Thời gian qua, vụ việc tranh chấp bản quyền truyền hình Giải bóng đá chuyên nghiệp vô địch quốc gia giữa VPF - VFF - AVG (và phần nào đó là có cả sự "tham chiến" của VTC) đã diễn biến rất kịch tính với mức độ gay gắt ngày một tăng cao, trở thành một vấn đề thời sự được quan tâm của nền bóng đá nước nhà. Trước khi chia sẻ ý kiến đánh giá về vấn đề này, ta cùng nhìn lại quá trình diễn biến của vụ việc.
Trước tiên là giới thiệu sơ bộ về các bên liên quan:
- Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF): là tổ chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và các quy định của FIFA. Tuy nhiên VFF hoạt động với chức năng là một cơ quản quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bóng đá, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Thể dục thể thao và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của VFF được quy định tại Điều lệ Liên đoàn bóng đá Việt Nam, được phê duyệt kèm theo Quyết định số 224/QĐ-BNV ngày 19/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên và Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu
+ Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (gọi tắt là An Viên): thành lập năm 2006 với ngành nghề kinh doanh: sản xuất chương trình truyền hình; mua bán, nhận chuyển nhượng bản quyền các chương trình khoa học - kỹ thuật, sự kiện trong các lĩnh vực văn hóa, giải trí, thể thao... Trụ sở chính tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Văn phòng đại diện TP.Hà Nội tại địa chỉ 15 Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng.
Năm 2010 An Viên có vốn điều lệ 60 tỷ đồng, với 03 cổ đông là Công ty Cổ phần An Viên (51% vốn điều lệ), ông Phạm Nhật Vũ (44,26&), ông Quách Mạnh Lâm (4,73%). Đại diện theo pháp luật là ông Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch HĐQT. Ông Phạm Nhật Vũ chính là em trai của ông Phạm Nhật Vượng - tỷ phú đô la đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá trị tổng tài sản lên đến 21.200 tỷ đồng tương đương 1 tỷ USD.
+ Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG): thành lập năm 2008 với ngành nghề kinh doanh: xây dựng hạ tầng truyền hình kỹ thuật số, tổ chức sự kiện, dịch vụ quảng cáo... Trụ sở chính tại TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Văn phòng đại diện TP.Hà Nội tại địa chỉ 15 Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng.
Năm 2010 AVG có vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng, với 6 cổ đông: An Viên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty Dịch vụ Truyền thanh Truyền hình Hà Nội, Công ty TNHH Sản xuất Chương trình Nghe nhìn Nhân Văn, Công ty Cổ phần Tổ chức Biểu diễn Venus và ông Phạm Nhật Vũ. Đại diện theo pháp luật là ông Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch HĐQT.
+ Mối quan hệ giữa An Viên và AVG:
An Viên và AVG là 2 doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân khác nhau, hoạt động trong một nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau (nhóm này không phải là tập đoàn). AVG là đơn vị xin chủ trương, đề xuất kế hoạch với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị được nhận chuyển nhượng thương quyền đối với các giải thể thao trong nước. Ngày 11/01/2010, hai doanh nghiệp này đã có văn bản thỏa thuận để An Viên là đối tác đại diện và chịu trách nhiệm về các vấn đề bản quyền của AVG.
Như vậy, có thể hiểu nôm na An Viên là công ty đứng ra ký kết hợp đồng mua bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam và điều hành toàn bộ hoạt động có liên quan để sinh lãi, với sự chống lưng toàn diện từ AVG.
- Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF): được thành lập với chức năng để tổ chức, quản lý và điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam kể từ mùa giải 2012. Có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, với các cổ đông là VFF (35,6% vốn điều lệ) và 28 đội bóng chuyên nghiệp, hạng nhất (66,6% vốn điều lệ). Thành phần HĐQT và BLĐ của VPF cụ thể tại đây.
Ngày 28/12/2011, VFF có nghị quyết giao cho VPF khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại VFF vẫn chưa ký Hợp đồng giao quyền khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp cho VPF, trong khi Giải bóng đá chuyên nghiệp Quốc gia đã trôi qua được 5 vòng. Như vậy có thể nói VPF đang tổ chức, điều hành các giải đấu trong khi mình chưa được cho phép.
- Đài truyền hình kỹ thuật số VTC: là công ty con trực thuộc Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam (VTC) - là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Tiền thân của công ty VTC là Xí nghiệp Dịch vụ bảo hành thiết bị Phát thanh - Truyền hình thuộc Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam (VTV).
Trước tiên là giới thiệu sơ bộ về các bên liên quan:
- Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF): là tổ chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và các quy định của FIFA. Tuy nhiên VFF hoạt động với chức năng là một cơ quản quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bóng đá, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Thể dục thể thao và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của VFF được quy định tại Điều lệ Liên đoàn bóng đá Việt Nam, được phê duyệt kèm theo Quyết định số 224/QĐ-BNV ngày 19/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên và Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu
+ Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (gọi tắt là An Viên): thành lập năm 2006 với ngành nghề kinh doanh: sản xuất chương trình truyền hình; mua bán, nhận chuyển nhượng bản quyền các chương trình khoa học - kỹ thuật, sự kiện trong các lĩnh vực văn hóa, giải trí, thể thao... Trụ sở chính tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Văn phòng đại diện TP.Hà Nội tại địa chỉ 15 Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng.
Năm 2010 An Viên có vốn điều lệ 60 tỷ đồng, với 03 cổ đông là Công ty Cổ phần An Viên (51% vốn điều lệ), ông Phạm Nhật Vũ (44,26&), ông Quách Mạnh Lâm (4,73%). Đại diện theo pháp luật là ông Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch HĐQT. Ông Phạm Nhật Vũ chính là em trai của ông Phạm Nhật Vượng - tỷ phú đô la đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá trị tổng tài sản lên đến 21.200 tỷ đồng tương đương 1 tỷ USD.
+ Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG): thành lập năm 2008 với ngành nghề kinh doanh: xây dựng hạ tầng truyền hình kỹ thuật số, tổ chức sự kiện, dịch vụ quảng cáo... Trụ sở chính tại TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Văn phòng đại diện TP.Hà Nội tại địa chỉ 15 Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng.
Năm 2010 AVG có vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng, với 6 cổ đông: An Viên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty Dịch vụ Truyền thanh Truyền hình Hà Nội, Công ty TNHH Sản xuất Chương trình Nghe nhìn Nhân Văn, Công ty Cổ phần Tổ chức Biểu diễn Venus và ông Phạm Nhật Vũ. Đại diện theo pháp luật là ông Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch HĐQT.
+ Mối quan hệ giữa An Viên và AVG:
An Viên và AVG là 2 doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân khác nhau, hoạt động trong một nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau (nhóm này không phải là tập đoàn). AVG là đơn vị xin chủ trương, đề xuất kế hoạch với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị được nhận chuyển nhượng thương quyền đối với các giải thể thao trong nước. Ngày 11/01/2010, hai doanh nghiệp này đã có văn bản thỏa thuận để An Viên là đối tác đại diện và chịu trách nhiệm về các vấn đề bản quyền của AVG.
Như vậy, có thể hiểu nôm na An Viên là công ty đứng ra ký kết hợp đồng mua bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam và điều hành toàn bộ hoạt động có liên quan để sinh lãi, với sự chống lưng toàn diện từ AVG.
- Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF): được thành lập với chức năng để tổ chức, quản lý và điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam kể từ mùa giải 2012. Có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, với các cổ đông là VFF (35,6% vốn điều lệ) và 28 đội bóng chuyên nghiệp, hạng nhất (66,6% vốn điều lệ). Thành phần HĐQT và BLĐ của VPF cụ thể tại đây.
Ngày 28/12/2011, VFF có nghị quyết giao cho VPF khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại VFF vẫn chưa ký Hợp đồng giao quyền khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp cho VPF, trong khi Giải bóng đá chuyên nghiệp Quốc gia đã trôi qua được 5 vòng. Như vậy có thể nói VPF đang tổ chức, điều hành các giải đấu trong khi mình chưa được cho phép.
- Đài truyền hình kỹ thuật số VTC: là công ty con trực thuộc Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam (VTC) - là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Tiền thân của công ty VTC là Xí nghiệp Dịch vụ bảo hành thiết bị Phát thanh - Truyền hình thuộc Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam (VTV).
Sửa lần cuối: