Khám phá tâm lý học thần kinh) thiên tài Messi

Bình luận
Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

1419433431 869332 1419433509 noticia grande

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng làm sao Messi có thể ghi đến 258 bàn thắng tại La Liga? Điều gì khiến quả bóng như bám chặt vào đôi chân Messi? Tại sao các đối thủ luôn nói Messi không thể bị bắt bài? Khoa học sẽ mang đến một số lời giải đáp.

Ở đây, tôi muốn bàn về những khả năng vượt trội liên quan đến nhận thức của Messi. Điểm then chốt của toàn bộ vấn đề, chính là việc chúng ta hiểu như thế nào về khái niệm “trí thông minh”. Hãy bỏ qua quan niệm về trí thông minh mà chúng ta thường có, cũng như dừng việc phán xét: anh chàng này thông minh đấy, còn anh chàng này, thì không. Vậy rốt cuộc chúng ta đang nói về điều gì? Có phải là về khả năng ngôn ngữ? Cách giải quyết vấn đề? Khả năng thích ứng? Kỹ năng xã hội? Để hiểu về trí thông minh, chúng ta trước tiên cần phải hiểu cách thức vận hành của não bộ. Nói đại khái, não bộ là một cỗ máy siêu việt, gồm nhiều phân khu với chức năng chuyên môn hoạt động đồng thời, nhằm cho ra kết quả là câu trả lời, hành vi tối ưu nhất. Vì vậy, luôn tồn tại nhiều khả năng nhận thức, và không nhất thiết một cá nhân phải toàn diện hết mọi khả năng mới được xem là thông minh.

Khi nói về khả năng nhận thức, tất cả chúng ta đều có những điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Trong bóng đá, bên cạnh điều kiện về thể lực, chúng ta hay nói về tài năng bẩm sinh, kỹ thuật, sự khéo léo, trực giác và tầm nhìn. Vậy tại sao Messi lại là cầu thủ có khả năng nhận thức phi thường? Câu trả lời là bởi vì cậu ấy có thể làm được những thứ mà hầu như mọi cầu thủ khác không thể. Bộ não chúng ta xử lý cấp tốc thông tin tiếp nhận từ thị giác. Messi có một hệ thống cơ thị giác siêu hạng cho phép anh đi bóng khéo léo, chạy với tốc độ cao và thực hiện những đường chuyền chính xác. Khi đề cập đến khía cạnh ghi bàn, một trong những điểm mạnh nhất của Messi, chúng ta đang nói về sự kết hợp của đồng thời nhiều khả năng nhận thức: lên kế hoạch, phối hợp, sắp xếp theo thứ tự, tính linh hoạt, và cả sự đoán biết trước hướng di chuyển của đối phương. Tất cả diễn ra chỉ trong tích tắc.

Ở những khả năng nhận thức khác, Messi không có gì nổi bật. Tỷ dụ, khả năng ngôn ngữ hay giao tiếp không phải là ưu điểm của anh. Mặc dù, trên thực tế, xét theo sự nhìn nhận chung, đấy đều là những thứ có quan hệ mật thiết đến trí thông minh, hay sự uyên bác trí tuệ. Một người không bộc lộ được những khả năng ấy, bị xem là không thật sự thông minh. Nhưng nhờ những khả năng nhận thức khác, Messi có được thành công.

Mặt khác, tôi cũng sẽ cố gắng xua tan đi một câu chuyện hoang đường về cậu ấy. Leo không có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào của căng bệnh tự kỷ mà nhiều người tin rằng anh mắc phải. Một trong số các vấn đề mà trước tiên chúng ta cần phải làm rõ, đó là không một ai bị tự kỷ cả, có chăng là chúng ta có thể mắc Hội chứng rối loạn tự kỷ (ASD) [theo tìm hiểu thì, tự kỷ không phải là một căn bệnh đơn độc, mà nó bao gồm nhiều hội chứng]. Một đứa trẻ nhút nhát, rụt rè (thậm chí cực kỳ nhút nhát, rụt rè), hướng nội và không hoà đồng, không có nghĩa là đứa trẻ ấy mắc ASD. Hãy cẩn thận với cách lựa chọn sử dụng từ ngữ của bạn, bởi nó có thể tác động và gây ra hậu quả sai lầm. Một người cảm thấy buồn ở một thời điểm không tất yếu là đang bị trầm cảm; một đứa trẻ hiếu động không tất yếu là đang mắc phải Hội chứng thiếu tập trung và hiếu động thái quá (ADHD). Một người mắc ASD là người khiếm khuyết phức tạp về các khả năng phát triển của não bộ. Nói chung, rối loạn này biểu hiện qua sự hạn chế về mặt xã hội, gặp khó khăn trong giao tiếp, lặp đi lặp lại các hành vi, lựa chọn và sở thích giống nhau trong thói quen hàng ngày, gặp vấn đề về diễn đạt cảm xúc, và trong nhiều trường hợp là những suy giảm về nhận thức. Những dấu hiệu đó có khiến bạn nghĩ về Messi? Câu trả lời là không.

Messi là một chàng trai hướng nội và rụt rè, đây vốn là những đặc trưng tính cách của anh, không phải những dấu hiệu của bệnh tật. Đặc biệt, Messi còn là một biểu tượng của truyền thông, cậu ấy phải thích ứng với các trận đấu, các buổi tập và các chiến thuật; phải gắn kết với các đồng đội, HLV và nhân viên; và tuân theo thứ bậc trật tự trong phòng thay đồ, bên cạnh đó là các hoạt động quảng cáo, thay đổi thời gian biểu, lịch trình, qua các thành phố và quốc gia. Đừng nhầm lẫn giữa một Messi tự cô lập mình trước truyền thông với những điều khác.

Những gì được đề cập đến trong bài viết này đều là ý kiến chuyên môn, dựa trên quan sát, đánh giá bên ngoài về cầu thủ, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được xem là tương tự với các kết quả đánh giá tâm lý học thần kinh.

(Bài viết của Joan Fornses, tiến sĩ Dịch tễ học, nhà tâm lý học thần kinh và nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học môi trường của Barcelona.)

Write comments...
or post as a guest
Loading comment... The comment will be refreshed after 00:00.

Be the first to comment.

Top Bloggers

  • Sample avatar

    Bằng Nguyễn

    Cựu Chủ tịch FCBVN

  • Sample avatar

    Hoàng Thông

    Nhà báo

  • Sample avatar

    Mạnh Hiển

    Bí thư xã