Post: [Liga-28] Sevilla F.C - F.C Barcelona
User: adaogtvtk49
Infraction: Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ xã
Points: 0
Administrative Note:
Message to User:
Original Post:
User: adaogtvtk49
Infraction: Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ xã
Points: 0
Administrative Note:
Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ xã
Message to User:
Copy bài từ nơi khác về.
Original Post:
Thế trận trong đầu
Đôi khi, những chiến lược ra chỉ đưa ra những phép tính nhỏ, còn người giải cả bài toán lại là những toan tính từ những cái đầu "điện tử" trên sân.
1. Một ngày cuối tháng 10 năm ngoái, tiền vệ Zokora của Sevilla đến gặp đồng đội Romaric và nói: “Chúng ta sắp gặp Barcelona". Romaric gật đầu: “Sẽ phải là một kế hoạch hoàn hảo. Không ai có thể ngăn cản được chúng ta”. Và bộ đôi tiền vệ này cùng nhau phác thảo ra một kế hoạch hành động tỉ mỉ không thua gì những nhà quân sự hàng đầu.
Rồi Zokora và Romaric thực hiện kế hoạch ấy một cách mỹ mãn. Không một ai phát hiện ra và ngăn cản được họ. Vấn đề duy nhất chỉ là kế hoạch hành động ấy không phải dành cho một cuộc chiến khốc liệt trên “chiến trường” Nou Camp, mà là một “trận đánh du kích”: Họ trốn khách sạn của đội ngay trước ngày thi đấu để hưởng lạc thú trong một đêm Barcelona hoa lệ.
Thực ra, đoạn đối thoại kể trên là giả tưởng, nhưng câu chuyện là thật. 20 tiếng trước trận gặp Barca, Zokora và Romaric đã trốn trại đi chơi bằng một “chiến thuật” tinh tế đến mức chiếc camera an ninh của khách sạn là nhân chứng duy nhất. HLV Manzano đã phải xin cuộn băng ấy về, rồi mới phạt được mỗi người 30.000 euro.
Trận đó, Sevilla đã thua 0-5. Nếu 2 tuyển thủ Bờ Biển Ngà không trốn trại, đội bóng xứ Andalucia có thể cũng vẫn thua. Nhưng phải đặt câu hỏi rằng nếu thay vì một kế hoạch đào thoát ấn tượng, Romaric và Zokora sử dụng lượng chất xám ấy cho một kế hoạch chiến đấu với Barca, liệu Sevilla có thua theo một cách khác?
Và câu hỏi quan trọng nhất: Tại sao đúng vào trận đấu tưởng như cần nhiều tinh thần chiến đấu nhất, hai “chú voi rừng” vốn có tinh thần chiến đấu không đến nỗi nào ấy bỗng nhiên đổ đốn?
2. Câu trả lời có thể rất đơn giản: Dẫu họ ra sân cũng thế thôi. Câu chuyện của Zokora và Romaric là một gợi ý cho người ta về việc đã có rất nhiều đội bóng nản chí ngay từ khi còn chưa đá với Barca. Họ quyết định dành thời gian và năng lượng cho những điều hữu ích hơn (như là một cuộc nhậu có gái đẹp chẳng hạn) thay vì cố đọ sức với một đội bóng bất khả chiến bại,
Phải nhấn mạnh rằng Zokora và Romaric đã quyết định làm cái việc tày đình ấy ngay trước trận đấu khó nhất của Sevilla, chứ không phải bất kỳ cuộc đấu dễ dàng nào, để phần nào cảm thông cho “động lực” của họ.
Những sai lầm trong chuyển nhượng và những chấn thương không biến Sevilla thành một đội bóng tồi. Họ đang là CLB có tỷ lệ đường chuyền cao thứ 4 tại La Liga mùa này (80,1%), chỉ sau Barca, Real Madrid và Villarreal. Nói cách khác, Sevilla vẫn là một đội bóng “có số có má” ở La Liga, thậm chí còn là một trong số ít những đội được kỳ vọng sẽ đánh bại Barca. Còn Zokora, anh vừa được nhận băng đội trưởng Bờ Biển Ngà, tức là cũng thuộc hàng có uy tín, có danh dự và đáng lẽ phải có cả trách nhiệm.
3. Chủ tịch Jose Maria del Nido của Sevilla đã hơn một lần tuyên bố rằng Barca đang hủy hoại La Liga. Ông muốn nói đến việc Barca “ngoạm” quá sâu miếng bánh BQTH. Nhưng nếu nhìn vào câu chuyện của 2 tiền vệ Sevilla kể trên, Barca còn đang hủy hoại La Liga theo một cách khác: Họ khiến cho đối phương không còn động lực chơi bóng nữa.
Cả 2 cách “hủy hoại” ấy đều quá đỗi hợp lý và chẳng trách được đội chủ sân Nou Camp. Họ chỉ làm những gì họ có thể làm. Nhưng ngẫm lại, khi hai thành viên của Sevilla bỏ cuộc đọ sức với Barca từ lúc nó chưa bắt đầu, thì nản nhất và thiệt nhất chính là những người hâm mộ.
Đêm nay, khi Sevilla tái đấu Barcelona, chắc chắn HLV Manzano sẽ có thêm nhiều biện pháp an ninh để đảm bảo không có “trận đánh du kích” nào diễn ra nữa. Nhưng thế trận trong đầu từng thành viên Sevilla có thể cũng đã được phân định xong từ lâu rồi.