Đáng lẽ ra đoạn "trong một giới hạn nào đó" sẽ rất thừa cho những ai có tâm hồn mơ mộng, nhưng tôi phải thêm vào để những người khó tính không bắt bẻ chúng ta. Rõ ràng họ vẫn có thể hỏi :"vớ vẩn, một vài bức ảnh thì thay đổi cuộc đời thế nào được ?"
Có lẽ mọi đam mê đều có nguyên nhân, ngoại trừ những thứ từ bản năng. Đối với tôi, chính những bức ảnh tôi được thấy xuất hiện trước và nó là mầm mống cho những dây mơ rễ má kéo theo về sau.
Chiếc máy ảnh lần đầu tôi có là vào năm 1995, nó là máy phim, loại đơn giản dành cho con nít. Bởi khi đấy tôi là con nít và tôi đòi mẹ chỉ vì muốn chụp lại giai đoạn cuối cấp một của mình, những cô cậu bé xinh xinh. Tôi tiếc vì mình đã quăng mất những thước phim đấy. Nhưng đam mê lúc này là mơ hồ và không có điểm bám vào.
Tôi quên đam mê ấy hẳn đi, mãi cho đến ngày nó được đánh thức bởi bức ảnh này
Khi nhìn thấy nó, tôi có một cảm giác ngay tức thì đó là : sự tự do tuyệt đối trong cô độc. Cứ cảm giác ta sẽ được sống trong một thế giới không ai làm phiền. Tôi bèn tìm hiểu thêm về tấm hình, tìm hiểu thêm về những thứ mà hoặc chúng ta không muốn nhớ, hay hoặc thế giới lãng quên họ.
Rồi không nhớ khi nào, một cú hích khác lại xuất hiện
Tấm ảnh này làm tôi hoàn toàn bị đánh lừa khi nhìn thumbnail. Tôi tự hỏi người chụp hình đang chụp gì vậy ? Có gì đặc biệt để nó được trúng giải ? Bức ảnh này không mang lại cảm giác sống hay chết như bức trên, nhưng nó làm tôi thích thú bởi cách người ta nhìn cuộc sống. Có lẽ quá đơn giản khi chúng ta thấy tác phẩm lúc nó đã hoàn thành, nhưng sẽ là rất khó để nghĩ ra và tạo ra nó.
Cái chết, sự diệt vong, có chút tuyệt vọng và cô độc vẫn theo tôi. Tôi đau đớn khi nhìn thấy tấm hình này, nhưng ngược lại nó tạo một cảm giác mạnh mẽ cho tôi thấy mình yêu nghề phóng viên chiến trường hơn bao giờ hết.
Bức trên có vẻ quá nổi tiếng, và chúng ta không cần bàn nhiều bởi cảm xúc nó gây ra đã tồn tại suốt mấy chục năm và chuyền tay qua vài thế hệ.
Bức ảnh dưới là một sự đối nghịch. Một mâu thuẫn được đẩy tới cùng cực. Một cảm giác sướng trong nghệ thuật khi được nhìn thấy nó. Tại sao là lê đối đầu với hoa ? Tại sao là phụ nữ với những cánh tay cơ bắp ? Tại sao là ánh nhìn trìu mến với những cái nón sắt sụp che đầu ?
Và để kết thúc cho một lần thay đổi, tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi tấm hình này. Tôi bỏ không ít thời gian để ngồi nhìn nó trong im lặng. Tĩnh nhưng động, chết nhưng sống. Nó chỉ trơ ra, nhưng trí não ta nhảy múa. Tôi gửi luôn đoạn cảm xúc mà tôi bùng phát ngay sau khi vô tình tìm lại được nó trong đống hình sưu tầm
bức hình này được tác giả đặt tên là "Heaven's sound". Nó gây cảm xúc cực mạnh cho mình, bởi phải biết nó được chụp ở đâu và chỗ ấy như thế nào thì chúng ta mới cảm được.
nó được chụp tại Chernobyl, giai đoạn 200x. Tức là trên dưới 20 năm sau thảm họa Chernobyl (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thảm_họa_Chernobyl).
tấm ảnh này với chiếc này đàn cũ nát và khán đài trống tạo một chiều sâu chết chóc và cảm giác trống. Nhưng thật ra đâu phải ? Những linh hồn đó vẫn còn đấy, họ ngồi lắng nghe âm thanh của thời gian, họ chìm trong nỗi nhớ và những kí ức. Ánh sáng sẽ là chiếc cầu đưa họ về nơi giải thoát. Họ đi hay ở đó là sự chọn lựa và suy nghĩ. Những người trần chúng ta bước vội qua và chụp tấm ảnh. Đâu biết rằng họ (những người ở Chernobyl) đã gửi hết tâm tư vào đấy, họ đang cười rất tươi ở khán đài kia.
----- tấm hình này mình có cũng lâu rồi, tự nhiên giờ hứng up --------
p/s : Chernobyl là một trong những nơi mình cực kì muốn đến. Bởi ở đó chúng ta không có khái niệm thời gian hay không gian. Không có cũ hay mới. Không có sống hay chết. Chúng ta sẽ chụp cảnh, nhưng kì lạ thay, hiệu ứng Chernobyl sẽ cho người xem một cảm giác mà không nơi nào cho được, đó là họ sẽ tự hỏi : những người ở đây giờ sao rồi ? Phong cảnh này lúc cực thịnh thì sẽ như thế nào ?
một bức ảnh tạo được câu hỏi cho người xem, cũng như giúp họ tưởng tượng ra những bố cục không gian khác (mà bức ảnh không chụp được) là một thành công rực rỡ.
Ảnh và nhiếp ảnh có lẽ là cớ sống bông đùa cho những kẻ kém thực tế. Tôi là một trong số đó. Mỗi khi buồn, lại xem và chụp. Mỗi khi thấy rỗng, lại xem và chụp. Tôi nghĩ không ít người như tôi.
Quay lại tựa đề, tại sao lại thay đổi cuộc đời ? Hơi khó để khẳng định nó, bởi ở đây chắc không quá nhiều người đã sống quá 50 năm, còn ở tuổi gần 30 như tôi thì chúng ta cũng chỉ mới đi được 1/3 đoạn đường. Thôi thì cứ hiểu đơn giản là nó giúp cho chúng ta có một lối thoát, một phương tiện bùng nổ, một cái gì đó để quên trong mớ hỗn độn nhớ mà chúng ta đối mặt mỗi ngày. Nó không thay đổi chúng ta như phương tiện kế sinh nhai, nhưng còn hơn thế, nó là sự giải thoát.
Tôi tò mò muốn biết xem mọi người đã tìm thấy niềm đam mê đấy như thế nào ? Qua vài bức ảnh như tôi ? Hay một lý do nào đấy mà chúng ta sẽ rất thích thú để được biết ?
p/s : ai ở Sài Gòn có đi bắn phá thì gọi với nhé
Có lẽ mọi đam mê đều có nguyên nhân, ngoại trừ những thứ từ bản năng. Đối với tôi, chính những bức ảnh tôi được thấy xuất hiện trước và nó là mầm mống cho những dây mơ rễ má kéo theo về sau.
Chiếc máy ảnh lần đầu tôi có là vào năm 1995, nó là máy phim, loại đơn giản dành cho con nít. Bởi khi đấy tôi là con nít và tôi đòi mẹ chỉ vì muốn chụp lại giai đoạn cuối cấp một của mình, những cô cậu bé xinh xinh. Tôi tiếc vì mình đã quăng mất những thước phim đấy. Nhưng đam mê lúc này là mơ hồ và không có điểm bám vào.
Tôi quên đam mê ấy hẳn đi, mãi cho đến ngày nó được đánh thức bởi bức ảnh này
Khi nhìn thấy nó, tôi có một cảm giác ngay tức thì đó là : sự tự do tuyệt đối trong cô độc. Cứ cảm giác ta sẽ được sống trong một thế giới không ai làm phiền. Tôi bèn tìm hiểu thêm về tấm hình, tìm hiểu thêm về những thứ mà hoặc chúng ta không muốn nhớ, hay hoặc thế giới lãng quên họ.
Rồi không nhớ khi nào, một cú hích khác lại xuất hiện
Tấm ảnh này làm tôi hoàn toàn bị đánh lừa khi nhìn thumbnail. Tôi tự hỏi người chụp hình đang chụp gì vậy ? Có gì đặc biệt để nó được trúng giải ? Bức ảnh này không mang lại cảm giác sống hay chết như bức trên, nhưng nó làm tôi thích thú bởi cách người ta nhìn cuộc sống. Có lẽ quá đơn giản khi chúng ta thấy tác phẩm lúc nó đã hoàn thành, nhưng sẽ là rất khó để nghĩ ra và tạo ra nó.
Cái chết, sự diệt vong, có chút tuyệt vọng và cô độc vẫn theo tôi. Tôi đau đớn khi nhìn thấy tấm hình này, nhưng ngược lại nó tạo một cảm giác mạnh mẽ cho tôi thấy mình yêu nghề phóng viên chiến trường hơn bao giờ hết.
Bức trên có vẻ quá nổi tiếng, và chúng ta không cần bàn nhiều bởi cảm xúc nó gây ra đã tồn tại suốt mấy chục năm và chuyền tay qua vài thế hệ.
Bức ảnh dưới là một sự đối nghịch. Một mâu thuẫn được đẩy tới cùng cực. Một cảm giác sướng trong nghệ thuật khi được nhìn thấy nó. Tại sao là lê đối đầu với hoa ? Tại sao là phụ nữ với những cánh tay cơ bắp ? Tại sao là ánh nhìn trìu mến với những cái nón sắt sụp che đầu ?
Và để kết thúc cho một lần thay đổi, tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi tấm hình này. Tôi bỏ không ít thời gian để ngồi nhìn nó trong im lặng. Tĩnh nhưng động, chết nhưng sống. Nó chỉ trơ ra, nhưng trí não ta nhảy múa. Tôi gửi luôn đoạn cảm xúc mà tôi bùng phát ngay sau khi vô tình tìm lại được nó trong đống hình sưu tầm
bức hình này được tác giả đặt tên là "Heaven's sound". Nó gây cảm xúc cực mạnh cho mình, bởi phải biết nó được chụp ở đâu và chỗ ấy như thế nào thì chúng ta mới cảm được.
nó được chụp tại Chernobyl, giai đoạn 200x. Tức là trên dưới 20 năm sau thảm họa Chernobyl (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thảm_họa_Chernobyl).
tấm ảnh này với chiếc này đàn cũ nát và khán đài trống tạo một chiều sâu chết chóc và cảm giác trống. Nhưng thật ra đâu phải ? Những linh hồn đó vẫn còn đấy, họ ngồi lắng nghe âm thanh của thời gian, họ chìm trong nỗi nhớ và những kí ức. Ánh sáng sẽ là chiếc cầu đưa họ về nơi giải thoát. Họ đi hay ở đó là sự chọn lựa và suy nghĩ. Những người trần chúng ta bước vội qua và chụp tấm ảnh. Đâu biết rằng họ (những người ở Chernobyl) đã gửi hết tâm tư vào đấy, họ đang cười rất tươi ở khán đài kia.
----- tấm hình này mình có cũng lâu rồi, tự nhiên giờ hứng up --------
p/s : Chernobyl là một trong những nơi mình cực kì muốn đến. Bởi ở đó chúng ta không có khái niệm thời gian hay không gian. Không có cũ hay mới. Không có sống hay chết. Chúng ta sẽ chụp cảnh, nhưng kì lạ thay, hiệu ứng Chernobyl sẽ cho người xem một cảm giác mà không nơi nào cho được, đó là họ sẽ tự hỏi : những người ở đây giờ sao rồi ? Phong cảnh này lúc cực thịnh thì sẽ như thế nào ?
một bức ảnh tạo được câu hỏi cho người xem, cũng như giúp họ tưởng tượng ra những bố cục không gian khác (mà bức ảnh không chụp được) là một thành công rực rỡ.
---------------------------------------------------------------------
Ảnh và nhiếp ảnh có lẽ là cớ sống bông đùa cho những kẻ kém thực tế. Tôi là một trong số đó. Mỗi khi buồn, lại xem và chụp. Mỗi khi thấy rỗng, lại xem và chụp. Tôi nghĩ không ít người như tôi.
Quay lại tựa đề, tại sao lại thay đổi cuộc đời ? Hơi khó để khẳng định nó, bởi ở đây chắc không quá nhiều người đã sống quá 50 năm, còn ở tuổi gần 30 như tôi thì chúng ta cũng chỉ mới đi được 1/3 đoạn đường. Thôi thì cứ hiểu đơn giản là nó giúp cho chúng ta có một lối thoát, một phương tiện bùng nổ, một cái gì đó để quên trong mớ hỗn độn nhớ mà chúng ta đối mặt mỗi ngày. Nó không thay đổi chúng ta như phương tiện kế sinh nhai, nhưng còn hơn thế, nó là sự giải thoát.
Tôi tò mò muốn biết xem mọi người đã tìm thấy niềm đam mê đấy như thế nào ? Qua vài bức ảnh như tôi ? Hay một lý do nào đấy mà chúng ta sẽ rất thích thú để được biết ?
p/s : ai ở Sài Gòn có đi bắn phá thì gọi với nhé