Là một người có điều kiện được học về chuyên ngành báo chí, mình muốn chia sẻ với các bạn phóng viên về văn phong viết báo thật sự. Mặc dù trong phạm vi thể thao và ở Việt Nam, các toà soạn thường không câu nệ về những vấn đề này (các CTV thường xuất phát từ các cây viết của diễn đàn) nhưng dù sao những kinh nghiệm hay lý thuyết mình học được cũng sẽ mang lên đây để các bạn nào có nhu cầu đọc, tìm hiểu và thực hành. Dù sao đây là một việc làm mang tính tổng quát và tóm gọn lý thuyết nhằm giúp mọi người đỡ tốn thời gian đọc hiểu nên mình không thể tóm gọn trong 1 bài viết hay một ngày được mà cần một quá trình. Vì vậy mình sẽ sửa bài viết này khi có thêm thông tin mới.
Đầu tiên là khái niệm: The Fourth Estate (Quyền lực thứ 4)
Có thể mọi người đã nghe tới khái niệm này. Bên cạnh “tam quyền phân lập” (Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp) còn có một quyền lực không chính thống và đó chính là Báo chí. Vì sao báo chí có thể đứng ngang hàng với 3 tổ chức quyền lực nhất được tạo ra để điều hành cũng như phát triển đất nước. Đó là bởi báo chí có khả năng "tạo ra dư luận xã hội". Vai trò của báo chí là truyền tải thông tin tới một bộ phận công chúng, qua đó giúp họ hiểu thêm về nhiều vấn đề trong xã hội và bộ máy nhà nước, phát hiện, tìm tòi và chỉ ra các vấn đề sai trái cũng như những khía cạch tích cực. Do vậy báo chí có thể tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần, đời sống xã hội của công chúng.
Đó chính là lý do mà báo chí được ưu ái với tên gọi "Nghề cao quí". Ví dụ như một sự kiện VNGT gần đây (Em có thể nói được 6 thứ tiếng). Chính truyền thông và báo chí đã dẫn dắt một sức mạnh to lớn từ cộng đồng chống lại gia đình bé thi hát kia. Thử hỏi nếu không có tác động của truyền thông, làn sóng phản đối có tạo ra được một sức ép vô hình lớn đến vậy? (nhưng có đáng hay không đáng để phản ảnh một sự việc như vậy trong khi Việt Nam còn nhiều bất cập cần phải được lên mặt báo thì lại không bao giờ được biết đến)
Câu hỏi được đặt ra là tại Việt Nam, liệu Báo chí có đứng ngang hàng với "Tam quyền phân lập" hay không? Tức là Báo chí ở Việt Nam là của đối tượng nào? Phục vụ cho đối tượng nào và định hướng tư tưởng công chúng theo con đường nào? Câu hỏi này thì mình nghĩ tự các bạn có thể tìm ra câu trả lời để ý thức được rằng: lý thuyết và môi trường làm việc luôn khác nhau.
Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng báo chí là một nghề cần rất nhiều cái tâm. Nhà báo nắm trong tay "quyền lực thứ 4" và họ có thể sử dụng nó, vì vậy nếu một nhà báo phản ánh sai sự thật, tạo cho dư luận một góc nhìn sai sự thật thì sẽ rất đáng lo ngại.
(tạm thời chia sẻ đến đây, giờ phải đi hút bụi) =,.=
2/ Báo chí là gì?
Có ai thắc mắc vì sao mà mấy MC dẫn chương trình (Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan) lại được gọi là nhà báo không? Ngày xưa cũng thắc mắc mãi nhưng thực chất thì báo chí là một hình thức phản ảnh xã hội, lấy sự thực khách quan để phản ánh những vấn đề của cuộc sống. Như vậy báo chí là tất cả những kênh, hoạt động với vai trò truyền tải thông tin xác thực đến một bộ phận lớn, nhỏ quần chúng nhân dân.
Như vậy tất cả TV, báo mạng, báo giấy đều nằm trong danh từ "Báo chí". Để làm ra một bài báo cần rất nhiều công đoạn: Tìm kiếm nguồn tin đáng tin cậy, phỏng vấn, lên khung sườn ý chính và viết bài. Tất cả đều với mục đích truyền tải thông tin cho công chúng.
Vậy việc dịch bài có được coi là sản phẩm của chính mình và là một phần của báo chí hay không? Như chúng ta đã thấy, để có một bài viết không đơn giản chỉ là dịch một sản phẩm của người khác. Hay nói đúng hơn việc dịch bài chỉ đơn giản là một hình thức chuyển đổi thông tin của nhà báo khác sang cho đối tượng độc giả của mình. Viết bài lên báo chỉ chiếm 1/10 công sức của phóng viên những người vốn quen với cây bút và chiếc laptop (bên cạnh đó còn liên hệ và tìm kiếm thông tin, phỏng vấn v.v...). Như vậy khi chúng ta dịch bài để coi đó là công sức cá nhân thì quả thật cũng hơi "ngượng" nhưng với điều kiện địa lý không cho phép và viết bài mang tính đóng góp cho cộng đồng thì những bài viết mà các phóng viên FCBVN mang lại là đáng hoan nghênh.
Vậy còn bài viết mang cảm xúc cá nhân? Nói chính xác ra thì đây không phải là văn phong báo chí bởi góc nhìn của nhà báo đã lồng vào tư tưởng và ý kiến cá nhân của mình. Một bằng chứng dễ nhận thấy là các bức hình biếm hoạ của Goal hay MD, SPORT... chúng ta đều hình thấy chữ kí của người vẽ để thể hiện đó là ý kiến cá nhân. Một ý kiến cá nhân chứa đựng yếu tố chủ quan trong quan niệm thì sẽ dễ dẫn đến lệch lạc trong quan điểm viết bài (không đảm bảo tính công bằng cần thiết).
Đầu tiên là khái niệm: The Fourth Estate (Quyền lực thứ 4)
Có thể mọi người đã nghe tới khái niệm này. Bên cạnh “tam quyền phân lập” (Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp) còn có một quyền lực không chính thống và đó chính là Báo chí. Vì sao báo chí có thể đứng ngang hàng với 3 tổ chức quyền lực nhất được tạo ra để điều hành cũng như phát triển đất nước. Đó là bởi báo chí có khả năng "tạo ra dư luận xã hội". Vai trò của báo chí là truyền tải thông tin tới một bộ phận công chúng, qua đó giúp họ hiểu thêm về nhiều vấn đề trong xã hội và bộ máy nhà nước, phát hiện, tìm tòi và chỉ ra các vấn đề sai trái cũng như những khía cạch tích cực. Do vậy báo chí có thể tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần, đời sống xã hội của công chúng.
Đó chính là lý do mà báo chí được ưu ái với tên gọi "Nghề cao quí". Ví dụ như một sự kiện VNGT gần đây (Em có thể nói được 6 thứ tiếng). Chính truyền thông và báo chí đã dẫn dắt một sức mạnh to lớn từ cộng đồng chống lại gia đình bé thi hát kia. Thử hỏi nếu không có tác động của truyền thông, làn sóng phản đối có tạo ra được một sức ép vô hình lớn đến vậy? (nhưng có đáng hay không đáng để phản ảnh một sự việc như vậy trong khi Việt Nam còn nhiều bất cập cần phải được lên mặt báo thì lại không bao giờ được biết đến)
Câu hỏi được đặt ra là tại Việt Nam, liệu Báo chí có đứng ngang hàng với "Tam quyền phân lập" hay không? Tức là Báo chí ở Việt Nam là của đối tượng nào? Phục vụ cho đối tượng nào và định hướng tư tưởng công chúng theo con đường nào? Câu hỏi này thì mình nghĩ tự các bạn có thể tìm ra câu trả lời để ý thức được rằng: lý thuyết và môi trường làm việc luôn khác nhau.
Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng báo chí là một nghề cần rất nhiều cái tâm. Nhà báo nắm trong tay "quyền lực thứ 4" và họ có thể sử dụng nó, vì vậy nếu một nhà báo phản ánh sai sự thật, tạo cho dư luận một góc nhìn sai sự thật thì sẽ rất đáng lo ngại.
(tạm thời chia sẻ đến đây, giờ phải đi hút bụi) =,.=
2/ Báo chí là gì?
Có ai thắc mắc vì sao mà mấy MC dẫn chương trình (Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan) lại được gọi là nhà báo không? Ngày xưa cũng thắc mắc mãi nhưng thực chất thì báo chí là một hình thức phản ảnh xã hội, lấy sự thực khách quan để phản ánh những vấn đề của cuộc sống. Như vậy báo chí là tất cả những kênh, hoạt động với vai trò truyền tải thông tin xác thực đến một bộ phận lớn, nhỏ quần chúng nhân dân.
Như vậy tất cả TV, báo mạng, báo giấy đều nằm trong danh từ "Báo chí". Để làm ra một bài báo cần rất nhiều công đoạn: Tìm kiếm nguồn tin đáng tin cậy, phỏng vấn, lên khung sườn ý chính và viết bài. Tất cả đều với mục đích truyền tải thông tin cho công chúng.
Vậy việc dịch bài có được coi là sản phẩm của chính mình và là một phần của báo chí hay không? Như chúng ta đã thấy, để có một bài viết không đơn giản chỉ là dịch một sản phẩm của người khác. Hay nói đúng hơn việc dịch bài chỉ đơn giản là một hình thức chuyển đổi thông tin của nhà báo khác sang cho đối tượng độc giả của mình. Viết bài lên báo chỉ chiếm 1/10 công sức của phóng viên những người vốn quen với cây bút và chiếc laptop (bên cạnh đó còn liên hệ và tìm kiếm thông tin, phỏng vấn v.v...). Như vậy khi chúng ta dịch bài để coi đó là công sức cá nhân thì quả thật cũng hơi "ngượng" nhưng với điều kiện địa lý không cho phép và viết bài mang tính đóng góp cho cộng đồng thì những bài viết mà các phóng viên FCBVN mang lại là đáng hoan nghênh.
Vậy còn bài viết mang cảm xúc cá nhân? Nói chính xác ra thì đây không phải là văn phong báo chí bởi góc nhìn của nhà báo đã lồng vào tư tưởng và ý kiến cá nhân của mình. Một bằng chứng dễ nhận thấy là các bức hình biếm hoạ của Goal hay MD, SPORT... chúng ta đều hình thấy chữ kí của người vẽ để thể hiện đó là ý kiến cá nhân. Một ý kiến cá nhân chứa đựng yếu tố chủ quan trong quan niệm thì sẽ dễ dẫn đến lệch lạc trong quan điểm viết bài (không đảm bảo tính công bằng cần thiết).
Sửa lần cuối: