[Barça và World Cup] Kì 3: Câu chuyện huyền bí nhất lịch sử giữa FIFA và Kubala
Kì 3: Câu chuyện huyền bí nhất lịch sử giữa FIFA và Kubala
Nhân việc World Cup sắp diễn ra, có một câu chuyện tếu đại loại thế này. Thượng Đế được tặng chiếc tivi màu mới ra đời để xem World Cup lần đầu tổ chức ở châu Á. Vốn cũng chẳng có mấy thời gian xả hơi giống nhân dân các bộ tộc trái đất bên quả bóng tròn, Thượng Đế gọi cố vấn thể thao đến hỏi han.
- Môn này ở dưới đó ai là người chơi giỏi nhất?
- Bẩm cụ, khởi nguyên thì dân Tàu có thằng Cao Cầu, sau này thì không được chơi ăn gian dùng dây dợ để kéo người bay lượn như chim nên dân Anh Lần cũng có đôi ba đứa tiếng tăm. Nhưng đứa đá giỏi nhất thì giờ không còn ở dưới đấy đâu ạ.
- Thế hắn giờ ở đâu?
- Bẩm cụ. Hắn vừa mới về chầu cụ tháng trước. Hắn tên László Kubala. [SUP](1)
[/SUP]
Đó thực sự là một tin buồn ở Barcelona trước khi World Cup 2002 diễn ra nhưng có lẽ có hỏi đám thanh niên chân đất mắt cận thì cũng chẳng biết nổi Kubala là ai. Giờ mà hỏi thì không Messi cũng phải cỡ Rô béo, Zi hói, Rô vẩu hoặc kém hơn cùng lắm là Quyến béo, Phượng râu, Dũng idol... Cuộc đời của Kubala ngẫm lại cũng nhiều điều oái ăm lẫn dang dở như trai nghèo lỡ duyên với nàng thơ trong mộng. Trong những điều dang dở đó thì sự kiện FIFA kết ân oán với Kubala cũng li kì ra phết.
Sinh năm 1927 ở Bu-đa-pét. Kubala có mẹ làm công nhân người Tây lai gốc Ba Lan, Slovak và Hungary còn bố thì lại làm thợ nề dân tộc thiểu số vùng cao Slovak. Trời run rủi cho Anna Stecz (tên mẹ Kubala) và Pasl Kubala (tên của ông bố) gặp nhau hệt truyện cổ tích Tiên Dung thướt tha vấp phải chàng Chử Đồng Tử mặc khố. Chính vì sự lai tạp oằn tà là vằn này mà Kubala tự nhận bản thân giống cụm từ quý tộc xã hội bây giờ hay dùng: công dân toàn cầu. Chiến tranh thế giới xảy ra rồi kết thúc đúng thời điểm trai tráng nhất, Kubala chuyển sang Tiệp Khắc để trốn đi lính lúc 19 tuổi. Năm 20 tuổi, vẫn câu chuyện tiếng sét giật đùng khiến ái nữ của huấn luyện viên tuyển quốc gia Tiệp Khắc là nàng Anna Viola Daučík làm cho Kubala nhấp nhổm lập gia đình luôn. Năm sau dẫn vợ con về gia mắt nhà nội ở Hungary thì bị cái trát buộc tội trốn nghĩa vụ quân sự nhưng nhờ quan hệ tốt bên nhà vợ nên mọi việc êm xuôi và về đầu quân cho một đội ở quê rau cháo nuôi nhau qua ngày.
Đầu năm 1949, Hungary tuyên bố trở thành nhà nước xã hội chủ nghĩa. Kubala bị thanh niên 'đồng chí' hội truy bắt vì tội không nhập ngũ. Nhanh chân, Kubala dắt vợ lên xe thồ vượt biên thành công. Đấy gọi là thoát chết lần một. Ông sang Áo rồi lần mò dần sang Ý đá lăng nhăng nhiều đội giống dân Việt ta gọi là đá phủi. Tháng 5 đó, ông nhận lời đá cho Torino trận gặp Benfica. Thế quái nào ông con trai lăn ra ốm nên vợ cấm không cho đi đá bóng. Kubala ngoan ngoãn ở nhà. Chuyến bay trở đội Torino về từ Lisbon đâm vào núi chết cả đội 31 người. Kubala thoát chết lần hai.
Cái vòng thời gian 49, 53 mà các cụ nhà ta coi là khá rắc rối này cũng khiến người đọc chắc mệt. Liên đoàn bóng đá xứ sở Hungary kéo lên FIFA kiện. FIFA nhận đơn cấm Kubala 1 năm. Ghét cái mặt, đám dân tị nạn họp nhau lập đội riêng đá chơi. Ông bố vợ Kubala làm huấn luyện viên, Kubala làm đội trưởng giao hữu với mấy đội xóm như Tây Ban Nha, Madrid XI, RCD Espanyol. Tạm dừng ở đây. Nó chính là khởi đầu của mối lương duyên của Kubala với Barça và hiện chưa liên quan gì đến World Cup tý nhé.
Năm 1950, Chủ tịch Barça là Agustí Montal y Galobart đặt mua một khu đất lớn với mục đích xây sân mới to hơn do đám hội viên ngày càng đông lên. Cái sân này mai sau có tên là Camp Nou. Ngày mua đất, ông Agustí nhận sổ đỏ trước lúc Barça đạt thỏa thuận với Kubala về đá vài chục ngày. Thế nên nhiều khi người ta cứ hay nói quá vì Kubala mà Barça xây Camp Nou là láo hết đấy nhé. Chó ngáp phải ruồi, chuột rơi chĩnh gạo cả thôi. Chính ngày Kubala đá giao hữu đó khiến đám hoàng gia Madrid hay Barça mắt tròn mắt dẹt nhảy vào đánh nhau tranh giành. Dĩ nhiên Barça tuổi tý so với Madrid của Franco nhưng may thay Josep Samitier khi đó đang làm tuyển trạch cho Barça lại có quan hệ tốt với đám hoàng gia nên dù Madrid vừa đưa ra một hợp đồng thì chỉ cần cút rượu cô-nhắc với vài ba tiếng đàn ghita dồn dập là Kubala đã say điếng người với Barcelona. Kubala gia nhập Barça tháng 6 năm 1950 kèm theo thỏa thuận ông bố vợ Ferdinand Daučík làm huấn luyện viên. Nếu coi việc Carles Rexach viết trên giấy ăn để kéo được Messi về Barça là một huyền thoại thì chuyện Samitier kéo được bộ đôi cha con nhà Kubala về Barça còn hơn cả huyền thoại. Nó lập tức mở ra một chương huy hoàng cho Barça chứ không phải mất thời gian như trường hợp của Messi. Hiệu ứng của các cầu thủ Hungary những năm 50 đã là một kiệt tác cho bóng đá và không ngoa khi nói rằng lối đá tổng lực hay tiki-taka lẫn pressing sau này của thế giới đều bắt nguồn từ ông tổ Hungary. Kubala ở Barça, Pukas của Real. Sau này còn có thêm Di Stefano ở Real, Kosic đến Barça khiến cặp đấu này càng nâng tầm lên mức kinh điển. Khi đôi ta chung một nhà, khán giả kéo đến xem Kubala đông hơn kiến khiến khu đất ông Agustí đặt mua khi xưa cấp thiết phải được động thổ thôi. Năm 1954, Francesc Miró-Sans (chủ tịch mới) cùng hơn 60 nghìn người hâm mộ đến chứng kiến thị trưởng và Đức Tổng giám mục đến ban phước cho việc động thổ xây sân mới. Năm 1957 thì xây xong và tồn tại đến ngày nay. Ngày sân khánh thành, lứa cầu thủ đầu tiên khai trương mặt sân là Ramallets, Olivella, Brugué, Segarra, Vergés, Gensana, Basora, Villaverde, Martínez, Kubala và Tejada. Sân không một chỗ trống và cứ ghi bàn thì mũ dép bay tung lên trời giống pháo hoa Đà Nẵng. Kubala thì được hâm mộ miễn bàn và người ta còn đúc tượng của ông ngoài sân. Đây có thể coi là hội chứng fan cuồng đời đầu ở châu Âu.
Khán giả đông thế này không xây sân khác mới lạ
Nói về Camp Nou cũng muốn đảo tý liên quan đến tiền nong. Hiện tại Barça trả lương cho Messi cả trăm triệu trong khi kế hoạch mở rộng Camp Nou lên 115 nghìn chỗ ngồi có tổng mức đầu tư là 250 triệu. Khi xưa Camp Nou được dự tính xây mất 66,6 triệu peseta (đồng tiền cũ của Tây Ban Nha) nhưng khi xây xong (mất có 3 năm) thì tổng dự toán là 288 triệu peseta. Đấy, mới có 3 năm mà trượt giá với đội vốn lên hơn 4 lần thì thảo nào mấy dự án ở xứ Việt ta xây cả chục năm chưa xong mà đội vốn có gấp đôi gấp ba thì đã làm sao nhỉ. Barça phải xây sân có sức chứa gấp 6 lần sân cũ mới đủ đáp ứng nhu cầu người hâm mộ Kubala trong khi Messi hiện tại mở rộng thêm có 15 nghìn chỗ còn đầy chỗ trống thì mới thấy sức hút khủng khiếp của Kubala khi xưa lớn đến nhường nào. Quan trọng nhất theo gốc so sánh ngày nay: ông chẳng có Quả Bóng Vàng nào để chen chân vào bảng xếp hạng.
Trở lại với chuyện World Cup. Chắc các bạn còn nhớ vụ bố con nhà Kubala lập đội đi đá giao hữu hồi 1950. Khi đó Tây Ban Nha chuẩn bị cho World Cup cũng mời đám phủi này đá gọi là giao hữu chuẩn bị cho giải. Ai dè bị bọn này dần cho ra bã thế nên mới đâm ra ngưỡng mộ ông Kubala mà tranh nhau kí hợp đồng. Lịch sử ghi nhận thì chỉ 24h sau trận đấu là Barça đã công bố hợp đồng của mình mới cái tài của Josep Samitier kể bên trên. Và 1 năm sau thì Kubala có quốc tịch xứ bò tót cũng là lúc được gọi lên tuyển Tây Ban Nha. Đến đây mình nghi ngờ cách thức Samitier gạ được đám Franco cho Kubala về Barça có lẽ là câu chuyện vô địch World Cup với Kubala chứ chẳng phải lo đấm đá bắt nạt bọn nhà quê Catalan làm gì.
Oái ăm ở chỗ Kubala lại được xếp vào bậc các danh thủ nổi tiếng không được chơi ở World Cup. Ở bảng này thì ông xếp đầu là đương nhiên. Không phải do ông đá kém cũng chẳng phải đội tuyển quốc gia của ông kém mà vấn đề là....do số trời.
Chuyện rằng năm 1954, ông Tây Ban Nha với ông Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhau ở vòng sơ loại trước World Cup. Trên thủ đô Madrid, Tây Ban Nha hạ Thổ 4-1. Trận lượt về ở Istanbul thì Thổ thắng lại 1-0. Thời đó không có luật bàn thắng sân nhà sân khách nên hai đội sẽ đến 'thành phố vĩnh hằng' Rome để đá trận quyết định. Trước khi trận đấu diễn ra 1 tiếng, một 'đại diện FIFA' xuất hiện trong phòng thay đồ của Tây Ban Nha với một bức điện thông báo gọi là hỏa tốc cho hợp tình. Nó ghi rằng Tây Ban Nha sẽ bị loại nếu để Kubala chơi trận này. Điều này khá bất ngờ khi ở lượt về tại Istanbul thì Kubala đã được vào sân mà không có vấn đề gì. Cuối cùng thì ngôi sao quan trọng nhất của đội không được chơi. Tây Ban Nha mở tỷ số. Thổ Nhĩ Kì thắng lại 2-1. Đến phút 79 thì Tây Ban Nha gỡ hòa 2-2. Thời đấy cũng chẳng có đá luân lưu xác định thắng thua. Thế là FIFA đứng ra hỏi 2 đội ông nào có ý tưởng gì hay ho để xác định thắng thua. Anh Thổ Nhĩ Kỳ giơ tay đề nghị tung đồng xu. Ông Tây Ban Nha không nói gì. FIFA chấp nhận gọi một cậu bé ra sân tung đồng xu vào mũ. Ở ta hay nôm na là trò xóc đĩa. Gì chứ trò này dân Thổ là trùm nên ông Tây Ban Nha ấm ức ra về ngồi xem World Cup qua tivi. Sau này có nhiều nhiêu khê, FIFA từ chối thẳng thừng là tác giả của bức điện và giải thích rằng không có thành viên nào của tổ chức này được quyền vào phòng thay đồ cả. Thế là Tây Ban Nha trở thành một chú hề mũi dài hơn Pinochio. Đấy có thể được coi là trận dàn xếp tỷ số đầu tiên trong lịch sử World Cup mà đến ngày nay vẫn chưa thể tìm ra vị 'đại diện' kia là ai. Đám Mafia Italia cũng bị nêu tên nhưng tất cả chỉ cười khúc khích khi cho rằng 2 thằng dở hơi đá trên sân nhà tao tao còn không thèm đến xem thì tội gì phải giở trò. Thứ nữa dân Thổ thì đám châu Âu ghét ra mặt nên càng không thể đổ cho con cháu La Mã có liên quan. Câu chuyện kết thúc khi toàn bộ các quan chức Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha đến huấn luyện viên tuyển quốc gia và đại sứ của xứ bò tót ngồi ở FIFA cùng từ chức.
Sau này, Kubala dẫn Tây Ban Nha thắng lại Thổ Nhĩ Kỳ 3-0 với chính hattrick của Kubala năm 1957. Ông giúp Tây Ban Nha đến World Cup 1962 nhưng cũng như Di Stefano, ông ngồi nhà xem qua tivi vì chấn thương. Đây là lần cuối cùng 2 huyền thoại cùng xuất hiện ở vòng loại World Cup và họ cùng từ giã sự nghiệp quốc tế thời điểm đó. Số phận thật là kẻ ăn không hết người lần chẳng ra.
[SUP](1)[/SUP]: Trong số các huyền thoại sân cỏ của nhân loại (được các báo chí ghi nhận) thì Kubala là người ra đi đầu tiên vào năm 2002. 4 năm sau một huyền thoại người Hungary khác là Puskas cũng quy tiên. Năm 2014 đến lượt Alfredo di Stefano và Eusebio. 2016 ghi nhận sự ra đi của thánh Johan Cruyff. Còn các huyền thoại khác như Pele hay Maradona vẫn sống khỏe nhăn răng.
Kì 3: Câu chuyện huyền bí nhất lịch sử giữa FIFA và Kubala
Nhân việc World Cup sắp diễn ra, có một câu chuyện tếu đại loại thế này. Thượng Đế được tặng chiếc tivi màu mới ra đời để xem World Cup lần đầu tổ chức ở châu Á. Vốn cũng chẳng có mấy thời gian xả hơi giống nhân dân các bộ tộc trái đất bên quả bóng tròn, Thượng Đế gọi cố vấn thể thao đến hỏi han.
- Môn này ở dưới đó ai là người chơi giỏi nhất?
- Bẩm cụ, khởi nguyên thì dân Tàu có thằng Cao Cầu, sau này thì không được chơi ăn gian dùng dây dợ để kéo người bay lượn như chim nên dân Anh Lần cũng có đôi ba đứa tiếng tăm. Nhưng đứa đá giỏi nhất thì giờ không còn ở dưới đấy đâu ạ.
- Thế hắn giờ ở đâu?
- Bẩm cụ. Hắn vừa mới về chầu cụ tháng trước. Hắn tên László Kubala. [SUP](1)
[/SUP]
Đó thực sự là một tin buồn ở Barcelona trước khi World Cup 2002 diễn ra nhưng có lẽ có hỏi đám thanh niên chân đất mắt cận thì cũng chẳng biết nổi Kubala là ai. Giờ mà hỏi thì không Messi cũng phải cỡ Rô béo, Zi hói, Rô vẩu hoặc kém hơn cùng lắm là Quyến béo, Phượng râu, Dũng idol... Cuộc đời của Kubala ngẫm lại cũng nhiều điều oái ăm lẫn dang dở như trai nghèo lỡ duyên với nàng thơ trong mộng. Trong những điều dang dở đó thì sự kiện FIFA kết ân oán với Kubala cũng li kì ra phết.
Sinh năm 1927 ở Bu-đa-pét. Kubala có mẹ làm công nhân người Tây lai gốc Ba Lan, Slovak và Hungary còn bố thì lại làm thợ nề dân tộc thiểu số vùng cao Slovak. Trời run rủi cho Anna Stecz (tên mẹ Kubala) và Pasl Kubala (tên của ông bố) gặp nhau hệt truyện cổ tích Tiên Dung thướt tha vấp phải chàng Chử Đồng Tử mặc khố. Chính vì sự lai tạp oằn tà là vằn này mà Kubala tự nhận bản thân giống cụm từ quý tộc xã hội bây giờ hay dùng: công dân toàn cầu. Chiến tranh thế giới xảy ra rồi kết thúc đúng thời điểm trai tráng nhất, Kubala chuyển sang Tiệp Khắc để trốn đi lính lúc 19 tuổi. Năm 20 tuổi, vẫn câu chuyện tiếng sét giật đùng khiến ái nữ của huấn luyện viên tuyển quốc gia Tiệp Khắc là nàng Anna Viola Daučík làm cho Kubala nhấp nhổm lập gia đình luôn. Năm sau dẫn vợ con về gia mắt nhà nội ở Hungary thì bị cái trát buộc tội trốn nghĩa vụ quân sự nhưng nhờ quan hệ tốt bên nhà vợ nên mọi việc êm xuôi và về đầu quân cho một đội ở quê rau cháo nuôi nhau qua ngày.
Đầu năm 1949, Hungary tuyên bố trở thành nhà nước xã hội chủ nghĩa. Kubala bị thanh niên 'đồng chí' hội truy bắt vì tội không nhập ngũ. Nhanh chân, Kubala dắt vợ lên xe thồ vượt biên thành công. Đấy gọi là thoát chết lần một. Ông sang Áo rồi lần mò dần sang Ý đá lăng nhăng nhiều đội giống dân Việt ta gọi là đá phủi. Tháng 5 đó, ông nhận lời đá cho Torino trận gặp Benfica. Thế quái nào ông con trai lăn ra ốm nên vợ cấm không cho đi đá bóng. Kubala ngoan ngoãn ở nhà. Chuyến bay trở đội Torino về từ Lisbon đâm vào núi chết cả đội 31 người. Kubala thoát chết lần hai.
Cái vòng thời gian 49, 53 mà các cụ nhà ta coi là khá rắc rối này cũng khiến người đọc chắc mệt. Liên đoàn bóng đá xứ sở Hungary kéo lên FIFA kiện. FIFA nhận đơn cấm Kubala 1 năm. Ghét cái mặt, đám dân tị nạn họp nhau lập đội riêng đá chơi. Ông bố vợ Kubala làm huấn luyện viên, Kubala làm đội trưởng giao hữu với mấy đội xóm như Tây Ban Nha, Madrid XI, RCD Espanyol. Tạm dừng ở đây. Nó chính là khởi đầu của mối lương duyên của Kubala với Barça và hiện chưa liên quan gì đến World Cup tý nhé.
Năm 1950, Chủ tịch Barça là Agustí Montal y Galobart đặt mua một khu đất lớn với mục đích xây sân mới to hơn do đám hội viên ngày càng đông lên. Cái sân này mai sau có tên là Camp Nou. Ngày mua đất, ông Agustí nhận sổ đỏ trước lúc Barça đạt thỏa thuận với Kubala về đá vài chục ngày. Thế nên nhiều khi người ta cứ hay nói quá vì Kubala mà Barça xây Camp Nou là láo hết đấy nhé. Chó ngáp phải ruồi, chuột rơi chĩnh gạo cả thôi. Chính ngày Kubala đá giao hữu đó khiến đám hoàng gia Madrid hay Barça mắt tròn mắt dẹt nhảy vào đánh nhau tranh giành. Dĩ nhiên Barça tuổi tý so với Madrid của Franco nhưng may thay Josep Samitier khi đó đang làm tuyển trạch cho Barça lại có quan hệ tốt với đám hoàng gia nên dù Madrid vừa đưa ra một hợp đồng thì chỉ cần cút rượu cô-nhắc với vài ba tiếng đàn ghita dồn dập là Kubala đã say điếng người với Barcelona. Kubala gia nhập Barça tháng 6 năm 1950 kèm theo thỏa thuận ông bố vợ Ferdinand Daučík làm huấn luyện viên. Nếu coi việc Carles Rexach viết trên giấy ăn để kéo được Messi về Barça là một huyền thoại thì chuyện Samitier kéo được bộ đôi cha con nhà Kubala về Barça còn hơn cả huyền thoại. Nó lập tức mở ra một chương huy hoàng cho Barça chứ không phải mất thời gian như trường hợp của Messi. Hiệu ứng của các cầu thủ Hungary những năm 50 đã là một kiệt tác cho bóng đá và không ngoa khi nói rằng lối đá tổng lực hay tiki-taka lẫn pressing sau này của thế giới đều bắt nguồn từ ông tổ Hungary. Kubala ở Barça, Pukas của Real. Sau này còn có thêm Di Stefano ở Real, Kosic đến Barça khiến cặp đấu này càng nâng tầm lên mức kinh điển. Khi đôi ta chung một nhà, khán giả kéo đến xem Kubala đông hơn kiến khiến khu đất ông Agustí đặt mua khi xưa cấp thiết phải được động thổ thôi. Năm 1954, Francesc Miró-Sans (chủ tịch mới) cùng hơn 60 nghìn người hâm mộ đến chứng kiến thị trưởng và Đức Tổng giám mục đến ban phước cho việc động thổ xây sân mới. Năm 1957 thì xây xong và tồn tại đến ngày nay. Ngày sân khánh thành, lứa cầu thủ đầu tiên khai trương mặt sân là Ramallets, Olivella, Brugué, Segarra, Vergés, Gensana, Basora, Villaverde, Martínez, Kubala và Tejada. Sân không một chỗ trống và cứ ghi bàn thì mũ dép bay tung lên trời giống pháo hoa Đà Nẵng. Kubala thì được hâm mộ miễn bàn và người ta còn đúc tượng của ông ngoài sân. Đây có thể coi là hội chứng fan cuồng đời đầu ở châu Âu.
Khán giả đông thế này không xây sân khác mới lạ
Nói về Camp Nou cũng muốn đảo tý liên quan đến tiền nong. Hiện tại Barça trả lương cho Messi cả trăm triệu trong khi kế hoạch mở rộng Camp Nou lên 115 nghìn chỗ ngồi có tổng mức đầu tư là 250 triệu. Khi xưa Camp Nou được dự tính xây mất 66,6 triệu peseta (đồng tiền cũ của Tây Ban Nha) nhưng khi xây xong (mất có 3 năm) thì tổng dự toán là 288 triệu peseta. Đấy, mới có 3 năm mà trượt giá với đội vốn lên hơn 4 lần thì thảo nào mấy dự án ở xứ Việt ta xây cả chục năm chưa xong mà đội vốn có gấp đôi gấp ba thì đã làm sao nhỉ. Barça phải xây sân có sức chứa gấp 6 lần sân cũ mới đủ đáp ứng nhu cầu người hâm mộ Kubala trong khi Messi hiện tại mở rộng thêm có 15 nghìn chỗ còn đầy chỗ trống thì mới thấy sức hút khủng khiếp của Kubala khi xưa lớn đến nhường nào. Quan trọng nhất theo gốc so sánh ngày nay: ông chẳng có Quả Bóng Vàng nào để chen chân vào bảng xếp hạng.
Trở lại với chuyện World Cup. Chắc các bạn còn nhớ vụ bố con nhà Kubala lập đội đi đá giao hữu hồi 1950. Khi đó Tây Ban Nha chuẩn bị cho World Cup cũng mời đám phủi này đá gọi là giao hữu chuẩn bị cho giải. Ai dè bị bọn này dần cho ra bã thế nên mới đâm ra ngưỡng mộ ông Kubala mà tranh nhau kí hợp đồng. Lịch sử ghi nhận thì chỉ 24h sau trận đấu là Barça đã công bố hợp đồng của mình mới cái tài của Josep Samitier kể bên trên. Và 1 năm sau thì Kubala có quốc tịch xứ bò tót cũng là lúc được gọi lên tuyển Tây Ban Nha. Đến đây mình nghi ngờ cách thức Samitier gạ được đám Franco cho Kubala về Barça có lẽ là câu chuyện vô địch World Cup với Kubala chứ chẳng phải lo đấm đá bắt nạt bọn nhà quê Catalan làm gì.
Oái ăm ở chỗ Kubala lại được xếp vào bậc các danh thủ nổi tiếng không được chơi ở World Cup. Ở bảng này thì ông xếp đầu là đương nhiên. Không phải do ông đá kém cũng chẳng phải đội tuyển quốc gia của ông kém mà vấn đề là....do số trời.
Chuyện rằng năm 1954, ông Tây Ban Nha với ông Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhau ở vòng sơ loại trước World Cup. Trên thủ đô Madrid, Tây Ban Nha hạ Thổ 4-1. Trận lượt về ở Istanbul thì Thổ thắng lại 1-0. Thời đó không có luật bàn thắng sân nhà sân khách nên hai đội sẽ đến 'thành phố vĩnh hằng' Rome để đá trận quyết định. Trước khi trận đấu diễn ra 1 tiếng, một 'đại diện FIFA' xuất hiện trong phòng thay đồ của Tây Ban Nha với một bức điện thông báo gọi là hỏa tốc cho hợp tình. Nó ghi rằng Tây Ban Nha sẽ bị loại nếu để Kubala chơi trận này. Điều này khá bất ngờ khi ở lượt về tại Istanbul thì Kubala đã được vào sân mà không có vấn đề gì. Cuối cùng thì ngôi sao quan trọng nhất của đội không được chơi. Tây Ban Nha mở tỷ số. Thổ Nhĩ Kì thắng lại 2-1. Đến phút 79 thì Tây Ban Nha gỡ hòa 2-2. Thời đấy cũng chẳng có đá luân lưu xác định thắng thua. Thế là FIFA đứng ra hỏi 2 đội ông nào có ý tưởng gì hay ho để xác định thắng thua. Anh Thổ Nhĩ Kỳ giơ tay đề nghị tung đồng xu. Ông Tây Ban Nha không nói gì. FIFA chấp nhận gọi một cậu bé ra sân tung đồng xu vào mũ. Ở ta hay nôm na là trò xóc đĩa. Gì chứ trò này dân Thổ là trùm nên ông Tây Ban Nha ấm ức ra về ngồi xem World Cup qua tivi. Sau này có nhiều nhiêu khê, FIFA từ chối thẳng thừng là tác giả của bức điện và giải thích rằng không có thành viên nào của tổ chức này được quyền vào phòng thay đồ cả. Thế là Tây Ban Nha trở thành một chú hề mũi dài hơn Pinochio. Đấy có thể được coi là trận dàn xếp tỷ số đầu tiên trong lịch sử World Cup mà đến ngày nay vẫn chưa thể tìm ra vị 'đại diện' kia là ai. Đám Mafia Italia cũng bị nêu tên nhưng tất cả chỉ cười khúc khích khi cho rằng 2 thằng dở hơi đá trên sân nhà tao tao còn không thèm đến xem thì tội gì phải giở trò. Thứ nữa dân Thổ thì đám châu Âu ghét ra mặt nên càng không thể đổ cho con cháu La Mã có liên quan. Câu chuyện kết thúc khi toàn bộ các quan chức Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha đến huấn luyện viên tuyển quốc gia và đại sứ của xứ bò tót ngồi ở FIFA cùng từ chức.
Sau này, Kubala dẫn Tây Ban Nha thắng lại Thổ Nhĩ Kỳ 3-0 với chính hattrick của Kubala năm 1957. Ông giúp Tây Ban Nha đến World Cup 1962 nhưng cũng như Di Stefano, ông ngồi nhà xem qua tivi vì chấn thương. Đây là lần cuối cùng 2 huyền thoại cùng xuất hiện ở vòng loại World Cup và họ cùng từ giã sự nghiệp quốc tế thời điểm đó. Số phận thật là kẻ ăn không hết người lần chẳng ra.
[SUP](1)[/SUP]: Trong số các huyền thoại sân cỏ của nhân loại (được các báo chí ghi nhận) thì Kubala là người ra đi đầu tiên vào năm 2002. 4 năm sau một huyền thoại người Hungary khác là Puskas cũng quy tiên. Năm 2014 đến lượt Alfredo di Stefano và Eusebio. 2016 ghi nhận sự ra đi của thánh Johan Cruyff. Còn các huyền thoại khác như Pele hay Maradona vẫn sống khỏe nhăn răng.