Chữ "ç" trong "Barça"

JBtheCuler

Cựu Bí thư Xã
Đầu quân
7/4/11
Bài viết
973
Được thích
8
Điểm
18
Tuổi
33
Nơi ở
Aragon
Barça đồng
0
“BARÇA”, CHỮ “Ç” LÀM NÊN BẢN SẮC

Cụm từ “Barça” là một biệt danh độc đáo, một biểu tượng phổ quát gắn liền với FC Barcelona, với những giá trị văn hoá Catalunya.

Bar_a_without_the_would_be_unthinkable.v1421952456.JPG

Triết lý bóng đá, cùng phong cách thi đấu đã trở thành bản sắc CLB, là yếu tố quan trọng và then chốt làm nên sự nổi tiếng toàn cầu của FC Barcelona ngày nay. Minh chứng rõ nét nhất chính là vị thế siêu cường trên các trang mạng xã hội phổ biến hiện tại. FC Barcelona ngày càng tự định hình tên tuổi của mình, trong hàng triệu chủ đề được đề cập đến 24/7 thông qua mạng máy tính toàn cầu, bên dưới các định dạng báo chí, blog, post, tweet, retweet, like, link,… hay bất cứ thứ gì bạn có thể gọi theo cách tương tự.

Vừa qua, chúng ta đã cùng nhau bàn về những rắc rối liên quan đến cách gọi tên cầu thủ và HLV Luis Enrique của Barça, xuất phát từ sự độc đáo trong cách gọi tên của Tây Ban Nha, cũng như từ những truyền thống của các nền bóng đá trên thế giới. Hôm nay, vấn đề chúng ta sẽ đề cập đến, cũng không kém phần khó hiểu, chính là tên gọi của FC Barcelona, mà chủ yếu là biệt danh – nickname của CLB: Barça.

Nickname phổ quát

Biệt danh của các đội bóng giờ đây đã trở thành những thuật ngữ văn chương, được sử dụng như một cách viết tốc ký trong thế giới online của những “okay”, “biểu tượng cảm xúc emoticon”, hay “LOL”. Ở New York, người ta thích cách gọi “Yanks” (để chỉ người Mỹ, hoặc những đội bóng gắn với từ Yank, hoặc Yankees). Trong khi đó, ở Manchester, Anh quốc, từ vựng “City” ngày càng được nhắc đến nhiều, bên cạnh kình địch “United”. Nhưng ở thủ phủ của xứ Catalunya, tức Barcelona, một trong những cụm từ được nghe thường xuyên nhất, một cách công khai thay vì phải lén lút như thời kỳ Franco, chính là “Barça”.

Những cách viết biến tấu

Nếu bỏ ra vài phút để lướt nhanh trên các website có nội dung liên quan về FC Barcelona, chúng ta sẽ tìm thấy nickname của CLB, “Barça”, được viết theo vài cách khác nhau.

Những cách viết không thật sự đúng này là lẽ thường, bởi “Barça” được viết bởi một ký tự đặc biệt – chữ “ç” hay “c – trong ‘cedilla’” (của ngôn ngữ Catalan, Pháp hay Bồ Đào Nha, và phát âm như “s”). Nhưng không nhiều người nói tiếng Anh trên thế giới biết đến ký tự này. Và vì thế, ký tự “ç” xuất hiện rất hiếm, nếu không nói là không bao giờ, trong các văn bản quốc tế khi nói về nickname của FC Barcelona.

Cách viết thay thế được sử dụng nhiều nhất, thay cho “Barça”, chính là “Barca”. Và chữ “c” trong trường hợp này lại được phát âm là “k” trong tiếng Catalan, trong khi cách viết này khiến nickname của CLB mang nghĩa là “thuyền có mái chèo”. Một số người phát âm “Barca” thành “Barsa”, mặc dù cách viết sai, nhưng cách đọc thì lại đúng, và giống với chuẩn “Barça”.

Ý nghĩa văn hoá

Nhưng câu chuyện không chỉ là về những cú gõ bàn phím. Ký tự “ç” chính là biểu tượng, là dấu hiệu cho niềm tự hào của những người nói tiếng Catalan, và hầu hết họ đều là những Culer, những người yêu Barça trung thành.

FC Barcelona, tự bản thân CLB, về cơ bản không chỉ đại diện cho những giá trị ngôn ngữ, mà còn là cả một nền văn hoá. Sợi dây gắn kết giữa người Catalan và Barça vì thế càng thêm bền chặt.

Từ “Barça” – với ký tự “ç” – về bản chất còn là biểu tượng đại diện cho những giá trị bản sắc của FC Barcelona: tôn trọng, nỗ lực, đồng đội, khát vọng, và sự khiêm tốn. Và chính những đặc tính ấy, làm nên một Barça “còn hơn cả một CLB”.

Nếu không có “ç”, Barça đơn giản là mất đi bản sắc.

Theo FCB.com
 
Sửa lần cuối:

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,343
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,356
Tìm mãi không nhớ chủ đề giải thích ý nghĩa nickname fan Barça ở đâu nên để ở đây luôn.

Từ lâu mình thấy nhiều người viết Cule rồi sau lâu dần lập nhóm lấy tên Cules.

Nói ra thì sợ bị mang tiếng xét nét, khó tính nhưng vẫn cứ nói. Từ Cules không có ý nghĩa. Bản chất chỉ có các từ sau để gọi fan Barça: culé, culer, Barcelonista và Barçamania. Ý nghĩa thì chắc ai cũng biết nên nhắc qua tý thôi. Culé là hiểu theo tiếng Tây Ban Nha. Culer là hiểu theo tiếng Catalan. Bản chất tiếng TBN là Culo và Catalan là Cul có nghĩa là mông (đít) do các thanh niên xem ở Les Corts không có lưng tựa (ngồi trên thành tường để xem những trận không còn chỗ ngồi ở khán đài) nên nhìn từ ngoài vào toàn thấy mông người xem.

- Culo --> Culé để chỉ fan Barça.
- Cul ---> Culer để chỉ fan Barça.
- Barcelonista: chữ -ista trong các ngôn ngữ để chỉ những người cổ động nhiệt tình cho sự vật hiện tượng được viết phía trước. Ở Việt Nam ta gọi là bè phái cũng đúng.
- Barçamania: chữ -mania gắn vào cũng để chỉ người cổ động nhiệt tình nhưng ở mức độ cao hơn có thể là toàn thời gian (thâu đêm suốt sáng kè kè bên người). Ở Việt Nam ta gọi là cuồng, đam mê mãnh liệt.

Mình thì ghét cái sự cẩu thả trong đặt tên nên mình biết đầu tiên là chữ Cules không có ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ sự lai căng của ta khi viết Culé bằng bộ gõ tiếng Việt không thể ra chữ é nối liền chữ Cul mà bị hiểu dấu 'sắc' thành chữ s liền sau nguyên âm. Người viết lười phải gõ đúng một từ nước ngoài nên cẩu thả để nguyên như thế. Thứ nữa là sẽ có người cãi rằng theo tiếng Anh chữ s phía sau để chỉ số đông (nhóm người). Vậy thì tiếng TBN chỉ số đông fan Barça cũng là Culés (còn khó viết ra hơn) và Culers (viết theo Catalan là dễ nhất). Cái hay của tiếng Việt đang bị tranh cãi trên mạng về cải tiến cũng bắt nguồn từ đây. Tiếng Việt ta viết thế nào thì đọc hiểu thế đấy chứ không vay mượn và bồi kiểu tiếng Anh. Cules đọc là Cu-lét. Chẳng ai hiểu cả. Culé đọc là Cu-lê. Người ta hiểu. Nhưng cũng có những lúc ta viết thế nào đọc thế đấy lại thành ra sai do cách viết cẩu thả. Ví dụ là tên Tây Ban Nha viết chính xác là España. Đố ai viết được chữ ñ trên bàn phím (viết tay thì dễ rồi). Thế nên dân ta lại gõ là Espana và sẽ đọc là Ét-pa-na hoặc Ét-pan-a. Thế là toi. Thực tế chữ ñ có nghĩa là nh trong tiếng Việt. Do đó nếu để đọc đúng thì phải ghi là Espanha (Ét-pa-nha). Sự phức tạp về dịch và vay mượn ngôn ngữ ghê gớm thật. Nếu cứ viết tắt và cố gắng đẩy từ nói lên trang giấy thiếu đi các ký tự sẽ là thảm họa cho ngôn ngữ giống như trên nên tôi thuộc trường phái phản đối cải tiến toàn diện Tiếng Việt của giáo sư Bùi Hiền. Tôi chỉ thấy nên bổ sung thêm các chữ cái như j, z để dễ viết hơn cho các từ như zô (chẳng lẽ viết là giô, dô khi phát âm thì rõ là z) và f để thay thế ph như phê thành fê (gọi là cắt giảm ký tự mà không thay đổi phát âm).

Khi xưa mình đặt tên FCBVN lấy cụm từ Barça-mania thật ra cũng là lấy theo tiếng Anh cho dễ hiểu mà lại ý nghĩa (do thời đó diễn đàn có người đặt nick tên này khá ý nghĩa). Coi như là Cuồng Barça. Thời đó không dám nhận là Culé vì chưa bao giờ đặt mông lên sân Barça để xem nên chỉ dám nhận là Barçamaina. Nếu suy nghĩ theo lối cực đoan đó thì Việt Nam ta ít Culé-Culer lắm nhưng Barçamania thì nhiều.

Viết đôi dòng để cắt nghĩa rạch ròi tên gọi Barça. Dĩ nhiên thích gọi là A, là B mà người ta đều hiểu thì chẳng ai cấm. Đó là do thói quen. Nhưng sự cẩu thả này lâu dần làm mất chất sự vật, hiện tượng khiến sự giao lưu toàn cầu mất thời gian kết nối. Ví dụ như ta cứ quen gọi tên sân Barça là Nou Camp (thật ra ở Anh người ta cũng gọi là Camp Nou rồi). Đến khi sang bản xứ hỏi đường cứ Nu-Cam thì dân ở đó ngớ ra hết (trừ người bản xứ có học tiếng Anh và đọc báo mạng tiếng Anh nhiều nên hiểu ra bản chất câu hỏi). Một phần ta gọi Culé nhiều cũng là do thời kỳ Tây Ban Nha cấm đoán và đồng hóa ngôn ngữ nên ta bị quen. Chứ nếu chuẩn xác cho người hâm mộ thì ta dùng từ Culer (cu-lơ). Thế nên gần đây thấy dân facebook tham gia cái group là Cules in Vietnam thì cá nhân mình đọc cái tên đã thấy vừa sai vừa Anh lần lai căng chả liên quan chó gì đến Barça cả nên không bấm tham gia. Ấy thế mà giờ nó như là cái chung cư cao cấp Roi-đần ci-ti chứ chẳng đùa.
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Chủ đề mới nhất

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top