barca4ever
La Masia
Trong suốt 107 năm, chiếc áo thi đấu hai màu quen thuộc của CLB Barcelona hoàn toàn sạch nhãn hiệu tài trợ. Vì vậy, việc FC Barcelona ký hợp đồng với tổ chức Unicef hồi tháng 9 năm ngoái vượt xa ý nghĩa của một cú tiếp thị thành công
Chiếc áo thi đấu của Barca có logo của Unicef
Phải mất 3 năm, Barca (tên gọi quen thuộc của FC Barcelona) mới hoàn tất câu chuyện có logo quảng cáo trên áo thi đấu. Dù đó chưa phải là chiếc áo đắt nhất như mong muốn của chủ tịch CLB Joan Laporta (xem box), nhưng dòng chữ Unicef đã mở ra nhiều cơ hội mới cho Barca.
Khó khăn lớn nhất mà Joan Laporta phải vượt qua chính là thuyết phục CLB chấp nhận tạm quên đi tính truyền thống của màu cờ sắc áo, khi Barca được xem là “hơn cả một CLB” qua việc bảo vệ những giá trị của lòng yêu nước, đoàn kết và dân chủ. Đã có thời kỳ lá cờ của CLB trở thành lá cờ thay thế của vùng Catalogne. Gay cấn hơn, chủ tịch Laporta – lên nắm quyền lãnh đạo từ tháng 6.2003 – phải xin các socio (hội viên) tổ chức đại hội bỏ phiếu thông qua việc cho phép thương lượng hợp đồng tài trợ áo (Barca là một hiệp hội mà các socio phải đóng tiền hàng năm để có được quy chế ông chủ thật sự của CLB. Cứ mỗi hai năm, 300 người trong số 150.000 socio được bốc thăm chọn trước mặt một đại diện của pháp luật để lập ra một hội đồng mang tính hành pháp nhằm chuẩn y hoặc bỏ phiếu chống chính sách của ban lãnh đạo, bầu chủ tịch). Những socio kỳ cựu càm ràm, nhưng tương lai của CLB bị đe doạ bởi món nợ 186 triệu euro của những năm tháng quản lý theo kiểu ban phát và những vụ chuyển nhượng rất khả nghi. Nhờ đó mà chính sách được thông qua (60,8% tán thành), với điều kiện quảng cáo phải xứng tầm và số tiền phải thật sự hấp dẫn. Thế là điều cấm kỵ nhất được tháo gỡ vào ngày 22.8.2003.
Cả thành phố như chết nghẹn khi nghe đồn trong số các nhà tài trợ quan tâm có cả... Viagra!
Sau khi chiếc áo được đưa lên sàn giao dịch, Laporta cho biết có 10 người quan tâm mà không nói rõ tên. Tin đồn được dịp phát tán. Cả thành phố như chết nghẹn khi nghe đồn trong số đó có cả... Viagra! Tháng 5.2004, sau một mùa bóng nửa nạc nửa mỡ, chủ tịch CLB khẳng định sẽ có “chiếc áo đắt giá nhất thế giới”. Một tháng sau, ông đưa ra một ý tưởng rất tiên phong: quảng cáo thụ động. Người ngoài chẳng hiểu gì cả, nhưng bên trong mọi việc đang chuyển động.
Cuối năm 2004, trong lúc CLB lo ngại không có đủ tiền để vận hành cổ máy sinh tiền của mình vì đã chi quá nhiều vào các thương vụ mua cầu thủ mà chưa thu được gì từ quảng cáo, cái tên Betandwin xuất hiện gần như chính thức: 14 triệu euro, cộng thêm 3 triệu cho mỗi danh hiệu vô địch, với hợp đồng kéo dài 3 năm. Dù đây là mức giá tốt nhất vào lúc đó, nhưng dư luận không đồng tình, bởi Betandwin là công ty cá cược thể thao của Áo. Sau khi Betandwin bỏ cuộc, báo chí tiết lộ chuyến đi bí mật của Laporta sang Trung Quốc. Giữa khoảng thời gian đó, Qatar Airways, Apple và Hitachi vào cuộc. Nhưng Olympic Bắc Kinh 2008 mới làm các socio hồi hộp theo dõi số phận của chiếc áo trong suốt 7 tháng trời. Dù BTC Bắc Kinh 2008 không thừa nhận có cuộc tiếp xúc nào, Laporta lấp lửng rằng mọi chuyện đã gần như xong. Thông qua một công ty của Anh, lãnh đạo Barca đã gặp Bộ Văn hoá, nghệ thuật và du lịch Trung Quốc. Không chỉ có quảng cáo, hợp đồng còn kèm thêm những dự án bất động sản, các chuyến du đấu ở Trung Quốc... với tổng trị giá 39 triệu euro/năm và kéo dài 5 năm.
Trước sức ép của kỳ hạn đáo nợ đầu tiên (19,7 triệu euro), lãnh đạo CLB tạm xoay xở bằng nhiều cách, trong đó có việc âm thầm gắn logo TV3 trên tay áo, chọn màu vàng rực rỡ cho bộ áo thi đấu thay thế (doanh số bán ra tăng gấp ba lần)... Sự việc lại được xới lên khi Betandwin quyết định trở lại bàn thương lượng vào đầu năm 2006. Rất may là lần này, các socio thể hiện được tiếng nói của mình, khi xì căng đan các trận đấu xếp đặt tỷ số liên quan đến cá cược nổ ra ở Bỉ, Brazil và Đức làm lãnh đạo Barca không dám đặt bút ký.
Theo hợp đồng, Barca cam kết hỗ trợ Unicef trong vòng 5 năm, trong đó có dự kiến cung cấp 1,5 triệu euro/năm. Vừa qua, tiền quỹ do CLB mang lại được dùng để giúp đỡ trẻ em ở Swaziland bị bệnh AIDS. Trong suốt giai đoạn này, Barca sẽ là CLB duy nhất có khả năng cho xuất hiện 6 chữ và logo của Unicef trên áo thi đấu. Đây chỉ là khả năng chứ không phải nghĩa vụ. Văn phòng Unicef ở Tây Ban Nha cho biết đóng góp của các cá nhân vào quỹ đã tăng từ 8-10% kể từ khi ký hợp đồng.
Sau nhiều tranh cãi và cũng đã tạm ổn về chuyện giải quyết nợ nần, lãnh đạo CLB quyết định ngừng tìm kiếm tài trợ thương mại để chuyển sang hợp tác mang ý nghĩa nhân đạo. “Lần đầu tiên đặt quảng cáo lên áo, chúng tôi phải làm điều gì đó hơn thế”, chủ tịch Laporta cho biết. Và “cái hơn thế” chính là Unicef (61% các cổ động viên ủng hộ sự hợp tác này), với hợp đồng cho phép Barca quảng cáo thêm bất cứ nhãn hiệu nào khác trên áo. Chính việc gắn liền với tổ chức nhân đạo này đã giúp Barca thương lượng phần đóng góp của Nike từ 15 lên 25 triệu euro mỗi năm và sẽ trả tối thiểu 30 triệu từ năm 2008.
Từ một biểu tượng lịch sử - chính trị, chiếc áo thi đấu đã trở thành bộ mặt của một CLB hi-tech mà Barca muốn xây dựng, trong đó có việc mở gói thầu kêu gọi hiện đại hoá và mở rộng sân vận động. Lãnh đạo Barca chỉ phải dè chừng một điều: họ đã đụng đến chiếc áo, nhưng không được chạm đến túi tiền của các socio. Năm 2003, các socio đã nuốt quả đắng tiền hội phí (tăng 40%). Nếu Laporta quên điều này, ắt sẽ có một cuộc cách mạng.
Chiếc áo thi đấu của Barca có logo của Unicef
Phải mất 3 năm, Barca (tên gọi quen thuộc của FC Barcelona) mới hoàn tất câu chuyện có logo quảng cáo trên áo thi đấu. Dù đó chưa phải là chiếc áo đắt nhất như mong muốn của chủ tịch CLB Joan Laporta (xem box), nhưng dòng chữ Unicef đã mở ra nhiều cơ hội mới cho Barca.
Khó khăn lớn nhất mà Joan Laporta phải vượt qua chính là thuyết phục CLB chấp nhận tạm quên đi tính truyền thống của màu cờ sắc áo, khi Barca được xem là “hơn cả một CLB” qua việc bảo vệ những giá trị của lòng yêu nước, đoàn kết và dân chủ. Đã có thời kỳ lá cờ của CLB trở thành lá cờ thay thế của vùng Catalogne. Gay cấn hơn, chủ tịch Laporta – lên nắm quyền lãnh đạo từ tháng 6.2003 – phải xin các socio (hội viên) tổ chức đại hội bỏ phiếu thông qua việc cho phép thương lượng hợp đồng tài trợ áo (Barca là một hiệp hội mà các socio phải đóng tiền hàng năm để có được quy chế ông chủ thật sự của CLB. Cứ mỗi hai năm, 300 người trong số 150.000 socio được bốc thăm chọn trước mặt một đại diện của pháp luật để lập ra một hội đồng mang tính hành pháp nhằm chuẩn y hoặc bỏ phiếu chống chính sách của ban lãnh đạo, bầu chủ tịch). Những socio kỳ cựu càm ràm, nhưng tương lai của CLB bị đe doạ bởi món nợ 186 triệu euro của những năm tháng quản lý theo kiểu ban phát và những vụ chuyển nhượng rất khả nghi. Nhờ đó mà chính sách được thông qua (60,8% tán thành), với điều kiện quảng cáo phải xứng tầm và số tiền phải thật sự hấp dẫn. Thế là điều cấm kỵ nhất được tháo gỡ vào ngày 22.8.2003.
Cả thành phố như chết nghẹn khi nghe đồn trong số các nhà tài trợ quan tâm có cả... Viagra!
Sau khi chiếc áo được đưa lên sàn giao dịch, Laporta cho biết có 10 người quan tâm mà không nói rõ tên. Tin đồn được dịp phát tán. Cả thành phố như chết nghẹn khi nghe đồn trong số đó có cả... Viagra! Tháng 5.2004, sau một mùa bóng nửa nạc nửa mỡ, chủ tịch CLB khẳng định sẽ có “chiếc áo đắt giá nhất thế giới”. Một tháng sau, ông đưa ra một ý tưởng rất tiên phong: quảng cáo thụ động. Người ngoài chẳng hiểu gì cả, nhưng bên trong mọi việc đang chuyển động.
Cuối năm 2004, trong lúc CLB lo ngại không có đủ tiền để vận hành cổ máy sinh tiền của mình vì đã chi quá nhiều vào các thương vụ mua cầu thủ mà chưa thu được gì từ quảng cáo, cái tên Betandwin xuất hiện gần như chính thức: 14 triệu euro, cộng thêm 3 triệu cho mỗi danh hiệu vô địch, với hợp đồng kéo dài 3 năm. Dù đây là mức giá tốt nhất vào lúc đó, nhưng dư luận không đồng tình, bởi Betandwin là công ty cá cược thể thao của Áo. Sau khi Betandwin bỏ cuộc, báo chí tiết lộ chuyến đi bí mật của Laporta sang Trung Quốc. Giữa khoảng thời gian đó, Qatar Airways, Apple và Hitachi vào cuộc. Nhưng Olympic Bắc Kinh 2008 mới làm các socio hồi hộp theo dõi số phận của chiếc áo trong suốt 7 tháng trời. Dù BTC Bắc Kinh 2008 không thừa nhận có cuộc tiếp xúc nào, Laporta lấp lửng rằng mọi chuyện đã gần như xong. Thông qua một công ty của Anh, lãnh đạo Barca đã gặp Bộ Văn hoá, nghệ thuật và du lịch Trung Quốc. Không chỉ có quảng cáo, hợp đồng còn kèm thêm những dự án bất động sản, các chuyến du đấu ở Trung Quốc... với tổng trị giá 39 triệu euro/năm và kéo dài 5 năm.
Trước sức ép của kỳ hạn đáo nợ đầu tiên (19,7 triệu euro), lãnh đạo CLB tạm xoay xở bằng nhiều cách, trong đó có việc âm thầm gắn logo TV3 trên tay áo, chọn màu vàng rực rỡ cho bộ áo thi đấu thay thế (doanh số bán ra tăng gấp ba lần)... Sự việc lại được xới lên khi Betandwin quyết định trở lại bàn thương lượng vào đầu năm 2006. Rất may là lần này, các socio thể hiện được tiếng nói của mình, khi xì căng đan các trận đấu xếp đặt tỷ số liên quan đến cá cược nổ ra ở Bỉ, Brazil và Đức làm lãnh đạo Barca không dám đặt bút ký.
Theo hợp đồng, Barca cam kết hỗ trợ Unicef trong vòng 5 năm, trong đó có dự kiến cung cấp 1,5 triệu euro/năm. Vừa qua, tiền quỹ do CLB mang lại được dùng để giúp đỡ trẻ em ở Swaziland bị bệnh AIDS. Trong suốt giai đoạn này, Barca sẽ là CLB duy nhất có khả năng cho xuất hiện 6 chữ và logo của Unicef trên áo thi đấu. Đây chỉ là khả năng chứ không phải nghĩa vụ. Văn phòng Unicef ở Tây Ban Nha cho biết đóng góp của các cá nhân vào quỹ đã tăng từ 8-10% kể từ khi ký hợp đồng.
Sau nhiều tranh cãi và cũng đã tạm ổn về chuyện giải quyết nợ nần, lãnh đạo CLB quyết định ngừng tìm kiếm tài trợ thương mại để chuyển sang hợp tác mang ý nghĩa nhân đạo. “Lần đầu tiên đặt quảng cáo lên áo, chúng tôi phải làm điều gì đó hơn thế”, chủ tịch Laporta cho biết. Và “cái hơn thế” chính là Unicef (61% các cổ động viên ủng hộ sự hợp tác này), với hợp đồng cho phép Barca quảng cáo thêm bất cứ nhãn hiệu nào khác trên áo. Chính việc gắn liền với tổ chức nhân đạo này đã giúp Barca thương lượng phần đóng góp của Nike từ 15 lên 25 triệu euro mỗi năm và sẽ trả tối thiểu 30 triệu từ năm 2008.
Từ một biểu tượng lịch sử - chính trị, chiếc áo thi đấu đã trở thành bộ mặt của một CLB hi-tech mà Barca muốn xây dựng, trong đó có việc mở gói thầu kêu gọi hiện đại hoá và mở rộng sân vận động. Lãnh đạo Barca chỉ phải dè chừng một điều: họ đã đụng đến chiếc áo, nhưng không được chạm đến túi tiền của các socio. Năm 2003, các socio đã nuốt quả đắng tiền hội phí (tăng 40%). Nếu Laporta quên điều này, ắt sẽ có một cuộc cách mạng.