Tháng 8/2010, cuộc bầu cử chủ tịch FC Barcelona nhiệm kỳ mới sẽ diễn ra. Thời điểm đó cũng đồng nghĩa với việc Joan Laporta sẽ chính thức kết thúc 2 nhiệm kỳ chủ tịch đầy thành công nhưng cũng biết bao sóng gió của mình. Dù đã gây nên không ít xáo trộn ở hậu trường sân Camp Nou và bị nhiều người phản đối bởi cung cách làm việc độc tài, nhưng không thể phủ nhận Laporta chính là vị chủ tịch thành công nhất trong lịch sử CLB. Ông đã đưa Barca từ đang chìm trong vũng bùn của sự nợ nần, phong độ yếu kém, khủng hoảng lòng tin trở lại thành một đội bóng mạnh mẽ cả trong sân cỏ và trên thị trường. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại hành trình đầy gian nan và vinh quang của ông trong suốt 7 năm qua ở Barcelona.
1. Laporta, ông là ai?
Tên đầy đủ là Joan Laporta i Estruch, sinh ra và trưởng thành ở thành phố Barcelona, tốt nghiệp khoa luật trường ĐH Barcelona, có lẽ vì thế nên người đàn ông sinh ngày 29/9/1962 này luôn mang trong mình một ngọn lửa Catalunya bùng cháy. Chính điều này đã tạo nên định hướng cho cả sự nghiệp và cuộc đời ông: cống hiến hết mình cho miền đất Catalunya. Đương nhiên điều này đã đem đến cho ông nhiều vinh quang và cũng biết bao rắc rối đi kèm (chúng ta sẽ phân tích về vấn đề này cụ thể hơn ở phần sau).
Dấu ấn đầu tiên của Laporta là vào năm 1998, khi ấy ông dẫn đầu nhóm “Elefant Blau” (Voi xanh) thực hiện cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với Chủ tịch lúc bấy giờ là Josep Lluis Nunez (đáng chú ý: trong lịch sử hơn trăm năm của Barca chỉ mới 2 lần diễn ra cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và Laporta đã có mặt trong cả 2 cuộc bỏ phiếu ấy). Nhưng khi ấy, số phiếu dành cho vị luật sư 36 tuổi là quá ít ỏi và ông không thể thực hiện được cuộc lật đổ. Tuy nhiên từ thất bại này cũng là một bài học quý giá cho Laporta, giúp ông hiểu đuợc mình cần gì và phải làm gì. Để rồi 5 năm sau, “Con voi xanh” đã có sự trở lại thật ấn tượng trong cuộc đấu với ứng cử viên sáng giá Lluis Bassat. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng trên mọi phương diện, bằng tài hùng biện thuyết phục của mình và những lời hứa hẹn đầy hấp dẫn mà tiêu biểu là lời hứa sẽ mang về David Beckham đã giúp Laporta giành được quyền làm chủ tịch Barca một cách ngoạn mục. Khi ấy ông mới 41 tuổi.
2. Hai năm của thành công và vinh quang
Phải thừa nhận Laporta là một người thực sự có tài. Ai cũng biết khi lên làm Chủ tịch, Laporta phải thừa hưởng di sản của Joan Gaspart với món nợ tồn đọng khổng lồ cùng một đội bóng ô hợp và đang rệu rã về tinh thần chiến đấu. Nhưng không hề nao núng, vị tân Chủ tịch trẻ tuổi từng bước thực hiện kế hoạch của mình một cách đầy quyết đoán. Việc thay HLV như thay áo dưới thời Gaspart với những Van Gaal, Serra Ferrer, Carles Rexach, Radomir Antic… kết thúc. Laporta trao trọn niềm tin nơi HLV trẻ Frank Rijkaard (lúc đó chưa có một chút tiếng tăm). Những kẻ không cần thiết lần lượt bị tống đi (Riquelme, Saviola, Quaresma, Kluivert, Rustu Recber, Marc Overmars....), thay vào đó là những nhân tố trẻ đầy triển vọng (Ronaldinho, Eto’o, Luis Garcia, Marquez) và cả những ngôi sao đã thành danh (Deco, Giuly, Larsson, Edmilson, Albertini) lần lượt hạ cánh xuống Camp Nou. Không mua đuợc David Beckham (khi ấy đã chọn về Thủ đô thay vì hành quân ra bến cảng), cũng không sao, với sự tư vấn của Sandro Rosell, chàng trai răng vẩu với nụ cuời luôn thường trực trên môi Ronaldo de Asiss Morreira đã được mua về. Đây chính là quyết định cực kỳ sáng suốt của bộ đôi này vì sau đó Ronaldinho đã trở thành nguồn cảm hứng chính cho 2 năm tiếp theo cực kỳ hưng thịnh của Barcelona, và bản thân anh cũng đi vào lịch sử CLB với tư cách là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất.
Bên cạnh đó, Laporta cũng đã tập hợp được xung quanh mình một đội ngũ trợ lý cực kỳ đáng tin cậy. Ông bổ nhiệm Ferran Soriano làm phó chủ tịch phụ trách tài chính. Soriano là ai? Là người sáng lập ra NASDAQ – chi nhánh quan trọng của cơ quan truyền thông quốc tế Diamon Cluster. Cựu giám đốc thể thao Sandro Rosell trước khi bất đồng với Laporta là một thành viên cấp cao của công ty Nike (hiện ông đang là phó chủ tịch công ty Nike và là người đứng đầu chi nhánh của hãng thể thao hàng đầu thế giới này tại Brazil). Chính Rosell đã đạo diễn những hợp đồng khổng lồ của Nike cho Barca cũng như lôi kéo Ronaldinho về CLB. Chưa hết, ông còn thuyết phục Esteve Calzada về làm giám đốc makerting, Calzada là ai? Ông này là trùm truyền thông của tập đoàn Italia Ticasli. Có thể thấy Laporta đã có trong tay những nhân vật tốt nhất cho vị trí của mình. Bản thân Laporta cũng đã tận dụng mối quan hệ rất tốt của mình với giới truyền thông và quảng cáo (Laporta là chủ của công ty Luật Laporta & Arbos) để cải thiện tình hình tài chính của CLB.
Với một chiến lược bài bản cùng tính hiệu quả cao trong việc sử dụng con người như vậy đã giúp Laporta nhanh chóng phục hồi và làm hưng thịnh lại Barca trên mọi phương diện. Về mặt kinh tế, Barca từ lỗ nặng trở thành hoà vốn và đến năm thứ 2 của Laporta trên ghế chủ tịch, CLB đã bắt đầu làm ăn có lãi và lại trở thành một trong những CLB giàu nhất thế giới. Về tầm ảnh hưởng và các hoạt động xã hội, Barca năng nổ làm từ thiện ở khắp nơi, tiến hành du đấu đến châu Á và Bắc Mỹ để khuếch trương thương hiệu. Đặc biệt, việc ký hợp đồng quảng bá miễn phí cho UNICEF đã thực sự làm nâng hình ảnh của Barca lên một tầm cỡ mới. Trên sân cỏ, thầy trò Frank Rijkaard đã thể hiện một lối đá Sexy football làm mê đắm lòng người, không những đẹp mắt mà còn vô cùng hiệu quả. Với Ronaldinho là nguồn cảm hứng chính trong lối chơi, Barca đã giành lại được chức vô địch Liga sau 6 năm. Mùa 2005-2006 là mùa đại thành công với cú đúp vô địch Liga và Champions League. Đó cũng là chức vô địch Champions League đầu tiên sau 14 năm. Những chiến thắng ấy lại càng thêm ý nghĩa khi Rijkaard (dưới sự chỉ đạo của Laporta) đã sử dụng rất thành công những tài năng trẻ trưởng thành từ chính lò đào tạo trẻ của CLB, tiêu biểu trong số đó là Puyol, Xavi, Motta, Oleguer và đặc biệt là Iniesta, Messi - những phát hiện lớn nhất của 2 năm đó.
1. Laporta, ông là ai?
Tên đầy đủ là Joan Laporta i Estruch, sinh ra và trưởng thành ở thành phố Barcelona, tốt nghiệp khoa luật trường ĐH Barcelona, có lẽ vì thế nên người đàn ông sinh ngày 29/9/1962 này luôn mang trong mình một ngọn lửa Catalunya bùng cháy. Chính điều này đã tạo nên định hướng cho cả sự nghiệp và cuộc đời ông: cống hiến hết mình cho miền đất Catalunya. Đương nhiên điều này đã đem đến cho ông nhiều vinh quang và cũng biết bao rắc rối đi kèm (chúng ta sẽ phân tích về vấn đề này cụ thể hơn ở phần sau).
Dấu ấn đầu tiên của Laporta là vào năm 1998, khi ấy ông dẫn đầu nhóm “Elefant Blau” (Voi xanh) thực hiện cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với Chủ tịch lúc bấy giờ là Josep Lluis Nunez (đáng chú ý: trong lịch sử hơn trăm năm của Barca chỉ mới 2 lần diễn ra cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và Laporta đã có mặt trong cả 2 cuộc bỏ phiếu ấy). Nhưng khi ấy, số phiếu dành cho vị luật sư 36 tuổi là quá ít ỏi và ông không thể thực hiện được cuộc lật đổ. Tuy nhiên từ thất bại này cũng là một bài học quý giá cho Laporta, giúp ông hiểu đuợc mình cần gì và phải làm gì. Để rồi 5 năm sau, “Con voi xanh” đã có sự trở lại thật ấn tượng trong cuộc đấu với ứng cử viên sáng giá Lluis Bassat. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng trên mọi phương diện, bằng tài hùng biện thuyết phục của mình và những lời hứa hẹn đầy hấp dẫn mà tiêu biểu là lời hứa sẽ mang về David Beckham đã giúp Laporta giành được quyền làm chủ tịch Barca một cách ngoạn mục. Khi ấy ông mới 41 tuổi.
2. Hai năm của thành công và vinh quang
Phải thừa nhận Laporta là một người thực sự có tài. Ai cũng biết khi lên làm Chủ tịch, Laporta phải thừa hưởng di sản của Joan Gaspart với món nợ tồn đọng khổng lồ cùng một đội bóng ô hợp và đang rệu rã về tinh thần chiến đấu. Nhưng không hề nao núng, vị tân Chủ tịch trẻ tuổi từng bước thực hiện kế hoạch của mình một cách đầy quyết đoán. Việc thay HLV như thay áo dưới thời Gaspart với những Van Gaal, Serra Ferrer, Carles Rexach, Radomir Antic… kết thúc. Laporta trao trọn niềm tin nơi HLV trẻ Frank Rijkaard (lúc đó chưa có một chút tiếng tăm). Những kẻ không cần thiết lần lượt bị tống đi (Riquelme, Saviola, Quaresma, Kluivert, Rustu Recber, Marc Overmars....), thay vào đó là những nhân tố trẻ đầy triển vọng (Ronaldinho, Eto’o, Luis Garcia, Marquez) và cả những ngôi sao đã thành danh (Deco, Giuly, Larsson, Edmilson, Albertini) lần lượt hạ cánh xuống Camp Nou. Không mua đuợc David Beckham (khi ấy đã chọn về Thủ đô thay vì hành quân ra bến cảng), cũng không sao, với sự tư vấn của Sandro Rosell, chàng trai răng vẩu với nụ cuời luôn thường trực trên môi Ronaldo de Asiss Morreira đã được mua về. Đây chính là quyết định cực kỳ sáng suốt của bộ đôi này vì sau đó Ronaldinho đã trở thành nguồn cảm hứng chính cho 2 năm tiếp theo cực kỳ hưng thịnh của Barcelona, và bản thân anh cũng đi vào lịch sử CLB với tư cách là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất.
Bên cạnh đó, Laporta cũng đã tập hợp được xung quanh mình một đội ngũ trợ lý cực kỳ đáng tin cậy. Ông bổ nhiệm Ferran Soriano làm phó chủ tịch phụ trách tài chính. Soriano là ai? Là người sáng lập ra NASDAQ – chi nhánh quan trọng của cơ quan truyền thông quốc tế Diamon Cluster. Cựu giám đốc thể thao Sandro Rosell trước khi bất đồng với Laporta là một thành viên cấp cao của công ty Nike (hiện ông đang là phó chủ tịch công ty Nike và là người đứng đầu chi nhánh của hãng thể thao hàng đầu thế giới này tại Brazil). Chính Rosell đã đạo diễn những hợp đồng khổng lồ của Nike cho Barca cũng như lôi kéo Ronaldinho về CLB. Chưa hết, ông còn thuyết phục Esteve Calzada về làm giám đốc makerting, Calzada là ai? Ông này là trùm truyền thông của tập đoàn Italia Ticasli. Có thể thấy Laporta đã có trong tay những nhân vật tốt nhất cho vị trí của mình. Bản thân Laporta cũng đã tận dụng mối quan hệ rất tốt của mình với giới truyền thông và quảng cáo (Laporta là chủ của công ty Luật Laporta & Arbos) để cải thiện tình hình tài chính của CLB.
Với một chiến lược bài bản cùng tính hiệu quả cao trong việc sử dụng con người như vậy đã giúp Laporta nhanh chóng phục hồi và làm hưng thịnh lại Barca trên mọi phương diện. Về mặt kinh tế, Barca từ lỗ nặng trở thành hoà vốn và đến năm thứ 2 của Laporta trên ghế chủ tịch, CLB đã bắt đầu làm ăn có lãi và lại trở thành một trong những CLB giàu nhất thế giới. Về tầm ảnh hưởng và các hoạt động xã hội, Barca năng nổ làm từ thiện ở khắp nơi, tiến hành du đấu đến châu Á và Bắc Mỹ để khuếch trương thương hiệu. Đặc biệt, việc ký hợp đồng quảng bá miễn phí cho UNICEF đã thực sự làm nâng hình ảnh của Barca lên một tầm cỡ mới. Trên sân cỏ, thầy trò Frank Rijkaard đã thể hiện một lối đá Sexy football làm mê đắm lòng người, không những đẹp mắt mà còn vô cùng hiệu quả. Với Ronaldinho là nguồn cảm hứng chính trong lối chơi, Barca đã giành lại được chức vô địch Liga sau 6 năm. Mùa 2005-2006 là mùa đại thành công với cú đúp vô địch Liga và Champions League. Đó cũng là chức vô địch Champions League đầu tiên sau 14 năm. Những chiến thắng ấy lại càng thêm ý nghĩa khi Rijkaard (dưới sự chỉ đạo của Laporta) đã sử dụng rất thành công những tài năng trẻ trưởng thành từ chính lò đào tạo trẻ của CLB, tiêu biểu trong số đó là Puyol, Xavi, Motta, Oleguer và đặc biệt là Iniesta, Messi - những phát hiện lớn nhất của 2 năm đó.