phù hiện đám mây ngũ sắc, vội chèo thuyền đến xem thì thấy có một quả núi đẹp; nhìn quanh lại nhận ra một lối hẹp dẫn lên núi. Đến đỉnh núi lại thấy bày ra lầu đài cực kỳ tráng lệ; đang ngỡ ngàng thì có thanh y đồng nữ đến bảo:

- “Phu nhân tôi xin mời tướng công nhập điện.”

Đến nơi thấy có một tiên nương đang ngự trên giường thất bảo, ôn tồn nói:

- “Ta là Ngụy phu nhân địa tiên Nam Nhạc cai quản 6 động của 36 động ở Phù Lai. Được biết tiên sinh có lòng nhân hay cứu người khốn đốn, và mới đây đã cứu con gái yêu của ta nên hôm nay mới mời đến nơi này diện kiến”.

Đọan bà gọi tiên nữ ra chào, hóa ra là cô gái đã làm gẫy cành hoa, rồi nói tiếp:

- “Con gái ta tên là Giáng Tiên vẫn nhớ ơn cứu độ, nên ta muốn nó kết làm giai ngẫu với tiên sinh để bồi đền”.

Dĩ nhiên là Từ Thức rất vui lòng chấp thuận; từ đấy chàng sống hoan lạc ở cõi tiên. Thắm thóat đã một năm trôi qua, Từ bỗng nhớ cố hương bèn xin phép về thăm. Biết Từ chưa thóat được lòng trần nên tiên nương cấp cho một cẩm vân xa để đi lại. Vợ chàng bịn rịn trước khi chia tay trao cho Từ một phong thư bảo khi về đến nhà hẳn mở ra xem.

Đến nơi thì mọi cảnh và người đã hòan tòan đổi khác. Từ giới thiệu tên họ của mình mà hỏi thăm các phụ lão thì có người bảo:

- “Thuở nhỏ tôi có nghe nói chuyện ông cụ tam đại nhà tôi có cùng tên họ như ông đi vào núi và biệt tích đến nay cũng phải cả trăm năm”.

Bấy giờ Từ mới hối tiếc bùi ngùi muốn lên xe mây để về núi nhưng xe đã hóa ra con tường loan bay mất. Bèn mở thư của Giáng Hương ra đọc thì thấy ghi: “Kết loan lữ ư vân trung, tiền duyên dĩ đọan; Phỏng tiên sơn ư hải thượng, hậu hội vô nhân.” (Kết bạn loan trong mây duyên trước đã dứt; Tìm núi tiên trên biển hội sau khôn cầu).

Thất vọng, Từ bỏ vào núi Hòan sơn ở huyện Nông cống thuộc tỉnh Thanh hóa và tứ đó tuyệt tích.



Ngọc tuyền - Bầy tiên và khúc nghê thường:

Nói đến bầy tiên với khúc nghê thường hay “Nghê thường vũ y khúc” thì cũng có đôi truyền thuyết. Theo sách Dị Văn Lục thì vũ khúc này do Đường Minh Hoàng sau khi du nguyệt điện về rồi chế ra cho những người cung nữ múa hát. Sách ghi:

Vào niên hiệu Khai nguyên nhà Đường (713-741), nhân một đêm Trung thu vua Đường Minh Hoàng (hay Đường Huyền tông Lý Long Cơ) thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân lên cung hằng thăm thú. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến nguyệt điện.

Trong điện lưu ly bấy giờ sáng rực. Những nàng tiên cực kỳ xinh tươi trong xiêm y lộng lẫy, đang uyển chuyển múa hát theo tiếng nhạc du dương làm mê hồn người. Đường Minh Hoàng càng nhìn càng ngây ngất, quên cả trời gần sáng đến nổi La Công Viễn phải nhắc nhở nhiều lần mới chịu rời gót.

Khi trở về triều, Đường Minh hoàng vận dụng trí nhớ chế thành khúc "Nghê thường vũ y" để tập cho cung nữ trong triều múa hát. Rồi cứ thế, đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh hoàng và Dương quí phi cùng uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ múa hát khúc Nghê thường để tưởng như đang sống trong cung Quảng hàn nơi nguyệt điện.

Sách "Đường Thư" lại chép: Đường Minh Hoàng lên chơi nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây thiên điệu khúc", đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Dương Kính Thuật từ Tây Lương về, đem khúc hát Bà-la-môn đến hiến, Đường Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê thường vũ y".

Theo Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì Nghê là ráng hồng, hoặc mây sắc đỏ và thường là xiêm y. Vậy nghê thường là xiêm y màu ráng đỏ (tựa như màu rượu vang đỏ theo lối nói ngày nay). Vài nơi khác lại giải thích “Nghê thường vũ y” là các tiên nữ mặc quần ngũ sắc và áo lông có hình cánh chim và "Nghê thường vũ y khúc" là bài hát múa ở cõi thần tiên do bầy tiên nữ biểu diễn.

Thực ra dựa vào sử liệu lúc bấy giờ thì những điệu múa hát này bắt nguồn từ Ấn-độ đã được truyền vào Trung quốc sau khi đã được cải biên ở nước Khuất Chi, qua huyện Đôn Hòang, thuộc đất Tây Lương, và dần dần được biến đổi cho hợp với truyền thống và văn hóa của nước du nhập.

Đôn Hòang trước thời nhà Đường đã là một thành phố giao lưu văn hóa và thương mãi rất quan trọng của con đường tơ lụa nối liền Trường An đến Địa trung hải. Đôn Hòang nằm cạnh sa mạc tử thần Taklimakan (hay Gobi), và cũng là một thánh địa Phật giáo từ thế kỷ thứ 4 và nay vẫn còn lưu truyền rất nhiều di tích qúy giá trong các vách núi đá vôi.



Nước Khuất Chi ở đâu?

Còn nước Khuất Chi (Kutsha, Kucha; còn được gọi là Nhục Chi, hoặc Quy Tư, hoặc Dao Tần; nay là huyện Khố Xá hay Khố Đông, khu tự trị Duy Ngô Nhỉ tỉnh Tân Cương) xưa vốn là một nước phồn thịnh, có một nền văn hóa tiến bộ và nổi tiếng về âm nhạc và vũ khúc. Phụ nữ nước Qui Tư rất xinh đẹp và điêu luyện về múa hát. Y phục rất sặc sở với nhiều nét thêu thùa tinh xảo khéo léo. Cũng ở vùng núi nước Khuất Chi có những ngọn "suối đàn". Nước nhỏ xuống đá từng giọt phát âm trầm bổng tựa như khúc nhạc. Có thể nơi đây đã gợi cho văn nhân thi sĩ ý tưởng về “ngọc tuyền” và Tây thiên là nơi thần tiên cực lạc chăng?

Nước Khuất Chi cũng đã từng được nhắc nhở nhiều lần trong văn học Phật giáo Trung quốc. Chính ở xứ này, đã xuất hiện một vị Tổ sư Phật giáo danh tiếng là Ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva: 344-413). Vị Tổ sư này, thân phụ là người Ấn Ðộ, thân mẫu là công chúa của nước Khuất Chi. Khi còn nhỏ Ngài sang Kashmir tầm đạo, đến hai mươi tuổi Ngài trở về Khuất Chi thì bị một đạo quân viễn chinh của Trung Hoa sang xâm chiếm nước này và bắt Ngài về Trường An. Ở đây Ngài truyền giáo Ðại thừa và phiên dịch kinh điển.

Than ôi! vật đổi sao dời qua nhiều thời đại. Chỉ cần xem qua bộ “Phật Quốc Ký” do Đại Sư Pháp Hiển ghi lại sau khi đã qua Ấn độ cầu pháp năm 399 và “Đại Đường Tây vực ký” của Ngài Huyền Trang sau khi đi thỉnh kinh năm 629 ta cũng đã thấy sự sự sinh diệt của những quốc gia này như mây nổi.

Đại cương về địa dư thì Ngài Pháp Hiển ghi: “Khởi đi từ Trường an, vượt đất Lũng, đến nước Càn qui, rồi tới nước Nhục đàn, vượt núi Dưỡng lâu, đến trấn Trương dịch, sau đó mới đến xứ Đôn hoàng. Sau đó tiếp tục về hướng tây sẽ đến các nước Thiện thiện, Ô-di (Agni; còn gọi là Y Ngô), Cao Xương, Vu điền, Kế tân (Hetian hay Khotan), Tử hợp, Dãy núi Tuyết (Pamirs), Ô Trường (Udỳana), Huy, Kiệt xoa (Kashi hay Kashgar), và Ðột Quyết và nhiều nước nhỏ khác trước khi đến Ấn độ”.

Trong vòng 230 năm sau đó xứ Đôn Hòang đã lọt vào tay Trung quốc rồi. Vậy mà đến khi ngài Huyền Trang Tây du còn phải đi qua 26 nước lớn nhỏ kể từ Đôn Hòang. Cuốn “Đại Đường Tây vực ký” ghi lại cuộc hành trình thỉnh kinh gian khổ trong 16 năm, có ghi tên vài nước: Y Ngô (Agni, còn gọi là Ô Di), Cao Xương, A-Kỳ-Ni (nay là huyện Yên Kỳ, xứ Tân Cương). Rồi phải vượt qua con sông lớn Giao Hà, vòng quanh chân núi Ngân Sơn, mới vào nước Khuất Chi. Sau Khuất Chi đi về phía Tây 60 dặm, phải qua một sa mạc nhỏ, đến nước Bạt Lộc Già (hay Cô Mặc, tức Bái Thành và A Khắc Tố thuộc Tân Cương), rồi đến núi Tăng Sơn thuộc Thông Lĩnh (Thiên Sơn). Ra khỏi Tăng Sơn, theo dòng sông Cáp Lạp Thập, vượt qua núi Khách Lạt Côn Luân, đến một cái hồ lớn gọi là Nhiệt Hải (tức là Issik-kol, thuộc Liên Xô cũ). Đi theo bờ hồ về phía Tây bắc độ 500 dặm, thì đến thành Tô Ðiệp (Tokmak, thuộc Liên Xô cũ) của nước Ðột Quyết (đây là xứ Tây Đột Quyết, chứ Đông Đột Quyết sắp bị Đường Thái Tông Lý Thế Dân tiêu diệt vào năm 630). Cứ thế lặn lội qua bao gian nguy mới đến được Tây trúc.

Đến nay thi chỉ trong vòng chưa đến 2 ngàn năm, bao nhiêu nước lớn nhỏ quanh con đường tơ lụa đã bị bọn dân Hán bá quyền thâu tóm cả.



Tản mạn đôi điều:

Như thế, ta thấy rằng ước muốn về một chốn thần tiên ở cõi trần này ắt hẳn đã có từ ngày con người biết mơ mộng. Sử sách ở Đông phương ghi chép lần đầu là chương 80 trong Đạo đức kinh của Lảo tử (thế kỷ thứ 6 trước CN); Ngài đã mô tả đến một xứ sở lý tưởng an bình, no ấm và không áp bức mà mãi đến thế kỷ 16, vài triết gia Tây phương như Thomas Moore và Rabelais mới dùng chữ Utopia để nói đến một nơi chốn tương tự, nhưng lại là một hải đảo xa xôi chứ không phải ở vùng non cao mây phủ.

Đến thời Đào Tiềm, nước Tàu đã trải qua biết bao cơ man nhiễu lọan, dân chúng lầm than, sinh linh bị sát hại không ngừng vì chiến tranh liên miên từ Xuân thu, chiến quốc qua đến Tam quốc và đến Nam bắc triều. Đời sống thực mong manh, kẻ sĩ phu bất lực trở nên bi quan yếm thế chỉ đành ẩn cư nơi thôn dã hoặc chốn cao sơn cùng cốc để tránh tai họa, và bài “Đào hoa nguyên ký” ra đời liền được tán tụng. Các văn nhân thi sĩ đời sau cứ dựa vào ý tưởng ấy mà thêu dệt thêm thắt vào chuyện Lưu Nguyễn, Từ Thức, nghê thường vũ y cho cõi thần tiên càng thêm hư ảo. Và cứ cái đà liên tưởng ẩn dụ, các tiểu tiết của chuyện này đem trộn qua chuyện nọ. Ngay trong câu hát của bản Thiên thai ta cũng thấy lù mù thiên địa rồi:

“Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên…”

Lưu Nguyễn nào mà lạc tới Đào Nguyên, chỉ có một anh đánh cá thôi!

Nhưng cho dù có thêm thắt gì đi nữa rồi cũng chỉ loanh quanh với cung vàng điện ngọc, từng đàn tiên nữ trẻ đẹp tuyệt vời trong xiêm y rực rở múa lượn những điệu vũ mê hồn, cùng với nhạc phách du dương và lời ca tiếng hát vang lừng, với ê hề sơn hào hải vị và bồ đào mỹ tửu thơm nồng được rót mềm môi….quên cả thời gian lẫn không gian. Có nghĩa là tòan những thứ ước mơ rốt ráo của một đời người … đàn ông, tìm kiếm được chăng chỉ là trong giấc mộng. Rõ là những điều hoang tưởng cho bỏ những khốn khó bủa vây hằng ngày nơi trần thế mà mình không muốn trực diện.

Chẳng hề thấy nữ tác gia nào mạnh dạn viết về một cõi … (có lẽ với cái tên khác) mà nơi ấy tòan là trai tráng thanh tú, vai u thịt bắp cuồng cuộn chực chờ suốt ngày để phục dịch theo yêu cầu của nữ khách lãng du. Nghe vẫn có một cái gì không được ổn.

Vì sao? có lẻ vì thiên thai đã được khai sinh vào một thời đại cổ xưa khi nam nhân làm chủ mọi việc, từ trong gia đình ra đến xã hội – nam trọng nữ khinh và có quyền năm thê bảy thiếp – Hoặc vì thể chất giống đực dễ thích nghi với những chuyện phiêu lưu thám hiểm, và dễ thóat ly gia đình và xã hội hơn một khi bất mãn; ví dụ bõ vào núi để làm cách mạng chẳng hạn.

Hay vì cái mơ ước của người phụ nữ vốn thực tế hơn. Hạnh phúc của ho đơn thuần chỉ mong có được một ngừơi chồng chung thủy, đem lại kinh tế ổn định để trao thân gởi phận mà gầy dựng một gia đình đầm ấm với bầy con xinh khỏe. Các ông thực có cùng mộng ước chăng? Nghi lắm.

Bây giờ dưới triều đại của Bush con, nhìn quanh thấy ai cũng bi quan chán nãn với kinh tế tụt hậu, thất nghiệp tràn lan, khủng bố phá họai khắp nơi, nay đánh Afghanistan, mai dọa Iraq, mốt hù Bắc Triều tiên, công ăn việc làm khó khăn ngay cả trong ngành y tế, thầy thuốc với y-hiệu cứ phải chi nhiều thu ít, nên cũng muốn lui về ở ẩn sớm như Đào Tiềm cho yên thân già.

Nhưng thôi hãy tạm quên tất cả những nhiểu nhương nhân thế trong dịp đầu xuân, khi khí trời đang dần ấm áp vào một buổi chiều hanh nắng, hoa đào (ở vùng tây bắc này) còn đang cười với gió đông, chim chóc hót vang ngòai sân, ta hãy ngồi dựa thỏai mái vào cái love-seat, gác chân lên cái ottoman trong căn phòng vắng chỉ một mình ta với ta, bên cửa sổ nhìn ra một sân đầy hoa đủ màu sặc sở, nhấp một cốc nhỏ XO Rémy Martin Cognac (có hơn được bồ đào mỹ tửu không nhỉ?), mở dàn nhạc, bỏ cái CD có bài Thiên thai của Văn Cao và chìm vào trong giấc mơ thần tiên với giọng ca Ánh Tuyết. Bạn có gặp Đường Minh Hòang và Dương quý phi cùng bầy tiên với nghê thường vũ y khúc chăng?


Theo Trần Trúc-Lâm (nguồn Internet)

[Liga-23] Barça 6 - 1 Getafe

Messi làm đi làm lại một kiểu gì? Tiền đạo mà đá có mỗi chiêu cứa lòng vậy giỏi mấy không bị bắt bài.

Ta nói ở đây là kiểu lừa bóng của Messi ấy. Không nói đâu xa trận gặp Getafe này luôn, trái nào Messi dẫn bóng ta đều có thể đoán được hướng chứ đừng nói hậu vệ đội bạn. Tất nhiên với Messi nói 1 kiểu thì hơi quá và chặn anh thì hơi khó :)).

[Tin tức] Piqué: "Chúng tôi đang trình diễn ở một đẳng cấp cao"

Piqué: "Chúng tôi đang trình diễn ở một đẳng cấp cao"​

Trong buổi phỏng vấn trên trang FIFA.com, trung vệ đang khoác áo Barcelona đã cho rằng: "Bạn cứ chơi bóng như khi tập luyện, suy cho cùng, nếu bạn tập luyện chăm chỉ nhất định bạn sẽ chơi hay".

2012-12-01_OTRA_CARA_BARCELONA-ATHLETIC_15.v1360335475.JPG

Gerard Piqué, lần thứ ba là một trong 11 cái tên nằm trong đội hình của năm 2012 do FIFA/FIFPro tổ chức bầu chọn đã có buổi trả lời phỏng vấn trên website FIFA.com để nói lên cái nhìn của anh về tình hình hiện tại ở Camp Nou. Trung vệ mang áo số 3 đã cho rằng chức vô địch Euro mùa hè vừa qua đã giúp anh lấy lại được phong độ tốt nhất: "Tôi đã trở lại đầy mạnh mẽ và khát khao. Đội bóng đang trình diễn ở một đẳng cấp cao và điều đó luôn luôn hữu ích". Piqué cũng thừa nhận rằng anh đã học hỏi được rất nhiều từ thất bại của mùa giải năm ngoái: "Điều quan trọng nhất đối với một hậu vệ là đừng để tâm đến bất cứ lời nói nào, của ai đó về bạn - khi những tin đồn bắt đầu, sẽ chẳng thoải mái gì đâu. Đó là một phần của cuộc chơi nhưng dù sao tôi cũng đã rút ra được bài học. Bây giờ, tôi đã hiểu tầm quan trọng của một tinh thần thoải mái. Khi tôi đến Barça, mọi chuyện đều suôn sẻ và có cảm giác như rất dễ dàng, nhưng khi mọi việc đi sai hướng, nó lại giúp tôi nhận ra giá trị của những gì mình đang có và hoàn thiện mình hơn".

Đội bóng xứ Catalan hiện đang đứng vị trí thứ nhất tại La Liga và thỏa sức tận hưởng một mùa giải tuyệt vời, nhưng cha của bé Milan đã cho biết các cầu thủ không được phép nghỉ về ngôi đầu bảng của mình: "Bạn cứ chơi bóng như khi tập luyện, suy cho cùng, nếu bạn tập luyện chăm chỉ nhất định bạn sẽ chơi hay. Đó chính là cách chúng tôi chuẩn bị cho các trận đấu, và chúng tôi chẳng thay đổi điều gì cả dù là một trận cầu lớn". Piqué cũng dành vài lời nhận xét cho cuộc đối đầu với Real Madrid: "Chẳng ai trông đợi điều đó. Họ là nhà ĐKVĐ La Liga và luôn là một CLB lớn. Sẽ là một thách thức khó khăn nhưng chúng tôi phải cố gắng giành chiến thắng".

Hậu vệ người Catalan cũng nêu lên quan điểm về việc thay thế Pep Guardiola bằng Tito Vilanova: "Những gì Tito đã và đnag làm thật tuyệt vời. Chả thể nào nói ông ấy làm nhiều hơn hay ít hơn Pep được, đó là cái riêng của Tito. Chỉ có điều chúng tôi vẫn đang thi đấu tốt nên không cần bất cứ sự thay đổi nào".

Cuối cùng, Piqué khẳng định đội bóng đang rất khát khao giành cú ăn ba năm nay: "Tôi nghĩ chúng tôi có đầy đủ điều kiện để vô địch cả 3 mặt trận. Chúng tôi có tham vọng, những cầu thủ tài năng và khát khao vô địch, đó là những gì bạn cần để hoàn thành mục tiêu. Tôi nghĩ chúng tôi cần thể hiện thật tốt ở cả Cúp nhà vua, Champions League và La Liga để chứng tỏ khả năng của mình".

Theo FCB.com

[Tin tức] Messi gia hạn hợp đồng đến năm 2018

Messi gia hạn hợp đồng đến năm 2018​

2013-02-07_ENTRENO_33.v1360252101.JPG

Như thông tin đã đăng tải từ trước, ngày hôm nay, tiền đạo Lionel Messi đã chính thức đặt bút ký bản hợp đồng gia hạn với FC Barcelona đến ngày 30/6/2018. Buổi ký kết có sự góp mặt của Chủ tịch Sandro Rosell, Phó chủ tịch Josep Maria Bartomeu và Giám đốc thể thao Andoni Zubizarreta.

Như vậy, Leo sẽ ở lại Camp Nou thêm 2 năm nữa, bản hợp đồng cũ của El Pulga sẽ kết thúc vào ngày 30/6/2016. Tiền đạo đến với Barcelona năm 13 tuổi, và ra mắt đội một lúc 16 tuổi này sẽ khoác lên mình màu áo Blaugrana ít nhất đến năm 31 tuổi.

Một số hình ảnh buổi ký hợp đồng:

[imgx]http://media4.fcbarcelona.com/media/asset_publics/resources/000/041/786/size_640x360/2013-02-07_ENTRENO_33-Optimized.v1360257409.JPG[/imgx][imgx]http://media2.fcbarcelona.com/media/asset_publics/resources/000/041/787/size_640x360/2013-02-07_RENOVACION_MES_copia-Optimized.v1360257411.jpg[/imgx][imgx]http://media2.fcbarcelona.com/media/asset_publics/resources/000/041/788/size_640x360/2013-02-07_RENOVACION_MESSI_07-Optimized.v1360257414.JPG[/imgx][imgx]http://media3.fcbarcelona.com/media/asset_publics/resources/000/041/790/size_640x360/2013-02-07_RENOVACION_MESSI_13-Optimized.v1360257416.JPG[/imgx][imgx]http://media1.fcbarcelona.com/media/asset_publics/resources/000/041/789/size_640x360/2013-02-07_RENOVACION_MESSI_10-Optimized.v1360257418.JPG[/imgx][imgx]http://media3.fcbarcelona.com/media/asset_publics/resources/000/041/791/size_640x360/2013-02-07_RENOVACION_MESSI_22-Optimized.v1360257420.JPG[/imgx][imgx]http://media1.fcbarcelona.com/media/asset_publics/resources/000/041/792/size_640x360/2013-02-07_RENOVACION_MESSI_31-Optimized.v1360257421.JPG[/imgx][imgx]http://media2.fcbarcelona.com/media/asset_publics/resources/000/041/793/size_640x360/2013-02-07_RENOVACION_MESSI_36-Optimized.v1360257423.JPG[/imgx][imgx]http://media3.fcbarcelona.com/media/asset_publics/resources/000/041/795/size_640x360/2013-02-07_RENOVACION_MESSI_44-Optimized.v1360257426.JPG[/imgx][imgx]http://media1.fcbarcelona.com/media/asset_publics/resources/000/041/796/size_640x360/2013-02-07_RENOVACION_MESSI_54-Optimized.v1360257428.JPG[/imgx][imgx]http://media1.fcbarcelona.com/media/asset_publics/resources/000/041/797/size_640x360/2013-02-07_RENOVACION_MESSI_58-Optimized.v1360257430.JPG[/imgx]

Theo FCB.com

Barça sẽ đối đầu với đội bóng của Pep Guardiola

Barça sẽ đối đầu với đội bóng của Pep Guardiola​

640x360_barcelona_bayern.v1360164140.jpg

FC Barcelona sẽ xuất hiện trong một trận đấu giao hữu nhằm mục đích từ thiện trên sân Allianz Arena, Munich để đối đầu với Bayern, đội bóng sẽ được dẫn dắt bởi Pep Guardiola từ mùa bóng tiếp theo. Trận đấu được dự kiến diễn ra vào ngày 24/7/2013 như là một phần trong kế hoạch khởi động cho mùa giải 2013/2014. Hai CLB đã tiến hành thỏa thuận từ vài tháng qua và cuối cùng đã đi đến thống nhất, trong một buổi họp đại hội đồng ECA, tổ chức tại Doha (Qatar).

Trận đấu như một món quà giành cho Uli Hoeness, một cựu cầu thủ và nay là chủ tịch của CLB xứ Bavaria. Chiếc cúp mang tên ông cũng sẽ là phần thưởng cho đội chiến thắng. Ngoài ra, buổi lễ chúc mừng sinh nhật thứ 60 của Uli Hoeness cũng được tổ chức trong ngày diễn ra trận đấu.

Bên cạnh đó, 90' đầy duyên nợ này sẽ gợi cho NHM những ký ức của trận giao hữu giữa hai đội tại Audi Cup 2011, cũng vào giai đoạn chuẩn bị cho mùa giải mới. Barcelona giành chiến thắng 2 - 0 nhờ cú đúp của Thiago, Pep Guardiola, khi đó tất nhiên là thuyền trưởng của Blaugrana, nhưng vào tháng bảy tới đây ông sẽ là tân HLV của đại diện Bundesliga.

Theo FCB.com

34 bàn thắng, con số vàng của Messi

34 bàn thắng, con số vàng của Messi​

8 trong số 10 Chiếc giày vàng châu Âu gần nhất "chỉ" sở hữu không quá 34 pha lập công. Và đó cũng chính là số bàn thắng của Lionel Messi tại La Liga năm nay dù mới trải qua 22 vòng đấu.

Leo đang dẫn đầu cuộc đua đến Chiếc giày vàng năm nay, xếp sau anh là những Cristiano Ronaldo, Ibrahimovic, Van Persie, Falcao, Jackson Martínez và Cavani.

Với 34 pha lập công, thành tích của El Pulga còn tốt hơn 2 chân sút hàng đầu tại Premier League (Van Persie, 18 bàn) và Bundesliga (Mandzukic, 14 bàn) cộng lại.

640x360_messi_bota_goles_01.v1360057238.jpg

Mùa giải đang bước vào giai đoạn nước rút, nếu như nhà vô địch các giải đấu sẽ được trao những chiếc cúp danh giá thì ở một khía cạnh nào đó, nhằm tôn vinh những thành tích cá nhân xuất chúng, sự quan tâm của các CĐV về "Chiếc giày vàng" cũng nhiều không kém. Và ở thời điểm hiện tại, chàng Leo của Barça đang là chú ngựa dẫn đầu.

Băng băng về đích

Tiền đạo người Argentina, chủ nhân của Chiếc giày vàng mùa 2009/2010 và 2011/2012, đang dẫn đầu cuộc đua đến danh hiệu giành cho chân sút xuất sắc nhất tại các giải VĐQG châu Âu. Với 34 bàn thắng, Leo đang sở hữu 68 điểm (mỗi bàn thắng tại La Liga được tính 2 điểm), đứng ngay sau El Pulga không ai khác chính là Cristiano Ronaldo (21 bàn và 42 điểm), kế đến là Ibrahimovic (20 bàn và 40 điểm), Van Persie, Falcao, Jackson Martínez và Cavani, mỗi người đều có riêng cho mình 18 bàn và 36 điểm.

Một cột mốc phi thường

Mới trải qua 22 vòng đấu nhưng cái tên Lionel Messi đã 34 lần xuất hiện trên bảng điện tử, thành tích này có thể giúp anh giành Chiếc giày vàng châu Âu 8 lần trong 10 gần đây. Số bàn thắng của Messi sau vòng 22 chỉ chịu kém cạnh người thắng cuộc hai mùa gần đây nhất là Cristiano Ronaldo với 40 bàn mùa 2011/2012 và chính Leo mùa trước khi 50 lần đốt lưới đối phương,

34 pha lập công của Messi đã đánh bại những chân sút xuất xắc trong lịch sử như Forlan (32 bàn mùa 2008/09), Cristiano Ronaldo (31 bàn mùa 2007/08), Totti (26 bàn mùa 2006/07) và Luca Toni (31 bàn mùa 2005/06), đồng thời bằng đúng thành tích của chính mình mùa 2009/2010, mùa giải đầu tiên Messi được trao Chiếc giày vàng châu Âu.

Tuy nhiên, Leo vẫn còn 16 trận nữa để nới rộng khoảng cách với những cái tên phía sau.

Thành tích ghi bàn cao nhất châu Âu

Chủ nhân của Quả bóng vàng 4 năm qua cũng đang là chân sút xuất sắc nhất tại các giải VĐQG hàng đầu châu Âu. Thực tế, nếu ta cộng số bàn thắng của chân sút tốt nhất ở Premier League (Van Persie, 18 bàn) với chân sút tốt nhất tại Bundesliga (Mandzukic, 14 bàn) cũng không bằng thành tích của Leo hiện tại. Messi đích thực là vua săn bàn.

Theo FCB.com

[Liga-22] Valencia 1 - 1 Barça

Căng đây. Theo lịch thì 25-2 ta gặp Sevilla, 27-2 gặp Real rồi đến 3-3 lại gặp tiếp Real. 2 trận El Clasico liên tiếp đều trên sân nhà. Ông nào nói câu buông nghe nó nhẹ nhàng như kiểu đại gia vứt đi vài tờ đô cho oách mà buồn cười quá :baifu_ngoaimui:
Buông thì gần 10 vạn khán giả ném đá vỡ đầu. Buông cái đám kẻ thù đang bung bét thì người ta lại giật cái tít yếu như Real còn đếch thắng được thì tuổi gì so với đội này đội nọ.

Mà thôi, nói ra lại rách chuyện, bé xé ra to :D.

[FCBSG] Statistics mùa giải II/2012

TỔNG KẾT MÙA GIẢI II/2012


1. THÀNH TÍCH TẬP THỂ

- Thi đấu 29 trận với kết quả thắng 16, hòa 1 và thua 12 trận.
- Tổng số bàn thắng/bại ghi được: 204/147.
- Vô địch giải đấu La Vecchia Cup 2012.
- Á quân giải đấu Đà Lạt League 2012.


2. THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

Top các cầu thủ ghi bàn, kiến tạo nhiều nhất và danh hiệu:

STTCầu thủBàn thắngKiến tạoChú thích
01decounited204Vua phá lưới
02kid168541
03NamDG9
04decomoto71
05dinhotsan74
06rovitan42
07cris_tranvan121Chiếc giày đồng
08chatmessi193Chiếc giày bạc
09Itto1115Vua kiến tạo
10Jindo63
11kingtrex2974
12forlylove75
13El Gallo51
14Longnick43
15hoangdinho52

[Sub] Mes que un club

Bài Believe - DimaBila

Lyric:

Even when the thunder and storm begins
I'll be standing stong like a tree in the wind
Nothing is gonna move this mountain or change my direction
I'm falling off the sky and I'm all alone
The courage that's inside is gonna break my fall
Nothing is gonna dim my light within
But if I keep going on it will never be impossible
Not today.

Cause I got something to believe in
As long as I'm breathing
There is not a limit to what I can dream
Cause I got something to believe in
Mission to keep climbing
Nothing else can stop me if I just believe
And I believe in me.

Even when the world tries to pull me down
Tell me that I can't... try to turn me around
I wont let them put my fire out
But if I keep going on it will never be impossible
Not today

Cause I got something to believe in
As long as I'm breathing
There is not a limit to what I can dream
Cause I got something to believe in
Mission to keep climbing
Nothing else can stop me if I just believe
And I believe in me

I can do it all, open every door
Turn unthinkable to reality
You see I can do it all and more

Believing as long as I'm breathing
There is no limit to what I can dream
Believing mission to keep climbing
Nothing else can stop me if I just believe
And I believe in me.
Top